Chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc –  vẻ đẹp linh thiêng giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ

Chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi bật của khu vực phía Bắc. Nằm giữa thiên nhiên hùng vĩ của dãy Tam Đảo, ngôi chùa không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là nơi hội tụ của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu.

Giới thiệu về chùa Tây Thiên Tam Đảo – Cõi thiêng giữa núi rừng hùng vĩ

Chùa Tây Thiên, tọa lạc tại khu danh thắng Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85km về phía Tây Bắc, là một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam. Ngôi chùa được xây dựng dưới triều đại nhà Mạc, và gắn liền với dấu ấn lịch sử và từng được coi là nơi Đức Phật đến trụ trì vào thế kỷ IV trước Công nguyên.

Với tổng diện tích lên đến 4.5ha cùng 50ha rừng ngoại vi, chùa Tây Thiên mang đến không gian thanh tịnh, yên bình giữa núi rừng hùng vĩ. Đây còn là nơi sở hữu nhiều công trình kiến trúc độc đáo và ý nghĩa như Đại Bảo Tháp Kim Cương Thừa, Đền Thờ Quốc Mẫu, Đền Thống Tây Thiên, Nhà chính điện…

Chùa Tây Thiên nằm giữa không gian núi rừng rộng lớn
Chùa Tây Thiên nằm giữa không gian núi rừng rộng lớn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài vẻ đẹp kiến trúc và cảnh quan, chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động tâm linh, văn hóa đặc sắc. Ở đây cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu học Phật pháp, thu hút đông đảo Phật tử, du khách thập phương. 

Hành trình ngược dòng lịch sử của chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc

Sự ra đời của chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc gắn liền với truyền thuyết về Quốc Mẫu Tây Thiên – một nhân vật linh thiêng có công lớn trong việc giúp vua Hùng mở mang bờ cõi. 

  • Thế kỷ III TCN: Theo truyền thuyết, từ thời Vua Hùng Vương thứ 7, khu vực Tây Thiên đã có một ngôi chùa cổ thờ Phật, là nơi người dân thường ghé thăm để cầu nguyện. 
  • Thế kỷ XVI (thời nhà Mạc): Chùa được xây dựng lại với quy mô lớn hơn, đánh dấu bước phát triển quan trọng của Phật giáo tại vùng đất này.
  • Năm 2004: Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công xây dựng trên nền một thiền tự cổ, tiếp nối tinh thần tu học Phật pháp từ hàng thế kỷ trước.
  • Năm 2005: Sau hơn 15 tháng xây dựng, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên chính thức khánh thành, trở thành một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam, thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử và du khách thập phương.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc không chỉ là nơi hành hương tâm linh mà còn là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu quan trọng của Việt Nam. 

Các Phật tử tham gia tu học tại Thiền Viện
Các Phật tử tham gia tu học tại Thiền Viện (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Tây Thiên còn gắn liền với sự tích về Quốc Mẫu Tây Thiên – bà Lăng Thị Tiêu, một nữ tướng tài ba dưới thời Hùng Vương thứ 7. Bà không chỉ giúp vua giữ gìn đất nước mà còn có công truyền dạy người dân cách trồng trọt, canh tác. 

Sau khi hóa, bà Lăng Thị Tiêu được tôn thờ như một vị Thánh Mẫu linh thiêng, bảo hộ cho vùng đất Tây Thiên. Ngày nay, Đền Thờ Quốc Mẫu tại khu danh thắng Tây Thiên là nơi linh thiêng được nhiều người tìm đến để chiêm bái, cầu bình an và may mắn.

Kiến trúc cổ kính, hài hòa giữa thiên nhiên và tâm linh của chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc

Chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc là một công trình kiến trúc mang đậm nét cổ kính, hài hòa giữa thiên nhiên và tâm linh. Với diện tích 4,5ha, được bao quanh bởi 50ha rừng ngoại vi, chùa mang đến một không gian thanh tịnh, yên bình, thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến chiêm bái.

Cổng tam quan

Cổng tam quan của chùa Tây Thiên được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống, với ba lối đi tượng trưng cho Tam Giới: Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Cổng được xây dựng kiên cố, mái ngói cong vút, chạm khắc tinh xảo, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho du khách ngay từ khi bước vào khuôn viên chùa.

Hình ảnh cổng Tam Quan với thiết kế theo lối truyền thống
Hình ảnh cổng Tam Quan với thiết kế theo lối truyền thống (Ảnh: mia.vn)

Chính điện

Chính điện là công trình nằm chính giữa Thiền viện, có chiều cao 17m, diện tích 675 mét vuông, được chống đỡ bởi 4 trụ lớn, mỗi trụ đường kính gần 1m. Không gian chính điện có thể tiếp đón khoảng 600 Phật tử. Bên trong là tượng thờ Phật uy nghiêm với hai câu đối mang ý nghĩa sâu sắc:

Phước đức sâu dày do gieo nhân đạt quả, Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội thuần

Phật giáo chỉ đường lìa mê về bến giác, Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như”

Không gian rộng rãi trong chính điện
Không gian rộng rãi trong chính điện (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lầu Chuông và lầu Trống 

Lầu Chuông và lầu Trống được đặt ở hai bên chính điện, tạo sự cân đối cho tổng thể kiến trúc chùa. Chuông có trọng lượng 2 tấn, tạo ra âm thanh sâu lắng, giúp tâm hồn an tịnh. Trống được làm từ gỗ mít rừng Gia Lai, đường kính 1,5m, dài 2m, mỗi tiếng vang lên như nhịp đập của đất trời giữa không gian linh thiêng. 

Hình ảnh lầu Trống
Hình ảnh lầu Trống (Ảnh: giacngo.vn)

Nhà Tổ – tôn vinh Trúc Lâm Tam Tổ

Nhà Tổ nằm ngay sau chính điện, là nơi thờ tượng Trúc Lâm Tam Tổ gồn Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Các bức tượng tại đây đều được tạc từ đá sa thạch, loại đá mà người Chăm và người ai Cập thường sử dụng trong điêu khắc tượng thần. Trong nhà Tổ có hai câu đối thể hiện tinh thần truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm: 

“Tổ tổ truyền đăng phát huy tâm ấn Phật, Tăng tăng tục diện lưu biến chính tông thiền.”

 “Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng, Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp.”

Khung cảnh bình yên của chùa Tây Thiên
Khung cảnh bình yên của chùa Tây Thiên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khu thờ Quốc Mẫu Tây Thiên

Khu thờ Quốc Mẫu Tây Thiên là nơi tôn vinh và thờ phụng Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu. Đền thờ được xây dựng trang nghiêm, với kiến trúc truyền thống, mái ngói đỏ, cột kèo chạm khắc tinh xảo. Không gian bên trong ấm cúng, linh thiêng, thu hút nhiều du khách đến dâng hương và cầu nguyện.

Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên được nhiều người đến dâng hương
Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên được nhiều người đến dâng hương (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những trải nghiệm thú vị khi đến chùa Tây Thiên

Chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc không chỉ là một địa điểm tâm linh linh thiêng mà còn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ giữa thiên nhiên hùng vĩ của Tam Đảo. Dưới đây là những hoạt động bạn không nên bỏ lỡ khi ghé thăm nơi này.

Chiêm bái và cầu bình an 

Chùa Tây Thiên là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng ở miền Bắc, thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến chiêm bái, cầu bình an. Các khu vực như chính điện hay Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên đều là những nơi linh thiêng, giúp bạn cảm thấy thanh tịnh, giúp tâm hồn thư thái và an yên.

Hình ảnh đoàn khách hành hương về chùa Tây Thiên
Hình ảnh đoàn khách hành hương về chùa Tây Thiên (Ảnh: mia.vn)

Hòa mình vào không gian thiên nhiên của núi rừng Tam Đảo

Tây Thiên nằm giữa vùng núi Tam Đảo với cảnh quan thi hoang sơ, không khí trong lành, mát mẻ. Bạn có thể tận hưởng cảm giác thư thái khi tản bộ, lắng nghe tiếng chim hót và suối chảy. Ngoài ra, bạn có thể thử sức leo núi hoặc đi bộ dọc theo các con đường mòn để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Thiên.

Thiên nhiên hoang sơ tại chùa Tây Thiên
Thiên nhiên hoang sơ tại chùa Tây Thiên (Ảnh: dulichvinhphuc.gov.vn)

Thưởng thức ẩm thực địa phương với những món đặc sản nổi tiếng

Sau hành trình tham quan, đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản, đạm nét ẩm thực địa phương của vùng Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Một số món ngon nổi tiếng bạn có thể thử bao gồm su su xào tỏi, gà đồi nướng, lợn mán hấp, cá suối chiên giòn hay bánh nếp Tây Thiên.

Ẩm thực Tam Đảo không thể thiếu là món su su xào tỏi
Ẩm thực Tam Đảo không thể thiếu là món su su xào tỏi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham gia lễ hội Tây Thiên

Nếu đến chùa Tây Thiên vào mùa lễ hội (thường diễn ra từ ngày 15/2 âm lịch), bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí sôi động của một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc. 

Lễ hội Tây Thiên là dịp để người dân địa phương và du khách thể hiện lòng thành kính với Quốc Mẫu Tây Thiên, đồng thời tham gia vào nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như rước kiệu, tế lễ, hát chầu văn và các trò chơi dân gian đặc sắc. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ trong hành trình khám phá Tây Thiên của bạn.

Lễ hội Tây Thiên với hoạt động rước kiệu
Lễ hội Tây Thiên với hoạt động rước kiệu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số điểm đến du lịch gần chùa Tây Thiên Tam Đảo Vĩnh Phúc

Khi đến với chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc, bạn có thể ghé thăm một số điểm tham quan nổi tiếng khác như: 

Đền Cô – Đền Cậu Tây Thiên

Đền Cậu tọa lạc bên khe Trường Sinh, cách chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc hơn 1km. Nơi đây được xem là nơi “Cậu” chiêu mộ và rèn luyện quân sĩ để phò trợ Mẫu. Du khách thường đến đền Cậu để cầu mong tài lộc, phúc thọ, cũng như những điều tốt đẹp trong tình duyên và con cái.

Quang cảnh tại đền Cậu - Tây Thiên
Quang cảnh tại đền Cậu – Tây Thiên (Ảnh: mia.vn)

Cách đền Cậu khoảng 2km, gần thác Bạc và bên dòng Giải Oan, là đền Cô – nơi thờ Cô Bé, một vị tiên nữ được cho là con nhà Trời, theo Mẫu Thiên xuống trần để cứu giúp dân lành. Người hành hương đến đền Cô không chỉ để bày tỏ lòng thành kính mà còn để tìm sự thanh thản, gột rửa muộn phiền, hướng tâm đến những điều thiện lành.

Đại bảo tháp Mandala

Đại Bảo Tháp Mandala, tọa lạc tại trung tâm khu du lịch Tây Thiên, là công trình kiến trúc Phật giáo Kim Cương thừa đầu tiên tại Việt Nam. Tháp cao 37m, rộng 1.500m², được thiết kế theo hình dáng một bông sen khổng lồ, biểu tượng của sự giác ngộ và thanh tịnh.

Đại bảo tháp Madala
Đại bảo tháp Madala (Ảnh: traveloka.com)

Công trình được khởi công xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành vào năm 2012. Toàn bộ nội thất, tượng đài, cổng tam quan… đều sử dụng các vật liệu bền vững như đá, gỗ, sắt, đồng, kết hợp với những họa tiết tinh xảo và tượng Phật mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Đền Thõng

Đền Thõng (đền Thỏng) là một công trình mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm tách biệt khỏi khu vực trung tâm của khu du lịch Tây Thiên, đền tọa lạc trên một vị trí cao và yên bình, tạo nên không gian tĩnh lặng, thanh tịnh – lý tưởng cho các hoạt động tâm linh và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa địa phương.

Hình ảnh giản dị của ngôi đền
Hình ảnh giản dị của ngôi đền (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc của Đền Thống tuy giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ trang nghiêm, được xây dựng theo phong cách truyền thống của đền chùa Việt Nam. Công trình chủ yếu sử dụng gỗ và gạch, mang gam màu trầm ấm, cùng với các chi tiết trang trí nhẹ nhàng nhưng tinh tế. 

Thiền viện Trúc lâm An Tâm

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm là nơi dành cho những ai muốn tìm về sự bình yên giữa cuộc sống bộn bề, đồng thời là trung tâm thiền học và tu tập của Phật tử. Nằm giữa khu rừng thiêng liêng, thiền viện sở hữu không gian yên tĩnh, trong lành, mang đến cảm giác thư thái và gần gũi với thiên nhiên.

Thiền viện là nơi diễn ra các hoạt động thiền học và tu tập
Thiền viện là nơi diễn ra các hoạt động thiền học và tu tập (Ảnh: mia.vn)

Kiến trúc của thiền viện được thiết kế theo phong cách giản dị nhưng trang nghiêm, với những tòa nhà bằng gỗ và gạch, hài hòa với cảnh quan xung quanh. Đến đây, bạn có thể tham gia các buổi thiền định hàng ngày dưới sự hướng dẫn của các thiền sư, giúp tâm trí an nhiên và tĩnh lặng hơn.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Tây Thiên Tam Đảo

Từ trung tâm thành phố Hà Nội, để di chuyển đến chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc, bạn có thể lựa chọn đi xe bus, xe khách, tự đi xe cá nhân hoặc đặt xe qua ứng dụng công nghệ. 

Đi bằng ô tô hoặc xe khách

Nếu bạn muốn di chuyển nhanh chóng và thoải mái hơn, ô tô hoặc xe khách là lựa chọn hợp lý. Với ô tô cá nhân, bạn có thể chủ động thời gian và nghỉ ngơi trên đường đi, trong khi xe khách sẽ tiện lợi hơn cho những ai không muốn tự lái.

Bạn có thể lựa chọn đi xe khách khi lên Tam Đảo
Bạn có thể lựa chọn đi xe khách khi lên Tam Đảo (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi bằng xe máy

Xe máy là phương tiện yêu thích của dân phượt bởi cung đường từ Hà Nội đến Tây Thiên khá đẹp, có nhiều khung cảnh thiên nhiên ấn tượng. Lộ trình di chuyển phổ biến xuất phát từ đường Phạm Văn Đồng, qua cầu Thăng Long, sau đó đi thẳng hướng Nội Bài. 

Khi đến ngã tư Nam Hồng, rẽ trái vào đường Mê Linh, đi theo chỉ dẫn đến Vĩnh Yên, rồi tiếp tục theo hướng Tây Thiên – Tam Đảo để đến Thiền viện. Tổng quãng đường khoảng 80km, phù hợp với những ai thích trải nghiệm cảm giác tự do khi lái xe trên cung đường đồi núi.

Ngoài ra, để hành trình đến Yên Tử thuận tiện, nhanh chóng mà không lo tắc đường hay mệt mỏi, Xanh SM là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Dịch vụ xe điện hiện đại không chỉ giúp bạn di chuyển êm ái mà còn góp phần bảo vệ môi trường với nhiều lợi ích:

  • Xe điện hiện đại: Toàn bộ xe đều chạy bằng điện, không mùi xăng dầu, vận hành êm ái, mang đến trải nghiệm di chuyển dễ dàng và thoải mái.
  • Đón khách nhanh chóng: Hệ thống xe hoạt động 24/7, sẵn sàng phục vụ bất cứ khi nào khách hàng cần, nhanh chóng và thuận tiện.
  • An toàn & chuyên nghiệp: Tài xế được đào tạo bài bản, tác phong chuyên nghiệp và lịch sự, đảm bảo giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và an tâm.
  • Giá cả minh bạch: Chi phí, lộ trình chuyến đi được hiển thị rõ ràng trên ứng dụng Xanh SM, không lo phát sinh phụ phí.
  • Bảo vệ môi trường: Chọn Xanh SM là chính là bạn đang góp phần vào việc giảm khí thải, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Xanh SM là một lựa chọn di chuyển tuyệt vời khi đi du lịch Yên Tử
Xanh SM là một lựa chọn di chuyển tuyệt vời khi đi du lịch Yên Tử (Ảnh: Xanh SM)

Để đặt xe, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 2088 hoặc đặt trực tiếp qua ứng dụng Xanh SM. Hãy trải nghiệm ngay hành trình xanh – tiện lợi – an toàn cùng Xanh SM!

Khi đã đến khu vực Tây Thiên, bạn có thể lựa chọn đi bộ hoặc cáp treo: 

  • Đi bộ: Quãng đường từ chân núi lên đến đỉnh Tây Thiên dài 4km, đi mất khoảng 2-3 tiếng. Đặc biệt, đoạn từ đền Cô lên đền Thượng khá dốc và thử thách.
  • Đi cáp treo: Cáp treo để lên thẳng đền Thượng chỉ trong 10 phút. Mỗi cabin có thể chở tối đa 6 người. Giá vé khứ hồi là 260.000đ/người lớn, 180.000đ/trẻ em, hoặc bạn có thể mua vé một chiều với giá 160.000đ/người lớn và 110.000đ/trẻ em (Giá vé mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo tùy từng thời điểm).
Đi cáp treo giúp bạn tiết kiệm thời gian và có thể chiêm ngưỡng cảnh vật từ trên cao
Đi cáp treo giúp bạn tiết kiệm thời gian và có thể chiêm ngưỡng cảnh vật từ trên cao (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Vĩnh Phúc

Để có những trải nghiệm tham quan chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc trọn vẹn nhất, quý khách nên lưu ý một số điều sau đây: 

  • Tuân thủ quy tắc và nghi lễ tôn giáo: Giữ thái độ thành kính, tránh gây ồn ào hoặc thực hiện những hành động thiếu tôn trọng. Đặc biệt, hãy chú ý đến các khu vực có biển báo cấm chụp ảnh và tuân thủ các quy định chung của nhà chùa.
  • Ăn mặc lịch sự, trang nhã: Lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc quần ngắn, áo hở vai hay trang phục quá sặc sỡ, nhằm giữ gìn sự trang nghiêm cho nơi thờ tự.
  • Chuẩn bị đồ ăn nhẹ và giữ gìn sức khỏe: Nên mang theo nước uống và một chút đồ ăn nhẹ để bổ sung năng lượng. Đồng thời, hãy di chuyển với tốc độ phù hợp, tránh gắng sức quá mức để đảm bảo sức khỏe trong suốt hành trình.
  • Bảo vệ di tích và cảnh quan: Khi tham quan, hãy có ý thức giữ gìn, không chạm tay hoặc tác động mạnh vào các tượng Phật, bia đá, hay công trình kiến trúc. 
Quý khách nên giữ trật tự để bảo vệ không khí trang nghiêm của chùa
Quý khách nên giữ trật tự để bảo vệ không khí trang nghiêm của chùa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về chùa Tây Thiên Tam Đảo Vĩnh Phúc

Dưới đây là một số thông tin mọi người thường hay thắc mắc về chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc: 

Chùa Tây Thiên bao nhiêu bậc?

Nếu đi bộ, bạn sẽ phải leo 239 bậc thang để đến với cổng chính của chùa Tây Thiên

Tây Thiên có những đền nào?

Các đền trong khu vực chùa Tây Thiên: 

  • Đền Thỏng (Đền Trình)
  • Đền Cậu
  • Đền Cô
  • Đền Thượng (Đền Chính)
  • Đền Mẫu Sinh và Đền Mẫu Hóa
  • Chùa Tây Thiên (Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên)
  • Đại Bảo Tháp Mandala
  • Đền Cô Chín, Đền Địa Mẫu, Đền Tam Tòa Thánh Mẫu

Giá vé cáp treo Tây Thiên bao nhiêu?

Giá vé cáp treo Tây Thiên khứ hồi là 260.000đ/người lớn, 180.000đ/trẻ em, hoặc bạn có thể mua vé một chiều với giá 160.000đ/người lớn và 110.000đ/trẻ em (Giá vé mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy từng thời điểm).

Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ kính và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên chùa Tây Thiên Đại Đình Tam Đảo Vĩnh Phúc thanh tịnh và yên bình. Với bề dày lịch sử và giá trị tâm linh, đây không chỉ là điểm đến dành cho những người tu học Phật pháp mà còn là nơi tôn vinh truyền thống văn hóa tín ngưỡng lâu đời của dân tộc. 

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây