Giải đáp thắc mắc: Đến chùa Quán Sứ cầu gì linh thiêng nhất?

Đến chùa Quán Sứ cầu gì linh liêng chắc hẳn là câu hỏi được nhiều Phật tử quan tâm. Thông thường, mọi người sẽ đến chùa Quán Sử để cầu may mắn, bình an, tài lộc,… cho bản thân, gia đình và bạn bè của mình.

Giới thiệu về Chùa Quán Sứ

Hà Nội vốn là thành phố nổi tiếng với nhiều công trình cổ kính và linh thiêng như đền, đình, chùa, thu hút rất nhiều tăng ni, Phật tử và du khách bốn phương. Chùa Quán Sứ là một địa điểm tiêu biểu trong số đó. 

Chùa Quán Sứ ở đâu?

Chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km, chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Du khách có thể đi tới chùa Quán Sứ qua một số con phố như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Thợ Nhuộm…

Địa chỉ Chùa Quán Sứ
Vị trí chùa Quán Sứ trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)

Với vị trí đắc địa ngay trung tâm thủ đô, du khách có thể dễ dàng di chuyển tới chùa bằng nhiều phương tiện khác nhau. 

  • Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Bạn có thể lựa chọn xe máy hoặc ô tô. Gần chùa có nhiều địa điểm trông xe, bạn có thể gửi xe bên ngoài và đi bộ vào trong chùa.
  • Di chuyển bằng xe buýt: Các bạn có thể lựa chọn một số tuyến xe buýt dừng tại số 65 Quán Sứ như Tuyến số 08BCT, Tuyến số 08B và Tuyến số 01.
  • Di chuyển bằng xe công nghệ: Để di chuyển nhanh chóng và an toàn, du khách cũng có thể đặt xe qua app Xanh SM – Ứng dụng đặt xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Với đa dạng sự lựa chọn linh hoạt như Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury hay Xanh SM Bike, quý khách sẽ có một chuyến đi thuận tiện và tiết kiệm mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

TẢI APP NGAY

Đặt xe Xanh SM Bike nhanh chóng và dễ dàng
Đặt xe Xanh SM Bike nhanh chóng và dễ dàng (Ảnh: Xanh SM)

Chùa Quán Sứ thờ ai?

Cũng như nhiều ngôi chùa khác, chùa Quán Sứ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị Bồ Tát như Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên cạnh đó, nơi đây còn có các ban thờ Đức Ông và Tam Bảo. Điều này thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh và các bậc tổ sư trong đạo Phật.

Tượng Phật ở chùa Quán Sứ
Tượng Phật ở chùa Quán Sứ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tại gian chính của chùa, ba vị Tam Thế Phật được tôn trí trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ Phật A-di-đà ở giữa, hai bên là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới thờ Phật Thích Ca cùng hai đại đệ tử là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất dành cho tòa Cửu Long cùng với tượng Quan Âm và Địa Tạng.

Các tăng ni, Phật tử đang làm lễ trong chùa Quán Sứ
Các tăng ni, Phật tử đang làm lễ trong chùa Quán Sứ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chùa còn có hai gian thờ hai bên. Gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Gian bên phải thờ vị Lý Quốc Sư (Thiền sư Minh Không) cùng hai thị giả. Bên cạnh đó, tại gian Quan Âm, chùa còn thờ tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ, một nhân vật quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ tại chùa Quán Sứ
Tượng Hòa thượng Thích Thanh Tứ tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Báo Dân Trí)

Những pho tượng tại chùa được bài trí hài hòa, mang đậm giá trị tâm linh và nghệ thuật truyền thống. Chùa không chỉ là nơi để Phật tử hành lễ, cầu bình an mà còn thu hút đông đảo du khách đến tìm hiểu văn hóa Phật giáo và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo.

Giờ mở cửa và đóng cửa

Cũng giống với nhiều ngôi chùa khác tại Hà Nội, chùa Quán Sứ mở cửa đón khách từ 6h sángđóng cửa vào 19h tối hàng ngày. Vào các dịp Lễ, Tết, chùa có thể mở cửa tiếp đón khách muộn hơn ngày thường. 

Đến chùa Quán Sứ cầu gì linh thiêng nhất?

Chùa Quán Sứ từ lâu đã được biết đến là một ngôi cổ tử linh thiêng bậc nhất Hà Thành, thu hút nhiều tăng ni, Phật tử thập phương ghé thăm. Đây còn là nơi mọi người thường lui tới để cầu may mắn, sức khoẻ, bình an, tình duyên, tài lộc cho bản thân và gia đình của mình. 

Các tăng ni, Phật tử đến chùa Quán Sứ để cầu may mắn, sức khoẻ, bình an cho bản thân và gia đình
Các tăng ni, Phật tử đến chùa Quán Sứ để cầu may mắn, sức khoẻ, bình an cho bản thân và gia đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Văn hoá đến chùa cầu may đã trở thành một tín ngưỡng đẹp của người dân Việt Nam ta, dưới đây là một số lưu ý khi tới chùa Quán Sứ cầu may:

  • Chuẩn bị lễ vật cúng đúng với các ban bệ trong chùa.
  • Lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo để thể hiện sự tôn kính.
  • Đi chùa với tâm thành kính, cầu mong điều tốt đẹp cho người thân, gia đình.

Văn khấn tại Chùa Quán Sứ Hà Nội

Đi chùa vào ngày Rằm, mùng 1 hay ngày đầu năm đều là những phong tục của người Việt từ xưa đến nay. Để tăng độ linh thiêng khi cầu nguyện tại chùa, mời mọi người tham khảo một số bài khấn đi chùa dưới đây:

Văn khấn lễ Phật

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm….

Tín chủ con là …………………

Ngụ tại………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an quy làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Phật tử chuẩn bị vào lễ tại chùa Quán Sứ
Phật tử chuẩn bị vào lễ tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Mekong Asean)

Văn khấn chùa Quán Sứ ban Quan Thế Âm Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng

“Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm

Hay dù chỉ thấy bức chân dung,

Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,

Thoát mọi hung tai, được cát tường”.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …

Ngụ tại ….

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy)

Phật tử chùa Quán Sứ kỷ niệm lễ vía Đản sinh Bồ tát Quán Thế Âm
Phật tử chùa Quán Sứ kỷ niệm lễ vía Đản sinh Bồ tát Quán Thế Âm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Văn khấn cầu bình an ở ban Tam Bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày … tháng … năm …

Tín chủ con là…………………

Ngụ tại:…………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Người dân chuẩn bị đồ lễ trước khi vào lễ tại chùa Quán Sứ
Người dân chuẩn bị đồ lễ trước khi vào lễ tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Mekong Asean)

Văn khấn ban Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm….

Tín chủ con là: ……………………………

Ngụ tại:……………………………………..

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen báu.

Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.

Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.

Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Khung cảnh chuẩn bị với những mâm bánh kẹo, từng đĩa hoa quả gọn gàng, những tháp sữa… tại chùa Quán Sứ
Khung cảnh chuẩn bị với những mâm bánh kẹo, từng đĩa hoa quả gọn gàng, những tháp sữa… tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Mekong Asean)

Bài văn khấn ban Đức Ông – Đức Chúa Ông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày … tháng … năm …

Tín chủ con là…………………………………

Ngụ tại:…………………………………………

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Người dân tới làm lễ tại chùa Quán Sứ
Người dân tới làm lễ tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Văn khấn chùa Quán Sứ mong thi cử đỗ đạt

Con Nam Mô A Di Đà Phật!

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, 

Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.​

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tên con là ………………………………….

Hữu duyên hữu ngộ Thánh độ chỉ đường, mà hôm nay nhằm ngày…. tháng ……..năm …., đệ tử được đem thân về hầu đê đầu bái yết cửa …….. linh từ. Con xin kêu thay cho… (kêu thay cho ai thì nêu đầy đủ họ tên, phòng thi, số báo danh) được đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.

Con nguyện noi gương sáng đức Thánh để tỏ rạng trí tâm chuyên cần sự học. Hữu sự con nguyện ngài khuông phù gia hộ – bật độ phù trì để con thi cử đỗ đạt qua kỳ thi là:​

Kỳ thi… (kỳ thi gì thì khấn lên),

Nguyện xin ngài bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện. Con chẳng dám quên công ơn trời bể nhà ngài.​

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoại và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn.

Con Nam Mô A Di Đà Phật!

Con Nam Mô A Di Đà Phật!

Con Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Hình ảnh người dân chuẩn bị đồ lễ cúng trong chùa Quán Sứ
Hình ảnh người dân chuẩn bị đồ lễ cúng trong chùa Quán Sứ (Ảnh: Mekong Asean)

Kinh nghiệm chuẩn bị lễ vật và văn khấn tại Chùa Quán Sứ

Chuẩn bị đồ cúng và văn khấn khi đi lễ chùa là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Điều này không chỉ thể hiện lòng thành kính của mỗi người mà còn là dịp để tự kiểm điểm và tìm lại sự thanh tịnh trong tâm hồn.

Lễ vật cần chuẩn bị khi đến Chùa Quán Sứ

Việc chuẩn bị đồ lễ cúng khi đi chùa như thế nào là do tùy tâm của mỗi người. Đồ lễ cúng không quan trọng nhiều hay ít, sang hay mọn. Điều quan trọng nhất là tấm lòng chân thành. Do vậy, dù lễ vật đơn giản hay cầu kỳ, bạn cũng hãy dâng lên với lòng thành kính nhất.

Theo đó, từng ban sẽ có đồ lễ khác nhau. Dưới đây là các đồ lễ cần chuẩn bị theo từng ban:

  • Ban Phật, Bồ Tát và Thánh Mẫu: Trà, quả, bánh kẹo, chè, oản, trầu cau, nước lọc, hương,…
  • Ban Đức Ông: Chè, thịt, giò, xôi gấc, rượu, hoa quả, thuốc, rượu, tiền vàng,…
  • Ban thờ cô câu: Oản, hoa, quả, gương, lược, đồ chơi, hương,… Các lễ vật ở ban này cần phải được chuẩn bị cầu kỳ và đẹp hơn.
  • Ban Thành Hoàng, Thư điền: Nên sử dụng đồ cúng chay.

Lưu ý khi chuẩn bị lễ vật cúng:

  • Lễ vật dâng cúng trong chùa cần được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo tươi ngon, sạch sẽ, nguyên vẹn và không bị hỏng hay dập nát.
  • Hạn chế sử dụng các lễ vật có mùi tanh như thịt cá, không phù hợp với không gian thanh tịnh và trang nghiêm của chùa.
  • Các lễ vật nên được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thể hiện sự tôn kính. Tránh dùng các vật phẩm có màu đen hoặc xám, mang ý nghĩa không tốt trong văn hóa lễ chùa.
  • Khi dâng lễ, hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng và cung kính, đảm bảo không làm rơi rớt hay chạm vào các đồ thờ tự để giữ gìn sự trang nghiêm của không gian thờ cúng.
Người dân chuẩn bị lễ vật cúng chỉn chu để thể hiện lòng thành kính của mình khi đến cầu nguyện tại chùa Quán Sứ
Người dân chuẩn bị lễ vật cúng chỉn chu để thể hiện lòng thành kính của mình khi đến cầu nguyện tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Mekong Asean)

Cách khấn văn khi đi chùa Quán Sứ Hà Nội

Lời văn khấn là cầu nối giúp người đi lễ bày tỏ tâm nguyện và ước mong của mình với thế giới tâm linh. Qua từng câu khấn, bạn không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn gửi gắm mong ước được chở che và ban phước.

Thời điểm thích hợp để khấn lễ

Việc chọn thời điểm phù hợp rất quan trọng để lời cầu nguyện được linh ứng. Bạn nên ghé thăm chùa Quán Sứ vào các ngày rằm, mùng 1 hoặc những dịp lễ lớn như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, để bày tỏ lòng thành kính và gửi gắm nguyện ước của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi lễ vào những dịp đặc biệt, như đầu năm mới để cầu mong bình an, sức khỏe và tài lộc cho bản thân cùng gia đình.

Người dân tấp nập chuẩn bị cho Đại lễ Vu Lan tại chùa Quán Sứ
Người dân tấp nập chuẩn bị cho Đại lễ Vu Lan tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Mekong Asean)

Cách thức khấn lễ

Trước tiên, bạn nên chắp tay thành hình búp sen, đặt ngang ngực và cúi đầu. Khi quỳ trước ban thờ Phật, cúi đầu ba lần để bày tỏ sự kính trọng và lòng thành. 

Những điều cần lưu ý khi đọc văn khấn

Trong lúc cầu khấn tại chùa, bạn cần giữ một tâm thế thành kính và tập trung vào lời cầu nguyện của mình. Hãy luôn luôn giữ thái độ nghiêm trang, tránh cười nói hay phân tâm trong lúc này.

Vai trò của Chùa Quán Sứ với Phật giáo Việt Nam

Chùa Quán Sứ giữ nhiều vai trò quan trọng và ý nghĩa đối với Phật giáo Việt Nam, không chỉ về về mặt tôn giáo mà còn về mặt lịch sử và văn hoá. 

Chùa Quán Sứ hiện là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại khu vực Bắc Bộ. Do vậy, đây là nơi tổ chức các sự kiện lớn của Giáo hội, bao gồm các hội nghị, hội thảo, các lễ hội tôn giáo quan trọng hàng năm. Và nhờ vậy, chùa đóng trung tâm trong việc phát triển và duy trì các hoạt động tôn giáo của Phật giáo tại Việt Nam.

Không khí tưng bừng trong Lễ hội Phật Đản tại chùa Quán Sứ
Không khí tưng bừng trong Lễ hội Phật Đản tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Báo Đại Biểu Nhân dân)

Là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất tại Hà Nội, chùa Quán Sứ không chỉ là nơi tu hành của các tăng ni, mà còn là điểm tham quan, nghiên cứu văn hóa và lịch sử đối với các tín đồ và du khách. 

Qua đó có thể thấy, Chùa Quán Sứ đóng vai trò không thể thiếu trong việc gìn giữ và phát triển Phật giáo Việt Nam, đồng thời là nơi lan tỏa những giá trị đạo đức và tâm linh trong xã hội.

FAQs – Mọi người cũng hỏi về đến chùa Quán Sứ cầu gì?

Chùa Quán Sứ nổi tiếng là vậy, nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều khách tham quan chưa hiểu rõ về ngôi chùa cổ này. Dưới đây là giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp về chùa Quán Sứ:  

Chùa Quán Sứ thờ ai?

Chùa Quán Sứ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị Bồ Tát như Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên cạnh đó, nơi đây còn có các ban thờ Đức Ông, Tam Bảo và Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Quán Sứ phường nào?

Phố Quán Sứ, nơi tọa lạc chùa Quán Sứ cổ kính thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Đi chùa Quán Sứ cầu gì?

Vào các ngày mùng 1, ngày rằm hay dịp lễ, Tết, Phật tử và du khách thường đến Chùa Quán Sứ để cầu nguyện cho bình an, sức khỏe, may mắn và vạn sự hanh thông cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, hàng năm, chùa cũng tổ chức các lễ hội lớn như Lễ Phật Đản, Lễ Quy Y Tam Bảo và Lễ Mông Sơn Thí Thực, thu hút đông đảo Phật tử tham gia.

Quán Sứ nghĩa là gì?

“Quán Sứ” có nghĩa là nơi ở của sứ giả, cái tên chùa Quán Sứ bắt nguồn từ lịch sử hình thành của ngôi chùa từ khoảng thế kỷ XIV – XV.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giải thích rất chi tiết và rõ ràng tất tần tật các thông tin về chùa Quán Sứ cầu gì linh thiêng nhất. Xanh SM hy vọng rằng bài viết sẽ góp phần giúp quý khách có được các thông tin về chùa Quán Sứ một cách chính xác nhất. Nếu quý khách muốn di chuyển nhanh chóng và tiết kiệm, đừng quên đặt xe trên App Xanh SM!

Tham khảo thêm một số địa điểm tâm linh khác tại Hà Nội:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây