Chùa Nam Đồng –  Nơi có kiến trúc độc đáo & hiện vật giá trị

Chùa Nam Đồng là một ngôi chùa cổ nằm tại Hà Nội, nổi bật với kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử lâu đời. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích tìm hiểu văn hóa, tâm linh, lịch sử Phật giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam.

Chùa Nam Đồng ở đâu? Cách di chuyển

Chùa Nam Đồng tọa lạc tại số 32 ngõ 64 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời, nổi tiếng với kiến trúc trang nghiêm và không gian thanh tịnh. Chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng phật tử trong khu vực.

Với không gian yên bình, chùa Nam Đồng là nơi lý tưởng để tìm về sự yên bình và tìm hiểu văn hóa Phật giáo. Năm 1992, Bộ Văn hoá và Thông tin đã xếp hạng Chùa Nam Đồng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Địa chỉ Chùa Nam Đồng
Địa chỉ Chùa Nam Đồng (Ảnh: Google Maps)

Phương tiện cá nhân

Để di chuyển tới Chùa Nam Đồng bằng phương tiện cá nhân từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn đi theo đường Lê Thái Tổ ra Bà Triệu rồi tới Hai Bà Trưng. Đi thẳng qua Nguyễn Khuyến tới Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Tiếp tục đi đến Tôn Đức Thắng, tới Nguyễn Lương Bằng. Chùa Nam Đồng nằm ở số 32, ngõ 64 Nguyễn Lương Bằng.       

Phương tiện công cộng

Để di chuyển đến Chùa Nam Đồng bằng phương tiện công cộng, bạn có thể sử dụng các tuyến xe buýt số 01, 02, 09B, 09 BCT, 142. Các tuyến này sẽ đưa bạn đến gần khu vực chùa Nam Đồng. Bạn có thể xuống tại các điểm dừng gần nhất và đi bộ thêm một đoạn ngắn để đến nơi.  

Đi xe bus tới chùa Nam Đồng
Đi xe bus tới chùa Nam Đồng (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Xe điện Xanh SM

Để đến Chùa Nam Đồng một cách tiện lợi và thân thiện với môi trường, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xe điện Xanh SM. Với hệ thống xe điện hiện đại, bạn sẽ được tận hưởng một chuyến đi êm ái và tiết kiệm thời gian, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Bạn có thể dễ dàng đặt xe thông qua ứng dụng và lựa chọn các loại xe phù hợp với nhu cầu của mình.

Di chuyển tới chùa Nam Đồng với dịch vụ Xanh SM
Di chuyển tới chùa Nam Đồng với dịch vụ Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Cách đặt xe Xanh SM:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM từ Google Play hoặc App Store.
  • Bước 2: Đăng nhập rồi nhập địa chỉ đi và đến (Ví dụ: từ khu vực bạn đang ở tới Chùa Nam Đồng).
  • Bước 3: Kiểm tra mã giảm giá còn hiệu lực trong mục Ưu Đãi, chọn phương thức thanh toán.
  • Bước 4: Xác nhận đặt xe.

Lịch sử Càn An tự 

Chùa Nam Đồng là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, gắn liền với nhiều biến cố lịch sử và văn hóa của dân tộc. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng vào năm Tân Dậu (năm 1141), niên hiệu Đại Định thứ hai dưới triều đại vua Lý Anh Tông. Tên gọi ban đầu của chùa là Càn An Tự, với ý nghĩa là nơi mang lại sự an lành và thịnh vượng cho người dân.

Chùa Nam Đồng - Càn An Tự
Chùa Nam Đồng – Càn An Tự (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Trong thời kỳ Nam Bắc triều (năm 1527 – 1595), chùa Nam Đồng bị chiến tranh tàn phá nặng nề và đã qua nhiều lần tu sửa, bảo tồn. Vào năm Vĩnh Tự thứ ba Tân Dậu (năm 1621) dưới triều vua Lê Thần Tông, chùa đã được khởi công xây dựng lại.

Đến năm Đinh Sửu (Năm 1697), dưới niên hiệu Chính Hòa thứ 18 của vua Lê Hy Tông, chùa lại tiếp tục được tu sửa, xây lại chính điện, Tiền đường, Tam quan, gác chuông và trở thành trung tâm Phật giáo lớn của Thăng Long (Hà Nội) lúc bấy giờ. 

Kiến trúc chùa Nam Đồng Hà Nội 

Kiến trúc chùa Nam Đồng mang đậm dấu ấn truyền thống và nghệ thuật kiến trúc cổ của Phật giáo Việt Nam. Cổng chùa có ba cửa, trong đó cửa giữa được thiết kế đặc biệt với hai tầng mái, lớp mái được xây dựng theo kiểu giả bùng, có lớp vữa bảo vệ. Đây là điểm nhấn đặc trưng, tạo nên sự uy nghiêm cho cổng chính của chùa.

Cổng chùa có ba cửa được thiết kế đăng biệt theo kiến trúc ổ của Phật giáo Việt Nam
Cổng chùa có ba cửa được thiết kế đăng biệt theo kiến trúc ổ của Phật giáo Việt Nam (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Tiền đường của chùa gồm bảy gian, xây theo kiểu tường hồi bít đốc và sử dụng vì kèo kiểu giá chiêng, một đặc trưng của kiến trúc gỗ cổ truyền. Mái hiên rộng được đè lên các dầm cong chịu lực, các thanh ngỗng và cột quân (cột phụ) liên kết với nhau thông qua mộng gỗ để đảm bảo độ chắc chắn và bền vững.

Bảy gian tại tiền đường được thiết kế mang đặc trực của kiến trúc gỗ cổ truyền
Bảy gian tại tiền đường được thiết kế mang đặc trực của kiến trúc gỗ cổ truyền (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Hệ thống di vật tiêu biểu tại chùa 

Trong Phật điện lưu giữ các tượng Phật, trong đó đáng chú ý là các pho tượng Tam Thể. Các tượng Phật được tạc nổi với khuôn mặt phúc hậu, thể hiện sự từ bi và trí tuệ của Đức Phật.

Đài sen và thân bệ tượng được chạm khắc tỉ mỉ với họa tiết hoa sen, hoa cúc xoắn và những hình ảnh long mã phi trên dòng đại thuỷ. Điều này thể hiện sự kỳ công trong nghệ thuật điêu khắc.

Chùa lưu giữ nhiều pho tượng Phật
Chùa lưu giữ nhiều pho tượng Phật (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Pho Quan Âm và Đại Thế Chí được tạc trong thế đứng, đầu đội mũ tỳ lư, trên nền cúc mãn khai. Các tượng mang dáng vẻ tự nhiên, thuần hậu, thể hiện sự trang nghiêm, hiền từ của các vị Bồ Tát trong Phật giáo. 

Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị văn hóa và lịch sử. Trong đó:

  • Bia đá ghi chép lại quá trình lịch sử và những sự kiện quan trọng gắn liền với chùa. 
  • Chuông đồng của chùa không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là một công trình nghệ thuật độc đáo. 
  • Những bộ cửa võng chạm khắc tỉ mỉ cũng là một điểm nhấn nghệ thuật, thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân xưa. 
Tượng Quan Âm Bồ Tát trong chùa
Tượng Quan Âm Bồ Tát trong chùa (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Đặc biệt, chùa còn lưu giữ cỗ kiệu sơn son thếp vàng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII. Điều này thể hiện sự tôn kính đối với Phật và cũng là minh chứng cho sự phát triển của nghệ thuật sơn son, thếp vàng trong lịch sử chùa. Những hiện vật này là minh chứng cho sự lưu giữ và phát triển của di sản Phật giáo qua các thời kỳ.

Lễ hội chùa Nam Đồng ở Hà Nội 

Lễ hội chùa Nam Đồng là một sự kiện văn hóa đặc sắc tại Hà Nội, diễn ra vào những ngày đặc biệt trong năm như 5 tháng Giêng âm lịch, 7/3, 17/2,  và trong đó ngày 17 tháng Hai là chính hội. đây là dịp để các tín đồ Phật giáo và cộng đồng tham gia các hoạt động tôn vinh, cầu phúc và tưởng nhớ các bậc tiền bối. 

Lễ hội chùa Nam Đồng nổi bật với lễ rước kiệu, có năm rước kiệu từ chùa Nam Đồng xuống chùa Chiêu Thiền (Láng), cùng với các nghi lễ tế lễ trang nghiêm. Bên cạnh đó, trong lễ hội còn có các tiết mục văn hóa như hát chèo, võ vật, tạo nên không khí vui tươi, sôi động và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 

Lễ hội chùa Nam Đồng
Lễ hội chùa Nam Đồng (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

Các điểm tham quan gần chùa 

Gần chùa Nam Đồng có nhiều điểm tham quan lịch sử và văn hóa nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua:

  • Đàn Xã Tắc (cách khoảng 0,3km): Đàn Xã Tắc là một di tích lịch sử quan trọng, nơi tổ chức các lễ cúng tế để cầu cho mùa màng bội thu và quốc thái dân an. Đây là biểu tượng của văn hóa thờ cúng nông nghiệp thời Lý, Trần. 
  • Văn Miếu Quốc Tử Giám (cách khoảng 1,5km): Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích nổi tiếng, nơi lưu giữ truyền thống hiếu học của người Việt. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam với kiến trúc cổ kính và các bia đá ghi danh các tiến sĩ qua các triều đại.            
  • Chùa Bà Ngô (cách khoảng 1,8km): Chùa Bà Ngô còn được biết đến với tên gọi Chùa Ngọc Hồ, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với nét kiến trúc độc đáo và không gian tôn nghiêm. Đây cũng là điểm đến lý tưởng để cầu nguyện và tham quan văn hóa Phật giáo.              
Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn miếu Quốc Tử Giám (Ảnh: Sưu Tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Nam Đồng

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chùa Nam Đồng mà nhiều người quan tâm.

Chùa Nam Đồng còn được biết đến với tên gọi nào khác? 

Chùa Nam Đồng còn được biết đến với tên gọi khác là Chùa Càn An.

Chùa được xây dựng vào khoảng thời gian nào?

Theo truyền thuyết, chùa được xây vào năm 1141, thời vua Lý Anh Tông. Tuy nhiên, theo bia ký, chùa được xây lại vào năm 1612.

Kiến trúc của chùa Nam Đồng có gì nổi bật?

Chùa có kiến trúc kiểu chữ “Đinh” (丁), bao gồm Tam quan, Tiền đường, Thượng điện. Đặc biệt, Tam quan có hai tầng với lớp mái giả.

Chùa Nam Đồng với kiến trúc độc đáo và các hiện vật lịch sử quý giá, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá văn hóa Phật giáo tại Hà Nội. Để di chuyển thuận tiện đến đây, bạn có thể sử dụng dịch vụ Xe điện Xanh SM, giúp tiết kiệm chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường.

Xem thêm: 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây