Khám phá Chùa Trấn Quốc, “đóa sen vàng” giữa lòng Hà Nội

Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ được ví như “đóa sen vàng” với tuổi đời hơn 1500 năm, là biểu tượng tâm linh văn hóa trường tồn của người dân Hà Nội. Trải qua bao biến cố và thăng trầm, nơi đây là một trong những điểm đến lý tưởng không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Thủ đô. 

Vị thần được thờ phụng tại chùa Trấn Quốc là ai? 

Chùa Trấn Quốc thờ ai? Chùa Trấn Quốc từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long trong thời Lý – Trần. Chùa theo phái Bắc Tông và thờ phụng Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Quan Âm.

Ngoài ra, khuôn viên của chùa cũng có ban thờ Đức Ông, Quan Bình, Quan Vũ, Chu Thương cùng các thị giả.

Trấn Quốc Tự thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Quan Âm
Trấn Quốc Tự thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Quan Âm (Ảnh: Vinpearl)

Giới thiệu về Chùa Trấn Quốc

Với lịch sử nghìn năm văn hiến, chùa Trấn Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước.

Lịch sử chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc xây dựng năm nào? Theo các tài liệu, sử sách ghi lại, chùa Trấn Quốc được xây dựng vào năm 541 thời Tiền Lý và có tên gọi là chùa Khai Quốc. Thuở đầu, chùa tọa lạc tại bãi đất làng yên Hòa, hiện là làng Yên Phụ ngày nay.

  • Đến năm 1440, vua Lê Thái Tông đã đổi tên thành chùa An Quốc với mong muốn đất nước được lâu bền và bình an. 
  • Năm 1615, triều vua Lê Kính Tông, chùa được dời sang khu vực đê Yên Phụ, xây dựng trên nền cũ là cung Thúy Hoa nhà Lý và điện Hàn Nguyên nhà Trần.
  • Năm 1639, chúa Trịnh đã cho tu sửa lại cổng tam quan và hành lang 2 bên tả hữu. 
  • Đến thời vua Lê Hy Tông, chùa được đổi tên thành chùa Trấn Quốc (hay Trấn Quốc Tự).
  • Năm 1842, vua Thiệu Trị nhà Nguyễn đã đổi tên chùa thành Trấn Bắc. 

Tuy nhiên, từ xưa đến nay dân chúng vẫn quen gọi chùa với cái tên là Trấn Quốc. Nhờ vậy, cái tên này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. 

Chùa Trấn Quốc là công trình có bề dày lịch sử lâu đời
Chùa Trấn Quốc là công trình có bề dày lịch sử lâu đời (Ảnh: Vinwonders)

Địa chỉ và cách di chuyển đến chùa

Chùa Trấn Quốc ở đâu? Hiện nay, chùa Trấn Quốc tọa lạc tại số 46 đường Thanh niên, phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Nơi đây chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km, nên bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng phương tiện như xe máy, ô tô, xe buýt,…

Vị trí chùa Trấn Quốc
Vị trí chùa Trấn Quốc (Ảnh: Google Map)

Tuy nhiên, để hành trình thêm thuận tiện cho những bạn lần đầu đến Hà Nội, hãy lựa chọn dịch vụ xe công nghệ Xanh SM. Xanh SM sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng đưa bạn đến chùa Trấn Quốc một cách an toàn và nhanh chóng. 

Bạn có thể đặt Taxi Xanh SM qua Tổng đài 19002088 hoặc thông qua ứng dụng Xanh SM. Nếu chưa cài đặt ứng dụng, hãy tải ngay Xanh SM cho Android hoặc Xanh SM cho iPhone để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!

Sử dụng dịch vụ Xanh SM di chuyển đến chùa Trấn Quốc nhanh chóng, an toàn
Sử dụng dịch vụ Xanh SM di chuyển đến chùa Trấn Quốc nhanh chóng, an toàn (Ảnh: Xanh SM)

Thời điểm lý tưởng để tham quan

Là ngôi chùa cổ linh thiêng của Thủ Đô, Trấn Quốc tự lúc nào cũng tấp nập Phật tử và khách đến vãng cảnh. Đặc biệt, mùng 1 và 15 hàng tháng là thời điểm khách đến chùa đông nhất, hoặc những dịp lễ Tết, xuân về.

Du khách có thể ghé thăm Trấn Quốc Tự bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, nếu muốn tận hưởng cảm giác an nhiên, thanh tịnh nơi cửa Phật thì nên đến vào ngày thường. 

Giờ mở cửa và giá vé vào thăm Chùa Trấn Quốc

Giờ mở cửa chùa Trấn Quốc cho du khách tới chiêm bái, tham quan từ 8h – 16h. Riêng ngày mùng 1 và 15 hàng tháng, chùa sẽ mở cửa từ 6h – 18h; Giao thừa Tết Nguyên Đán chùa mở cửa cả đêm.

Chùa không thu vé tham quan. Vì vậy, bạn có thể tự do ngắm cảnh, tham quan và lễ bái tại chùa. 

Chùa mở cửa hàng ngày từ 8 - 16h và không mất vé vào thăm
Chùa mở cửa hàng ngày từ 8 – 16h và không mất vé vào thăm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc độc đáo của Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc đã trải qua bao đợt trùng tu cùng với sự chuyển mình của Đất nước, nhưng nơi đây vẫn không làm mất đi nét đặc trưng của nguyên tắc kết cấu và kiến trúc Phật giáo gồm:

Bảo tháp – Cửu phẩm liên hoa

Bảo Tháp lục độ đài sen xây dựng vào năm 1998 và hoàn thành vào năm 2003, tạo thành khu vườn tháp của chùa. Tòa bảo tháp này gồm 11 tầng với diện tích khoảng 10.5m2. 

Phía trong bảo tháp thờ tượng phật A Di Đà làm bằng đá quý. Trong tháp còn khoảng 66 pho tượng khác. Bên trên tòa tháp còn được đúc 1 tòa sen 9 tầng (hay còn gọi là cửu phẩm liên hoa) làm bằng đá quý sáng lấp lánh tựa như những bông hoa sen đang nở rộ. 

Bảo tháp cửu phẩm liên hoa trong chùa Trấn Quốc
Bảo tháp cửu phẩm liên hoa trong Trấn Quốc tự (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhà Tiền đường

Sau khi tham quan Bảo tháp thì du khách có thể đến hành hương, khấn Phật tại nhà Tiền đường. Đây là nơi thờ rất nhiều pho tượng đẹp và nổi bật nhất có lẽ là tượng Phật Thích Ca Nhập niết làm bằng gỗ và sơn son thiếp vàng. 

Thượng điện

Đằng sau của Thượng điện có 1 gác chuông được xây dựng thành căn nhà 3 gian, có mái ngói đỏ vảy cá tạo nên nét cổ kính. Bên phải gác chuông là nhà thờ tổ, bên trái là nhà bia.

Hiện Trấn Quốc Tự còn lưu trữ 14 tấm bia. Trên những tấm bia này có khắc các bài thơ của các vị tiến sĩ nổi tiếng thời bấy giờ.

Cây bồ đề

Cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc Hà Nội được chiết từ cây Đại bồ đề Đạo Tràng – nơi Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ, ngồi hành đạo cách đây hơn 2500 năm. Đây là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad trao tặng vào năm 1959 khi ông có chuyến thăm Việt Nam.

Cây bồ đề này có ý nghĩa tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật cùng lòng nhân ái, vị tha với con người. Mỗi năm có rất nhiều hành khác du lịch về đây để hành hương lễ phật trước cây bồ đề này.

Cây bồ đề do Thủ tướng Ấn Độ tặng năm 1959
Cây bồ đề do Thủ tướng Ấn Độ tặng năm 1959 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trải nghiệm tại Chùa Trấn Quốc

Để hành trình được trọn vẹn nhất, khi đến Trấn Quốc Tự du khách có thể thử trải nghiệm những điều sau: 

Khám phá kiến trúc

Trấn Quốc Tự là ngôi chùa cổ đã trải qua nhiều lần cải tạo, trùng tu. Nhưng khi khám phá kiến trúc chùa Trấn Quốc, du khách sẽ cảm nhận được nét cổ kính mang đậm chất phương Đông, cùng cảnh quan thiên nhiên được sắp xếp theo nguyên tắc và trình tự khắt khe của Phật Giáo. 

Từ trên cao nhìn xuống chùa được xếp theo hình chữ Công (I) với 3 ngôi chính là nhà Tiền Đường, Thượng Điện và nhà Thiêu hương. Bên cạnh đó, Cửu phẩm liên hoa là kiến trúc đặc biệt nhất của nơi này.

Nhờ những giá trị lịch sử đồ sộ cùng nét kiến trúc độc đáo, năm 1989 chùa Trấn Quốc Hà Nội đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia. Và chùa cũng nhiều lần được bình chọn là 1 trong những ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới.

Khám phá kiến trúc từ cổng chùa Trấn Quốc
Khám phá kiến trúc từ cổng chùa Trấn Quốc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dâng hương và lễ Phật

Chùa Trấn Quốc cầu gì? Chùa Trấn Quốc là nơi linh thiêng để mọi người cầu bình an, may mắn. Vì vậy, khi đi dâng hương, lễ Phật thì mọi người có thể sắm hương và sắm lễ để thể hiện tấm lòng thành kính của mình. 

Chiêm ngưỡng các pho tượng Phật và Bồ Tát

Chùa Trấn Quốc không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính mà còn sở hữu những pho tượng Phật và Bồ Tát vô cùng độc đáo và mang đậm giá trị nghệ thuật. Khi chiêm ngưỡng các pho tượng, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh và bình yên trong tâm hồn.

Địa điểm tham quan gần Chùa Trấn Quốc không nên bỏ lỡ

Chùa Trấn Quốc nằm khá gần các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Hà Nội. Do vậy, du khách có thể ghé thăm các điểm khác như: 

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán) là một trong “tứ trấn” của Kinh thành Thăng Long khi xưa. Dù trải qua nhiều mốc son và triều đại lịch sử, nhưng đền Quán Thánh vẫn giữ được nét đẹp về văn hóa cùng kiến trúc độc đáo, tô điểm thêm sắc màu cổ kính của Thủ đô.

Đền Quán Thánh – Tứ trấn của kinh thành Thăng Long
Đền Quán Thánh – Tứ trấn của kinh thành Thăng Long (Ảnh: Vinpearl)

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng long không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là nhân chứng sống của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nơi đây từng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của các triều đại phong kiến Việt Nam, từ thời Lý, Trần, Lê cho đến thời Nguyễn.

Du khách khi ghé thăm nơi đây có thể tham quan các công trình như Bắc Môn, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, khu khảo cổ học,…

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành “Đài hoa vĩnh cửu”, nơi lưu giữ thi hài của Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Lăng mở cửa vào các sáng thứ 3, 4, 5, 7 và Chủ Nhật hàng tuần. Ngoài hoạt động viếng thăm, bạn có thể chiêm ngưỡng lễ thượng cờ và hạ cờ vào các khung giờ cố định trong ngày. 

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Địa điểm nhất định phải đến khi đến Thủ đô
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Địa điểm nhất định phải đến khi đến Thủ đô (Ảnh: TTXVN)

Phố cổ Hà Nội

Khi dạo quanh khu phố cổ bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc nhưng cũng tràn đầy sức sống. Các ngôi nhà cổ ở phố cổ Hà Nội thường được xây dựng theo kiểu nhà ống, có mặt tiền hẹp và sâu. Mỗi con phố sẽ bán một mặt hàng nhất định, bạn có thể dạo quanh để mua sắm, chụp hình. 

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ hay đền thờ công chúa Liễu Hạnh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đất Kinh kỳ. Nơi đây có kiến trúc độc đáo, từng chi tiết đều được chạm khắc tỉ mỉ, mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Nhiều người thường lựa chọn nơi đây để vãn cảnh, đồng thời cầu sức khỏe, tài lộc và công danh,… 

Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất Kinh kỳ
Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất Kinh kỳ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Trấn Quốc

Ngoài những quan tâm về lịch sử và kiến trúc của Chùa Trấn Quốc thì các du khách và Phật tử còn thắc mắc một số vấn đề sau:

Chùa Trấn Quốc còn có tên là gì?

Theo các tài liệu, sử sách ghi lại, Trấn Quốc tự xây dựng vào năm 541 thời Tiền Lý và có tên gọi là chùa Khai Quốc. Đến năm 1440, Chùa đã đổi tên thành chùa An Quốc với mong muốn đất nước bình an và bền lâu. 

Đền Trấn Quốc ở đâu?

Chùa Trấn Quốc có vị trí tại đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội

Đi chùa Trấn Quốc cầu gì?

Người dân thường đi lễ Chùa để cầu bình an, may mắn cho cả gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm.

Người dân thường đi Trấn Quốc Tự để cầu bình an, may mắn cho gia đình
Người dân thường đi Trấn Quốc Tự để cầu bình an, may mắn cho gia đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cây bồ đề chùa Trấn Quốc bao nhiêu năm?

Cây bồ đề tại Trấn Quốc tự được trồng năm 1959, do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad trao tặng nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội. Tính đến năm 2024, cây có tuổi đời 65 năm

Đi chùa Trấn Quốc để xe ở đâu?

Phía trước cổng chùa Trấn Quốc có khu vực gửi xe ngay bên mặt hồ. Nếu đi xe đến bạn có thể gửi tại đây, vé gửi xe máy là 5.000 VNĐ/ lượt và ô tô từ 20.000 – 30.000 VNĐ/ lượt. 

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Trấn Quốc là một trong những địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng trong hành trình khám phá Thủ đô. Vì vậy, hãy đến và tự mình khám phá ngôi chùa cổ kính ngàn năm tuổi này nhé! 

Đừng quên chọn dịch vụ xe điện Xanh SM – Giải pháp di chuyển thân thiện với môi trường trên hành trình khám phá đầy thú vị này nhé!


Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây