Chùa Mai Phúc – Di tích lịch sử tọa lạc trên vùng đất cổ

Cách trung tâm Hà Nội không xa, chùa Mai Phúc Long Biên như một viên ngọc quý ẩn mình giữa lòng phố thị. Với những đường nét kiến trúc tinh xảo, hệ thống tượng Phật độc đáo và không gian thanh tịnh, ngôi chùa này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân địa phương và du khách trên mọi miền đất nước.

Lịch sử xây dựng chùa Mai Phúc Long Biên

Chùa Mai Phúc tọa lạc trên một vùng đất cổ, trước đây có tên gọi là Mai Động Trang. Dưới thời vua Lê Anh Tông, niên hiệu Hồng Đức, khu vực này được đổi tên thành Mai Phúc. Đến triều Nguyễn, thôn Mai Phúc thuộc xã Hàm Nhất, tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong vùng Kinh Bắc. 

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thôn Mai Phúc sáp nhập vào quận 8, Hà Nội. Đến năm 1961, nơi đây trở thành một thôn thuộc xã Gia Thụy, ngoại thành Hà Nội, và từ năm 2003 thuộc phường Phúc Đồng, quận Long Biên, nội thành Hà Nội.

Địa chỉ chính xác của chùa Mai Phúc tại Số 231 đường Nguyễn Văn Linh, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội.

Chùa Mai Phúc có địa chỉ tại đường Nguyễn Văn Linh, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội
Chùa Mai Phúc có địa chỉ tại đường Nguyễn Văn Linh, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội (Ảnh: Google maps)

Ngôi chùa cổ kính này có không gian rộng rãi, thoáng đãng với ao nước phía trước và những cây cổ thụ bao quanh. Theo bia đá “Minh Tông tự bi ký” được soạn năm Vĩnh Trị thứ 4 (1679) bởi Trần Đặng Tướng, nhà sư Nguyễn Thị Kim Thịnh (tự Pháp Thịnh) đã cùng dân làng xây dựng chùa vào thế kỷ XVII.

Trải qua thời gian và biến động lịch sử, hình ảnh của chùa Mai Phúc không còn giữ được hình dáng nguyên bản. Đến thế kỷ XIX, chùa Mai Phúc được xây dựng lại và trải qua nhiều lần trùng tu trong thế kỷ XX. Chiếc chuông “Minh Tông tự chung” có niên hiệu Thiệu Trị nguyên niên (1841), hiện treo bên phải chùa, chứng minh chùa Minh Tông (tên khác của chùa Mai Phúc) từng là một trung tâm Phật giáo danh tiếng trong vùng. 

Bia đá cổ ghi lại những đóng góp của người dân và khách thập phương trong việc xây dựng gác chuông mới, Trung đường và đúc thêm chuông nặng 80kg. Những di vật này là minh chứng cho mối quan hệ gắn bó giữa chùa và cộng đồng qua các thế hệ.

Chùa Mai Phúc có không gian rộng rãi
Chùa Mai Phúc có không gian rộng rãi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vào năm 1946, khi thực dân Pháp mở rộng sân bay Gia Lâm, họ đã phá hủy gác chuông, Tam quan, đốt cháy điện Mẫu và nhà Tổ. Chùa Mai Phúc trở thành nơi hoạt động của các chiến sĩ quân báo theo dõi tình hình tại sân bay Gia Lâm. 

Đến năm 1952 – 1953, khi sư thầy Đàm Huệ bị bắt, quân địch chiếm chùa, làm hư hại thượng điện. Dân làng sau đó phải dựng một ngôi chùa tạm trên cánh đồng để thờ cúng. Đến năm 1956 – 1957, nhà chùa và người dân cùng hợp sức xây dựng lại điện Mẫu, sửa chữa thượng điện và nhà Tổ.

Kiến trúc độc đáo của chùa Mai Phúc

Chùa Mai Phúc được xây dựng thành một quần thể kiến trúc hài hòa với các hạng mục chính gồm: Tam quan, khu chùa chính, Nhà Tổ, Nhà Mẫu, nhà Tăng, nhà khách, nhà bếp và vườn tháp. Khu chùa chính nằm trên một gò đất, hướng về Tây-Nam, có kiến trúc hình chữ Đinh, gồm hai phần Tiền đường và Thượng điện.

Chùa Mai Phúc được xây dựng thành một quần thể kiến trúc hài hòa
Chùa Mai Phúc được xây dựng thành một quần thể kiến trúc hài hòa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiền đường có năm gian hai dĩ, thiết kế đơn giản với hiên rộng, kiểu đầu hồi bít đốc tay ngai. Các khung vì gồm sáu khung với kết cấu cột đỡ chắc chắn. Đáng chú ý, bụng thượng lương có ghi niên đại năm Tự Đức thứ 32 (1879). Những chi tiết trang trí chủ yếu là chạm bong kênh, thể hiện các hình long hóa rồng, tùng, cúc, trúc, mai, xen lẫn các họa tiết triện và cúc dây. 

Các biểu tượng như bầu rượu, hòm thư và kiếm được lồng ghép tinh tế, mỗi hình ảnh đều mang ý nghĩa riêng. Đây là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu của thế kỷ XIX-XX, thể hiện kỹ thuật chạm trổ tinh xảo, khỏe khoắn và đậm chất Việt cổ.

Hệ thống tượng Phật trong chùa được làm từ gỗ, điêu khắc tinh tế với nhục kháo nổi trên đỉnh đầu và mái tóc xoắn, mang dấu ấn nghệ thuật cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỷ XVIII.

Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Mai Phúc

Chùa Mai Phúc cách trung tâm thành phố Hà Nội không xa. Để tới được địa điểm tâm linh này thì bạn có thể lựa chọn một trong cách cách di chuyển dưới đây:

Hệ thống tượng Phật trong chùa được làm từ gỗ
Hệ thống tượng Phật trong chùa được làm từ gỗ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến chùa Mai Phúc Long Biên bằng phương tiện cá nhân

Nếu bạn xuất phát từ trung tâm Hà Nội thì có thể đi theo hướng cầu Long Biên, sau đó đi tiếp qua đường Ngô Gia Tự hướng về quận Long Biên. Chùa Mai Phúc nằm trên đường Ngô Gia Tự, không quá xa trung tâm. Tổng thời gian di chuyển sẽ khoảng 20-30 phút tùy vào tình trạng giao thông.

Để tiện cho việc tham quan và chiêm bái thì bạn nên tìm chỗ gửi xe ở cổng chùa.

Đến chùa Mai Phúc bằng xe buýt

Trường hợp không thông thuộc các tuyến đường Hà nội thì bạn có thể lựa chọn di chuyển đến chùa Mai Phúc bằng xe buýt. Xe buýt tuyến số 03B, 11CT hoặc 34 đều có điểm dừng gần chùa Mai Phúc. Bạn có thể xuống tại điểm dừng và đi theo chỉ dẫn để đến được chùa.

Di chuyển đến chùa Mai Phúc an toàn với Xanh SM 

Xanh SM là một trong những ứng dụng gọi xe công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, nổi bật với các dòng xe điện thân thiện với môi trường. Ứng dụng cung cấp nhiều loại phương tiện di chuyển, từ xe máy điện tiện lợi cho các quãng đường ngắn trong thành phố, đến xe ô tô điện sang trọng cho các chuyến đi xa hoặc công tác. 

 Xanh SM giúp bạn có một hành trình di chuyển tới chùa Mai Phúc thật thoải mái và an toàn
 Xanh SM giúp bạn có một hành trình di chuyển tới chùa Mai Phúc thật thoải mái và an toàn (Ảnh: Xanh SM)

Để di chuyển đến chùa Mai Phúc bằng Xanh SM, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM và đăng ký tài khoản bằng số điện thoại, xác thực mã OTP và điền thông tin cá nhân.
  • Bước 2: Mở ứng dụng, chọn phương tiện, nhập điểm đón và điểm đến (chùa Mai Phúc). Ứng dụng sẽ hiển thị giá cước và thời gian chờ xe.
  • Bước 3: Sau khi chọn phương thức thanh toán, nhấn “Gọi xe” để hoàn tất đặt xe.

Dịch vụ của Xanh SM mang lại nhiều ưu điểm như: Bảo vệ môi trường, dễ dàng đặt xe nhanh chóng, tài xế thân thiện, giá cả hợp lý, cước phí rõ ràng, không tăng giá trong giờ cao điểm…sẽ giúp bạn có một hành trình di chuyển tới chùa Mai Phúc thật thoải mái và an toàn.

Hệ thống di vật vô giá tại chùa Mai Phúc

Dù đã trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng hình ảnh của chùa Mai Phúc vẫn giữ được nét trang nghiêm và khang trang đặc trưng. 

Chuông Minh Tông tự chung mang niên hiệu Thiệu Trị nguyên niên
Chuông Minh Tông tự chung mang niên hiệu Thiệu Trị nguyên niên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý hiếm như:

  • Quả chuông “Minh Tông tự chung” mang niên hiệu Thiệu Trị nguyên niên (1841).
  • Hệ thống tượng Phật phong phú gồm: Phật Tổ Như Lai, A Di Đà, Di Lặc, Tam thế, A Nan, Ca Diếp, tòa Cửu Long Thích Ca sơ sinh, Đức Chúa Ông và Thánh Tăng. Các pho tượng được chế tác tinh xảo, với đường nét mềm mại nhưng đầy mạnh mẽ.
  • Bộ tượng Tam thế Phật, làm bằng gỗ, cao 87cm, mang hình dáng ngồi kiết già giống nhau. Bộ tượng tượng trưng cho 3.000 vị Phật trong ba thời kỳ: Quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • Tòa Cửu Long Thích Ca sơ sinh, được đúc bằng đồng với kỹ thuật tinh vi, thể hiện hình ảnh chín con rồng chầu vào nhau, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật thế kỷ XX.
  • Hai tấm bia đá, trong đó có một tấm mang niên đại năm 1679, cùng với ba chuông đồng ghi lại công đức và quá trình xây dựng chùa.
  • Hệ thống hoành phi, câu đối, y môn, cuốn thư, hương án, Long ngai và khám thờ, tất cả đều được chạm khắc với các đề tài tứ linh, tứ quý, rồng chầu và hổ phù, làm từ gỗ và được sơn son thếp vàng.
Chùa Mai Phúc Long Biên như một viên ngọc quý ẩn mình giữa lòng phố thị
Chùa Mai Phúc Long Biên như một viên ngọc quý ẩn mình giữa lòng phố thị (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những di vật này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật mà còn minh chứng cho vai trò quan trọng của chùa Mai Phúc Long Biên trong đời sống văn hóa và tâm linh qua nhiều thế hệ.

Lễ hội tại chùa Mai Phúc

Chùa Mai Phúc là một địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội, không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn cả du khách thập phương. Nơi đây thường xuyên diễn ra các lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

“Ngưỡng vọng tiền nhân” là lễ hội chính của chùa, thường được tổ chức vào ngày giỗ của Công chúa Huyền Trân. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của những người đã có công xây dựng và phát triển ngôi chùa.

Ngoài ra, các lễ hội khác cũng thường được tổ chức tại chùa Mai Phúc như: Lễ hội đầu năm, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu, lễ cầu an và cầu siêu…Mỗi lễ hội đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thu hút nhiều Phật tử cùng du khách tham gia.

Chùa Mai Phúc là một địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội
Chùa Mai Phúc là một địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các địa điểm chiêm bái gần chùa Mai Phúc

Nếu còn thời gian thì du khách có thể chiêm bái thêm các địa điểm tâm linh nổi tiếng khác gần chùa Mai Phúc như:

Chùa Ái Mộ Long Biên

Chùa Ái Mộ tọa lạc tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội, là một trong những ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng của Hà Nội. Kiến trúc độc đáo của chùa mang đậm dấu ấn của thời kỳ Lý – Trần. 

Chùa Ái Mộ tọa lạc tại phường Phúc Đồng
Chùa Ái Mộ tọa lạc tại phường Phúc Đồng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây là nơi để người dân đến cầu bình an, sức khỏe và may mắn. Không khí thanh tịnh và yên bình tại chùa giúp cho tâm hồn con người trở nên thư thái và nhẹ nhàng hơn.

Chùa Lâm Du ở phường Bồ Đề

Chùa Lâm Du nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa ven sông Hồng thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên. Với lịch sử hơn 3 thế kỷ, chùa Lâm Du không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là một điểm đến hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa sâu sắc.

Chùa Lâm Du nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa ven sông Hồng
Chùa Lâm Du nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa ven sông Hồng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Bồ Đề – Thiên Cổ tự

Theo truyền thuyết, chùa Bồ Đề được xây dựng từ thời Lý, với tên chữ là “Thiên Sơn Tự” hoặc “Thiên Cổ tự”. Chùa tọa lạc trên một bãi bồi ven sông Hồng, gần chân cầu Chương Dương.

Đến với chùa, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính mà còn được tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của người Việt.

Chùa Bồ Đề tọa lạc trên một bãi bồi ven sông Hồng
Chùa Bồ Đề tọa lạc trên một bãi bồi ven sông Hồng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Mai Phúc

Chùa Mai Phúc Long Biên là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Có một số thắc mắc phổ biến về chùa như:

Thời gian mở cửa của chùa Mai Phúc?

Chùa Mai Phúc Long Biên thường mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, từ sáng sớm đến chiều tối. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy vào các dịp lễ hội, cúng tế hoặc các sự kiện đặc biệt. 

Nếu bạn có kế hoạch đến tham quan vào những ngày lễ lớn hoặc dịp đặc biệt thì có thể liên hệ trực tiếp Ban quản lý chùa để xác nhận thời gian chính xác.

Tham quan chùa Mai Phúc có mất vé vào cửa không?

Chùa Mai Phúc Long Biên không thu vé vào cửa. Chùa mở cửa tự do cho các tín đồ Phật tử và du khách đến tham quan, chiêm bái và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa dân tộc. 

Tuy nhiên, để có thông tin chính xác nhất về giá vé, bạn nên liên hệ trực tiếp với nhà chùa bằng cách gọi điện thoại hoặc đến tận nơi để hỏi.

Chùa Mai Phúc Long Biên thường mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần
Chùa Mai Phúc Long Biên thường mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lưu ý khi tham quan chùa Mai Phúc

Khi tham quan Chùa Mai Phúc Long Biên, bạn nên lưu ý một số điểm sau để có một trải nghiệm tôn nghiêm và ý nghĩa:

  • Vì chùa là nơi linh thiêng nên hãy ăn mặc lịch sự, kín đáo. 
  • Khi tham quan hay chiêm bái, hãy giữ im lặng để không làm phiền đến những người đang tụng kinh hoặc hành lễ.
  • Nếu vào chánh điện hoặc các khu vực tôn nghiêm, bạn hãy cúi đầu hoặc chắp tay thành kính. 
  • Không được bước qua tượng Phật hoặc các vật thờ cúng.
  • Bảo vệ cảnh quan của chùa bằng cách không vứt rác bừa bãi. 
  • Tuyệt đối không sờ hoặc chạm vào các tượng Phật hoặc các di tích linh thiêng trong chùa.
  • Nếu muốn chụp ảnh, hãy xin phép hoặc đảm bảo không làm phiền đến những người đang tụng kinh, hành lễ. 
  • Nếu đến vào thời gian lễ hội, cúng tế hay các buổi thuyết pháp, hãy đến đúng giờ để tham gia một cách trang nghiêm và đầy đủ.
Chùa Mai Phúc Long Biên là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách
Chùa Mai Phúc Long Biên là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Mai Phúc Long Biên không chỉ là một điểm đến tâm linh thanh tịnh, mà còn là di tích lịch sử có giá trị, phản ánh quá trình phát triển văn hóa và tôn giáo qua nhiều thế hệ. Với không gian yên bình và cảnh quan thiên nhiên sống động, Chùa Mai Phúc là nơi lý tưởng để tĩnh tâm và kết nối với những giá trị tâm linh của dân tộc.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây