Chùa Pháp Hoa – Chốn thanh tịnh bên bờ kênh Nhiêu Lộc tại Quận 3

Chùa Pháp Hoa được xem là “cái nôi của Phật Pháp” và là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Sài Gòn. Đến đây, du khách không chỉ được tham quan kiến trúc độc đáo mà còn được tận hưởng không gian thanh tịnh, yên bình giữa cuộc sống xô bồ.

Giới thiệu chung về Chùa Pháp Hoa Quận 3

Là ngôi của cổ có lịch sử gần 100 năm, chùa Pháp Hoa là nơi được nhiều du khách tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật. 

Chùa Pháp Hoa ở đâu?

Hiện nay, chùa Pháp Hoa tọa lạc tại số 870, đường Trường Sa, phường 14, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù nằm giữa trung tâm thành phố đầy hoa lệ, thế nhưng khi bước qua cổng chùa bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp an nhiên chốn Phật pháp.

Chùa Pháp Hoa có vị trí đắc địa, nằm giữa trung tâm thành phố (Ảnh: Google Map)
Chùa Pháp Hoa có vị trí đắc địa, nằm giữa trung tâm thành phố. (Ảnh: Google Map)

Giờ mở cửa chùa Pháp Hoa

Giờ mở cửa cho du khách tới chiêm bái và thăm quan từ 06:00 – 11:30 và 13:30 – 21:00 hàng ngày. Chùa không thu vé tham quan. Do vậy, bạn có thể lựa chọn thời điểm rảnh rỗi để tham quan, ngắm cảnh và lễ bái tại Chùa. 

Chùa Pháp Hoa ở Quận 3 và mở cửa tất cả các ngày trong tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chùa Pháp Hoa ở Quận 3 và mở cửa tất cả các ngày trong tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử chùa Pháp Hoa và ý nghĩa tên gọi

Với tuổi đời gần 100 năm tuổi, chùa Pháp Hoa đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước.

Lịch sử hình thành

Chùa Pháp Hoa được thành lập năm 1928 bởi Hòa thượng Đạo Hạ Thanh khởi xướng xây dựng. Ban đầu, Chùa được xây dựng khá đơn giản, chỉ là nơi để tu học và giảng dạy Phật pháp cho các Phật tử trong khu vực xung quanh. 

Thế nhưng theo thời gian và biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa Pháp Hoa đã được trùng tu tôn tạo qua các năm:

  • Năm 1932: Chùa Pháp Hoa được trùng tu lần đầu tiên, nâng cấp từ mái tranh vách ván lên mái ngói tường vôi. 
  • Năm 1965, 1990 và 1993: Chùa được trùng tu để có diện mạo như ngày nay nhờ sự đóng góp của Phật tử từ nhiều nơi. 
  • Năm 2015: Chùa được sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch công nhận là di tích lịch sử.

Ý nghĩa tên gọi

Tên gọi Chùa Pháp Hoa có nghĩa là “Hoa của Phật Pháp”. Cái tên nhấn mạnh sự tinh túy, cao quý của Phật pháp, giống như một bông hoa sen vươn lên từ bùn lầy mà không hề bị ô nhiễm. Nó tượng trưng cho sự giác ngộ, sự giải thoát khỏi mọi khổ đau và phiền não.

Chùa có tuổi đời gần 100 năm do Hòa thượng Đạo Hạ Thanh khởi xướng xây dựng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chùa có tuổi đời gần 100 năm do Hòa thượng Đạo Hạ Thanh khởi xướng xây dựng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc của Chùa Pháp Hoa

Dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu, chùa Pháp Hoa vẫn không làm mất đi nét đặc trưng trong nguyên tắc kết cấu và kiến trúc Phật giáo gồm: 

Phong cách kiến trúc Bắc Tông độc đáo

Pháp Hoa là một trong những ngôi chùa cổ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Bắc Tông, lấy ý tưởng từ Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội. Chùa có lịch sử hơn 100 năm với kiến trúc gồm cổng tam quan, chánh điện, sân chùa và hành lang.

  • Cổng tam quan được trang hoàng bằng cây cỏ và hoa phong lan với đủ màu sắc. 
  • Chánh điện được chia thành nhiều gian thờ và mỗi gian sẽ thờ một vị Phật khác nhau. Các pho tượng Phật tại đây đều được làm bằng gỗ mít, với hương thơm dịu nhẹ. 
  • Hai bên chánh điện là hai dãy nhà ba tầng, nơi dùng để lưu trữ sổ sách và là nơi sinh hoạt của Tăng ni, Phật tử trong Chùa.
Chánh điện bên trong Chùa (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chánh điện bên trong Chùa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp về đêm

Mỗi khi đêm về, chùa Pháp Hoa được ví như “đóa sen khổng lồ” thu hút du khách đến tham quan. Nếu như ban ngày, Chùa ẩn mình trong sắc xanh của cây cỏ, hoa lá thì đêm về Chùa lại lung linh, tỏa sáng với những ánh đèn nhiều màu sắc. 

Hình ảnh Chùa Pháp Hoa lung linh, huyền ảo vào ban đêm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh Chùa Pháp Hoa lung linh, huyền ảo vào ban đêm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các hoạt động tại Chùa Pháp Hoa

Là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm có rất nhiều hoạt động và lễ hội chùa Pháp Hoa được tổ chức như:

Khóa tu chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa thường xuyên tổ chức các khóa tu và buổi giảng pháp nhằm giúp Phật tử học hỏi và áp dụng giáo lý Phật giáo trong đời sống:

  • Khóa tu: Diễn ra vào các ngày cuối tuần, khóa tu mang đến không gian tĩnh lặng để người tham gia tụng kinh, thiền định, và học cách sống chánh niệm.
  • Các buổi giảng pháp: Do chư Tăng hoặc các giảng sư nổi tiếng phụ trách, tập trung vào các chủ đề như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, hoặc cách giải quyết khó khăn trong cuộc sống theo quan điểm nhà Phật.

Lễ hội Phật Đản

Lễ Phật Đản là một trong những sự kiện lớn nhất của Chùa Pháp Hoa, được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, chùa thường treo rất nhiều đèn lồng. Đèn được giăng từ trong chùa cho đến khuôn viên và dọc kênh Nhiêu Lộc. 

Vì vậy, có rất đông du khách thập phương và tăng ni phật tử đến làm lễ cầu phúc, thả đèn hoa đăng vào ngày này.

Lễ Phật Đản – Đại lễ tổ chức vào 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lễ Phật Đản – Đại lễ tổ chức vào 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ý nghĩa tâm linh của Chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa không chỉ là biểu tượng của tín ngưỡng mà còn là nguồn cảm hứng cho cuộc sống ý nghĩa, gắn bó giữa tâm linh và trách nhiệm xã hội.

Nơi cầu nguyện và tu học

Chùa Pháp Hoa được xem là nơi giao hòa giữa con người và cõi Phật. Nhiều người tìm đến chùa để dâng hương, cầu nguyện bình an, sức khỏe, và hạnh phúc cho gia đình.

Ngoài ra, các khóa tu, giảng pháp tại Chùa cũng giúp Phật tử học hỏi giáo lý và thực hành những giá trị tốt đẹp như từ bi, hỷ xả, và lòng biết ơn. Đây là nơi mọi người có thể tạm gác lại những lo toan đời thường để tìm thấy sự tĩnh lặng và định hướng sống ý nghĩa hơn.

Chùa Pháp Hoa – nơi để mọi người cầu nguyện và hướng thiện nhiều hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chùa Pháp Hoa – nơi để mọi người cầu nguyện và hướng thiện nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoạt động từ thiện lan tỏa lòng nhân ái

Không chỉ là nơi cầu nguyện và tu học, mà Chùa Pháp Hoa còn thường xuyên tổ chức các chương trình từ thiện. Chẳng hạn như:

  • Phát cơm miễn phí, 
  • Tặng quà cho người nghèo,
  • Hỗ trợ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 
  • Xây dựng nhà tình thương,…

Hoạt động từ thiện ở đây không chỉ dừng ở việc giúp đỡ vật chất mà còn mang ý nghĩa khích lệ tinh thần. Nó giúp người nhận cảm nhận được sự ấm áp và tình người trong lúc khó khăn.

Hoạt động thiện nguyện, phát đồ ăn miễn phí tại Chùa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hoạt động thiện nguyện, phát đồ ăn miễn phí tại Chùa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách di chuyển đến Chùa Pháp Hoa thuận tiện nhất

Chùa Pháp Hoa có vị trí thuận lợi, gần kênh Nhiêu Lộc và cầu Lê Văn Sỹ. Do vậy, du khách có thể dễ dàng di chuyển từ các quận trung tâm đến Chùa bằng nhiều phương tiện khác nhau:

  • Đi bằng xe máy, ô tô cá nhân: Nếu đi từ chợ Bến Thành bạn có thể di chuyển theo hướng Trương Định, sau đó rẽ phải vào Kỳ Đông – Trần Quốc Thảo – Trường Sa. Cuối cùng, chỉ cần đi thêm 500m là đã đến Chùa.
  • Đi bằng xe buýt: Để tiết kiệm chi phí mọi người có thể lựa chọn đi bằng xe buýt. Hiện có xe 28 đi qua Chùa, mọi người chỉ cần tìm đúng xe và xuống tại điểm chùa Pháp Hoa.

Ngoài ra, để hành trình thêm thuận tiện cho những bạn lần đầu đến Sài Gòn thì có thể lựa chọn dịch vụ Xanh SM. Xanh SM sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng để đưa bạn đến chùa Pháp Hoa một cách nhanh chóng và an toàn nhất. 

Để đặt xe Xanh SM, bạn có thể đặt xe qua Tổng đài 19002088 hoặc bằng ứng dụng của Xanh SM. Nếu chưa có, bạn có thể tải Xanh SM trên Google Play (dành cho dòng Android) và Xanh SM trên App Store (dành cho Iphone).

Di chuyển đến chùa Pháp Hoa bằng Xanh SM tiện lợi. (Ảnh: Xanh SM)
Di chuyển đến chùa Pháp Hoa bằng Xanh SM tiện lợi. (Ảnh: Xanh SM)

Những điều cần lưu ý khi tham quan

Để có được hành trình đáng nhớ tại chùa Pháp Hoa, các du khách cần lưu ý một số điều sau:

Quy định trang phục và hành vi

Khi đến thăm đền chùa, những nơi linh thiêng, chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng bằng cách tuân thủ những quy định về trang phục, hành vi:

  • Nên mặc quần áo, trang phục kín đáo, tránh mặc váy ngắn, quần đùi, áo hở vai, hoặc quần áo bó sát.
  • Nên chọn giày dép đơn giản, dễ cởi để thuận tiện khi cần tháo ra trước khi vào các khu vực thiêng liêng như chính điện.
  • Nói chuyện nhỏ nhẹ, tránh nói lớn tiếng, cười đùa quá mức. Đi đứng nhẹ nhàng, tránh chạy nhảy, nô đùa.
  • Nhiều khu vực trong chùa không cho phép chụp ảnh, đặc biệt là các tượng Phật. Vì vậy, hãy đọc kỹ bảng thông báo hoặc hỏi ý kiến trước khi chụp ảnh.
Khi đi Chùa nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Khi đi Chùa nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời điểm lý tưởng ghé thăm chùa Pháp Hoa

Là một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng bậc nhất của Sài Gòn, chùa Pháp Hoa lúc nào cũng tấp nập Phật tử và khách đến vãng cảnh. Trong đó, mùng 1 và 15 hàng tháng, hay những dịp lễ Tết là thời điểm khách đến Chùa đông nhất. 

Do vậy, du khách có thể ghé thăm Chùa bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, nếu muốn tận hưởng cảm giác thanh tịnh, an nhiên nơi cửa Phật thì nên đến vào những ngày thường. 

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Pháp Hoa

Ngoài những quan tâm về lịch sử, kiến trúc và hoạt động tại Chùa thì các du khách và Phật tử còn thắc mắc một số vấn đề sau:

Chùa Pháp Hoa mấy giờ tụng kinh?

Từ ngày mùng 2 – 7/7 âm lịch (tức ngày 5 – 10/8 dương lịch) Chùa sẽ tổ chức khóa lễ Bổn Môn lúc 18h và khai kinh Mục Liên Sám Pháp lúc 19 giờ.

Chùa Pháp Hoa thả hoa đăng 2024 ở đâu?

Chương trình Phật đản của Chùa diễn ra từ 2 – 19/4 âm lịch. Trong những ngày này, Phật tử sẽ được thả hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đường Trường Sa (Quận 3). 

Lễ thả hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc thu hút hàng nghìn người tham gia. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lễ thả hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc thu hút hàng nghìn người tham gia. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Pháp Hoa cầu gì?

Chùa Pháp Hoa là nơi linh thiêng và mọi người thường đến để cầu sức khỏe, bình an và may mắn. Đặc biệt, hoạt động thả hoa đăng tại lễ hội Phật Đản có ý nghĩa quan trọng cầu mong quốc thái dân an, tâm niệm an lạc và tri ân Đức Phật. Vì vậy, Chùa đã chuẩn bị khoảng 6.000 hoa đăng để phát miễn phí cho các Phật tử và du khách.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Pháp Hoa là một trong những địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng trong hành trình khám phá Sài Gòn. Vì vậy, hãy đến và tự mình khám phá ngôi chùa có tuổi đời gần 100 tuổi này nhé!

Ngoài ra, đừng quên chọn dịch vụ xe điện Xanh SM – Giải pháp di chuyển xanh, thân thiện với môi trường trên hành trình khám phá đầy thú vị này nhé!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây