Ghé thăm Chùa Trấn Quốc: Chốn tâm linh ngàn năm tuổi bên hồ Tây

Nằm yên bình bên hồ Tây thơ mộng, chùa Trấn Quốc không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam mà còn là điểm đến linh thiêng. Hằng năm, chùa thu hút rất nhiều du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái và tìm kiếm sự an yên trong tâm hồn. 

Chùa Trấn Quốc ở đâu? Giờ mở cửa và giá vé

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một gò đất nhỏ tựa như hòn đảo xinh đẹp giữa hồ Tây mênh mông, xung quanh là mặt nước xanh biếc tạo nên khung cảnh thơ mộng và thanh bình. Được xây dựng từ thời tiền Lý, ngôi chùa này từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long dưới thời triều đại Lý – Lê, nơi hội tụ văn hóa và tín ngưỡng của người dân. 

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo nhỏ của hồ Tây. (Ảnh: googlemap.com)
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo nhỏ của hồ Tây. (Ảnh: googlemap.com)

Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính và giá trị lịch sử lâu đời, chùa Trấn Quốc còn được mệnh danh là ngôi chùa cầu duyên linh thiêng bậc nhất Hà Nội, thu hút đông đảo Phật tử và du khách khắp nơi về chiêm bái. 

Lịch sử và giá trị ý nghĩa của chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa cổ kính, vẹn nguyên dáng hình như thuở tọa dựng ban đầu. Trải qua hàng nghìn năm, ngôi chùa mang một giá trị lịch sử to lớn và là một di sản văn hóa của dân tộc. 

Chùa Trấn Quốc thờ ai?

Chùa Trấn Quốc Hà Nội là một điểm tâm linh theo hệ phái Bắc Tông mang đậm dấu ấn của Phật giáo truyền thống Việt Nam. Chùa không chỉ thu hút Phật tử và du khách nhờ cảnh quan thanh bình, mà còn bởi hệ thống thờ tự phong phú, đa dạng, hòa quyện giữa đạo Phật và tín ngưỡng dân gian.

Chùa Trấn Quốc là một điểm tâm linh theo hệ phái Bắc Tông. (Ảnh: dulich3mien.vn)
Chùa Trấn Quốc là một điểm tâm linh theo hệ phái Bắc Tông. (Ảnh: dulich3mien.vn)

Trong điện chính của chùa, các vị Phật được thờ bao gồm Phật A Di Đà – vị Phật của ánh sáng và sự trường tồn, Phật Thích Ca Mâu Ni – biểu tượng của sự giác ngộ, và Phật Bà Quan Âm – hiện thân của lòng từ bi cứu khổ cứu nạn. Những pho tượng Phật trong chùa đều được chế tác tinh xảo, mang giá trị nghệ thuật và tâm linh sâu sắc.

Ngoài ra, chùa Trấn Quốc còn dành không gian thờ tự cho các vị thần trong tín ngưỡng dân gian. Ban thờ Quan Binh thể hiện lòng biết ơn với các vị hộ pháp bảo vệ đạo Phật. Ban thờ Quan Vũ và Chu Thương, những nhân vật lịch sử nổi tiếng từ thời Tam Quốc, biểu trưng cho tinh thần trung nghĩa và sức mạnh. Chùa cũng có ban thờ Đức Ông và các thị giả – những nhân vật quan trọng trong hệ thống thờ cúng Phật giáo, thể hiện sự tôn kính đối với những người phụng sự đạo pháp.

Chùa Trấn Quốc thu hút khách nhờ vẻ đẹp thanh bình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chùa Trấn Quốc thu hút khách nhờ vẻ đẹp thanh bình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử của chùa Trấn Quốc

Lịch sử chùa Trấn Quốc kéo dài hơn 1500 năm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của Phật giáo trong nước. Được xây dựng vào năm 541 dưới thời Tiền Lý, chùa ban đầu mang tên chùa Khai Quốc, thể hiện ý nghĩa “mở mang đất nước”. Đây là một trong những công trình Phật giáo đầu tiên của kinh thành Thăng Long, đóng vai trò trung tâm Phật giáo thời bấy giờ. 

Trong suốt chiều dài lịch sử, chùa đã nhiều lần đổi tên qua các triều đại phong kiến. Tên gọi Trấn Quốc được đặt vào thời vua Lê Hy Tông, mang ý nghĩa như một biểu tượng bảo vệ đất nước và sự yên bình cho kinh thành. Đây cũng là giai đoạn chùa khẳng định vị thế linh thiêng, thu hút không chỉ Phật tử mà còn các bậc vua chúa, quan lại đến chiêm bái. 

Lịch sử chùa Trấn Quốc gắn liền với sự hình thành và phát triển của Phật giáo trong nước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lịch sử chùa Trấn Quốc gắn liền với sự hình thành và phát triển của Phật giáo trong nước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một cột mốc quan trọng trong lịch sử vào năm 1821, dưới triều vua Minh Mạng, khi ngự giá tham quan chùa, nhà vua đã ban 20 lượng bạc để trùng tu và mở rộng chùa. Đây là dấu ấn lớn, giúp chùa được bảo tồn tốt hơn qua các biến cố lịch sử, duy trì sự uy nghi và vẻ đẹp như ngày nay. 

Giá trị ý nghĩa của chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn, không chỉ đối với Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế công nhận là biểu tượng của Phật giáo và nghệ thuật kiến trúc cổ kính. Theo sử sách xưa, chùa từng được vinh danh là một trong 10 công trình lịch sử nổi bật của toàn cõi Đông Dương, khẳng định vị thế đặc biệt trong khu vực.

Nơi đây mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử vô cùng to lớn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Nơi đây mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử vô cùng to lớn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vào năm 1962, chùa Trấn Quốc được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là ngôi chùa cổ nhất với lịch sử hơn 1.500 năm, chùa còn là minh chứng sống động cho sự phát triển của Phật giáo và nền văn hóa Việt qua các triều đại.

Đặc biệt, chùa Trấn Quốc đã vươn tầm quốc tế khi được vinh danh trong danh sách “Top 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới” nhờ vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống, cảnh quan thiên nhiên và giá trị lịch sử. Vì vậy, mỗi năm, chùa là địa điểm được rất nhiều khu khách từ khắp nơi tìm về để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính thanh bình.

Chùa Trấn Quốc với một vẻ đẹp cổ kính và thanh bình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chùa Trấn Quốc với một vẻ đẹp cổ kính và thanh bình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Trấn Quốc Thanh Niên có gì? Khám phá kiến trúc độc đáo chùa Trấn Quốc

Trải qua thời gian, chùa Trấn Quốc không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là trung tâm tín ngưỡng, nơi lưu giữ giá trị tinh thần và nghệ thuật kiến trúc độc đáo chùa Trấn Quốc của dân tộc. 

Bảo tháp – Cửu phẩm liên hoa sáng lấp lánh

Bảo tháp Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Trấn Quốc là công trình kiến trúc độc đáo với 11 tầng bát giác cao khoảng 15 mét, mỗi tầng đặt tượng Phật A Di Đà bằng đá trắng sáng lấp lánh. Đỉnh tháp là đài sen lớn, biểu tượng cho sự giác ngộ và thanh khiết. Tháp mang ý nghĩa sâu sắc về 9 cấp bậc tu hành trong Phật giáo, vừa thể hiện nghệ thuật kiến trúc tinh tế, vừa hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên thanh bình của chùa.

Bảo tháp Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Trấn Quốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bảo tháp Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Trấn Quốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhà Tiền đường trong chùa Trấn Quốc

Nhà tiền đường tại chùa Trấn Quốc mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, thể hiện qua kết cấu hài hòa, tinh tế và giàu tính biểu tượng. Được xây dựng bằng gỗ quý, nhà tiền đường có mái ngói cong vút, chạm khắc các hình rồng, phượng cầu kỳ, biểu tượng cho sự thịnh vượng và linh thiêng.

Nhà tiền đường trong chùa Trấn Quốc mang đậm kiến trúc truyền thống Việt Nam. (Ảnh: vinwonnders.com)
Nhà tiền đường trong chùa Trấn Quốc mang đậm kiến trúc truyền thống Việt Nam. (Ảnh: vinwonnders.com)

Hệ thống cột kèo trong nhà được thiết kế vững chắc, tạo cảm giác trang nghiêm nhưng không kém phần gần gũi. Phần nội thất bài trí giản dị nhưng vẫn thể hiện sự tôn kính với các tượng Phật và bệ thờ. Đặc biệt, vị trí của nhà tiền đường đóng vai trò như một cầu nối giữa không gian ngoại cảnh và khu vực nội tự, mở ra cảm giác bình yên và thanh tịnh cho khách thập phương. 

Thượng điện ở chùa Trấn Quốc

Thượng điện của chùa Trấn Quốc, một trong những phần quan trọng nhất của ngôi chùa, là nơi thể hiện rõ nét giá trị kiến trúc và văn hóa Phật giáo truyền thống Việt Nam. Được xây dựng với kết cấu gỗ vững chắc, thượng điện mang phong cách cổ kính và trang nghiêm, phản ánh sự tài hoa của các nghệ nhân thời xưa.

Thượng điện chùa Trấn Quốc - Thể hiện giá trị văn hóa kiến trúc Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thượng điện chùa Trấn Quốc – Thể hiện giá trị văn hóa kiến trúc Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khu vực này có bố cục hình chữ “Công,” phổ biến trong kiến trúc chùa chiền Việt Nam, với không gian chính được chia thành ba gian. Mái của thượng điện được thiết kế hai tầng, chồng diêm, lợp ngói mũi hài, tạo cảm giác uy nghi và thanh thoát. Các góc mái cong vút, chạm khắc hình rồng bay, biểu tượng của quyền lực và linh thiêng.

Cây bồ đề chùa Trấn Quốc gần trăm năm tuổi

Cây bồ đề chùa Trấn Quốc là một biểu tượng linh thiêng và đầy ý nghĩa, gắn liền với lịch sử gần trăm năm của ngôi chùa. Cây được trồng vào năm 1959, là món quà của Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng trong chuyến thăm Việt Nam, thể hiện tình hữu nghị giữa hai quốc gia và mối liên hệ sâu sắc với Phật giáo.

Cây bồ đề chùa Trấn Quốc, một biểu tượng thiêng liêng và đầy ý nghĩa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cây bồ đề chùa Trấn Quốc, một biểu tượng thiêng liêng và đầy ý nghĩa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cây bồ đề đứng cạnh chùa như một nhân chứng cho dòng chảy lịch sử, thu hút không chỉ khách hành hương mà cả những người yêu thiên nhiên và lịch sử đến chiêm bái. Đây cũng là điểm nhấn độc đáo, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp vừa cổ kính vừa sống động của chùa Trấn Quốc.

Kinh nghiệm tham quan chùa Trấn Quốc mà bạn cần biết

Là một nơi linh thiêng và được rất nhiều Phật tử ghé thăm, mỗi ngày chùa Trấn Quốc đón tiếp rất nhiều vị khách. Vì vậy, để có được một trải nghiệm tham quan chùa tốt nhất, bạn cần lưu ngay những kinh nghiệm tham quan chùa Trấn Quốc Hà Nội dưới đây. 

Thời điểm lý tưởng để tham quan Trấn Quốc Tự

Thời điểm lý tưởng để tham quan chùa Trấn Quốc phụ thuộc vào mục đích và trải nghiệm bạn mong muốn. Vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, chùa đón rất đông khách thập phương đến lễ Phật, cầu bình an và may mắn. Đây là cơ hội để bạn hòa mình vào không khí sôi động và trang nghiêm của các nghi lễ Phật giáo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tận hưởng cảm giác thanh tịnh và không gian yên bình, những ngày thường trong tuần sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.

Vào mùng 1 và ngày rằm chùa Trấn Quốc đón rất nhiều lượt khách tham quan. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Vào mùng 1 và ngày rằm chùa Trấn Quốc đón rất nhiều lượt khách tham quan. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn là thời điểm lý tưởng để cảm nhận sự trong lành, mát mẻ của không gian chùa, đặc biệt khi ánh nắng nhẹ nhàng soi rọi qua các mái ngói cổ kính và hồ Tây tĩnh lặng. Vào những lúc này, bạn sẽ có cơ hội thưởng ngoạn kiến trúc độc đáo của chùa Trấn Quốc và cảm nhận sâu sắc giá trị tâm linh, văn hóa nơi đây.

Kinh nghiệm di chuyển đến Trấn Quốc Tự

Chùa Trấn Quốc Hà Nội nằm ở vị trí khá trung tâm của Thủ đô, vì vậy mà di chuyển đến chùa rất đơn giản. Bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng tùy theo nhu cầu. 

Di chuyển đến chùa Trấn Quốc bằng phương tiện cá nhân

Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn có thể gửi xe tại các điểm giữ xe gần chùa, như cổng vào đường Thanh Niên hoặc các bãi giữ xe tư nhân quanh khu vực, Phí gửi xe thường dao động từ 5.000 – 10.000VNĐ.

Kinh nghiệm gửi xe máy tại chùa Trấn Quốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kinh nghiệm gửi xe máy tại chùa Trấn Quốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu đi ô tô bạn có thể gửi xe tại bãi đỗ ở gần khách sạn Sofitel Plaza hoặc các bãi đỗ lơn trên đường Thanh Niên và phố Yên Phụ. Tuy nhiên, do khu vực này thường đông đúc, bạn nên đi sớm để tìm được chỗ gửi xe thuận tiện. 

Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Có nhiều tuyến xe bus đi qua khu vực đường Thanh Niên, giúp bạn dễ dàng đến chùa. Các tuyến xe bus phù hợp bao gồm: 

  • Tuyến 50 (Long Biên – Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình).
  • Tuyến 55A (Cầu Giấy – AEON Mall Hà Đông).
  • Tuyến 33 (Bến xe Yên Nghĩa – Xuân Đỉnh).

Tất cả các tuyến này đều có điểm dừng gần đường Thanh Niên, từ đó bạn chỉ cần đi bộ vài phút là đến chùa Trấn Quốc.

Lựa chọn xe bus để dễ dàng di chuyển đến chùa Trấn Quốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lựa chọn xe bus để dễ dàng di chuyển đến chùa Trấn Quốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lựa chọn Xanh SM để di chuyển đến chùa Trấn Quốc

Xanh SM là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn để di chuyển đến chùa Trấn Quốc thoải mái và tiện lợi. Với các dịch vụ như Xanh SM Bike, phù hợp cho các chuyến di chuyển gần trong nội thành. Xanh SM Taxi, phù hợp cho các quãng đường dài, di chuyển đông người hoặc cả gia đình.

Chỉ với vài thao tác trên ứng dụng của Xanh SM, bạn có thể đặt xe một cách nhanh chóng và tiện lợi. Thông tin chi tiết của chuyến đi gồm giá, phương thức thanh toán, lộ trình chuyến đi sẽ được cập nhật chi tiết trên ứng dụng của Xanh SM. 

Lựa chọn Xanh SM đồng hành cùng bạn để tham quan những nơi đẹp nhất của Hà Nội. (Ảnh: Xanh SM)
Lựa chọn Xanh SM đồng hành cùng bạn để tham quan những nơi đẹp nhất của Hà Nội. (Ảnh: Xanh SM)

Bạn có thể tải App Xanh SM hoặc gọi trực tiếp đến hotline 1900 2088 để được tư vấn và hỗ trợ đặt xe siêu tiện lợi. Xanh SM luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên mỗi chuyến đi. 

Một số kinh nghiệm hữu ích khác

Chùa Trấn Quốc là một nơi linh thiêng và trang nghiêm, vì vậy du khách cần tuân thủ một số quy định dưới đây nhằm bảo vệ không gian, giữ gìn trật tự và văn hóa của ngôi chùa: 

  • Trang phục lịch sự, kín đáo, tránh các loại quần ngắn, áo hở vai hoặc đồ bó sát. Không đi giày dép vào nơi thờ tự. 
  • Giữ trật tự, nói chuyện nhẹ nhàng, không cười đùa lớn tiếng. 
  • Không tự ý chạm vào tượng Phật, bệ thờ hay các hiện vật trưng bày trong chùa. 
  • Không chụp ảnh ở những khu vực cấm hoặc khi có biển báo. Nếu chụp ảnh, hãy xin phép và tránh sử dụng đèn flash. 
  • Giữ vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi. Không bứt lá bẻ cành
  • Khi làm lễ xếp hàng trật tự và không chen lấn. Tôn trọng không gian và hành lễ của người khác.
Kinh nghiệm tham quan chùa Trấn Quốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kinh nghiệm tham quan chùa Trấn Quốc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những địa điểm tham quan nổi tiếng khác gần chùa Trấn Quốc

Khi đến tham quan chùa Trấn Quốc bạn có thể kết hợp tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đây để chuyến đi thêm phần ý nghĩa và trọn vẹn.

Đền Quán Thánh

Đến Quán Thánh được xây dựng từ thời nhà Lý để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương Bắc trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam Đây là một công trình kiến trúc đặc sắc, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật điêu khắc gỗ và đồng. 

  • Địa chỉ: số 19 đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Khoảng cách so với chùa Trấn Quốc: cách khoảng 300m, đi bộ dọc theo đường Thanh Niên. 
  • Điểm nổi bật: Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng cao 3,96m nặng khoảng 4 tấn. 
  • Sự kiện đặc biệt: Lễ hội Quán Thánh vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. 
Đền Quán Thánh công trình kiến trúc đặc sắc gần chùa Trấn Quốc. (Ảnh: vinpearl.com)
Đền Quán Thánh công trình kiến trúc đặc sắc gần chùa Trấn Quốc. (Ảnh: vinpearl.com)

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra hồ Tây, mang không gian yên bình và linh thiêng. Nơi đây không chỉ là điểm đến cầu tài lộc mà còn để thưởng ngoạn cảnh hồ Tây thơ mộng. 

  • Địa chỉ: đường Đặc Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. 
  • Khoảng cách so với chùa Trấn Quốc: cách khoảng 4km, mất khoảng 10 – 15 phút di chuyển. 
  • Điểm nổi bật: Kiến trúc đậm nét truyền thống với nhiều hoành phi, câu đối và không gian hài hòa giữa thiên nhiên và tâm linh. 
  • Sự kiện đặc biệt: Thu hút đông đảo khách thập phương vào các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, rằm tháng Giêng và lễ hội Phủ Tây Hồ. 
Phủ Tây Hồ nằm trên một hòn đảo nhỏ nhô ra của hồ Tây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phủ Tây Hồ nằm trên một hòn đảo nhỏ nhô ra của hồ Tây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Là nơi an nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút rất nhiều người tham quan mỗi ngày. 

  • Địa chỉ: Số 2 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội. 
  • Khoảng cách từ chùa Trấn Quốc: khoảng 3km, di chuyển khoảng 10 phút bằng phương tiện cá nhân. 
  • Điểm nổi bật: Kiến trúc uy nghi, kết hợp hài hòa giữa phong cách hiện đại và văn hóa dân tộc. 
  • Sự kiện đặc biệt: Thu hút hàng ngàn lượt khách vào ngày lễ lớn như Quốc khánh 2/9 và sinh nhật Bác 19/5.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh - Uy nghiêm và đầy trang trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh – Uy nghiêm và đầy trang trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội là khu vực mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa với các con đường phố nhỏ đan xen, mỗi phố từng chuyên kinh doanh một mặt hàng truyền thống. 

  • Địa chỉ: Khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, bao gồm 36 phố phường nổi tiếng. 
  • Khoảng cách từ chùa Trấn Quốc: Khoảng 5km, mất khoảng 15 – 20 phút di chuyển bằng phương tiện cá nhân. 
  • Điểm nổi bật: kiến trúc nhà ống cổ kính và nét đặc trưng của văn hóa đời sống người Hà Nội xưa. Nơi đây là thiên đường ẩm thực với nhiều món đặc sản Hà Nội. 
  • Sự kiện đặc biệt: Là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán. 
Phố cổ Hà Nội - nơi mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phố cổ Hà Nội – nơi mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào năm 2010. Nơi đây là trung tâm chính trị, quân sự của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam suốt hơn 1.000 năm. 

  • Địa chỉ: số 19C Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. 
  • Khoảng cách từ chùa Trấn Quốc: Cách khoảng 3km, mất 10 phút di chuyển bằng phương tiện cá nhân. 
  • Điểm nổi bật: Không gian cổ kính kết hợp với giá trị lịch sử, giúp du khách cảm nhận rõ nét chiều sâu văn hóa Hà Nội. 
  • Sự kiện đặc biệt: Lễ hội truyền thống và các triển lãm thường được tổ chức tại đây vào dịp Tết và Quốc khánh 2/9. 
Hoàng thành Thăng Long - Quần thể di tích lịch sử văn hóa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hoàng thành Thăng Long – Quần thể di tích lịch sử văn hóa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Chùa Trấn Quốc 

Chùa Trấn Quốc được biết đến là một địa điểm tham quan tâm linh nổi tiếng tại Hà Nội. Dưới đây là giải đáp của những câu hỏi mà du khách cũng hỏi về chùa Trấn Quốc. 

Cây bồ đề chùa Trấn Quốc bao nhiêu tuổi? (60 năm tuổi)

Cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc Hà Nội được trồng từ năm 1959, tính đến nay đã hơn 65 năm tuổi. Cây là biểu tượng của tâm linh và có giá trị văn hóa lịch sử rất lớn. 

Chùa Trấn Quốc mở cửa những ngày nào?

Chùa Trấn Quốc mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 6:00 – 16:00 mỗi ngày. Tuy nhiên vào dịp Tết Nguyên Đán, chùa sẽ phục vụ xuyên đêm cho các Phật tử cầu nguyện. 

Chùa Trấn Quốc được mệnh danh là gì?

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với hơn 1500 năm. Chùa được mệnh danh là danh thắng bậc nhất kinh kỳ. 

Chùa Trấn Quốc không chỉ là một ngôi chùa cổ kính mà còn là biểu tượng của văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Với vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và không gian tâm linh, chùa là điểm đến lý tưởng để tìm kiếm sự thanh tịnh. Hãy để Xanh SM đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá ngôi chùa một cách an toàn, tiện lợi và nhanh chóng nhất!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây