Chùa Mật Dụng – ngôi cổ tự uy nghi giữa Hà Nội, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa tâm linh và niềm tin sâu sắc của người dân. Không chỉ mang giá trị lịch sử, chùa còn nổi tiếng với các nghi lễ linh thiêng, đáp ứng nhu cầu cầu an, giải hạn, và tôn vinh di sản làng Đông ven hồ Tây.
Giới thiệu về chùa Mật Dụng
Chùa Mật Dụng hay còn được biết đến là chùa Làng Đông, nằm tại số 444 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời Lê sơ, mang phong cách Phật giáo Mật tông. Năm 1823, chùa được trùng tu, xây thêm gác chuông và sửa tượng Phật. Đến năm 1989, chùa được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Người dân làng Đông xem chùa là biểu tượng tâm linh và văn hóa quan trọng. Hàng năm ở đây cũng diễn ra các nghi lễ cầu an, giải hạn và nhiều hoạt động tâm linh.
Hướng dẫn di chuyển đến chùa Mật Dụng Thụy Khuê Hà Nội
Để đến chùa Mật Dụng trên phố Thụy Khuê, bạn có thể xuất phát từ Hồ Tây. Từ đây, rẽ vào đường Thụy Khuê và di chuyển khoảng 2,9 km. Chùa nằm ngay trong khu dân cư số 7, rất dễ tìm thấy. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng các phương tiện.
Di chuyển tự túc bằng xe máy
Đi xe máy đến chùa Mật Dụng rất thuận tiện. Từ trung tâm, bạn đi theo Tràng Thi – Trần Phú – Hùng Vương – Thụy Khuê. Từ Cầu Giấy, chọn đường Lạc Long Quân hoặc Hoàng Hoa Thám để đến Thụy Khuê. Đường Thụy Khuê khá thoáng, thuận tiện cho việc di chuyển bằng xe máy.
Di chuyển bằng xe điện Xanh SM
Bạn cũng có thể chọn xe điện Xanh SM để di chuyển đến chùa Mật Dụng, một lựa chọn hiện đại, tiện lợi và thân thiện với môi trường. Bạn chỉ cần tải ứng dụng Xanh SM, đăng ký tài khoản và nhập điểm đi, điểm đến để đặt xe. Hoặc bạn cũng có thể gọi hotline 1900 2088 để đặt xe.
Di chuyển bằng xe bus
Để đến chùa Mật Dụng bằng xe buýt, bạn có thể chọn tuyến số 45 hoặc 144. Sau khi xuống xe tại đường Thuỵ Khuê, chỉ cần đi bộ khoảng 100m là tới chùa. Giá vé mỗi tuyến từ 7.000 đến 10.000 đồng, thời gian di chuyển khoảng 45 – 50 phút, tùy vào lưu lượng giao thông.
Lưu ý: Thông tin giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy từng thời điểm
Hành trình tham quan và chiêm bái chùa Mật Dụng có gì đặc biệt?
Khám phá Chùa Mật Dụng, bạn sẽ được hòa mình vào không gian tĩnh lặng và linh thiêng, nơi lưu giữ những giá trị tâm linh và kiến trúc đặc sắc.
Khám phá kiến trúc cổ độc đáo của chùa
Tọa lạc trên khu đất cao, chùa Mật Dụng mang nét kiến trúc Phật giáo cổ kính với cấu trúc hình chữ “Đinh”, được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
- Cổng Tam Quan được xây dựng với 4 trụ lớn, mỗi trụ trang trí hình trái dành tinh xảo. Đây là lối vào đầu tiên dẫn vào không gian thanh tịnh của chùa.
- Chùa chính bao gồm 3 khu vực Tiền đường, nhà Thiêu hương và Hậu cung. Tiền đường có 5 gian, hai chái, lợp ngói ta truyền thống, với khung kèo chồng rường giá chiêng được chạm khắc sắc nét. Tiếp đến là nhà Thiêu hương với 2 gian nối liền Tiền đường và Hậu cung, tạo sự liên kết hài hòa. Phía cuối là Hậu cung với 3 gian, 2 chái, xây gạch chắc chắn, cao hơn Tiền đường 0,6m, mang vẻ trang nghiêm.
- Dãy tịnh xá gồm 6 gian, chạy song song với Hậu cung, là nơi nối liền giữa Tiền đường và nhà Tổ.
- Nhà Tổ và nhà thờ Mẫu có 7 gian, thiết kế đơn giản nhưng trang trọng, thờ các vị sư tổ và Tam phủ, còn được gọi là điện Lưu Ly.
Chiêm ngưỡng nhiều hiện vật quý giá được lưu giữ
Chùa Mật Dụng lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, với 52 pho tượng Phật được bài trí theo truyền thống. Tại hậu cung, ba vị Tam thế ngồi trên tòa sen ở vị trí cao nhất. Các lớp tượng tiếp theo gồm A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, và tượng Di Lặc, mỗi lớp đều mang ý nghĩa sâu sắc.
Ngoài ra, chùa còn có quả chuông đồng “Mật Dụng hồng chung” đúc năm 1784, được khắc bài minh dài 1000 chữ. Các bức hoành phi, câu đối và cửa võng chạm trổ tinh xảo, mang phong cách triều Nguyễn, ca ngợi đạo Phật và những giá trị thiện lành.
Tỏ lòng thành kính, mong cầu sức khỏe và bình an
Mỗi dịp Giao thừa, chùa Mật Dụng trở thành nơi người dân làng Đông và du khách tề tựu để lễ Phật. Họ thành tâm cầu chúc sức khỏe, bình an và một năm mới tràn đầy hạnh phúc.
Lưu ý khi tham quan tại chùa Mật Dụng
Khi tham quan chùa Mật Dụng, du khách cần lưu ý một số quy tắc sau:
- Trang phục lịch sự: Mặc quần áo kín đáo, tránh các trang phục quá ngắn hoặc không phù hợp với không gian chùa.
- Giữ trật tự và tôn nghiêm: Hạn chế nói to, không gây ồn ào tại khu vực chính điện và các không gian thờ tự.
- Tôn trọng di tích lịch sử: Không chạm tay vào các hiện vật cổ hoặc viết, vẽ lên tường, tượng Phật.
- Tuân theo hướng dẫn: Đọc kỹ các biển chỉ dẫn và làm theo quy định của chùa để giữ gìn không gian linh thiêng.
- Ý thức bảo vệ môi trường: Không xả rác bừa bãi, sử dụng thùng rác được bố trí trong khuôn viên chùa.
Tham quan các ngôi chùa gần chùa Mật Dụng
Ngoài chùa Mật Dụng, khu vực xung quanh còn nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác mà du khách có thể tham quan để khám phá thêm vẻ đẹp văn hóa và lịch sử Phật giáo của Hà Nội.
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột nằm tại phường Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với thiết kế độc đáo. Chùa được xây dựng với kiến trúc hoa sen và chỉ có một cột trụ duy nhất nâng đỡ điện thờ. Đây là công trình mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên đảo phía Đông Hồ Tây, đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với gần 1500 năm lịch sử, chùa là trung tâm Phật giáo lớn của Thăng Long dưới thời Lý, Trần. Kiến trúc chùa kết hợp hài hòa giữa cổ kính và thanh nhã, tạo nên không gian linh thiêng, thu hút đông đảo du khách và tín đồ Phật tử.
Chùa Hà
Chùa Hà – ngôi chùa nổi tiếng với việc cầu duyên tọa lạc tại phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Được xây dựng dưới triều đại vua Lý Thánh Tông, chùa thu hút nhiều người trẻ đến mong cầu về có người chung đôi.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Mật Dụng
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chùa Mật Dụng, giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử và đặc điểm của ngôi chùa này.
Chùa Mật Dụng thờ ai?
Chùa Mật Dụng thờ Phật và các vị thần linh trong Phật giáo Mật tông.
Chùa Mật Dụng xây dựng năm nào?
Chùa có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ thời Lê sơ.
Từ chùa chùa Mật Dụng ra hồ Tây bao xa?
Khoảng cách từ chùa Mật Dụng đến hồ Tây là khoảng 6 km.
Chùa Mật Dụng theo trường phái nào?
Chùa Mật Dụng theo trường phái Phật giáo Mật tông.
Chùa Mật Dụng không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo giữa lòng Hà Nội. Ghé thăm chùa, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp uy nghiêm và sự tĩnh lặng hiếm có. Đừng quên sử dụng xe điện Xanh SM để có chuyến đi an toàn và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.
>>> Xem thêm: