Chùa Phước Tường là một ngôi chùa có tuổi đời hơn 300 tuổi và tọa lạc giữa lòng thành phố. Nơi đây nổi tiếng với khung cảnh bình dị, cổ xưa. Thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa – mỹ thuật của các di tích chùa chiền. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về di tích này qua bài viết sau đây.
Giới thiệu chung về Chùa Phước Tường
Là một trong những ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa có một lịch sử hình thành rất ấn tượng.
Chùa Phước Tường ở đâu?
Chùa nằm trên đường 13/32B Lã Xuân Oai, Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Hồ Chí Minh. Thuộc hệ phái Bắc tông, chùa được thiền sư Linh Quang – Phật Chiếu (1736 – 1788). Vị sư đời thứ 35 của thiền phái Lâm Tế, sáng lập vào năm 1741. Đến năm Giáp Ngọ (1834), dưới triều Minh Mạng, trụ trì đời thứ tư là thiền sư Từ Minh. Ngài đã dời chùa về vị trí hiện tại và tiến hành tái thiết với quy mô lớn hơn.
Chùa mở cửa hằng ngày từ 5h sáng đến 9h tối. Vào những ngày lễ đặc biệt như Lễ Phật Đản hoặc Lễ Vu Lan, thời gian mở cửa của chùa có thể sớm hoặc muộn hơn bình thường.
Lịch sử hình thành
Chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 và mang trong mình lịch sử lâu đời.
Theo lịch sử ghi chép
- Chùa được khai sơ vào khoảng năm 1731, được Tổ Khai sơn tịch.
- Năm 1834 đời Minh Mạng, trụ trì đời thứ tư là Từ Minh, dời chùa đến địa điểm hiện nay. Cùng lúc tái thiết lại quy mô.
- Đến đầu thế kỷ thứ 20 thì trụ trì của chùa là Thích Hoá Thông, tham gia phong trào Thiên Địa Hội nên bị bắt tù và hi sinh. Chùa Phước Tường lúc này không có trụ trì nên suy sụp.
- 5, 6 Năm sau, bổn đạo mới thỉnh Hòa thượng Thích Pháp Ấn về trụ trì, trùng tu chùa năm 1930.
- Năm 1950, đệ tử Hồng Diệp trùng tu lại chùa. Cho đến năm 1990 xây thêm một số công trình phụ. Hiện nay trụ trì của chùa là Trụ trì Thích Nhựt An, đệ tử của Hòa thượng Thích Bửu Ngọc.
Kiến trúc đặc trưng của Chùa Phước Tường Quận 9
Kiến trúc của chùa phản ánh rõ nét phong cách kiến trúc truyền thống của Phật giáo Việt Nam.
Đặc trưng văn hoá – mỹ thuật của chùa Phước Tường
Chùa Phước Tường quận 9 tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 30.000 m². Chùa rợp bóng những cây cổ thụ xanh tươi. Bên trong khuôn viên chùa có nhiều tượng Phật và các điện thờ được bố trí hài hòa quanh sân. Có tượng Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, điện thờ Tam Thế Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, cùng với Bảo tháp…
Ngôi chùa mang phong cách đặc trưng của kiến trúc chùa cổ Nam Bộ. Chùa có bố cục hình chữ L ngược gồm trục chính và trục phụ.
- Trục chính là tổ hợp kiến trúc quy mô, bao gồm chánh điện, tổ đường, giảng đường, sân thiên tĩnh, tăng đường và trai đường ở phần cuối.
- Trục phụ, nằm bên trái trục chính, gồm đông lang, được sử dụng làm nhà kho và bếp.
Các yếu tố nghệ thuật độc đáo
Ở tiền điện của Chùa Phước Tường, tượng Hộ Pháp, Kim Cang được bố trí trang nghiêm cùng các bao lam chạm khắc tinh xảo theo chủ đề tùng hạc. Một tác phẩm điêu khắc có giá trị lịch sử nổi bật tại đây là bức hoành phi mang dòng chữ “Phước Tường Tự,. Tác phẩm có niên đại từ năm 1834, dưới thời vua Minh Mạng.
Nối liền với tiền điện là chánh điện – khu vực chính dành cho thờ cúng. Nơi trưng bày nhiều tượng Phật cổ quý giá. Trung tâm chánh điện nổi bật với một bao lam lớn chạm khắc hình tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng. Trước chánh điện, các cột được chạm hình rồng vàng uốn lượn quanh những câu đối sơn son thếp vàng tinh xảo.
Liền kề chánh điện là Tổ đường. Nơi đặt bàn thờ tổ, tượng Tổ sư Đạt Ma và bài vị các vị sư trụ trì của chùa. Tại đây còn có bàn thờ 9 bà mẹ Thai Sanh, dân gian quen gọi là “Mẹ sinh mẹ độ,”. Ngoài ra còn có đôi liễn gỗ chạm khắc tinh vi mang tên “Long giáng”.
Các hoạt động tâm linh tại chùa
Là một ngôi chùa cổ, Chùa Phước Tường đã trở thành một trong những biểu tượng. Chùa đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Thời gian tổ chức các nghi lễ và lễ hội
Mỗi năm vào các dịp lễ lớn, chùa đều tổ chức các nghi lễ. Chùa được mọi người dân hưởng ứng đến tham gia và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất.
- Vào ngày Lễ Phật Đản: Chùa tổ chức nghi thức tắm Phật. Đây là một trong những nét văn hoá tâm linh cao đẹp của những người con Phật.
- Vào lễ Vu Lan: Chùa thường tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để tri ân và báo hiếu cha mẹ. Phật tử cùng tham gia tụng kinh Vu Lan để cầu nguyện cho cha mẹ, tổ tiên và chúng sinh được siêu thoát, an lành.
- Vào ngày Rằm và mùng 1 hằng tháng: Chùa tổ chức hoạt động đọc kinh, cúng dường, dâng hương lên Đức Phật.
Vai trò của chùa trong đời sống tâm linh của cộng đồng
Chùa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Không chỉ là nơi để mọi người tìm về sự bình an, tĩnh lặng mà còn là trung tâm tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Nơi đây thường xuyên tổ chức các khóa tu giúp người dân học cách tu dưỡng tâm hồn, sống thiện lành và hướng đến giá trị đạo đức cao đẹp.
Đồng thời, các buổi giảng pháp tại chùa giúp truyền bá giáo lý Phật giáo, khơi dậy lòng từ bi, hiếu kính và sự tỉnh thức trong đời sống. Ngoài ra, chùa còn tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, hỗ trợ người nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn. Góp phần lan tỏa tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong xã hội. Những hoạt động này giúp gắn kết cộng đồng, xây dựng một xã hội nhân ái, hòa hợp và tràn đầy yêu thương.
Hướng dẫn tham quan chùa Phước Tường
Nếu bạn đang thắc mắc làm thế nào để đến tham quan chùa thì có thể tham khảo các cách dưới đây..
Hướng dẫn đến chùa Phước Tường TP.HCM
Để đến tham quan, bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau:
- Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Bạn có thể đi bằng cách đi theo tuyến đường Xa Lộ Hà Nội, sau đó đi vào Lê Văn Việt và rẽ vào đường 102.
- Di chuyển bằng phương tiện công cộng: Bạn có thể đi tuyến xe bus 141, 55, 56, 76, 99. Mỗi vé xe bus sẽ có mức giá dao động từ 5.000 đến 7.000 VND/lượt. Bạn hãy tra cứu tuyến đường đi của những chuyến xe bus có trạm dừng đến chùa Phước Tường.
- Sử dụng dịch vụ đặt xe: Bạn có thể tham khảo dịch vụ của Xanh SM, dịch vụ được ưa chuộng nhất hiện nay.
Với dịch vụ đặt xe thông minh, Xanh SM mang đến cho khách hàng những trải nghiệm di chuyển thật sự khác biệt. Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có thể đặt ngay 1 chuyến xe vừa an toàn, tiện lợi.
- Bước 1: Mở ứng dụng Xanh SM, lựa chọn biểu tượng ô tô hoặc xe máy tuỳ nhu cầu bạn tại màn hình trang chủ.
- Bước 2: Lựa chọn điểm đi & điểm đến bạn mong muốn và lựa chọn Xanh SM Taxi.
- Bước 3: Lựa chọn phương thức thanh toán và đừng quên áp dụng ưu đãi khi di chuyển.
- Bước 4: Xác nhận đặt xe. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Những điều cần lưu ý khi tham quan
Khi tham quan chùa Phước Tường TP.HCM hoặc bất kỳ ngôi chùa nào, bạn cần lưu ý một số điều sau để thể hiện sự tôn trọng và giữ gìn không gian linh thiêng:
- Mặc trang phục kín đáo, lịch sự, tránh quần áo quá ngắn, hở vai. Tránh mặc trang phục không phù hợp với không khí trang nghiêm của chùa.
- Giữ thái độ điềm tĩnh, không nói chuyện to tiếng, cười đùa hay có hành động làm mất trật tự.
- Khi vào chùa, nên chắp tay cúi chào tượng Phật và các vị thần linh để thể hiện lòng kính trọng.
- Hỏi ý kiến hoặc quan sát quy định của chùa trước khi chụp ảnh. Đặc biệt là trong khu vực chánh điện hay nơi thờ cúng.
- Không ngắt hoa, bẻ cành, xả rác bừa bãi hay làm hỏng các hiện vật trong chùa.
- Tránh làm phiền các nhà sư hoặc những người đang cầu nguyện, hành thiền.
- Nếu muốn cúng dường, hãy đặt tiền vào hòm công đức hoặc hỏi hướng dẫn từ ban quản lý chùa.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Phước Tường
Sau đây là những câu hỏi thường gặp và những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về lịch sử, kiến trúc. Các hoạt động và quy định bạn cần biết khi tham quan ngôi chùa này.
Chùa có tổ chức quy y Tam bảo không?
Có, Chùa có tổ chức quy y Tam bảo. Nếu bạn có nhu cầu quy y, vui lòng liên hệ với phòng khách của chùa để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục và thời gian tổ chức.
Chùa có tổ chức hiến máu nhân đạo không?
Hiện tại chùa có tổ chức hiến máu nhân đạo. Ngoài ra, chùa cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện. Hoạt động giúp đỡ cộng đồng và những người có hoàn cảnh khó khăn.
Chùa Phước Tường có nhận giữ hủ cốt không?
Chùa Phước Tường có nhận giữ hủ cốt. Nếu bạn cần thông tin chi tiết về thủ tục và quy định, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chùa để được hướng dẫn cụ thể.
Chùa có phát cơm chay từ thiện không?
Chùa có phát cơm chay từ thiện. Chùa thường xuyên phát cơm chay vào những ngày rằm.Chùa giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và lan tỏa tinh thần từ bi, bác ái trong cộng đồng.
Có địa điểm tham quan nào gần chùa không?
Trong bán kính 10km từ chùa, bạn có thể tham quan các địa điểm vui chơi hấp dẫn như Đình Phong Phú, Đường Sách Hồ Thị Tư, Đền tưởng niệm các vua Hùng, Chùa Hội Sơn.
Chùa Phước Tường không chỉ là một địa điểm linh thiêng, nơi tín đồ Phật tử tìm về sự bình an. Đây còn là biểu tượng văn hóa, lịch sử sâu sắc của vùng đất Quận 9. Chắc chắn đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn tìm hiểu về Phật giáo, trải nghiệm không khí thiền tịnh, đầy sự hiếu kính và từ bi.