Chùa Phổ Giác: Chốn Phật môn thanh tịnh giữa lòng Thủ đô

Nhắc đến Chùa Phổ Giác, chúng ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh một ngôi chùa cổ kính giữa lòng Hà Nội, nổi tiếng với nét kiến trúc giản dị mà thanh thoát, mang đậm dấu ấn thiền tông. Hãy cùng Xanh SM ghé thăm chốn Phật môn thanh tịnh giữa lòng Hà Nội này bạn nhé!

Đôi nét về chùa Phổ Giác Hà Nội

Chùa Phổ Giác có tên chữ là Phổ Giác nằm ở Ngõ 56 phố Ngô Sĩ Liên, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Nhiều người lớn tuổi giải thích rằng chùa Phổ Giác có nghĩa là phổ cập, giác ngộ Phật pháp cho chúng sinh, phật tử. Chùa còn được nhiều người gọi với tên là chùa Tàu, bởi vì ở đây thời Lê – Trịnh là tàu voi, hay nơi huấn luyện voi chiến của triều đình.

Bên cạnh thờ Phật, thờ Mẫu như hầu hết các ngôi chùa khác, Chùa Phổ Giác còn thời quận công Phan Cảnh Điệp, một người luyện voi có tiếng thời vua Lê chúa Trịnh. 

Quận công Phan Cảnh Điệp sau cưỡi voi phá giặc nhiều, lập được đại công, đã nhận tước phong nhưng không ra làm quan mà vào chùa thụ giới, niệm Phật. Tấm bia ở chùa dựng vào năm Canh Dần (1770) có đoạn nói rất rõ về vai trò của voi trong chiến trận cũng như tài nghệ của quận công Cảnh Điệp trong việc huấn luyện voi,…

Chùa Phổ Giác nằm ở Phố Ngô Sĩ Liên, Hà Nội. (Ảnh: Google Maps)

Bên cạnh tượng Phật, Chùa Phổ Giác Hà Nội còn lưu giữ được gần 30 bức hoành phi, câu đối mang giá trị lớn lao về tinh thần. Đặc biệt, ở hậu cung còn đặt một pho tượng chân dung quận công Phan Cảnh Điệp.

Các di vật trong Chùa Phổ Giác cũng rất phong phú, từ chuông, ngựa đá, bia đá, bài vị đến khám thờ, nhang án. Tổng số tượng trong ở chùa chính, điện Mẫu và nhà Tổ là 37 pho, 3 chuông đồng, 13 bia đá cùng nhiều đồ vật quý giá khác. Năm 1991, Chùa Phổ Giác được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Phổ Giác vẫn bảo tồn được nhiều di vật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc chùa Phổ Giác tự và quá trình khởi dựng trùng tu

Chùa Phổ Giác mang phong cách kiến trúc đặc trưng của môn phái Tào Động, trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn giữ được nhiều nét nguyên bản.

Chùa Phổ Giác trong quá trình khởi dựng 

Chùa Phổ Giác được khởi dựng vào những năm 1770 – 1774 tại phường Phục Cổ (ở quãng giữa phố Nguyễn Du bây giờ). Nơi đó trước kia thường tập trung các tàu voi của đội tượng binh nhà Trịnh, có cả ngôi miếu Dương Võ với tấm bia Dương Võ bi ký, được dựng vào tháng 8 năm Canh Dần, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 31 (1770). Đến thời nhà Nguyễn, miếu bị đổ nát nên tấm bia được di dời sang chùa Phổ Giác.

Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, chúng đã sử dụng đất của chùa để xây dựng Tòa Đốc lý (hiện là Trụ sở UBND thành phố) và Ngân hàng Đông Dương. Chùa buộc phải di dời đến khu vườn của Viện Thái Y tại thôn Lương Sử, nay nằm gần phố Ngô Sĩ Liên. Tên gọi cũ của chùa được giữ nguyên và người dân vẫn thường gọi nơi đây là chùa Tàu. 

Chùa Phổ Giác được khởi dựng vào những năm 70 của thế kỷ 18. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phổ Giác tự qua các lần trùng tu và sửa chữa

Chùa Phổ Giác tự được trùng tu, sửa chữa nhiều lần, tiêu biểu vào các năm 1856 và 1876. Đến năm 1886 tượng Phật được tô lại, năm 1889 cải tạo tiền đường, hậu cung và nhà thờ Tổ. Đến năm 1951, chùa được sửa chữa một lần nữa và kiến trúc hiện tại được hình thành sau đợt xây dựng lớn vào năm 2014. 

Chùa Phổ Giác được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những kiến trúc & di vật còn được bảo tồn đến nay 

Chùa Phổ Giác hiện vẫn giữ nguyên cổng tam quan cổ, được thiết kế theo kiểu vòm đá cuốn, nằm dưới tán các cây cổ thụ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng. Cổng không cao lớn nhưng sử dụng đá tự nhiên xếp mộc để tạo hình sư tử lớn, há miệng quỳ về phía vương phủ thời chúa Trịnh tại kinh thành Thăng Long. Các cánh cửa của cổng được ghép từ những thanh gỗ tròn, gợi hình dáng thân tre. 

Theo một số ý kiến, kiến trúc này ám chỉ rằng chùa Phổ Giác là một trong những trung tâm lớn của thiền phái Tào Động, được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVII. Biểu tượng núi trên cổng có thể liên tưởng đến việc tu hành trên núi – đặc trưng của dòng thiền này.

Phần mái của chùa Phổ Giác với ngói sông Cầu độc đáo. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Từ cổng tam quan, du khách bước qua sân trước để lên thềm cao dẫn đến tòa tam bảo. Tiền đường được xây dựng theo lối kiến trúc hai tầng, tám mái với bảy gian cửa bức bàn lợp ngói ta. Thiêu hương và thượng điện cũng được xây cùng phong cách, nối với tiền đường thành hình chữ “Công”. 

Các tòa nhà đều có hiên bao quanh, cột đá vững chãi, tạo cảm giác bề thế. Phía sau hậu cung có ba tấm bia đá cùng đôi ngựa đá được đặt trang nghiêm. Tại sân hẹp bên ngoài hiên chùa chính, còn có các ban thờ nhỏ thiết kế bán lộ thiên.

Chùa Phổ Giác có nhiều đồ vật được giữ đến ngày nay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hai bên tam quan là tượng voi và ngựa. Nhà thờ Mẫu, gồm ba gian, nằm ở phía bên phải sân trước, ngay sau một tháp mộ. Phía bên trái sân là một tháp mộ khác cùng phương đình hai tầng tám mái, nơi đặt tượng Quan Âm. Ở bên phải thiêu hương và thượng điện là nhà khách và nhà thờ Tổ rộng năm gian, cũng có hàng hiên và cột đá, trong khi khu bên trái dành cho sinh hoạt. 

Tất cả các công trình trong khuôn viên đều được xây dựng trên nền cao, góp phần làm nổi bật sự trang nghiêm và cổ kính của chùa.

Chùa Phổ Giác được được xây dựng trên nền cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Phổ Giác và các điểm lân cận

Nếu bạn đang tìm kiếm một lịch trình khám phá chùa Phổ Giác Ngô Sĩ Liên và các địa điểm lịch sử, văn hóa nổi bật lân cận có thể tham khảo hành trình sau: Bắt đầu từ Đình Tô Tiền qua Văn Miếu, tiếp đến tham quan Chùa Phổ Giác, chùa Ngọc Hồ và kết thúc là quần thể di tích Bích Câu.

Hành trình này giúp bạn đi qua nhiều địa điểm nổi tiếng với khoảng cách gần nhau, dễ dàng di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Di chuyển tự túc bằng xe máy

Bạn có thể di chuyển đến chùa Phổ Giác rất dễ dàng bằng xe máy. Nếu không biết đường, bạn có thể sử dụng các ứng dụng dẫn đường để đi từ trung tâm thành phố, hầu hết các tuyến đường đi đến chùa Phổ Giác sẽ đi qua phố Trần Quý Cáp, Văn Miếu hay Phan Đình Phùng. Ở gần chùa Phổ Giác có nhiều bãi gửi xe với chi phí dao động từ 5.000 – 10.000 đồng.

Bạn hoàn toàn có thể di chuyển đến chùa Phổ Giác bằng xe máy. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng xe bus

Bạn có thể lên tuyến xe bus số 9 hoặc 32 đi từ bến trung tâm đến Văn Miếu, sau đó đi bộ hoặc xe ôm công nghệ đến chùa Phổ Giác. Ngoài ra, tuyến số 41 đi thẳng qua khu vực chùa Ngọc Hồ cũng rất thuận tiện có thể lựa chọn.

Xe bus là lựa chọn tốt nếu bạn muốn tham quan chùa Phổ Giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Việc di chuyển đến chùa Phổ Giác bằng xe điện Xanh SM ngày càng được nhiều người ưa thích. Bạn có thể thoải mái lựa chọn giữa Xanh Bike nếu gần địa điểm, xe Xanh thường cho nhóm nhỏ giúp tiết kiệm chi phí hay xe Xanh Luxury cho gia đình có nhu cầu cao cấp với 4 chỗ hoặc 7 chỗ tiện nghi.

Xanh SM được nhiều người lựa chọn khi thăm chùa Phổ Giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc đặt xe Xanh SM rất đơn giản: Bạn chỉ cần tải ứng dụng Xanh SM trên App Store hoặc Google Play, đăng ký/đăng nhập, nhập địa chỉ, lựa chọn loại xe và theo dõi tài xế qua ứng dụng.

Xanh SM luôn hướng tới mục tiêu mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng. Đội ngũ tài xế của Xanh SM được đào tạo bài bản, luôn nhiệt tình hỗ trợ khách hàng. Sau khi kết thúc chuyến đi, bạn hãy giúp Xanh đánh giá 5 sao cho tài xế hoặc góp ý trên tổng đài 1900 2088 hoặc ứng dụng của Xanh nếu có vấn đề chưa hài lòng nhé!

Một số di tích văn hóa gần chùa Phổ Giác Ngô Sĩ Liên Hà Nội

Trong hành trình tham quan chùa Phổ Giác, có rất nhiều địa điểm văn hóa tín ngưỡng gần chùa hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám có địa chỉ tại 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội, chỉ cách chùa Phổ Giác 0,4km là địa điểm không nên bỏ qua. Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu mang kiến trúc truyền thống độc đáo với bia Tiến sĩ lưu danh các nhân tài thời xưa, cùng không gian yên bình giữa lòng Hà Nội.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là địa điểm tuyệt vời không nên bỏ qua. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Ngọc Hồ (Chùa Bà Ngô)

Với khoảng cách chưa đầy 300m tại 128 phố Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. Sau khi bạn tham quan chùa Phổ Giác thì có thể ghé qua chùa Ngọc Hồ. Ở đây nổi tiếng với kiến trúc nhỏ nhắn, hài hòa, thờ Bà Ngô, người đã có công xây dựng chùa. Không gian chùa mang nét tôn nghiêm nhưng gần gũi, được dân địa phương và du khách ghé thăm để cầu bình an.

Bạn nên tham quan chùa Ngọc Hồ trong hành trình khám phá chùa Phổ Giác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quần thể di tích Bích Câu Đạo quán

Quần thể di tích Bích Câu Đạo quán cách chùa Phổ Giác khoảng 650m, nằm tại 12 Cát Linh, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Quần thể di tích thờ Tiên ông Trần Tú Uyên, mang nét kiến trúc đẹp và độc đáo, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thánh Tông đến Chùa Bích Câu xin được phù hộ để đánh đuổi giặc Xiêm, bảo vệ bờ cõi dân tộc.

Quần thể di tích Bích Câu Đạo Quán rất độc đáo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đình Tô Tiền

Đình Tô Tiền tọa lạc tại ngách 12/26, ngõ Tô Tiền, Trung Phụng, Đống Đa, cách chùa Phổ Giác hơn 800m là địa điểm bạn nên ghé thăm trong hành trình của mình. Đình cổ được xây dựng để thờ Thành Hoàng làng, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa địa phương. Đình Tô Tiền có kiến trúc mộc mạc nhưng đầy tinh tế, hiện còn lưu giữ được một số di vật cổ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 – 20.

Lưu ý quan trọng khi ghé thăm chùa Phổ Giác

Khi tham quan chùa Phổ Giác bạn hãy ghi nhớ một số điểm quan trọng như:

  • Quy định về trang phục: Khách tham quan cần mặc trang phục kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn kính. Tránh mặc áo sát nách, quần/váy ngắn trên đầu gối hoặc trang phục quá mỏng và bó sát.
  • Cách ứng xử và giao tiếp: Giữ thái độ trang nghiêm, không nói chuyện lớn tiếng hoặc cười đùa gây ồn ào. Hạn chế sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là trong các không gian thờ cúng và cầu nguyện.
  • Chú ý về an ninh: Luôn giữ gìn tài sản cá nhân như túi xách, ví tiền cẩn thận. Để xe đúng nơi quy định và kiểm tra khóa xe để tránh mất mát.
  • Yêu cầu khác: Không được mang thú cưng vào khuôn viên chùa, không ăn uống tại các khu vực thờ tự. Tránh động vào tượng Phật, đồ thờ cúng hoặc các vật phẩm mang tính tâm linh mà không được phép.
Khi thăm chùa Phổ Giác bạn hãy nhớ các quy định của chùa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Chùa Phổ Giác 

Tại sao cổng chùa Phổ Giác Tự lại có hình dạng khác biệt?

Theo một cách giải thích được dân gian lưu truyền được cho là gần với thực tế nhất về kiến trúc của cổng chùa Phổ Giác đó là ghi nhớ vị Sư tổ của phái Tào động tông, Pháp tự là Động Sơn Lương Giới. Cổng chùa được thi công từ những viên đá xếp nên một tòa giả sơn với lối vào như dạng thạch động, mang hàm ý chứa tên vị Sư tổ của mình.

Chùa Phổ Giác thờ ai?

Bên cạnh việc thờ Phật, chùa Phổ Giác còn thờ ông Phan Cảnh Điệp, một nhân vật lịch sử nổi tiếng với tài huấn luyện voi dưới thời vua Lê – chúa Trịnh. Ông được tôn kính vì những đóng góp quan trọng trong việc phục vụ triều đình và bảo vệ đất nước.

Chùa Phổ giác nhà sư chủ trì có tên là gì? 

Hiện nay, chùa Phổ Giác có nhà sư trụ trì tên Thích Đàm Tường.

Nguyên vật liệu chính xây dựng chùa là gì?

Chùa Phổ Giác được làm bằng xi măng cốt thép, mái lợp ngói sông Cầu.

Chùa Phổ Giác còn có ở những đâu?

Hiện nay chùa Phổ Giác có ở Sóc Trăng hay có tên gọi khác là chùa Lá Hóc Môn ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Phổ Giác là công trình kiến trúc thời xưa, mang đậm nét kiến trúc, văn hóa của thủ đô. Đây là địa điểm tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua trong hành trình tham quan các địa điểm lịch sử nổi tiếng tại Hà Nội. Mong rằng Xanh SM sẽ được đồng hành cùng bạn trong chuyến đi khám phá chùa Phổ Giác và thủ đô Hà Nội xinh đẹp.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây