Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: Di sản tâm linh giữa lòng Tây Nguyên

Nằm giữa lòng Tây Nguyên hùng vĩ, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan Buôn Ma Thuột được biết đến là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử. Mời bạn cùng Xanh SM khám phá chốn linh thiêng giữa miền đất đỏ bazan này nhé!

Giới thiệu Chùa Sắc Tứ Khải Đoan – Ngôi chùa Sắc tứ cuối cùng 

Vị trí của Chùa Sắc Tứ khải Đoan trên bản đồ.
Vị trí của Chùa Sắc Tứ khải Đoan trên bản đồ. (Ảnh: Google Maps)

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan hay Chùa Khải Đoan là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên trên vùng đất Tây nguyên. Đây cũng là ngôi chùa cuối cùng được sắc tứ dưới thời của Vua Bảo Đại nên mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa. Được biết tên chùa được ghép từ tên của Vua Khải Định và Hoàng Thái Hậu Đoan Huy nên mang ý nghĩa đặc biệt tôn nghiêm.

Sở hữu nét kiến trúc có sự giao thoa giữa nhà rường Huế, nhà sàn Tây Nguyên cùng nét hiện đại, Chùa Khải Đoan mang đến không gian thanh tịnh, uy nghi. Chùa không chỉ là điểm đến tâm linh linh thiêng mà còn mê hoặc lòng người bởi không gian độc đáo.

Không gian chùa Khải Đoan trầm mặc nhìn từ cổng đi vào.
Không gian chùa Khải Đoan trầm mặc nhìn từ cổng đi vào. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám phá những câu chuyện lịch sử ẩn giấu tại Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan lịch sử hình thành là ngôi chùa đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm tín ngưỡng Phật giáo lớn tại Tây Nguyên. Được xây dựng từ năm 1951, dưới sự hỗ trợ của mẹ Vua Bảo Đại Đoan Huy Hoàng Thái Hậu thì ngôi chùa đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển Phật giáo của tỉnh, mang nhiều câu chuyện lịch sử bí ẩn.

Chùa được xây dựng trên diện tích 7 mẫu 8 sào đất và được sắc phòng bởi triều đình nhà Nguyễn. Là ngôi chùa đầu tiên của tỉnh, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam bấy giờ. Quá trình hình thành chùa gắn liền với khát vọng hoằng dương chánh, đưa ánh sáng Phật giáo đến Tây Nguyên. 

Không gian chùa mang đậm màu sắc Tây Nguyên.
Không gian chùa mang đậm màu sắc Tây Nguyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là các mốc thời gian gắn liền với lịch sử Chùa Khải Đoan Đắk Lắk:

  • Năm 1951: Chùa được khởi công xây dựng dưới sự vận động của Hòa Thượng Thích Trí Thủ. Ông là người đứng đầu Hội Phật giáo Trung phần.
  • Năm 1953: Chính điện chùa được xây dựng xong và đưa vào sử dụng để phục vụ nhu cầu hành lễ của bà con Phật tử.
  • Năm 1954: Chùa trở thành trung tâm sinh hoạt Phật giáo, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tại Đắk Lắk.
  • Năm 1963: Chùa chịu ảnh hưởng từ các phong trào Phật giáo lớn tại miền Nam nên hoạt động sôi nổi hơn, thu hút đông Phật tử.
  • Năm 1964: Chùa chính thức được ban sắc phong mang tên Sắc Tứ Khải Đoan.
  • Giai đoạn năm 1970 – 1980: Chùa gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chiến tranh nhưng vẫn giữ vai trò là trung tâm tín ngưỡng Phật giáo của địa phương.
  • Năm 1981: Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập và Chùa Sắc Tứ Khải Đoan trở thành trụ sở Phật giáo tỉnh Đắk Lắk.
  • Năm 1981 – 1986: Chùa xây dựng, trùng tu và sửa chữa nhiều công trình trong khuôn viên nằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo.
  • Năm 1992: Chùa tiếp tục hoàn thiện các công trình phụ như cổng tam quan, khu nhà khách,… để mở rộng không gian phục vụ Phật tử và du khách.
  • Năm 2000-2010: Đại trùng tu chùa, sửa chữa chính điện và cảnh quan xung quanh, bổ sung thêm tượng Phật và phù điêu.
  • Năm 2012: Chùa Khải Đoan được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.
  • Đến nay: Chùa tiếp tục là trung tâm Phật giáo lớn tại Tây Nguyên thu hút đông đảo Phật tử và khách tham quan.
Không gian phía sau chùa Sắc Tứ Khải Đoan và cũng là nơi ở dành cho các Chư Tăng.
Không gian phía sau chùa Sắc Tứ Khải Đoan và cũng là nơi ở dành cho các Chư Tăng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám phá kiến trúc của ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Đăk Lăk

Kiến trúc Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là sự giao thoa giữa lối kiến trúc cung đình Huế, nhà sàn Tây Nguyên và nhà dài Ê Đê. Chùa có màu sắc chủ đạo là nâu vàng và nâu trầm tạo nên vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, hòa quyện với thiên nhiên. Hơn nửa thế kỷ, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp cổ kính, là nơi thu hút nhiều du khách khi đến với cao nguyên bạt ngàn.

Chánh điện

Chánh điện của chùa được thiết kế với 5 gian thoáng đãng để thờ Phật và lễ bái mang kiến trúc cung đình Huế và nhà sàn Tây Nguyên. Mái ngói lợp theo kiểu âm dương, các cột chống làm bằng gỗ lim, chạm khắc hoa văn kỳ công.

Khu vực chánh điện của chùa thờ Phật A Di Đà và Phật Thích Ca.
Khu vực chánh điện của chùa thờ Phật A Di Đà và Phật Thích Ca. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cổng tam quan

Cổng tam quan Chùa Sắc Tứ Khải Đoan được thiết kế mang đậm ảnh hưởng Kinh thành có mái ngói uốn cong, chạm khắc tinh xảo. Công trình gồm hai tầng và ba vòm cửa cao 7m, rộng 10,5m. Ba cổng ra vào ở dưới và ba lầu vọng nguyệt phía trên mang đến không gian cổng ngõ vương phủ xưa sang trọng.

Cổng Tam Quan tại Chùa Khải Đoan được xây dựng cao ráo và khang trang với ba lầu vọng nguyệt.
Cổng Tam Quan tại Chùa Khải Đoan được xây dựng cao ráo và khang trang với ba lầu vọng nguyệt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điện Quán Thế Âm

Điện Quán Thế Âm mang đậm kiến trúc đặc trưng của công trình tôn giáo miền Trung. Nơi đây thời mẹ Quan Âm nên thu hút nhiều tăng ni Phật tử và du khách khắp nơi đến để cầu nguyện sự bình an cho bản thân và gia đình. Đến chùa, mọi người không nên bỏ qua điểm tâm linh này để cầu ước sự an lành và thanh tịnh.

Điện Quán Thế Âm sau nhiều lần được trùng tu.
Điện Quán Thế Âm sau nhiều lần được trùng tu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lầu treo chuông

Lầu chuông có đại hồng chung cao 1,15m, chu vi 2,7m và trọng lượng lên đến 380kg. Đây là công trình nổi bật mang đậm giá trị văn hóa của chùa. Đại hồng chung còn là biểu tượng cho sự linh thiêng của chùa được nhiều người tin tưởng và gửi gắm.

Chuông treo đại hồng chung là địa điểm check-in quen thuộc của nhiều người khi đến chùa.
Chuông treo đại hồng chung là địa điểm check-in quen thuộc của nhiều người khi đến chùa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khu vực nhà Tăng

Khu vực nhà Tăng được xây dựng theo kiểu nhà sàn Tây Nguyên, có nhiều cột gỗ lớn và dành riêng cho các Chư Tăng. Đây là không gian riêng biệt để các Chư Tăng sinh hoạt và tu hành. Kiến trúc nhà Tăng không chỉ mang đậm nét đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống tâm linh của các Chư Tăng.

Khu vực nhà Tăng sinh hoạt và nghỉ ngơi.
Khu vực nhà Tăng sinh hoạt và nghỉ ngơi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khu vực hậu tổ

Khu vực hậu tổ của chùa là nơi trang nghiêm để thờ cúng tổ sư và các vị cao tăng, thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc thầy có công với đạo pháp. Nằm phía sau chánh điện, nơi đây lưu giữ di ảnh của những hòa thượng trụ trì và các vị cao tăng đã có nhiều đóng góp cho Phật giáo ở Tây Nguyên.

Khu vực hậu tổ có hành lang rộng và vách bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo.
Khu vực hậu tổ có hành lang rộng và vách bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khuôn viên chùa

Khuôn viên chùa được thiết kế rộng rãi, thoáng đãng với nhiều cây xanh và tiểu cảnh. Nơi đây còn có các nhà gỗ được thiết kế chạm trổ công phu và hành lang dài mang đến không gian thanh tịnh, gần gũi với thiên nhiên. Đến chùa, quý khách có thể dạo quanh ở khuôn viên để cảm nhận cảm giác bình yên và thư thái.

Khuôn viên chùa được thiết kế đẹp mắt với nhiều cây cảnh khác nhau.
Khuôn viên chùa được thiết kế đẹp mắt với nhiều cây cảnh khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hành lang

Hành lang chùa được thiết kế rộng, lót bằng gạch men tối màu và có lan can làm bằng gỗ chạm khắc tinh xảo. Phong cách thiết kế mang đậm màu sắc Tây Nguyên và có phần giống nhà rường Huế. Hành lang của chùa không chỉ là lối đi cho mọi người mà còn là công trình nghệ thuật thẩm mỹ thu hút nhiều du khách check in, lưu giữ khoảnh khắc đẹp.

Khu vực hành lang thoáng, rộng rãi cho du khách có thêm trải nghiệm thú vị tại chùa.
Khu vực hành lang thoáng, rộng rãi cho du khách có thêm trải nghiệm thú vị tại chùa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trải nghiệm văn hóa và phong tục tại Chùa Sắc Tứ Khải Đoan Đắk Lắk

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là điểm nhấn văn hóa và tâm linh nổi bật tại Đắk Lắk. Nơi đây diễn ra nhiều nghi lễ và lễ hội truyền thống. Trong các dịp đặc biệt, chùa tổ chức các lễ cầu an, lễ hội Vu Lan báo hiếu,… thu hút đông đảo người dân và Phật tử tham gia.

Bên cạnh đó, chùa cũng là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân địa phương và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa và phong tục Tây Nguyên. Bạn có thể tham gia vào các khóa tu ngắn ngày, nghe giảng Pháp hay đơn giản là đến tận hưởng không gian thanh tịnh tại chùa.

Buổi Pháp hội Vu lan tại Chùa Khải Đoàn.
Buổi Pháp hội Vu lan tại Chùa Khải Đoàn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn tham quan Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là điểm đến lý tưởng để tìm hiểu văn hóa và tín ngưỡng Tây Nguyên. Để giúp cho chuyến tham quan thêm trọn vẹn thì bạn cần nắm rõ cách di chuyển, thời điểm lý tưởng để đi. 

Cách di chuyển đến Chùa Sắc Tứ Khải Đoan Buôn Ma Thuột

Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 2km, bạn có nhiều sự lựa chọn về phương tiện di chuyển khi đến Chùa Sắc Tứ Khải Đoan. Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo hướng tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột tại Ngã 6. Sau đó, bạn rẽ vào đường Phan Châu Trinh rồi tiếp tục đến đường Phan Bội Châu. Bạn tiếp tục di chuyển thêm khoảng 1km nữa là sẽ thấy cổng chùa.

Để chuyến đi thêm vần thoải mái, bạn có thể chọn dịch vụ xe thân thiện với môi trường Xanh SM. Hãng xe có dịch vụ Xanh SM Bike Xanh SM Taxi phù hợp để bạn và bạn bè, gia đình của mình chọn di chuyển đến chùa.Dịch vụ Xanh SM là dịch vụ xe nổi tiếng với ưu điểm về sự tiện lợi, an toàn, giá cả hợp lý và ứng dụng đặt xe thông minh. Bạn có thể gọi ngay số Hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng xanh SM để đặt xe nhanh chóng.

Trải nghiệm ngay những chuyến xe Xanh không khói bụi, không tiếng ồn cùng nhiều ưu đãi (Ảnh: Xanh SM)
Quét QR code để tải ứng dụng của Xanh SM hưởng ngay nhiều ưu đãi. (Ảnh: Xanh SM)

Thời gian lý tưởng để thăm chùa

Đắk Lắk có khí hậu mát mẻ quanh năm nên tạo điều kiện cho du khách ghé thăm chùa Khải Đoan vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Để tăng sự trải nghiệm cho bạn khi đến với chùa, bạn có thể ghé đến chùa vào các dịp lễ lớn như lễ Vu Lan Báo Hiếu hay Lễ Phật Đản. Đây là thời điểm chùa thường tổ chức các nghi lễ trang nghiêm, thu hút đông đảo sự tham gia của du khách và Phật tử.

Đến chùa Khải Đoàn trong mùa lễ hội Phật Đản sanh.
Đến chùa Khải Đoàn trong mùa lễ hội Phật Đản sanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Sắc Tứ Khải Đoan Đắk Lắk

Để chuyến tham quan chùa trọn và và ý nghĩa thì bạn cần lưu ý một số nội dung quan trọng. Những lưu ý này giúp bạn vừa có ứng xử đúng mực ở địa điểm du lịch tâm linh và vừa góp phần bảo vệ vẻ đẹp văn hóa của chùa:

  • Trang phục lịch sự và kín đáo, tránh mặc đồ hở hang hoặc không phù hợp với không gian chùa.
  • Giữ yên lặng, tôn trọng không gian tôn nghiêm bằng cách hạn chế nói chuyện lớn tiếng.
  • Tránh vào những nơi dành riêng cho các sư thầy hoặc khu vực cấm, không được phép.
  • Tôn trọng các tượng Phật, đồ thờ, chỉ chiêm ngưỡng bằng mắt và không chạm tay vào hiện vật thờ cúng.
  • Bỏ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo môi trường sạch đẹp.
  • Chỉ check-in ở khu vực ở bên ngoài và các không gian được cho phép chụp ảnh.
  • Không vào những khu vực không được phép, nhất là những nơi dành riêng cho nhà chùa hoặc các sư thầy.
  • Không chạm vào hiện vật thờ cúng.
  • Giữ gìn vệ sinh chung.
Nên chú ý các nội dung trước khi tham quan chùa để có trải nghiệm tốt hơn.
Nên chú ý các nội dung trước khi tham quan chùa để có trải nghiệm tốt hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám phá các địa điểm tham quan gần nhà Chùa Sắc Tứ Khải Đoan BMT

Buôn Ma Thuột là thành phố du lịch bậc nhất tại khu vực Tây Nguyên với nhiều điểm đến hấp dẫn, không kém phần thú vị. Vì vậy, khi tham quan Chùa Sắc Tứ Khải Đoan Buôn Ma Thuột, bạn có thể khám phá thêm các điểm đến gần đó chỉ bằng vài phút di chuyển. 

Bảo tàng Cà phê Thế giới BMT 

Cách chùa khoảng 1km, Bảo tàng Cà phê Thế giới Buôn Ma Thuột là một công trình kiến trúc đậm phong cách nhà dài của người đồng bào Ê-đê. Bạn có thể được chiêm ngưỡng hàng trăm hiện vật quý giá về lịch sử cà phê tại Việt Nam và toàn thế giới. Đây là điểm đến giúp bạn tìm hiểu thêm về văn hóa cà phê và cơ cơ hội được thưởng thức hương vị cà phê nguyên bản đậm chất Tây Nguyên.

Bảo tàng Cà phê Thế giới Buôn Ma Thuột là địa điểm check in đẹp tại Đắk Lắk.
Bảo tàng Cà phê Thế giới Buôn Ma Thuột là địa điểm check in đẹp tại Đắk Lắk. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham quan đường sách BMT 

Tiếp theo hành trình khám phá Chùa Khải Đoan, bạn đừng bỏ lỡ cùng đường sách Buôn Ma Thuột chỉ cách chùa khoảng 1,5km. Đây là nơi lý tưởng để khám phá văn hóa đọc qua nhiều gian hàng sách đẹp mắt, đa dạng các đầu sách, thể loại,… Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cho mình một đầu sách hay, ghé đến quán cafe ngay tại không gian này để thư giãn.

Tham quan đường sách Buôn Ma Thuột và không quen chọn những hình ảnh siêu xịn sò.
Tham quan đường sách Buôn Ma Thuột và không quen chọn những hình ảnh siêu xịn sò. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhà thờ Chính tòa Buôn Ma Thuột 

Nếu là người yêu thích những trải nghiệm du lịch tôn giáo thì Nhà thờ Chính tòa Buôn Ma Thuột. Đây là công trình nổi bật với kiến trúc Gothic kết hợp phong cách Tây Nguyên đặc trưng. Đến nhà thờ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức chạm khắc độc đáo và check-in với nhiều góc sống ảo đẹp.

Không gian phía trước của Nhà thờ Chánh tòa Buôn Ma Thuột.
Không gian phía trước của Nhà thờ Chánh tòa Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Làng cà phê Trung Nguyên 

Từ Chùa Khải Đoan, bạn di chuyển về phía Tây khoảng 1,5km thì đã đến được Làng cà phê Trung Nguyên. Với không gian xanh mát và kiến trúc đậm chất truyền thống, làng là nơi phục vụ cà phê hảo hạng và thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm về lịch sử cà phê Việt Nam. Nếu bạn muốn khám phá văn hóa cà phê độc đáo thì đây là điểm dừng chân thích hợp.

Làng cà phê Trung Nguyên là điểm đến check in được nhiều du khách đánh giá cao.
Làng cà phê Trung Nguyên là điểm đến check in được nhiều du khách đánh giá cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa nổi tiếng tại thành phố Buôn Ma Thuột. Với nét kiến trúc độc đáo cùng không gian thanh tịnh, chùa trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo. Cùng Xanh SM giải đáp những thắc mắc mà mọi người cũng hỏi về Chùa Sắc Tứ Khải Đoan.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan có mở cửa cho khách tham quan vào giờ nào?

Giờ mở cửa của Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là từ 8h00 đến 18h00. Để chuyến tham quan chùa được thuận lợi thì bạn nên lên kế hoạch để đến chùa trong khoảng thời gian này.

Tôi có thể chụp ảnh tại chùa không?

Bạn hoàn toàn có thể được chụp ảnh tại chùa nếu như chùa cho phép. Tuy nhiên, khi vào bái lễ chùa thì bạn nên tuân thủ quy định của nhà chùa về việc chụp ảnh.

Có cần phải trả phí khi vào thăm chùa không?

Du khách không cần phải trả phí khi thăm Chùa Sắc Tứ Khải Đoan. Khi đến chùa, Phật tử và du khách có thể tùy tâm cúng dường.

Xem thêm:

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là di sản văn hóa tâm linh nổi bật tại Buôn Ma Thuột với kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử lâu đời. Đây là điểm đến lý tưởng để du khách có thể tìm hiểu văn hóa tôn giáo Tây Nguyên. Để chuyến đi thêm phần an tâm, dễ dàng bạn đừng quên chọn Xanh SM để có thể đến chùa và cách địa điểm xung quanh một cách nhanh chóng, thoải mái.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây