Khám phá chùa Tảo Sách Tây Hồ: Ngôi cổ tự lưu giữ dấu tích hoàng tử nhà Trần

Bên bờ Hồ Tây thơ mộng, chùa Tảo Sách uy nghi sừng sững qua bao thập kỷ, là chốn thờ Phật linh thiêng. Được biết đến là một trong những ngôi cổ tự hiếm hoi ở thủ đô, ngôi chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính. Bên trong chùa hiện đang bảo tồn nhiều di vật quý giá, thể hiện giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc.

Giới thiệu về Chùa Tảo Sách

Chùa Tảo Sách có tên chữ là Linh Sơn tự, được nhân dân địa phương quen gọi là chùa Nhật Tân vì ngôi chùa tọa lạc ở phường Nhật Tân, Tây Hồ. Tiền thân ngôi chùa là một cổ tự được xây dựng vào thế kỷ XVI, dưới triều đại Hậu Lê. Không chỉ thở Phật, chùa còn là điển hình cho tư tưởng tôn thờ Tam giáo và thờ cúng tổ tiên.

Chùa Linh Sơn - Tảo Sách tọa lạc bên bờ Hồ Tây mênh mông sóng nước (Ảnh: Nhịp sống Hà Nội)
Chùa Linh Sơn – Tảo Sách tọa lạc bên bờ Hồ Tây mênh mông sóng nước (Ảnh: Nhịp sống Hà Nội)

Chùa cổ Tảo Sách nổi bật với kiến trúc Phật Giáo cổ kính, hài hòa với thiên nhiên. Cổng chùa hướng ra Hồ Tây rộng lớn, đón gió vào chùa tạo bầu không khí trong lành, mát mẻ. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thanh tịnh chốn thiền môn, chùa còn là điểm giao thoa các giá trị văn hóa và tín ngưỡng sâu sắc.

Chùa Tảo Sách địa chỉ ở đâu?  

Chùa Tảo Sách tọa lạc tại số 386, Đường Lạc Long Quân, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 8km về phía Tây. Nơi đây là điểm tập trung của nhiều di tích nổi tiếng, gắn liền với văn hóa và lịch sử Hà Nội, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Ngôi chùa cổ Linh Sơn nằm gần nhiều di tích các đình - đền- chùa khác tại Hồ Tây (Ảnh: Google Maps)
Ngôi chùa cổ Linh Sơn nằm gần nhiều di tích các đình – đền- chùa khác tại Hồ Tây (Ảnh: Google Maps)

Chùa Linh Sơn nằm trong khu quần thể di tích văn hóa nổi tiếng quanh Hồ Tây, bao gồm các chùa, đền, đình, tiêu biểu như chùa Vạn Niên, chùa Trấn Quốcđền Quán Thánh. Du khách tham quan chùa có thể tiện đường khám phá những di tích lịch sử – văn hóa đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm du lịch Hà Nội.

Di chuyển tới chùa Tảo Sách Hồ Tây như thế nào?

Nằm trong khu di tích đình – đền – chùa ven Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội – Chùa cổ Tảo Sách chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 8km về phía Tây Bắc. Đường xá nơi đây rộng và bằng phẳng, giao với nhiều tuyến đường lớn của thành phố, thuận tiện cho hành trình di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.

Cung đường dẫn đến chùa rộng và bằng phẳng, thuận tiện cho nhiều phương tiện (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cung đường dẫn đến chùa rộng và bằng phẳng, thuận tiện cho nhiều phương tiện (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Du khách có thể đi xe cá nhân đến chùa Tảo Sách bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân, thời gian di chuyển khoảng 20 – 35 phút. Sử dụng Google Maps sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được tuyến đường ngắn và phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo lộ trình gợi ý từ trung tâm Hà Nội đến chùa như sau:

Từ trung tâm Hà Nội (hồ Hoàn Kiếm) – P.Lê Thái Tổ – rẽ trái đi vào P.Tràng Thị – vào Đ.Điện Biên Phủ – vào Đ.Độc Lập – rẽ trái đến P.Hoàng Văn Thụ – rẽ phải vào Hùng Vương – rẽ trái vào Thụy Khuê – rẽ phải vào P.Trích Sài – đi theo Đ.Vành Đai 1 – rẽ phải ở đối diện 657 Lạc Long Quân – chùa ở  địa chỉ 368 Lạc Long Quân.

Lộ trình gợi ý từ hồ Hoàn Kiếm đến chùa cổ Tảo Sách (Ảnh: Google Maps)
Lộ trình gợi ý từ hồ Hoàn Kiếm đến chùa cổ Tảo Sách (Ảnh: Google Maps)

Sử dụng phương tiện cá nhân giúp bạn chủ động về thời gian, lịch trình, có thể tiện đường đi dạo Hồ Tây mát hoặc tham quan nhiều địa điểm lân cận. Tuy nhiên, việc không thông thạo đường xá hoặc phải di chuyển trên đoạn đường dài sẽ dễ làm bạn mệt mỏi.

Di chuyển bằng xe dịch vụ

Nếu không có phương tiện cá nhân hoặc ở quá xa, bạn có thể sử dụng các loại xe dịch vụ để di chuyển nhanh chóng và thoải mái:

  • Xe buýt công cộng: Bạn có thể bắt các tuyến xe buýt số 13, 33, 25 55A, 55B (đi qua trạm dừng 657 Lạc Long Quân) hoặc tuyến 146, 159 (qua trạm dừng đối diện quận ủy Tây Hồ).
  • Gọi xe ôm/taxi: Bạn có thể vẫy xe ôm, xe taxi chờ trên các cung đường gần nơi bạn đi qua. Tuy nhiên, bạn cần hỏi rõ về giá cả để tránh bị “hét giá” hoặc gặp tình trạng đi đường dài để thu thêm phí từ các taxi/xe ôm chạy “dù”.
  • Đặt xe công nghệ: Đặt xe công nghệ giúp bạn dễ dàng đến chùa mà không cần lo lắng việc tìm đường hay mệt mỏi khi phải chờ đợi xe buýt, giá xe minh bạch trên ứng dụng, không lo sợ bị “chặt chém”.
Bạn có thể bắt xe buýt tuyến 55A đi qua trạm dừng gần chùa Tảo Sách (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bạn có thể bắt xe buýt tuyến 55A đi qua trạm dừng gần chùa Tảo Sách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giữa nhịp sống bận rộn và tấp nập của thủ đô Hà Nội, việc lựa chọn một hình thức di chuyển an toàn, nhanh chóng và thuận tiện luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Trong đó, Xanh SM đang là dịch vụ đặt xe công nghệ được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn vì:

  • Xe vận hành êm ái: Dòng xe VinFast thuần điện hiện đại, không tiếng ồn động cơ, không rung lắc, mang đến trải nghiệm di chuyển thoải mái, dễ chịu.
  • Giá cước minh bạch: Hiển thị giá cước trực tiếp trên ứng dụng cùng lộ trình di chuyển rõ ràng, hoàn toàn không phát sinh thêm phụ phí thu ngoài.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Tài xế đã qua đào tạo bài bản, vững tay lái, phục vụ tận tâm.
  • Tính an toàn cao: Trang bị camera giám sát, cảnh báo va chạm, kiểm soát hành trình, hệ thống phanh ABS đời mới, móc cố định ghế ngồi cho trẻ em,… đảm bảo an toàn và tiện nghi cho mọi hành khách.
  • Thân thiện với môi trường: Sử dụng năng lượng điện 100%, không phát thải khí CO2, tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ “không gian xanh” tại Tây Hồ.

Tải ngay ứng dụng Xanh SM hoặc gọi hotline 1900 2088 để đặt xe và tận hưởng chuyến đi an toàn, tiện lợi cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng mới!

Dịch vụ Xanh SM hiện đại, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dùng (Ảnh: Xanh SM)
Dịch vụ Xanh SM hiện đại, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dùng (Ảnh: Xanh SM)

Lịch sử hình thành và ý nghĩa tâm linh của chùa Tảo Sách Tây Hồ

Chùa Tảo Sách là một ngôi cổ tự linh thiêng với lịch sử tồn tại hơn 600 năm, lưu giữ những dấu tích lịch sử quý giá. Nơi đây không chỉ là chốn thờ tự mà còn là di tích văn hóa quan trọng, gắn liền với sự tích của Dâm Đàm Đại Vương – vị hoàng tử nhà Trần, người có công lao trong cuộc chiến bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.

Tương truyền, vùng đất xây chùa Tảo Sách từng là nơi hoàng tử Uy Linh Lang, con trai thứ 7 của vua Trần Nhân Tông dùng làm nhà đọc sách. Sau này, ông có công dẹp giặc, được phong làm Dâm Đàm Đại Vương. Năm 1300, sau khi ngài viên tịch, nhân dân đã lập một am thờ để thờ phụng và tưởng nhớ công lao của vị hoàng tử.

Chùa Tảo Sách được dựng trên nền đất của am thờ hoàng tử Uy Linh (Ảnh: Minh Sơn/Việt Nam+)
Chùa Tảo Sách được dựng trên nền đất của am thờ hoàng tử Uy Linh (Ảnh: Minh Sơn/Việt Nam+)

Sau này, dưới thời Hậu Lê, người dân trong vùng đã chung tay xây dựng một ngôi chùa mới trên nền am thờ Uy Linh, tên gọi “chùa Tảo Sách” chính thức ra đời kể từ đây. Cuối thế kỷ XVI, dưới sự ảnh hưởng của thiền phái Tào Động, chùa trở thành không gian sinh hoạt của hội Hoa Nghiêm – hoạt động tín ngưỡng tuân theo Kinh Hoa Nghiêm trong Phật Giáo.

Năm 2011, chùa cổ Tảo Sách xảy ra một vụ hỏa hoạn lớn làm hư hại toàn bộ tòa tam bảo rộng 150m2, rất may nhiều tượng thờ đã được di chuyển ra ngoài. Sau này, chùa được phục dựng lại theo kiến trúc cũ nhờ Thượng tọa trụ trì Thích Nguyên Hạnh cùng chư vị Phật tử đóng góp công đức.

Chùa được phục dựng lại theo lối kiến trúc cũ, lưu giữ những nét kiến trúc đặc trưng (Ảnh: tayho360.vn)
Chùa được phục dựng lại theo lối kiến trúc cũ, lưu giữ những nét kiến trúc đặc trưng (Ảnh: tayho360.vn)

Chùa Tảo Sách thờ ai?

Linh Sơn tự thờ Phật theo tông phái Tào Động, trong chính điện chùa đặt các tượng thờ: Tượng Phật Thích Ca và Kim Cương, Cửu Long; tượng vua cha Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu; tượng Thích Ca Thế Tôn, tượng Quan Âm tọa sơn và Quan Âm tống tử. Trên đài cao đặt bộ tượng A Di Đà Tam tôn và bộ Tam thế Phật.

Không chỉ là nơi thờ Ngọc Hoàng Đại Đế và thờ Phật, ngôi chùa còn đại diện cho tư tưởng tôn thờ Tam giáo và thờ cúng tổ tiên. Không gian thờ tự nơi đây bao gồm nhiều  công trình độc lập: tòa tam bảo,  nhà tờ Mẫu, nhà thờ Tổ, bên phải bái đường là nơi thờ cúng tổ tiên – những vị có công lập nên vùng đất Nhật Tân.

Bên trong chính điện đặt nhiều tượng thờ được chạm khắc tinh xảo (Ảnh: tayho360.vn)
Bên trong chính điện đặt nhiều tượng thờ được chạm khắc tinh xảo (Ảnh: tayho360.vn)

Kiến trúc đặc sắc của chùa Tảo Sách Tây Hồ

Chùa Tảo Sách được xây trên nền đất cao 3m, tọa thế “long chầu hổ phục”. Trước cửa chùa có cây đào phai trăm tuổi, xuân về hoa nở hồng thẳm cả mặt đất. Kiến trúc chùa là sự giao thoa độc đáo giữa kiến trúc trung Hoa và kiến trúc cung đình Huế.

Toàn cảnh chùa Tảo Sách - góc nhìn từ trên cao (Ảnh: tayho360.vn)
Toàn cảnh chùa Tảo Sách – góc nhìn từ trên cao (Ảnh: tayho360.vn)

Chùa xây theo kết cấu kiểu chữ “Đinh”, từ ngoài vào trong là các công trình: Cổng tam quan, tòa tam bảo nhà thờ Mẫu, nhà Tổ, tháp chuông nhìn ra Hồ Tây,… Trong đó, các hạng mục tiêu biểu bao gồm:

Cổng tam quan

Cổng chính chùa Tảo Sách là một tam quan 2 tầng, 8 mái vững chãi, nằm uy nghiêm trên đường Lạc Long Quân. Phía bên phải cổng chùa đặt tấm bia xếp hạng di tích. Tam quan được xây dựng với cột trụ vững chãi, cửa gỗ chạm khắc tinh xảo cùng kiểu mái cong lợp ngói đỏ, đặc trưng của kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Cổng tam quan chùa vũng trãi, uy nghiêm, bên cạnh là bia đá xếp hạng di tích (Ảnh: Min Sơn/Việt Nam+)
Cổng tam quan chùa vũng trãi, uy nghiêm, bên cạnh là bia đá xếp hạng di tích (Ảnh: Min Sơn/Việt Nam+)

Khuôn viên

Bước qua cổng chùa, du khách sẽ bước vào một khuôn viên rộng lớn dẫn thẳng đến trước tòa Tam bảo. Sân chùa rợp bóng cây xanh mát, xung quanh có nhiều pho tượng Phật và Quan Âm tọa liên, đặt trên các thềm đá cao.

Khuôn viên chùa rộng rãi, đặt các bức tượng Phật và Quan Âm “tọa liên” (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Khuôn viên chùa rộng rãi, đặt các bức tượng Phật và Quan Âm “tọa liên” (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tòa tam bảo

Tòa tam bảo chùa Tảo Sách quay ra Hồ Tây, kết cấu theo kiểu chữ “Đinh”, gồm Tiền đường và Hậu cung. Tiền đường là một ngôi nhà năm gian, có mặt bằng sáu hàng chân. Kết cấu vì kèo theo kiểu “giá chiêng – kẻ truyền bảy hiên”. Hiên nhà được lát gạch Bát Tràng với bốn cột đá xanh đỡ mái hiên, mỗi cột được chạm khắc tinh xảo.

Sân thềm được lát đá ở trước điện thờ tại chùa Tảo Sách (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sân thềm được lát đá ở trước điện thờ tại chùa Tảo Sách (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hậu cung Tam bảo là một tòa nhà ba gian, kéo dài ra phía sau và nối liền với gian giữa của tiền đường. Nhà được xây theo kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc được đắp theo kiểu bờ đinh.

Bên trong điện thờ đặt nhiều pho tượng quý cùng các trang trí hoa văn tinh xảo (Ảnh: tayho360.vn)
Bên trong điện thờ đặt nhiều pho tượng quý cùng các trang trí hoa văn tinh xảo (Ảnh: tayho360.vn)

Tháp chuông

Từ xa, du khách có thể nhìn thấy tháp chuông mới của chùa, cao khoảng 15m với 3 tầng và 12 mái. Công trình mang dáng dấp phương đình, cửa chính hướng Đông Nam, đón gió hồ thổi vào. Kiến trúc tháp hài hòa với tổng thể chùa, vừa vững chãi vừa thanh thoát, tạo điểm nhấn nổi bật cho hình ảnh của Chùa Tảo Sách ở Tây Hồ.

Tháp chuông cao sừng sững giữa không gian rộng lớn, hướng ra hồ nước thơ mộng (Ảnh: Chùa Tảo Sách - Tây Hồ - Hà Nội)
Tháp chuông cao sừng sững giữa không gian rộng lớn, hướng ra hồ nước thơ mộng (Ảnh: Chùa Tảo Sách – Tây Hồ – Hà Nội)

Hệ thống các di vật quý giá tại chùa Tảo Sách Hà Nội

Chùa Tảo Sách không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính mà còn là kho tàng lưu giữ nhiều di vật quý giá, phản ánh đời sống văn hóa, tín ngưỡng dân gian qua các thời kỳ. Trong chùa hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật cổ có niên đại từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, trong đó đáng chú ý là:

  • Hệ thống bia đá gồm 29 tấm bia, có niên hiệu từ thời vua Thành Thái đến thời vua Bảo Đại.
  • Hai quả chuông đồng, trong đó một quả được đúc từ thời vua Minh Mạng năm thứ ba (năm 1822).
  • Hơn 40 pho tượng tròn, một số pho tượng Phật quý từ thế kỷ XIX và ba bức tượng Tam Thế có từ thế kỷ XVIII.
  • 23 bức đại tự và 42 câu đối (gồm 39 câu đối bằng Hán tự và 3 câu đối bằng chữ Nôm).
  • Chính giữa nhà đặt tấm bia niên hiệu Bảo Đại và bia “Linh Sơn tự kỷ niệm bi ký”, ghi chép về lịch sử hình thành của chùa.
Trong chùa có nhiều hiện vật quý giá cùng các tấm bia đá ghi lại sự kiện quan trọng (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong chùa có nhiều hiện vật quý giá cùng các tấm bia đá ghi lại sự kiện quan trọng (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Chùa Tảo Sách đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 23/7/1993. Đây là sự ghi nhận giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của ngôi chùa, khẳng định vai trò quan trọng trong kho tàng di sản kiến trúc Việt Nam.

Kinh nghiệm tham quan chùa Tảo Sách

Chùa Tảo Sách không chỉ là nơi chiêm bái cho Phật tử mà còn là điểm đến lý tưởng để du khách tìm về không gian tĩnh lặng, thư thái giữa lòng Hà Nội. Khi ghé thăm, du khách nên lưu ý một số điều để có trải nghiệm trọn vẹn và thể hiện sự tôn kính với không gian linh thiêng:

  • Cập nhật thông tin chùa Tảo Sách giờ mở cửa: Chùa mở cửa cả ngày, tuy nhiên, du khách nên đi vào buổi sáng hoặc chiều muộn để tận hưởng không khí trong lành, tránh nắng gắt.
  • Cư xử chuẩn mực: Giữ thái độ tôn kính, đi nhẹ, nói khẽ, có thể chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên chùa nhưng không nên chụp tùy tiện ở các khu vực thờ tự.
  • Trang phục phù hợp: Mặc trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với không gian tâm linh.
  • Giữ gìn vệ sinh chung: Không xả rác, không gây ồn ào để bảo tồn không gian thanh tịnh của chùa.
  • Dâng lễ đúng cách: Thắp hương vừa đủ tránh gây ô nhiễm khói bụi trong không gian thờ phụng. Nếu mang theo lễ vật, cần chuẩn bị đồ lễ phù hợp với từng điện thờ (không mang tiền giấy, đồ mặn vào điện thờ Phật).
Bạn nên đến chùa vào buổi sáng hay chiều tối để tận hưởng không khí trong lành (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bạn nên đến chùa vào buổi sáng hay chiều tối để tận hưởng không khí trong lành (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Tảo Sách

Bên cạnh giá trị tâm linh, chùa Tảo Sách còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá nét đẹp văn hóa và lịch sử qua từng di tích, cổ vật. Để giúp chuyến tham quan thêm trọn vẹn, dưới đây là một số thắc mắc phổ biến cùng những giải đáp hữu ích dành cho bạn:

Tham quan chùa Tảo Sách có mất phí không?

Chùa mở cửa miễn phí để đón khách thập phương đến chiêm bái và tham quan. Tuy nhiên, nếu muốn đóng góp công đức hoặc hỗ trợ chùa, du khách có thể tùy tâm cúng dường.

Chùa Tảo Sách có tổ chức lễ hội nào đặc biệt không?

Hàng năm, chùa tổ chức các sự kiện Phật giáo thường niên như lễ Vu Lan, lễ Phật Đản và một số lễ hội, sự kiện tôn giáo khác. Bên cạnh đó, chùa Tảo Sách còn là nơi tập trung của hội Hoa Nghiêm – nhóm Phật Giáo chuyên tổ chức các hoạt động từ thiện giàu ý nghĩa.

Nên tham quan chùa Tảo Sách vào thời gian nào?

Chùa mở cửa đón khách quanh năm, du khách có thể đến tham quan vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình tham quan di tích, bạn nên đi vào sáng sớm hoặc chiều tối để tận hưởng không gian dịu mát, trong lành tại nơi đây.

Bên bờ Hồ Tây, có một ngôi chùa cổ vẫn sừng sững trải qua thời gian, hằn in bao dấu ấn lịch sử. Không chỉ thu hút Phật tử, chùa còn là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự bình yên và khám phá văn hóa. Cùng lên lịch thăm quan chùa Tảo Sách và đừng quên đặt xe Xanh SM để tận hưởng chuyến đi an toàn – tiện lợi!

Xem thêm:

Chùa Kim Liên Hà Nội: Địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua!

Chùa Mật Dụng – Ngôi cổ tự uy nghi giữa “làng trong phố” ở Hà Nội

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin