Chùa Vẽ, một ngôi chùa cổ kính nằm tại Hà Nội là một trong những di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia tiêu biểu của Việt Nam. Không chỉ mang giá trị tôn giáo sâu sắc, nơi đây còn lưu giữ những nét đặc trưng độc đáo về kiến trúc và nghệ thuật của nền văn hóa truyền thống. Chùa Vẽ đã trở thành điểm đến tâm linh và nghiên cứu quý giá, góp phần khẳng định bản sắc dân tộc trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.
Chùa Vẽ ở đâu? Hướng dẫn di chuyển
Chùa Vẽ nằm ở phố Kẻ Vẽ, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tên gọi “chùa Vẽ” bắt nguồn từ Kẻ Vẽ, tên nôm của làng Đông Ngạc, nơi ngôi chùa tọa lạc. Chùa còn có cái tên khác là Chùa Tư Khánh, chùa Cả hay chùa chùa Đông Ngạc, là một di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội.
Thuộc hệ phái Bắc tông, chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ Mẫu, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với giá trị văn hóa, tôn giáo và lịch sử độc đáo, chùa Vẽ là minh chứng sống động cho truyền thống tâm linh của dân tộc.
Phương tiện cá nhân
Nếu bạn muốn đi tới Chùa Vẽ bằng phương tiện cá nhân thì có thể tham khảo lộ trình sau đây.
- Từ Hồ Hoàn Kiếm, đi về hướng Nam lên Phố Lê Thái Tổ, rẽ trái vào Phố Hàng Khay.
- Đi dọc Phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Ngô Quyền, đến Đường Trần Quang Khải.
- Tiếp tục qua Trần Nhật Duật, Yên Phụ, Nghi Tàm đến Đường Âu Cơ.
- Đi thẳng qua Đường An Dương Vương đến khu vực Thụy Phương.
- Rẽ trái tại Chợ Dinh Dưỡng Nhật Anh vào Phố Kẻ Vẽ để đến Chùa Vẽ.
Phương tiện công cộng
Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt để tiết kiệm hơn thì có thể tham khảo lịch trình đi của xe buýt 31 (Đại học bách Khoa Hà Nội – Đại học Mỏ)
- Đi bộ đến Trạm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lên xe buýt số 31.
- Xuống trạm Đình Làng Liên Ngạc trong 30 phút.
- Từ Đình Làng Liên Ngạc, đi bộ tầm 10 phút để đến Chùa Tư Khánh.
Xe điện Xanh SM
Để có một chuyến đi tiện lợi, an toàn và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng dịch vụ đặt xe của Xanh SM đến chùa Vẽ. Xanh SM tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe 2 bánh và 4 bánh chạy hoàn toàn bằng điện.
Xanh SM cam kết mang đến cho bạn chuyến đi chất lượng với thao tác đặt xe nhanh chóng và dịch vụ chăm sóc chu đáo. Để sử dụng dịch vụ, bạn có thể gọi hotline 1900 2088 hoặc tải ngay ứng dụng Xanh SM tại đây.
Lịch sử chùa Tư Khánh
Dựa trên các cứ liệu lịch sử được lưu giữ tại chùa, đặc biệt là tấm bia thời vua Lê Thần Tông (1653 – 1662) ghi lại công lao của vợ chồng ông bà Nguyễn Phúc Ninh và Trần Thị Ngọc Luân. Đều là những người đã hiến tặng nhiều ruộng đất, tiền bạc và công sức để trùng tu chùa. Có thể khẳng định rằng chùa Tư Khánh đã có mặt ít nhất từ thế kỷ XVII.
Kiến trúc chùa Vẽ Hà Nội
Chùa Vẽ được xây dựng theo lối kiến trúc “nội công, ngoại quốc” đặc trưng từ thế kỷ XVII. Mặt chùa quay hướng Tây Nam, phía trước là cầu đá cong bắc qua hồ nước nhỏ dẫn vào tam quan. Sau tam quan là gác chuông hai tầng tám mái chồng diêm, tiếp đến là phương đình lớn và chùa chính với kiến trúc hình chữ “Đinh”, gồm tiền đường và hậu cung.
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, phía sau hậu cung là các khu vực nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà tăng. Bên phải chùa chính có một vườn tháp mộ nằm giữa những lối đi dẫn tới ao vuông và khu vườn cây. Ở cuối khuôn viên chùa là hai ao tròn cùng lối đi nối liền cổng hậu với đê Đông Ngạc.
Chùa Tư Khánh Đông Ngạc có gì đặc biệt?
Chùa Tư Khánh Đông Ngạc, một ngôi chùa cổ kính ở Hà Nội. Chùa không chỉ nổi bật với kiến trúc truyền thống độc đáo mà còn là điểm đến tâm linh thu hút du khách bởi không gian yên bình, thanh tịnh.
Lưu giữ nhiều pho tượng, hiện vật quý
Điện Phật trong chùa được bài trí trang nghiêm với 53 pho tượng, trong đó có 5 pho mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX. Nội thất gồm 3 bộ cửa võng, nhang án, hoành phi, câu đối chạm trổ tinh xảo, cùng nhiều đồ thờ tự cổ. Chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật giá trị như chuông đúc thời Trần và thời Nguyễn, cùng các chuông nhỏ niên đại thời Nguyễn.
Được tặng danh hiệu “Toàn gia kháng chiến”
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa Tư Khánh đóng vai trò là nơi che chở và nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng của phường Đông Ngạc. Đây cũng là ngôi chùa duy nhất ở Hà Nội được vinh danh với danh hiệu “Toàn gia kháng chiến”. Đến năm 1993, chùa Tư Khánh được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Các điểm tham quan gần chùa Vẽ ở Hà Nội
Nếu đã đến Chùa Vẽ tham quan thì bạn nhất định không được bỏ qua những địa điểm sau:
- Chùa Giàn (cách khoảng 4km): Chùa Giàn nổi tiếng với không gian thanh tịnh và các công trình kiến trúc cổ kính. Ngôi chùa có vẻ đẹp giản dị, là nơi lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự bình yên và thiền định.
- Đình Thượng Cát (cách khoảng 5,8km): Đình Thượng Cát là nơi tưởng niệm các nhân vật có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đình có kiến trúc độc đáo với các họa tiết chạm khắc tinh xảo và không gian yên tĩnh.
- Chùa Kỳ Vũ (cách khoảng 5,9km): Chùa Kỳ Vũ nằm gần Đình Thượng Cát, nổi bật với cảnh quan thanh bình và kiến trúc cổ kính. Chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách yêu thích tìm hiểu văn hóa lịch sử.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Vẽ Hà Nội
Sau đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc về Chùa Vẽ Hà Nội.
Chùa Vẽ Hà Nội còn được gọi là gì?
Chùa Vẽ còn được gọi là chùa Tư Khánh hoặc Tư Khánh Cổ Tự.
Chùa Vẽ có gì đặc biệt về mặt lịch sử?
Chùa Vẽ là ngôi chùa duy nhất ở Hà Nội được phong tặng danh hiệu “Toàn gia kháng chiến” vì những đóng góp trong kháng chiến chống Pháp.
Kiến trúc của chùa Vẽ mang phong cách nào?
Kiến trúc chùa Vẽ mang đậm phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVIII – IX với kiểu bố cục “nội Công ngoại Quốc”.Chùa Vẽ không chỉ là một điểm đến tâm linh quan trọng mà còn mang trong mình giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc. Với kiến trúc độc đáo và vai trò đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Ghé thăm chùa Vẽ giúp du khách không chỉ tìm về sự bình yên mà còn hiểu thêm về những giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam.