Những ngôi chùa ở làng quê Bắc Bộ luôn là điểm đến hấp dẫn du khách yêu thích sự tĩnh lặng và cổ kính. Trong đó, chùa Thanh Am được coi là điểm đến tâm linh ấn tượng. Ngôi chùa ở hữu nhiều giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Nếu có dịp du lịch đến Hà Nội, bạn đừng bỏ qua cơ hội ghé thăm địa danh này!
Đôi nét về chùa Thanh Am
Chùa Thanh Am có tên gọi khác là Động Linh Tự. Ngôi chùa là một điểm đến nổi tiếng trong quần thể di tích Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Du khách ghé thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ bởi cảnh sắc mộc mạc rất thuần Việt và thâm nghiêm.
Vị trí ngôi chùa cổ
Chùa Thanh Am tọa lạc tại số 76, Tổ 24, phố Thanh Am, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đi dọc Quốc lộ 1A, du khách sẽ thấy ngôi chùa nằm hiên ngang bên bờ Nam sông Đuống.
Chùa Thanh Am cách trung tâm thành phố 10km về phía Bắc. Nếu đi qua cầu Chương Dương thì đây là địa điểm tham quan đầu tiên trong tuyến du lịch di tích Cổ Loa.
Lịch sử lâu đời Động Linh Tự
Chùa Thanh Am được xây dựng từ rất sớm. Tuy không có các ghi chép cụ thể về sự hình thành của ngôi chùa, nhưng các dấu tích lịch sử vẫn còn lưu lại ít nhiều trên các tấm bia đá và quả chuông được đúc từ năm 1793.
Theo những dấu tích còn sót lại, chùa Thanh Am được xây dựng sau khi có làng Thanh Am. Đây là một ngôi làng do Nguyễn Bỉnh Khiêm tới khai hoang và định cư.
Theo ghi chép, Thanh Am là ngôi làng thứ 18 trong hệ thống làng Am do cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm lập nên. Hoa Am là tên gọi đầu tiên của ngôi làng. Sau này, dân làng góp tiền xây chùa Thanh Am để thờ tự, làm nơi tín ngưỡng tâm linh.
Trải qua binh biến năm Đinh Mùi (1787), ngôi chùa bị phá hủy mất. Đến tháng 9 năm Quý Sửu (1793), dân làng mở hội kêu gọi đóng góp kinh phí để đúc chuông. Chuông có niên hiệu Cảnh Thịnh nguyên niên. Bên trên công đức của một số tướng lĩnh và chỉ huy quân Tây Sơn. Đến năm Tự Đức thứ 12 (1859), dân làng tiếp tục đúc quả chuông lớn có tên “Thanh Am Tự Chung”.
Năm 2003, chùa Thanh Am hoàn thành quá trình tôn tạo lại. Ngôi chùa hiện được chuyển về phía sau đình Thanh Am, cách đình khoảng 500m. Dạo quanh khuôn viên chùa, du khách sẽ có cảm giác như đang quay ngược về thời gian, ngắm nhìn những nét đẹp huy hoàng xưa cũ.
Hướng dẫn di chuyển đến chùa
Chùa Thanh Am chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km nên du khách dễ dàng lựa chọn các phương tiện di chuyển khác nhau như:
- Xe máy hoặc ô tô cá nhân: Cung đường nhanh nhất là bạn sẽ đi qua cầu Chương Dương, xuống chân cầu đi thẳng đến đường Ngô Gia Tự và rẽ vào phố Đặng Vũ Hỷ. Lái xe theo chỉ dẫn trên bản đồ là tới cổng chùa Thanh Am.
- Xe buýt: Bạn có thể lựa chọn phương tiện công cộng để đến chùa Thanh Am. Các tuyến xe buýt dừng gần chùa nhất là 17, 42, 43, 54 và 59. Bến xe nằm đối diện tòa nhà Ct9 A Nguyễn Cao Luyện. Bạn cần mất thêm 5-6 phút đi bộ vào trong.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một chuyến đi nhanh chóng và thuận lợi, bạn có thể sử dụng dịch vụ đặt xe thuần điện Xanh SM trên ứng dụng điện thoại. Với Xanh SM, bạn không chỉ tiết kiệm được chi phí đi lại mà còn được trải nghiệm chuyến đi êm ái và thoải mái.
Để sử dụng dịch vụ, bạn Tải ứng dụng Xanh SM. Sau khi đăng ký/đăng nhập, bạn điền các thông tin cần thiết và chọn loại hình xe phù hợp. Xanh SM cam kết đưa đón bạn đúng thời gian và đúng điểm.
Kiến trúc và di vật tại chùa Thanh Am
Chùa Thanh Am là ngôi chùa có giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật lâu đời. Chùa đã được tôn tạo với mức đầu tư lên tới gần 38 tỷ đồng. Khoác lên mình tấm áo mới nhưng ngôi chùa thiêng liêng vẫn giữ được phần nào kiến trúc nguyên gốc cùng nhiều di vật cổ.
Kiến trúc cổ kính ngôi chùa Thanh Am
Chùa Thanh Am mang đậm nét kiến trúc truyền thống của các ngôi chùa Bắc Bộ. Không gian nơi đây mang hơi thở trang nghiêm, bề thế và tĩnh lặng. Trước khi trùng tu, chùa gồm một dãy nhà 3 gian, bên trong xây các bệ gạch cao.
Phần chính của chùa dành để thờ phụng các vị Phật, Bồ Tát và Thanh Mẫu. Đây là nơi linh thiêng để các Phật tử và du khách thập phương đến cầu nguyện và chiêm bái.
Sau khi được tu bổ, tôn tạo, chùa Thanh Am có tổng diện tích khuôn viên lên đến 2.780m2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm có tam bảo, tam quan, nhà Tổ, nhà mẫu, lầu cô, lầu cậu, nhà khách… Hiện tại, chùa gồm 5 gian và nhà thờ Tổ.
Nhà thờ Tổ có hệ thống bệ thờ nhiều tầng, cao dần từ ngoài vào trong. Kiến trúc này tạo nên không gian linh thiêng và uy nghiêm.
Trên cùng là tượng Tam thế uy nghi, tượng A Di Đà từ bi, tượng Thích Ca sơ sinh ngự trên tòa sen. Hai bên là Phạm Thiên và Đế Thích chắp tay cung kính. Ở tầng dưới thờ hai vị Thánh Mẫu cùng các vị Thánh Tăng, Đức Ông, Bồ tát và chân dung sư Tổ.
Di vật quý hiếm tại Thanh Am tự
Tuy các kiến trúc như buổi đầu khởi dựng không còn nguyên vẹn, nhưng chùa vẫn giữ lại những di vật có giá trị như chuông đồng, bia đá… Trong đó, nổi bật là quả chuông lớn được chế tác dưới thời Tây Sơn. Trên chuông ghi rõ quá trình đúc chuông và danh sách “Thập dũng trung quân đạo Thiên Hùng vệ” của quân đội thời Tây Sơn.
Chuông đồng “Tạo trú hồng chung” (Tạo đúc chuông lớn) có niên hiệu Cảnh Thịnh thứ nhất (1793), mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời nhà Nguyễn. Di vật 0.82m, đường kính miệng là 0.57m, chu vi là 1.55m.
Chuông có bề mặt chia thành 5 ô, ghi những vần thơ đẹp cả ngợi làng Hoa Am: “Thực chốn đắc địa Càn Khôn, mặt trời sáng soi nhật nguyệt. Quang cảnh trong chùa quả là chốn danh lam nổi tiếng từ xưa đến nay.”
Ngoài ra, chùa Thanh Am còn có bia Hậu Phật niên hiệu Gia Long thứ hai (1803) cùng 11 phong tượng cũ mang niên đại thế kỷ XIX. Tượng ở chùa có kích thước vừa phải, lưu giữ các giá trị nghệ thuật đáng kể trong dòng điêu khắc tôn giáo truyền thống của dân tộc.
Nhìn chung, chùa Thanh Am không chỉ là nơi dâng lễ, cầu an của các Phật tử mà còn là chốn vãn cảnh lý tưởng cho du khách. Năm 1990, cụm di tích đình – chùa Thanh Am đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật.
Tưng bừng mở hội ngôi chùa cổ
Cứ đến tháng 3 âm lịch hằng năm, dân làng Thanh Am lại tưng bừng mở hội đình chùa Thanh Am.Thời gian tổ chức bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày mồng 9, kéo dài đến hết ngày mồng 10.
Đây là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian quan trọng, được tiếp nối hơn 400 năm nay. Mục đích tổ chức lễ hội có ý nghĩa cấp thiết trong việc phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, lễ hội đình chùa Thanh Am tổ chức để tưởng nhớ công ơn trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nổi bật nhất là tục Rước nước diễn ra tại dòng sông Đuống. Đội rước nước của làng sẽ xuống thuyền múc 12 gáo nước ở dòng chảy trong nhất mang về thắp hương vào ngày rằm và mùng 1. Tục lệ này thể hiện cho mong ước một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Cuộc sống dân làng được êm ấm và no đủ.
Sau đó là đến lễ tế thánh diễn ra tại hậu cung. Đầu tiên là lễ tế thánh, rồi đến lễ tế cụ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hoạt động này diễn ra trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Các nghi thức tổ chức nhằm mục đích tôn vinh, tri ân tới những đấng tối cao đã che chở, bảo vệ cho con dân nơi đây.
FAQ – Mọi người cùng hỏi về chùa Thanh Am
Chùa Thanh Am từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong các chuyến du ngoạn thủ đô Hà Nội. Nếu bạn đang có ý định tham quan ngôi chùa cổ này, đừng quên tìm hiểu thật kỹ các thông tin dưới đây.
Ai là trụ trì chùa Thanh Am, Long Biên, Hà Nội?
Sư thầy Thích Thành Trung hiện đang là trụ trì của chùa Thanh Am.
Thanh Am tự có từ bao giờ?
Chùa Thanh Am không rõ năm xây dựng, chỉ biết ra đời cách đây rất lâu. Chùa được xây dựng cùng với đình Thanh Am. Nơi đây được dựng lên để thờ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đến chùa cần lưu ý gì?
Chùa chiền luôn là những không gian thiêng liêng, thành kính nên khi tới đây, du khách cần có cách ứng xử phải phép, lịch sự và tuân thủ các quy định đặt ra. Sau đây là những lưu ý quan trọng khi đi chùa Thanh Am dành cho bạn:
- Trang phục đi lễ chùa: Bạn nên mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, ưu tiên quần áo dài lịch sự.
- Sắm lễ: Khi vào chùa dâng lễ, du khách cần tránh đặt lễ mặn ở ngay chính điện. Bạn chỉ nên dâng đặt lễ chay, thanh tịnh như hoa quả tươi, oản, xôi, chè…
- Thắp hương trong chùa Thanh Am: Bạn chỉ nên thắp hương tại những âm thờ, đỉnh hương đặt ở bên ngoài khuôn viên. Hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể ảnh hưởng đến tượng Phật và pháp khí của chùa.
- Cầu nguyện: Khi hành lễ trước tượng Phật nên cung kính, tôn nghiêm không được ngó ngang, quay dọc. Nếu muốn vãn cảnh chùa thì nên đứng từ bên ngoài để nhìn ngắm.
- Đi lại trong chùa: Khi vào Phật đường, Tam Bảo, bạn không nên đi giày dép vì dễ gây tiếng động hỗn tạp. Lưu ý không mang theo các đồ dùng lỉnh kỉnh. Đặc biệt, bạn cần chú ý tới con trẻ để chúng không gây ồn ào trong chùa.
- Xưng hô trong chùa Thanh Am: Nếu gặp các tăng ni, sư trụ trì thì bạn nên chắp tay bằng búp sen và bắt đầu chào hỏi bằng câu “A di đà Phật”, bạch thầy.. và xưng mình là con.
- Không tự ý sử dụng/lấy đồ dùng trong chùa: Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc lấy bất cứ đồ dùng nào trong chùa Thanh Am. Đây được coi là hành vi trộm đồ lễ của chúng sinh cúng dường.
- Khi thụ lộc tài chùa nên lưu lại chút công đức: Không nên xem đó là việc đương nhiên sư trụ trì cho thì nhận.
Trên đây là những thông tin về chùa Thanh Am – ngôi chùa cổ kính bên dòng sông Đuống. Hy vọng bài viết sẽ cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần giúp cho chuyến tham quan của bạn thêm trọn vẹn. Đừng quên trải nghiệm dịch vụ đặt xe Xanh SM tiện lợi cho chuyến đi sắp tới bạn nhé!
Xem thêm: