Chùa Thiên Phước là điểm đến văn hóa tâm linh, mang lại trải nghiệm sâu sắc về đạo Phật và sự bình yên giữa nhịp sống sôi động của thành phố. Với kiến trúc cổ kính và không gian tĩnh lặng, đây là một trong những điểm đến lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn.
Giới thiệu về chùa Thiên Phước
Chùa Thiên Phước (hay Thiên Phước Tự) thuộc phái Cổ Sơn Môn Lục Hòa, hệ phái Bắc Tông, thờ chư Phật và các tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh giá trị tâm linh, chùa còn sở hữu những công trình tinh xảo, vinh dự được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật của thành phố năm 2005.
Chùa Thiên Phước ở đâu?
Thông tin cơ bản về chùa:
- Địa chỉ: 37/217, khu phố 8, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM.
- Diện tích chùa: Lên đến 9.000 m2.
Lịch sử chùa Thiên Phước Thủ Đức
Chùa Thiên Phước được thành lập vào đầu thế kỷ XIX bởi thiền sư Tịnh Nhãn trong phong trào phục hưng Phật giáo dưới triều đại nhà Nguyễn. Lúc đầu, chùa chỉ là một am nhỏ, được xây dựng trên gò Cát, vì vậy người dân quen gọi là “chùa Cát”. Sau đó, chùa được cải tạo và đổi tên thành Thiên Phước Tự.
Các đợt trùng tu nổi bật của chùa Thiên Phước:
- Năm 1860: Chùa trải qua lần trùng tu đầu tiên, khi đó được mở rộng và xây dựng lại để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng.
- Năm 1930: Chùa tiếp tục được trùng tu, cải tạo kiến trúc với nhiều công trình mới, đồng thời gia tăng các hoạt động tôn giáo và thu hút nhiều Phật tử.
- Năm 2005: Thiên Phước Tự được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố và đã được tôn tạo, bảo quản lại các công trình, hiện vật quý giá nhằm giữ gìn giá trị văn hóa lâu dài.
Vẻ đẹp kiến trúc chùa Thiên Phước
Mỗi công trình kiến trúc tại chùa Thiên Phước đều mang lại một nét độc đáo riêng biệt. Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về vẻ đẹp Thiên Phước Tự Thủ Đức:
Kiến trúc tổng thể
Kiến trúc chùa Thiên Phước được thiết kế theo mô hình chữ “Đinh” – một kiểu dáng rất phổ biến trong các ngôi chùa cổ truyền tại Việt Nam. Các công trình chính trong chùa gồm:
- Điện chùa: Phục vụ mục đích thờ cúng chư Phật và các tín ngưỡng dân gian.
- Tổ đường và giảng đường: Nơi tổ chức các buổi giảng pháp và đào tạo tăng ni.
Các công trình này được bố trí theo một trục dọc, tạo nên sự cân đối trong không gian. Mỗi công trình đều mang trong mình nét đẹp của sự trang nghiêm và thanh tịnh.
Cổng chùa được xây dựng bằng xi măng và gạch kiểu túi quần, có hai tầng mái với gờ nóc mang hình ảnh tượng “cọp rống chầu bánh xe” – biểu tượng của nhà Phật. Dòng chữ Hán “Thiên Phước Tự” khắc nổi trên cổng chính, mang lại cảm giác trang trọng nhằm tôn vinh danh xưng của chùa.
Kiến trúc bên trong
Chính điện Thiên Phước Tự hiện lên với vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ. Trước hiên, tượng Di Lặc đứng sừng sững cùng các hài đồng và bình phong Sơn quân, tạo nên không gian thanh tịnh.
Chính điện được xây dựng theo kiểu tứ trụ, với hệ thống cột, kèo mái, xà, đòn tay và gờ nóc mái ngang làm tăng thêm sự vững chãi. Tại đây, gờ nóc mái được trang trí với cặp rồng gốm men xanh tranh châu, trong khi mái lợp ngói âm dương bẻ góc thanh thoát.
Các án thờ chư Phật được ốp gạch men, với bốn bậc xếp từ thấp đến cao. Bên cạnh đó, chùa còn sở hữu khoảng 40 pho tượng Phật làm từ gỗ mít và đất nung, giúp làm tăng vẻ trang nghiêm và tôn kính cho không gian.
Khu giảng đường Thiên Phước Tự
Sau đợt trùng tu vào năm 1984, khu Giảng đường của chùa đã được xây dựng lại với các bức tường gạch kiên cố và cột gỗ vững chắc. Nơi đây nổi bật với các án thờ:
- Án thờ Phật Di Đà bằng xi măng.
- Án thờ Giám trai sứ giả làm từ gỗ mít.
- Án thờ Quan Âm Thị Kính tay ẵm đứa trẻ mang đến hình ảnh đầy từ bi, cảm động lòng người.
Giảng đường còn được trang trí tinh xảo với hoành phi và liễn đối chữ Hán, thể hiện sâu sắc triết lý Phật giáo và bản sắc văn hóa dân tộc. Tất cả đã tạo nên một không gian trang nghiêm cho các phật tử đến tham gia giảng pháp và cầu nguyện.
Kinh nghiệm tham quan chùa Thiên Phước Thủ Đức
Để chuyến tham quan chùa Thiên Phước Thủ Đức của bạn diễn ra trọn vẹn, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích bạn cần ghi nhớ trước khi đến.
Hướng dẫn đường đi đến chùa Châu Hưng
Chùa Thiên Phước cách trung tâm thành phố khoảng 12 km nên có nhiều cách để di chuyển đến đây, bao gồm:
- Ô tô, xe máy cá nhân: Từ Quận 1, bạn đi qua đường Võ Nguyên Giáp và men theo đến số 12 tại Trường Thọ. Từ đây, bạn rẽ vào Hẻm 32 là đến chùa.
- Xe buýt: Hai tuyến xe buýt đi đến chùa là 93 và 56 để đến điểm dừng gần chùa nhất, sau đó đi bộ thêm khoảng 200m nữa là đến.
- Xanh SM: Nếu bạn muốn trải nghiệm hành trình di chuyển hiện đại, nhanh chóng và thân thiện với môi trường, thì dịch vụ xe Xanh SM là một gợi ý tuyệt vời.
Xanh SM cung cấp đa dạng các dòng xe thuần điện hiện đại như: Xanh SM Bike, Xanh SM Taxi và Xanh SM Luxury giúp bạn dễ dàng lựa chọn phù hợp. Với mức giá hợp lý và minh bạch, Xanh SM cam kết không thu bất kỳ phụ phí nào, cả trong giờ cao điểm lẫn thời tiết xấu.
Để giúp bạn tiết kiệm nhất khi đặt xe Xanh SM đi Thiên Phước Tự Thủ Đức, bạn cần thực hiện 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Liên hệ số hotline 1900 2088 để được hỗ trợ đặt xe nhanh chóng.
- Cách 2: Mở hoặc tải ứng dụng Xanh SM sau đó nhập điểm đón, điểm đến “chùa Thiên Phước” hoặc “Thiên Phước Tự” và xác nhận đặt xe là hoàn tất.
Lưu ý: Đừng quên sử dụng các mã giảm giá trong mục “Ưu đãi” trên ứng dụng để hưởng giá tốt nhất.
Những lưu ý khi tham quan chùa Thiên Phước Thủ Đức
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết khi đến chùa Thiên Phước Trường Thọ Thủ Đức:
- Tránh rải tiền lẻ khắp nơi.
- Tuân thủ chuẩn lễ nghi tại chùa.
- Đi nhẹ, nói khẽ, mặc trang phục kín đáo và lịch sự.
- Giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi để bảo vệ cảnh quan chùa.
- Hạn chế thắp hương tùy tiện.
- Tôn trọng và không sử dụng bất kỳ đồ dùng nào của nhà chùa mà không có sự cho phép.
Những địa điểm tham quan nổi tiếng gần chùa
Nếu bạn muốn khám phá thêm những địa điểm gần chùa Thiên Phước, dưới đây là một số gợi ý tiêu biểu:
- Chùa Huê Nghiêm (Cách khoảng 5km): Chùa nổi bật với không gian thanh tịnh và kiến trúc cổ kính.
- Chùa Phước Tường (Cách khoảng 7km): Đây là một điểm đến lý tưởng để thưởng ngoạn vẻ đẹp tâm linh và kiến trúc đặc sắc.
- Chùa Châu Hưng (Cách khoảng 10km): Nơi này nổi bật với những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông.
- Đình Phong Phú (Cách chùa khoảng 8km): Đình là một trong những địa điểm lịch sử, văn hóa nổi bật của vùng đất này.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Thiên Phước
Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về chùa Thiên Phước, có thể bạn sẽ quan tâm:
Chùa Thiên Phước ở đâu?
Chùa tọa lạc tại 37/217, khu phố 8, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Vì sao chùa Thiên Phước xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật?
Chùa được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật do trải qua nhiều biến cố (nhất là chiến tranh tàn phá) nhưng chùa vẫn giữ được nét kiến trúc xưa và nhiều công trình tinh xảo.
Chùa Thiên Phước có gì đặc sắc?
Ngoài mục đích thờ Phật, chùa còn được xây dựng với một hầm bí mật cùng các khu vực ẩn giấu khác, nhằm phục vụ cho việc che giấu cán bộ Cách mạng, tài liệu mật và vũ khí trong chiến tranh.
Chùa Thiên Phước vừa là một bảo tàng sống về văn hóa và lịch sử, vừa là nơi nuôi dưỡng đời sống tâm linh của bao thế hệ. Để chuyến tham quan đến chùa thêm phần thuận tiện, bạn có thể lựa chọn dịch vụ Xanh SM – đảm bảo sự thoải mái và tiện lợi trong suốt hành trình.
Xem thêm: