Chùa Thiên Phúc Hà Nội, một trong những ngôi chùa lâu đời và linh thiêng của Hà Nội, là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp cổ kính. Với không gian thanh tịnh, chùa không chỉ thu hút Phật tử đến chiêm bái mà còn là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn cho du khách muốn tìm hiểu về văn hóa Hà Nội. Cùng Xanh SM khám phá chùa Thiên Phúc Hà Nội review qua bài viết sau!
Giới thiệu về chùa Thiên Phúc
Chùa Thiên Phúc, còn được biết đến với các tên gọi khác như chùa An Trung hay chùa Tây Cứ. Tên gọi “An Trung” gắn liền với ngôi làng cùng tên tồn tại từ thời Lê – Nguyễn, nay chỉ còn lại trong ký ức lịch sử. Sự tích chùa Thiên Phúc Hà Nội có liên quan đến bà Bùi Thị Bốn, người phụ nữ đóng góp lớn cho việc tu bổ chùa, dù tên gọi này mang theo nhiều ý kiến trái chiều về bà.
Thông tin chùa Thiên Phúc:
Tên chùa: còn có tên gọi khác là chùa An Trung hay chùa Tây Cứ Địa chỉ: 94 phố Hai Bà Trưng, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Giá vé: Miễn phí Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00 |
Chùa Thiên Phúc Hà Nội lịch sử là ngôi chùa cổ đã trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo. Theo văn bia khắc năm Khải Định thứ 7 (1922), ngôi chùa được sửa sang với quy mô khang trang. Trong đó, bà Bùi Thị Bốn đã góp công, của để mở rộng và cải tạo chùa. Đến giai đoạn 2007 – 2008, chùa tiếp tục được trùng tu lớn để giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc độc đáo.
Chùa Thiên Phúc là một công trình mang nét kiến trúc cổ, với mặt bằng hình chữ “đinh” và hệ thống Tam quan phù hợp quy hoạch đô thị thời Pháp. Nổi bật trong chùa là Phật điện trang hoàng lộng lẫy với các tác phẩm chạm khắc tinh xảo như “lưỡng long chầu nhật” tượng Phật bằng gỗ và đất luyện được sơn son thếp vàng. Đây không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi thờ Mẫu, với không gian kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng và nghệ thuật.
Chùa Thiên Phúc đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật vào năm 1988, khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của công trình này.
![Chùa Thiên Phúc - Di tích lịch sử giữa lòng thủ đô (Ảnh: Báo Người Hà Nội)](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/66839c7f-chua-thien-phuc-1-1024x635.jpg)
Cách di chuyển đến chùa Thiên Phúc
Chùa Thiên Phúc ở đâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chùa Thiên Phúc tọa lạc tại số 94 phố Hai Bà Trưng, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Do nằm ngay trung tâm Hà Nội nên việc di chuyển đến đây rất dễ dàng với nhiều lựa chọn phương tiện khác nhau:
- Di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân: Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo đường Tôn Đức Thắng, rẽ vào Nguyễn Thái Học. Khi đến ngã tư với đường Lê Duẩn, rẽ phải vào đường Lê Duẩn, đi khoảng 1,2 km, sau đó rẽ trái vào phố Hai Bà Trưng. Chùa nằm tại số 94, rất dễ nhận ra. Tuy nhiên, lưu ý khu vực gần chùa không có nhiều bãi đỗ xe, đặc biệt trong ngày lễ chính.
- Di chuyển bằng xe buýt: Bạn có thể chọn các tuyến buýt số 02, 34, 45, 146 hoặc E02 và xuống tại trạm số 7 Nguyễn Thái Học. Từ trạm này, bạn đi bộ 300m theo hướng đường Nguyễn Thái Học, rẽ vào Phan Bội Châu, sau đó rẽ phải tại 92 Hai Bà Trưng, chùa nằm ngay bên phải.
- Di chuyển bằng taxi hoặc xe máy dịch vụ: Taxi và xe máy dịch vụ là lựa chọn tiện lợi nếu bạn không muốn tự lái. Các dịch vụ như Xanh SM với xe điện thân thiện môi trường, tài xế chuyên nghiệp sẵn sàng đưa bạn đến tận cửa chùa. Chỉ cần gọi xe qua ứng dụng hoặc hotline, bạn sẽ có một hành trình thoải mái, nhanh chóng mà không cần lo lắng về việc gửi xe. Đây là cách đi chùa Thiên Phúc Hà Nội thuận tiện nhất.
Bạn có thể đặt dịch vụ của Xanh SM ngay bằng các cách đơn giản sau:
Cách 1: Liên hệ trực tiếp đến tổng đài của Xanh SM 1900 2088
Cách 2: Sử dụng ứng dụng để đặt xe Xanh SM.
![Quét QR tải Xanh SM và bắt đầu chuyến đi thuận tiện nhất (Ảnh: Xanh SM)](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/de959244-chua-thien-phuc-12-1024x588.jpg)
![Lựa chọn Xanh SM cho hành trình đến chùa Thiên Phúc tiện lợi và an toàn](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/6fdd2194-cho-nanh-4.jpg)
Lựa chọn Xanh SM cho hành trình đến chùa Thiên Phúc an toàn và tiện lợi (Ảnh: Xanh SM)
Khám phá kiến trúc, cảnh quan chùa Thiên Phúc
Với Tam quan uy nghi, Phật điện trang hoàng lộng lẫy cùng những pho tượng mang đậm nét Á Đông, chùa không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa, tâm linh mà còn là điểm đến chiêm bái lý tưởng giữa lòng thủ đô.
Kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn lịch sử
Chùa Thiên Phúc Hà Nội kiến trúc với cổng Tam quan uy nghi và bố cục hài hòa. Chùa hướng về phía Tây, cổng Tam quan ba tầng đối diện phố Hai Bà Trưng, được xây dựng theo lối ngũ môn với sáu trụ gạch chắc chắn. Phía trên cổng chính là biểu tượng “lưỡng long chầu nguyệt” trang trí tinh xảo, còn dưới cổng khắc chữ Hán “Thiên Phúc tự”. Tổng thể chùa có ba tầng, tám mái và hai tháp lớn ở hai bên, mang phong cách kiến trúc cổ Việt Nam.
Ngay sau cửa chính là không gian sân trước với hòn non bộ xanh mát và những tháp nhỏ được bài trí khéo léo, tạo nên không gian thanh tịnh. Từ đây, cầu thang dẫn lối lên tầng hai, nơi tọa lạc tòa Tam bảo.
Tầng hai của chùa có hàng hiên dài nối liền Phật đường ở trung tâm với Tổ đường ở phía tả. Khu vực này thông ra tháp lớn, nơi đặt gác chuông, gác chiêng và gác trống. Từ hành lang chính, du khách cũng có thể ghé sang phía hữu, nơi có điện thờ công chúa Liễu Hạnh và các ông Hoàng Ba, Hoàng Bảy, Hoàng Mười cùng khu Động Sơn Trang – một không gian linh thiêng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu.
![Hình ảnh chùa Thiên Phúc Hà Nội (Ảnh: Google Maps)](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/d0a05c45-chua-thien-phuc-3-1024x594.jpg)
Trải qua thời gian, chùa Thiên Phúc đã nhiều lần được trùng tu. Đáng chú ý, lần tu sửa lớn vào năm Khải Định thứ 7 (1922) và sau đó vào năm 2007-2008 đã giúp khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của ngôi chùa. Kiến trúc Tam quan và các gian điện vẫn giữ được phong cách cổ, nhưng được cải tạo chắc chắn hơn để phù hợp với điều kiện hiện đại. Nhờ những nỗ lực bảo tồn này, chùa Thiên Phúc không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa mà còn là di tích lịch sử, tâm linh nổi bật giữa lòng thủ đô.
Chùa Thiên Phúc có gì hấp dẫn du khách chiêm bái?
Phật điện trong chùa Thiên Phúc là điểm nhấn nổi bật với sự bài trí công phu và tinh tế. Trung tâm của Phật điện là bức cửa võng được chạm thủng hình “lưỡng long chầu nhật. Hai bên là các cột được khắc họa hình “long mã hà đồ” và “thần quy lạc thư”, biểu thị triết lý âm dương ngũ hành. Toàn bộ không gian Phật điện được sơn son thếp vàng, toát lên vẻ đẹp rực rỡ nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm.
![Phật điện của chùa Thiên Phúc (Ảnh: Google Maps)](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/2c5c0c5d-chua-thien-phuc-4-1024x703.jpg)
Các pho tượng Phật trong chùa Thiên Phúc được tạo tác từ gỗ hoặc đất luyện, với kích thước vừa phải và được sơn son thếp vàng. Tượng được sắp xếp thành bốn lớp trên bệ thờ, mỗi lớp mang một dáng vẻ uy nghiêm nhưng gần gũi. Điểm đặc biệt của các pho tượng này là dáng mặt đậm chất Á Đông, phản ánh rõ nét nghệ thuật điêu khắc dân gian Việt Nam trong hai thế kỷ XVIII-XIX.
Ngoài các tượng Phật, tòa Tiền tế của chùa còn có tượng Đức Thánh Trần – vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Tượng được chế tác tinh xảo, thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với người đã có công lớn trong lịch sử bảo vệ đất nước. Việc đặt tượng Đức Thánh Trần trong chùa cho thấy sự giao thoa giữa tín ngưỡng Phật giáo và thờ Mẫu, đồng thời làm phong phú thêm giá trị văn hóa tâm linh của chùa.
![Tượng Phật ở chùa Thiên Phúc (Ảnh: Google Maps)](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/390241dd-chua-thien-phuc-9-1024x624.jpg)
Hoạt động tâm linh tại chùa Thiên Phúc
Chùa Thiên Phúc là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân Hà Nội, nơi tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong đời sống văn hóa tín ngưỡng. Tuy không có ngày lễ riêng, nhưng chùa vẫn là trung tâm sinh hoạt tâm linh, đặc biệt trong các dịp lễ lớn như Phật Đản và Vu Lan. Đây là những thời điểm mà không gian chùa trở nên đông đúc, thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến dâng hương, cầu nguyện, và tham gia các nghi lễ.
Ngoài ra, chùa còn tổ chức Lễ hằng thuận – một nghi thức cưới hỏi theo truyền thống Phật giáo, mang ý nghĩa sâu sắc về hạnh phúc gia đình. Những ngày rằm và mùng 1 âm lịch, người dân thường đến chùa để thắp hương, cầu bình an, và lắng lòng trong không gian thanh tịnh.
![Cầu bình an tại chùa Thiên Phúc (Ảnh: Web Linh Nga Bridal)](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/c697db5e-chua-thien-phuc-5-1024x683.jpg)
Kinh nghiệm chiêm bái chùa Thiên Phúc
Để chuyến tham quan và chiêm bái tại chùa Thiên Phúc được thuận lợi, du khách cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:
- Giờ viếng thăm: Chùa Thiên Phúc nằm trong khu dân cư đông đúc, dễ xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm hoặc các ngày lễ lớn. Vì vậy, bạn nên sắp xếp đến chùa vào sáng sớm hoặc muộn hẳn trong ngày để tránh tắc đường và đảm bảo không gian yên tĩnh hơn cho việc chiêm bái.
- Lưu ý trang phục: Khi đến một điểm du lịch tâm linh như chùa Thiên Phúc, việc ăn mặc kín đáo, lịch sự là điều rất quan trọng. Tránh mặc trang phục quá ngắn, quá hở hoặc quá sặc sỡ. Bên cạnh đó, hãy giữ thái độ khiêm tốn, tôn trọng không gian linh thiêng, tránh nói chuyện to tiếng hoặc có hành vi làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của chùa.
- Chụp hình tại chùa: Nếu muốn chụp ảnh, bạn nên xin phép và tuân thủ các quy định của nhà chùa. Không chụp ảnh trong khu vực thờ tự hoặc các vị trí được thông báo cấm chụp hình, và không dùng đèn flash để đảm bảo không làm phiền người khác.
- Khi cần hỗ trợ thông tin: Khi đến chiêm bái, bạn có thể làm việc với nhà chùa hoặc các vị trụ trì để được hướng dẫn cụ thể về cách dâng lễ và thực hiện các nghi thức theo đúng truyền thống Phật giáo. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa tín ngưỡng mà còn thể hiện sự thành tâm và tôn trọng nơi linh thiêng.
![Chùa Thiên Phúc không có nhiều diện tích để xe lại nằm trên tuyến đường có lượng lưu thông lớn. Bạn nên tránh giờ cao điểm khi viếng thăm (Ảnh: Google Maps)](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/d3c1bc35-chua-thien-phuc-6-1024x685.jpg)
Điểm tham quan gần chùa Thiên Phúc
Sau đây là những điểm tham quan nổi tiếng gần chùa Thiên Phúc:
- Chùa Một Cột (cách 1,5 km): Ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo như hoa sen nở trên mặt nước, được xây dựng từ năm 1049. Chùa Một Cột là biểu tượng văn hóa – lịch sử nổi tiếng của Hà Nội, thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm. Chùa mở cửa miễn phí cho người Việt Nam, đối với khách nước ngoài thì cần mua vé 25.000đ/lượt.
- Nhà tù Hỏa Lò (cách 500 m): Địa danh lịch sử từng giam giữ nhiều nhà cách mạng, tái hiện thời kỳ đấu tranh gian khổ. Nơi đây lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật quý giá về một thời oanh liệt, giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc. Giá vé tham quan nhà tù Hỏa Lò là 50.000đ/lượt.
- Hoàng Thành Thăng Long (cách 1,1 km): Đây là quần thể di tích lịch sử quan trọng, sở hữu kiến trúc cổ kính và nhiều hoạt động ý nghĩa. Hoàng Thành Thăng Long là điểm đến không thể bỏ qua của du khách yêu thích lịch sử. Giá vé tham quan hiện tại là 70.000đ/lượt, và tăng lên 100.000đ/lượt từ ngày 01/01/2025.
- Chùa Quán Sứ (cách 450 m): Nơi đây cũng là trung tâm Phật giáo lớn, thu hút nhiều tín đồ trong và ngoài nước, đặc biệt vào các dịp lễ lớn. Chùa có kiến trúc độc đáo và miễn phí vé vào cửa, là điểm hành hương lý tưởng cho Phật tử.
![Di tích Hoàng Thành Thăng Long nằm cách chùa Thiên Phúc khoảng 1,1km (Ảnh: Báo Nhân Dân)](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/3dc884a4-chua-thien-phuc-7-1024x641.jpg)
Mọi người cùng hỏi về chùa Thiên Phúc
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi tham quan chùa, giúp bạn có trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa.
Đi chùa Thiên Phúc Hà Nội cầu gì?
Du khách đến chùa Thiên Phúc có thể cầu bình an, sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc cho gia đình, bạn bè. Đây cũng là nơi linh thiêng để cầu siêu cho người đã khuất và tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn. Nhiều người cũng đã đến chùa Thiên Phúc để cầu mong sự may mắn và thành đạt trong công việc.
Thời gian khám phá chùa Thiên Phúc bao lâu?
Thời gian tham quan tại chùa Thiên Phúc trung bình khoảng 120 phút. Trong thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc của chùa, tham quan các điện thờ, tượng Phật và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa đặc sắc của ngôi chùa.
Thời gian mở cửa chùa Thiên Phúc?
Chùa Thiên Phúc mở cửa từ 8:00 sáng đến 6:00 chiều hàng ngày.
Tham quan chùa Thiên Phúc có mất phí không?
Đây là một điểm du lịch tâm linh mở cửa miễn phí cho mọi người, giúp du khách dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm không gian thanh tịnh của ngôi chùa.
![Tham quan chùa Thiên Phúc là hoàn toàn miễn phí (Ảnh: Báo Nhân Dân)](https://cdn.xanhsm.com/2024/12/dcd07840-chua-thien-phuc-8.jpg)
Chùa Thiên Phúc không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính mà còn là nơi gắn liền với những giá trị tâm linh sâu sắc. Với không gian tĩnh lặng, những pho tượng Phật trang nghiêm và cảnh quan thanh tịnh, chùa Thiên Phúc đã trở thành điểm đến không thể thiếu đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng Phật giáo tại Hà Nội.
Xem thêm: