Chùa Vạn Đức – Khám phá ngôi chùa thiêng ở Tam Phú, Thủ Đức

Chùa Vạn Đức là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Với kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh, đây là điểm đến lý tưởng cho các Phật tử cũng như du khách tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn. Hãy cùng khám phá những nét đặc sắc của ngôi chùa này qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về chùa Vạn Đức

Vị trí chùa Vạn Đức trên bản đồ
Vị trí chùa Vạn Đức trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)

Chùa Vạn Đức được biết đến như một trong hai ngôi chùa lớn nhất tại Thủ Đức, nổi bật với quy mô kiến trúc tôn giáo đồ sộ. Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và tinh hoa kiến trúc hiện đại, tạo nên giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật độc đáo.Lịch sử hình thành và phát triển chùa Vạn Đức

Toàn cảnh chùa Vạn Đức
Toàn cảnh chùa Vạn Đức (Ảnh: Mia.vn)

Lịch sử chùa Vạn Đức đã trải dài từ khi được dựng lên trên nền đất của một ngôi nhà cũ của gia đình Phật tử, đến khi trở thành công trình kiến trúc tôn giáo uy nghi ngày nay.

Vào ngày 16 tháng 3 âm lịch năm 1954, sau khi nhận được đất cúng dường từ bà Ba Hộ, nhà sư Thích Trí Tịnh đã bắt tay vào việc cho thợ sửa chữa ngôi nhà thành chùa. Sư yêu cầu giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà, chỉ bổ sung phần phía trước để phù hợp với kiến trúc của một ngôi chùa. Phần phía trước được dùng để thờ Phật, còn phần phía sau dành để thờ Tổ.

Hình ảnh chùa qua flycam
Hình ảnh chùa qua flycam (Ảnh: Mia.vn)

Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã viên tịch vào ngày 28/03/2014, tại chùa Vạn Đức, trụ thế 98 năm. Nhục thân của Ngài được đặt tại tháp Phù Thi. Gần đó là nhà lưu niệm với pho tượng sáp được chế tác từ sáp ong, tái hiện chân thực hình ảnh Hòa thượng trong tư thế tọa thiền.

Hoà thượng Thích Trí Tịnh
Hoà thượng Thích Trí Tịnh (Ảnh: Mia.vn)

Trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, vào năm 2004, nhà chùa bắt đầu thực hiện đại trùng tu chánh điện và nhà Tổ. Sau khoảng 2 năm, việc xây dựng chánh điện hoàn thành với chiều cao từ nóc xuống đạt 43,5m. Công trình này được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa có “chánh điện cao nhất Việt Nam”.

Chùa Vạn Đức khang trang và đẹp mắt
Chùa Vạn Đức khang trang và đẹp mắt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Năm 2017, chùa xây dựng thêm một bức tượng Phật cao khoảng 15m, được tạc từ đá nguyên khối. Tượng Phật được được ngay trước cổng Chánh điện, đối diện tượng là đài Liên hoa, bên trong tôn trí tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Toàn cảnh bức tượng Phật cao 15m tại chùa
Toàn cảnh bức tượng Phật cao 15m tại chùa (Ảnh: Phật tử Việt Nam)

Kiến trúc chùa Vạn Đức

Kiến trúc chùa Vạn Đức mang đậm dấu ấn truyền thống Phật giáo Việt Nam, kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và hơi hướng hiện đại, tạo nên một không gian linh thiêng và bình yên.

Chánh điện

Chánh điện chùa Vạn Đức là một công trình kiến trúc độc đáo, với chiều cao ấn tượng lên tới 43,5m. Thiết kế tinh xảo khiến khu vực này trở thành điểm nhấn quan trọng trong không gian linh thiêng. Bên trong chánh điện gồm có hai tầng chính, mỗi tầng sẽ mang một nét đặc sắc riêng.

Toà chánh điện cao tới 43,5m
Toà chánh điện cao tới 43,5m (Ảnh: Phật tử Việt Nam)

Tầng trên là khu vực nội điện thờ Phật, với kiến trúc mở và nhiều cửa sổ bao quanh, tạo không gian thoáng đãng. Bên trong điện thờ được trang trí rất nhiều các bức tranh về Đức Phật treo gần các ô cửa, có ý nghĩa là sự bao dung và lòng từ bi.  

Bên trong có bức phù điêu cây bồ đề lớn nhất Việt Nam
Bên trong có bức phù điêu cây bồ đề lớn nhất Việt Nam (Ảnh: Phật tử Việt Nam)

Trong khu vực này có trưng bày bức tranh “Phù điêu cội bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền”, đây là tác phẩm được Trung tâm sách kỷ lụa Việt Nam công nhận. Tác phẩm này được chế tác từ xi măng, bao quanh bởi vị thần Hộ pháp uy nghiêm với hình ảnh sinh động.

Mỗi khung cửa trong chánh điện đều có bức tranh Đức Phật
Mỗi khung cửa trong chánh điện đều có bức tranh Đức Phật (Ảnh: Phật tử Việt Nam)

Tầng trệt được sử dụng làm giảng đường, nơi diễn ra các buổi thuyết pháp và hoạt động Phật sự. Vách giữa tầng trệt thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma cùng linh vị của hòa thượng Thích Thiện Quang (người đặt nền móng xây dựng chùa). 

Ngoài các giá trị tâm linh, chánh điện chùa Vạn Đức còn là biểu tượng kiến trúc đặc sắc, lan toả vẻ đẹp của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Các công trình phụ trợ:

Ngoài công trình chính, chùa Vạn Đức có thêm các công trình phụ trợ khác được kể đến sau đây.

  • Tam quan ba tầng

Công tam quan chùa được xây dựng độc đáo với ba tầng mái lợp ngói lưu ly, mang dấu ấn kiến trúc vô cùng độc đáo. Phần nóc của tam quan sử dụng họa tiết “Lưỡng long chầu Pháp luân”, có ý nghĩa là sự bảo hộ của chư Thiên đang với Phật pháp.

Toàn cảnh tam quan 3 tầng với mái lợp ngói lưu ly
Toàn cảnh tam quan 3 tầng với mái lợp ngói lưu ly (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những đầu đao của mái tam quan uốn cong mềm mại, gắn hoa văn hoa sen cách điệu, biểu trưng cho sự giác ngộ và tinh khiết. Bước qua cổng tam quan là một khoảng sân rộng rãi với nhiều loại cây cảnh. 

Đặc biệt, cây bonsai tỉ mỉ trong không gian tĩnh lặng làm nổi bật vẻ đẹp của ngôi chùa, tạo cảm giác thư thái, yên bình cho những ai ghé thăm.

  • Điện Quan Âm lộ thiên giữa ao sen

Điện Quan Âm lộ thiên nằm tại chùa Vạn Đức là một nét kiến trúc vô cùng đặc sắc,  trong một không gian thiêng liêng và bình yên. Điện Quan Âm nằm giữa một ao sen xanh ngát, tọa lạc ngay phía trước cội bồ đề cổ thụ rợp bóng, tạo nên khung cảnh hài hòa giữa thiên nhiên và tôn giáo. 

Điện Quan Âm lộ thiên giữa đài sen
Điện Quan Âm lộ thiên giữa đài sen (Ảnh: Mia.vn)

Vào buổi tối, điện Quan Âm được chiếu sáng rực rỡ, ánh đèn phản chiếu lên mặt nước tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo giữa bầu không khí tĩnh lặng. Nơi đây không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là góc check-in được yêu thích, thu hút nhiều người đến tham quan và chiêm bái. Đặc biệt, cội bồ đề bên cạnh biểu trưng cho sự giác ngộ và che chở, làm tăng thêm giá trị tâm linh cho khu vực này.

Điện Quan Âm vào buổi tối
Điện Quan Âm vào buổi tối (Ảnh: Chùa Vạn Đức)

Tượng Phật nguyên khối: 

Vào cuối năm 2017, chùa Vạn Đức đã hoàn thiện bức tượng Phật bằng đá nguyên khối có chiều cao 15m được đặt trước tòa chánh điện. Đây là một cột mốc mới, đánh dấu sự phát triển trong kiến trúc tâm linh.

Tượng Phật được điêu khắc tinh xảo từ một khối đá lớn, thể hiện sự uy nghi và lòng thành kính. Đây không chỉ là điểm nhấn kiến trúc mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, là biểu tượng của sự an lành và trí tuệ, thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến chiêm bái.

Bức tượng Phật nguyên khối cao 15m
Bức tượng Phật nguyên khối cao 15m (Ảnh: Wikipedia)

Đối diện với tượng Phật cao 15m là đài Liên Hoa trang nhã, bên trong là Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây chính là Điện Quan Âm lộ thiên, nằm giữa không gian xanh mát, được bao bọc bởi những hàng cây và hồ sen yên bình. 

Bức tượng Phật và đài Liên Hoa không chỉ là các công trình kiến trúc độc đáo mà còn là điểm nhấn tâm linh, giúp chùa Vạn Đức trở thành nơi giao hòa giữa nghệ thuật, văn hóa và tín ngưỡng, gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của cộng đồng.

Bức phù điêu cây bồ đề

Chùa Vạn Đức là ngôi chùa sở hữu hai bảo vật Phật giáo, đó là tượng Phật cao 15m và bức phù điêu cây bồ đề lớn nhất Việt Nam. Với độ cao hơn 40m, trần chánh điện có nhiều phần trang trí tinh xảo, miêu tả bầu trời xanh thẳm cùng những đám mây trắng bồng bềnh, mang đến cảm giác như đang đứng dưới bầu trời bao la. 

Phù điêu cây bồ đề cực kỳ chi tiết và tỉ mỉ
Phù điêu cây bồ đề cực kỳ chi tiết và tỉ mỉ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phía sau chánh điện nổi bật với bức phù điêu, tái hiện cây bồ đề cổ thụ cùng phong cảnh của sông Niranjana. Bức phù điêu có kích thước khổng lồ được đắp nổi bằng xi măng, có hơn 10.000 lá bồ đề được tạo khuôn tỉ mỉ. Các chi tiết nhỏ hợp lại mang tới cảm giác sống động như thật. 

Việc thiết kế trần cao không chỉ tôn lên nét độc đáo của chánh điện mà còn tạo không gian đủ rộng để tôn vinh cây bồ đề – biểu tượng của giác ngộ trong Phật giáo. Công trình là minh chứng cho sự cống hiến và tinh thần sáng tạo của những nghệ nhân và phật tử trong quá trình xây dựng chùa Vạn Đức.

Trần nhà chánh điện với nhiều hoạ tiết mây trời
Trần nhà chánh điện với nhiều hoạ tiết mây trời (Ảnh: Phật tử Việt Nam)

Những hoạt động thường diễn ra tại chùa Vạn Đức

Tại chùa Vạn Đức, nhiều hoạt động ý nghĩa thường xuyên diễn ra, chương trình Phật giáo tạo không gian gắn kết tâm linh cho các Phật tử và du khách thập phương.

Lễ hội Tết Nguyên Đán

Mỗi dịp Tết Nguyên đán, chùa Vạn Đức lại khoác lên mình diện mạo mới với những tiểu cảnh đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Các không gian truyền thống tái hiện các nét đặc trưng Tết của các vùng miền, cùng đường hoa rực rỡ, lồng đèn lung linh mang đến không khí xuân ấm áp và thiêng liêng. 

Lễ hội tết Nguyên Đán tại chùa Vạn Đức (Ảnh: chuavanduc.vn)

Ngoài là nơi chiêm bái thành kính, chùa Vạn Đức đã trở thành điểm đến lý tưởng cho người dân mỗi khi Tết đến Xuân về. Những giá trị truyền thống được lưu trữ, các hoạt động văn hóa mang phong cách xưa không chỉ thu hút người lớn, mà còn giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng nền tảng lâu đời do ông cha gây dựng.

Lễ Quy y Tam Bảo

Lễ Quy y Tam bảo thường diễn ra vào 19/2, 19/6, 19/9 hàng năm tại chùa Vạn Đức. Đây là lễ thọ trì năm giới là nghi thức quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu của những người con Phật trên hành trình tu học. Buổi lễ sẽ giảng giải ý nghĩa sâu sắc, vai trò của Phật, Pháp, Tăng trong đời sống tâm linh.

Ngày lễ Quy y Tam bảo
Ngày lễ Quy y Tam bảo (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau phần hướng dẫn nghi thức, các thiện nam tín nữ sẽ tiếp nhận tam quy và ngũ giới, chính thức trở thành Phật tử, nguyện giữ gìn giới luật và hoàn thiện nhân cách. Đây không chỉ là sự kết nối với giáo lý của đức Thế Tôn mà còn là cam kết xây dựng đời sống tốt đẹp, đầy ý nghĩa thông qua việc thực hành từ bi, trí tuệ và đạo đức.

Ngoài ra, vào từng dịp mỗi năm sẽ có khóa tu tại chùa Vạn Đức thu hút hàng trăm nghìn Phật tử từ khắp nơi về tham dự.

Lễ truyền thống tông môn Vạn Đức

Ngày truyền thống của tông môn Vạn Đức được diễn ra vào 17/7 âm lịch hàng năm. Đây là một dịp lễ quan trọng, được duy trì từ thời cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh khi ngài còn tại thế. Tinh thần hiếu đạo và lòng tôn kính đối với thầy tổ đã được kế thừa qua các thế hệ, trở thành một nét đẹp đặc trưng của chốn thiền môn. 

Lễ truyền thống tông môn Vạn Đức
Lễ truyền thống tông môn Vạn Đức (Ảnh: Mia.vn)

Vào ngày lễ này, các Phật tử sẽ hồi hướng công đức, cùng nhau tụng kinh Phổ Hiền. Lắng nghe những lời dạy giỗ từ cố Hòa thượng tạo ra một không gian thiêng liêng để học hỏi, thực hành giáo lý. Nghi lễ là dịp để tưởng niệm mà còn giúp gắn kết cộng đồng Phật tử, giúp lan tỏa sâu rộng ý nghĩa hiếu đạo trong đời sống tu học hàng ngày.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Vạn Đức

Chùa Vạn Đức nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 15km, và cách chợ Thủ Đức khoảng 2km. Vì vậy, người dân và du khách tham quan có thể dễ dàng di chuyển đến đây với nhiều phương tiện khác nhau.

Các điểm xe buýt gần chùa Vạn Đức

Để đến tham quan chùa Vạn Đức, bạn có thể di chuyển bằng các tuyến xe buýt sau:

  • Xe buýt 141: Khu du lịch BCR – Khu chế xuất Linh Trung II, đi qua đường Tô Ngọc Vân. Điểm dừng gần chùa chỉ cách khoảng 1 phút đi bộ.
  • Xe buýt 29: bến phà Cát Lái – chợ Nông Sản Thủ Đức, đi qua đường Tô Ngọc Vân, với điểm dừng gần Chùa Vạn Đức. Đây là một tuyến thuận tiện nếu bạn xuất phát từ khu vực quận 2 hoặc quận 9.
Xe bus vẫn luôn là ưu tiên số một về phương tiện công cộng (Ảnh: Báo Người Lao Động)

Cả hai tuyến đều dừng tại các trạm gần chùa Vạn Đức. Bạn có thể xem trước bản đồ để được chỉ dẫn chi tiết hơn nhé!

Đặt xe tại Xanh SM để dễ dàng di chuyển 

Dịch vụ Xanh SM là lựa chọn lý tưởng cho những du khách muốn trải nghiệm phương tiện xanh, thân thiện với môi trường khi đến chùa Vạn Đức. Để đặt xe của Xanh SM, bạn chỉ cần làm theo 3 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM trên điện thoại tại App Store hoặc Google Play.
  • Bước 2: Đăng nhập và nhập địa chỉ (số 502 Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức) làm điểm đến
  • Bước 3: Kiểm tra khuyến mãi: Khi thanh toán, bạn có thể kiểm tra xem có mã khuyến mãi nào đang áp dụng cho chuyến đi. Nếu không ưu đãi nào, bạn có thể theo dõi các chương trình khuyến mãi thường xuyên từ Xanh SM để tiết kiệm chi phí.
Lựa chọn Xanh SM với dịch vụ thuận tiện, bảo vệ môi trường

Với các tính năng đặt xe nhanh chóng, thân thiện với môi trường và dịch vụ chăm sóc khách tận tình, Xanh SM sẽ giúp bạn di chuyển an toàn, nhanh chóng và thoải mái. 

Để đặt xe, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 2088 hoặc sử dụng ứng dụng đặt xe Taxi Xanh SM. Tải ứng dụng Xanh SM từ App Store đối với hệ điều hành IOS hoặc Google Play đối với hệ điều hành Android bạn nhé!

FAQ – Hỏi đáp về chùa Vạn Đức cùng Xanh SM

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp giúp bạn hiểu rõ hơn về chùa Vạn Đức trước khi tham quan.

Địa chỉ chùa Vạn Đức – Thủ Đức ở đâu?

Chùa Vạn Đức tọa lạc tại số 502, đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh – là một vị trí trung tâm và dễ dàng di chuyển.

Chùa Vạn Đức mấy giờ mở cửa?

Chùa mở cửa từ 6 giờ sáng tới 21 giờ 30 phút tất cả các ngày trong tuần.

Trụ trì chùa Vạn Đức là ai?

Hiện nay là Đại đức Thích Huệ Chấn, thế danh Lê Văn Hải, sinh năm 1974 đảm nhiệm trụ trì chùa Vạn Đức.

Chùa Vạn Đức là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tôn giáo với quy mô lớn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn có một chuyến tham quan trọn vẹn. Hãy ghé thăm và trải nghiệm vẻ đẹp của chùa Vạn Đức nhé!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây