Ghé thăm Chùa Vạn Niên: Ngôi chùa ngàn năm tuổi linh thiêng giữa lòng Hà Nội

Chùa Vạn Niên là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Chùa chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử và văn hóa độc đáo của vùng đất nghìn năm văn hiến. Nơi đây không chỉ nổi bật với kiến trúc cổ kính, mà còn là điểm đến tĩnh lặng, giúp du khách tìm về sự thanh thản trong tâm hồn.

Chùa Vạn Niên ở đâu? Giờ mở cửa và giá vé

Vị trí chùa Vạn Niên trên bản đồ
Vị trí chùa Vạn Niên trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)

Chùa Vạn Niên là một trong những ngôi chùa cổ kính, thiêng liêng và giàu giá trị lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Được xây dựng vào năm Thuận Thiên thứ 2 (1011), dưới triều vua Lý Công Uẩn, sau khi dời đô ra Thăng Long, chùa ban đầu mang tên “Vạn Tuế” và sau này đổi thành “Vạn Niên”. 

Ngôi chùa không chỉ nổi bật bởi kiến trúc cổ kính mà còn bởi những câu chuyện bí ẩn, thú vị mà sử sách ghi chép. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di vật quý giá như hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần từ thời Lê, Tây Sơn, mang giá trị tâm linh, lịch sử và văn hóa nghệ thuật sâu sắc. 

Chùa Vạn Niên cổ kính, uy nghiêm tại Tây Hồ
Chùa Vạn Niên cổ kính, uy nghiêm tại Tây Hồ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc biệt, chùa còn có Bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào thời Gia Long, là minh chứng cho sự linh thiêng và lâu đời của ngôi chùa này. Đây thực sự là một điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích khám phá lịch sử và văn hóa.

Lịch sử của chùa Vạn Niên

Chùa Vạn Niên được xây dựng từ năm 1014 dưới triều Lý Thuận Thiên. Tương truyền, thiền sư Hữu Nhai Tăng đã xin vua cho lập giới đàn tại đây để tập hợp tăng đồ thụ giới, và được ban chiếu xây dựng chùa, trở thành một chốn tùng lâm thị giới nổi tiếng. 

Mái nhà của chùa Vạn Niên được xây theo phong cách kiến trúc dưới triều Lý Thuận Thiên
Mái nhà của chùa Vạn Niên được xây theo phong cách kiến trúc dưới triều Lý Thuận Thiên (Ảnh: Checkin Việt Nam)

Chùa Vạn Niên đã là nơi trụ trì của nhiều nhà sư danh tiếng như Lâm Tuệ Sinh và Lý Thảo Đường. Đặc biệt, chùa xưa thuộc phái Thảo Đường và hiện nay là một trong những ngôi chùa của sơn môn Hương Tích, theo phái Mật Tông.

Với giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh sâu sắc, chùa Vạn Niên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1996. Đây cũng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn vãn cảnh và chiêm bái cụm di tích phủ – đền – chùa Hồ Tây, một phần không thể thiếu của Thủ đô nghìn năm tuổi. 

Cảnh quan bên trong chùa Vạn Niên
Cảnh quan bên trong chùa Vạn Niên (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

Một trong những di vật quý giá của chùa là bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung”. Chuông được đúc vào đời Gia Long, như một lời khẳng định chùa là di tích cổ, có quy mô bề thế và là một danh lam cổ tích lớn của kinh đô Thăng Long.

Chùa Vạn Niên Tây Hồ có gì? Khám phá kiến trúc độc đáo chùa Vạn Niên

Khi đến với chùa Vạn Niên, du khách không chỉ tìm thấy sự linh thiêng mà còn được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn lịch sử qua từng công trình.

Công trình nghệ thuật bằng gỗ lớn đậm nét văn hóa phương Đông

Chùa Vạn Niên Tây Hồ đã trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, với nhiều lần trùng tu tôn tạo. Tuy nhiên, chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ xưa, mang đậm nét văn hóa kiến trúc truyền thống hòa quyện với sự hiện đại của Thủ đô. 

Sau nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được nguyên vẻ đẹp cổ kính từ hàng nghìn năm trước
Sau nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được nguyên vẻ đẹp cổ kính từ hàng nghìn năm trước (Ảnh: Thư viện Phật Quang)

Lần trùng tu lớn nhất diễn ra vào thế kỷ 19 dưới triều đại nhà Nguyễn. Thời điểm này, các hạng mục lớn như Cổng Tam Quan, khu chùa chính (đền Mẫu), nhà Tăng và nhà phụ được xây dựng lại. 

Cổng Tam Quan gồm hai cổng: cổng chính ở phía bờ hồ Tây và cổng phụ ở đường Lạc Long Quân. Ban đầu, cổng chính được làm từ gạch, vôi, với ba chữ “Vạn Niên Tự” đắp nổi trên nóc. Sau khi tu sửa, cổng chính được làm lại bằng gỗ, đồng nhất với thiết kế của cổng phụ, tạo nên một không gian trang nghiêm và uy nghi.

Cổng Tam Quan phụ tại chùa
Cổng Tam Quan phụ tại chùa (Ảnh: Tây Hồ 360)

Khuôn viên chùa rộng lớn, bao quanh là vườn cây cổ thụ trang nghiêm, đi cùng bức tượng Phật Thích Ca cao gần 1,5m, nặng gần 600kg, làm từ phiến đá quý nguyên khối. Bên cạnh tượng là ao cá trong vắt, tạo nên không gian thanh tịnh. Các gian điện thờ tại chùa được xây dựng theo hướng Đông, đón ánh sáng tự nhiên.

Khuôn viên bên trong chùa Vạn Niên
Khuôn viên bên trong chùa Vạn Niên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Vạn Niên còn thờ Mẫu Liễu Hạnh tại khu chùa chính, nơi có tòa chùa với kiến trúc tinh tế từ gỗ mới, đem lại cảm giác dễ chịu nhờ hương gỗ và hương nhang nhẹ nhàng. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá văn hóa của thủ đô.

Một số Tượng Phật nguyên khối trong chùa

Chùa Vạn Niên Hà Nộikhông chỉ nổi bật với vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng mà còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý giá, phản ánh giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc. Nơi đây hiện còn bảo tồn hơn 40 pho tượng tròn, tượng Phật, tượng Mẫu và tượng Tổ các loại, đa phần có niên đại từ thời Lý. 

Bức tượng Phật Thích Ca làm từ phiến đá quý nguyên khối
Bức tượng Phật Thích Ca làm từ phiến đá quý nguyên khối (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

Đặc biệt nhất là bức tượng Phật Thích Ca, cao hơn 1,3m và nặng tới 600kg, được chế tác từ ngọc Phỉ Thuý (Jadeit tự nhiên), có vẻ đẹp huyền bí thu hút du khách và Phật tử ghé thăm. Chùa còn sở hữu hai quả chuông đồng được đúc dưới triều đại vua Gia Long, đây là bộ di vật vô giá, chứng minh lịch sử trăm năm của chùa.

Với những di sản đặc biệt này, chùa Vạn Niên không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là một bảo tàng sống, ghi dấu những giai đoạn thăng trầm trong lịch sử đất nước. Năm 1996, chùa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia. 

Khu vực thờ cúng trong chùa Vạn Niên
Khu vực thờ cúng trong chùa Vạn Niên (Ảnh: Dân Việt)

Ngày nay, chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các tăng ni, Phật tử mà còn thu hút đông đảo du khách đến tham quan và chiêm bái. Nếu bạn muốn tìm hiểu về một trong những di sản văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội, thì chùa Vạn Niên là điểm đến không thể bỏ qua.

Kinh nghiệm tham quan chùa Vạn Niên mà bạn cần biết

Nếu bạn đang lên kế hoạch ghé thăm chùa Vạn Niên, dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một chuyến tham quan thú vị.

Thời điểm lý tưởng để tham quan Vạn Niên Tự

Thời điểm lý tưởng để tham quan chùa Vạn Niên là vào những ngày thường, khi lượng khách ít và không khí ở đây tĩnh lặng, an yên. Chùa sẽ có một dáng vẻ yên bình, thanh tĩnh lạ thường, bạn sẽ có cơ hội thả mình vào khung cảnh thiên nhiên xanh mát, chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính lâu đời kéo dài hàng trăm năm.

Chùa đón tiếp rất nhiều khách tới dân hương vào ngày 1 và rằm
Chùa đón tiếp rất nhiều khách tới dân hương vào ngày 1 và rằm (Ảnh: Vietnam.vn)

Vào mùng 1, 15 hàng tháng, đặc biệt vào lễ tết thì chùa Vạn Niên thường sẽ đón một lượng lớn khách hành hương và Phật tử. Những ngày này, chùa Vạn Niên đông đúc và nhộn nhịp hơn.

Kinh nghiệm di chuyển đến Vạn Niên Tự 

Chùa Vạn Niên Hồ Tây cách trung tâm thành phố khoảng 10km, thời gian di chuyển sẽ dao động từ 20-30 phút. Đường đi khá thông thoáng, nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển để đến đây.

Di chuyển tới chùa bằng phương tiện cá nhân

Di chuyển tới chùa bằng phương tiện cá nhân để có thể chủ động về thời gian
Di chuyển tới chùa bằng phương tiện cá nhân để có thể chủ động về thời gian (Ảnh: Vietnam.net)

Để di chuyển đến chùa Vạn Niên, bạn có thể theo cung đường chi tiết sau từ trung tâm Hà Nội (Hồ Gươm):

  • Xuất phát từ Hồ Gươm, di chuyển ra đường Lê Thái Tổ, đi theo hướng nam.
  • Tiếp tục đi dọc theo Hàng Trống, qua Tràng Thi và rẽ phải vào đường Điện Biên Phủ.
  • Đi thẳng theo đường Điện Biên Phủ cho đến khi gặp ngã tư với Thụy Khuê, rẽ phải vào đường Thụy Khuê.
  • Tiếp tục đi thẳng qua các khu vực Trích Sài và Lạc Long Quân.
  • Sau khi đi qua Lạc Long Quân, bạn sẽ thấy chùa Vạn Niên nằm bên tay phải, gần khu vực phường Xuân La và thôn Vệ Hồ.

Di chuyển tới chùa bằng phương tiện công cộng

Bạn có thể lựa chọn xe buýt, một phương tiện thuận tiện và dễ dàng để tới thăm chùa Vạn Niên. Các tuyến xe buýt phù hợp đến chùa Vạn Niên gồm:

Lựa chọn xe bus là phương tiện thuận tiện và dễ dàng lựa chọn
Lựa chọn xe bus là phương tiện thuận tiện và dễ dàng lựa chọn (Ảnh: Vinbus)
  • Tuyến xe buýt số 25: Lộ trình từ Bến xe Mỹ Đình qua các tuyến phố lớn như Lạc Long Quân, dừng tại ngã ba Lạc Long Quân – Nguyễn Hoàng Tôn.
  • Tuyến xe buýt số 33: Bắt đầu từ Bến xe Gia Lâm, đi qua các đường lớn và dừng tại ngã ba Lạc Long Quân – Nguyễn Hoàng Tôn.
  • Tuyến xe buýt số 55: Di chuyển qua các khu vực từ Bến xe Gia Lâm, và cũng dừng tại điểm dừng này.

Sau khi xuống xe, bạn chỉ cần đi bộ qua một đoạn ngắn để đến chùa, trải nghiệm không khí yên bình và thanh tịnh của một trong những ngôi chùa cổ kính của Hà Nội. Việc đi bằng xe buýt sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và có cơ hội ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp trên đường đi.

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Chọn Xanh SM để được chăm sóc tận tình, chu đáo
Chọn Xanh SM để được chăm sóc tận tình, chu đáo (Ảnh: Xanh SM)

Dịch vụ Xanh SM là lựa chọn lý tưởng cho những du khách muốn trải nghiệm phương tiện xanh, thân thiện với môi trường khi đến thăm chùa Vạn Niên. Chỉ với 3 thao tác đơn giản dưới đây, bạn sẽ đặt được xe của Xanh SM:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM trên điện thoại TẠI ĐÂY (áp dụng với cả hệ điều hành IOS và Android).
  • Bước 2: Đăng nhập và nhập địa chỉ (Số 364 đường Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) làm điểm đến.
  • Bước 3: Khi thanh toán, bạn hãy kiểm tra xem đang có mã giảm giá nào được áp dụng cho chuyến đi. Trường hợp không có ưu đãi, bạn hãy theo dõi các chương trình khác từ Xanh SM để tiết kiệm chi phí di chuyển.
Quét QR để tại App ngay tại đây
Quét QR để tại App ngay tại đây (Ảnh: Xanh SM)

Với các tính năng đặt xe nhanh chóng, thân thiện với môi trường và dịch vụ chăm sóc khách tận tình, Xanh SM sẽ giúp bạn di chuyển an toàn, nhanh chóng và thoải mái. Chúng tôi có hai hình thức đặt xe bạn có thể tham khảo là liên hệ qua hotline 1900 2088 hoặc sử dụng ứng dụng đặt xe.

Một số kinh nghiệm hữu ích khác khi tham quan chùa 

Chùa Vạn Niên Tây Hồ là ngôi chùa lâu đời tại Hà Nội, vô cùng linh thiêng và cổ kính nên sẽ có một số lưu ý để giúp du khách có trải nghiệm thăm quan đáng nhớ.

Người dân đi chùa văn minh với trang phục lịch sự
Người dân đi chùa văn minh với trang phục lịch sự (Ảnh: Thư viện Phật Quang)
  • Trang phục đi chùa phải là đồ lịch sự, kín đáo. Không gian trang nghiêm của chốn linh thiêng không cho phép du khách mặc đồ hở hang, phản cảm.
  • Hạn chế gây mất trật tự công cộng, không có thái độ khiếm nhã hay chen lấn trong khu vực thờ cúng. Có thái độ kính trọng văn minh trong các hoạt động tập thể như dâng hương, cúng bái,…
  • Chùa là điểm đến có đông người thường xuyên lui tới, đôi khi rất đông, nên du khách cần chủ động giữ gìn tài sản cá nhân, tránh bị móc túi, cướp giật.
  • Người dân và du khách ghé thăm chùa Vạn Niên cần phải giữ gìn vệ sinh không gian chung. Không ngắt lá, bẻ cành, bỏ rác đúng vị trí quy định.

Những địa điểm tham quan nổi tiếng khác gần chùa Vạn Niên

Sau khi tham quan chùa Vạn Niên Hà Nội, bạn có thể kết hợp khám phá một số địa điểm nổi tiếng gần đó như:

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh, nằm trên đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền cách chùa Vạn Niên khoảng 7km, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, bảo vệ thành Thăng Long. Được xây dựng từ thế kỷ 11, đền nổi bật với kiến trúc cổ kính và bức tượng thần lớn bằng gỗ quý. Đây là điểm đến tâm linh và văn hóa quan trọng của thủ đô.

Đền Quán Thánh nằm an yên giữa lòng Hà Nội
Đền Quán Thánh nằm an yên giữa lòng Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phủ Tây Hồ 

Phủ Tây Hồ tọa lạc ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ cách chùa Vạn Niên khoảng 5,5km, là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Được xây dựng từ thế kỷ 17, phủ là điểm đến tâm linh, thu hút đông đảo du khách đến vãn cảnh, cầu bình an.

Phủ Tây Hồ cổ kính và uy nghiêm
Phủ Tây Hồ cổ kính và uy nghiêm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nằm giữa trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa cách Vạn Niên Tự khoảng 6km, là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, xây dựng từ thế kỷ 6. Với kiến trúc độc đáo và không gian yên tĩnh, chùa thu hút du khách bởi sự linh thiêng và vẻ đẹp thanh bình.

Chùa Trấn Quốc nằm giữa lòng Hồ Tây
Chùa Trấn Quốc nằm giữa lòng Hồ Tây (Ảnh: Vietgoing.com)

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Bác Hồ nằm ở số 1 Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội (quảng trường Ba Đình). Cách chùa Vạn Niên 5km, là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là di tích lịch sử quan trọng, lăng là điểm đến linh thiêng, nơi mà đồng bào miền Bắc – Nam và du khách bạn bè quốc tế tới để tưởng niệm, tri ân công lao của Bác.

Lăng Bác
Lăng Bác (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long tọa lạc tại 19C Hoàng Diệu, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội. Cách chùa Vạn Niên khoảng 7km, đây là quần thể di sản văn hóa tiêu biểu, phản ánh quá trình lịch sử của đất nước Việt Nam trong suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18). 

Dù trải qua nhiều biến động, kinh đô Thăng Long xưa đã không còn những tòa thành kiên cố hay lầu son gác tía, nhưng những di tích và dấu vết còn lại vẫn lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng quý báu.

Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Vietnamplus)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Chùa Vạn Niên

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp giúp bạn hiểu rõ hơn về chùa Vạn Niên trước khi tham quan.

Chùa Vạn Niên thờ ai?

Chùa Vạn Niên là điểm đến tâm linh nổi bật tại Hà Nội, hiện đang thờ Phật và thờ bà chúa Liễu Hạnh.

Chùa Vạn Niên cầu gì?

Tương tự như mọi mong cầu khi đi chùa của người dân, du khách tới chùa Vạn Niên để cầu: sức khỏe, bình an, gia đình hòa thuận hạnh phúc. Chùa Vạn Niên không phải là nơi để cầu tài cầu lộc như nhiều ngôi chùa khác.

Chùa Vạn Niên là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích không gian tâm linh và kiến trúc cổ kính. Với bề dày lịch sử cùng vẻ đẹp thanh tịnh, nơi đây mang đến trải nghiệm an yên và sâu lắng. Hãy ghé thăm chùa để chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa độc đáo và tận hưởng không gian thiêng liêng trọn vẹn!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây