Khám phá chùa Láng: Một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam

Chùa Láng – một điểm dừng chân giữa lòng Hà Nội nổi bật bởi nét yên bình và lối kiến trúc cổ kính. Bạn đã từng tự hỏi tại sao chùa Láng lại thu hút nhiều người đến thế? Cùng Xanh SM khám phá từng góc nhỏ trong chùa để hiểu rõ hơn về lịch sử và những giá trị văn hóa đang ẩn chứa trong không gian tĩnh lặng này.

Giới thiệu lịch sử hình thành chùa Láng

Chùa Láng tọa lạc tại Hà Nội – là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng của Việt Nam. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XII dưới triều đại nhà Lý, do vua Lý Anh Tông lập ra để tưởng nhớ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. 

chùa láng
Chùa láng là một trong những ngôi chùa cổ kính giữa lòng Hà Thành. Ảnh: Sưu tầm Internet

Với kiến trúc cổ kính và khuôn viên rộng rãi, chùa không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh mà còn là di tích văn hóa đặc sắc, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Chùa Láng còn được ví là “đệ nhất tùng lâm” xứ kinh kỳ giữa lòng Hà Thành.

Địa chỉ và hướng dẫn đến chùa Láng

Với vị trí dễ tìm, chùa Láng đã thu hút nhiều du khách đến chiêm bái và khám phá nét văn hóa truyền thống độc đáo của Hà Nội. Cùng Xanh SM tìm hiểu chi tiết về địa chỉ và hướng dẫn đến chùa Láng chi tiết dưới đây nhé!

Chùa Láng ở đâu? Thuộc phần nào, quận nào?

Chùa Láng có địa chỉ chính xác tại 116 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 5km, cách trường Đại học Ngoại Thương khoảng 500m, vô cùng thuận lợi cho du khách tìm đến. 

chùa láng
Khu di tích lịch sử chùa Láng giữa lòng Hà Nội. Ảnh: Sưu tầm Internet

Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa từ các điểm khác nhau của Hà Nội

Để đến Chùa Láng từ các khu vực khác nhau ở Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô, xe buýt hoặc dịch vụ xe công nghệ. Cụ thể:

  • Xe máy, ô tô: Để chủ động hơn trong việc di chuyển, du khách có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Nếu di chuyển từ khu vực Cầu Giấy, bạn chỉ cần đi dọc theo đường Láng để vào phố chùa Láng và đi thêm khoảng 500m là đến cổng chùa tại 116 Chùa Láng.
  • Xe buýt: Nếu bạn không có phương tiện cá nhân, xe buýt là lựa chọn phù hợp và tiết kiệm. Một số tuyến xe buýt đi qua gần Chùa Láng như 09B, 09BCT, 16, 24, 26, 27, 32, 55A, 55B, 90, 105, 161,… bạn chỉ cần đi bộ thêm một đoạn ngắn là tới nơi. 
  • Xanh SM – Dịch vụ xe công nghệ chuẩn 5 sao: Để có một chuyến tham quan chùa Láng thân thiện với môi trường, Xanh SM là lựa chọn hoàn hảo với đa dạng dịch vụ di chuyển từ xe máy điện đến ô tô điện cao cấp. Xanh SM sử dụng phương tiện di chuyển hoàn toàn từ các dòng xe điện VinFast, không mùi xăng dầu, không tiếng ồn động cơ, mang đến trải nghiệm êm ái cho hành khách. 

Du khách có thể dễ dàng tải app Xanh SM để đặt xe ngay hôm nay để có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tải app ngay TẠI ĐÂY

dịch vụ xe xanh sm
Bạn có thể di chuyển bằng dịch vụ xe công nghệ Xanh SM trải nghiệm “sống xanh”. Ảnh: Xanh SM

Giờ mở cửa và lịch trình tham quan

Chùa Láng Hà Nội mở cửa từ 8:30 – 20:00 mỗi ngày. Tuy nhiên, vào các ngày lễ đặc biệt như mùng 1, rằm hoặc các Tết, giờ mở cửa có thể thay đổi để phù hợp với các hoạt động tín ngưỡng​. 

giờ mở cửa chùa láng
Chùa mở cửa vào 8:30 – 20:00 vào các ngày trong tuần. Ảnh: Sưu tầm Internet

Lịch sử và ý nghĩa tâm linh của chùa Láng

Chùa Láng có lịch sử hàng trăm năm, mang giá trị tâm linh sâu sắc. Nơi đây không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là điểm đến linh thiêng, thu hút du khách tìm kiếm sự bình yên.

Chùa Láng thờ ai?

Chùa Láng được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới thời vua Lý Anh Tông nhằm thờ vua cha Lý Thần Tông cùng Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Thiền sư Từ Đạo Hạnh là một trong những nhân vật văn hóa và tôn giáo quan trọng nhất thời nhà Lý, được xem là người đặt nền móng cho nghệ thuật chèo và múa rối nước của Việt Nam.

chùa láng thờ Phật, Thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông
Chùa được xây dựng để thờ Phật, Thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông​. Ảnh: Sưu tầm Internet

Đi chùa Láng cầu gì?

Khi đến với Chùa Láng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính mà còn có thể cầu nguyện về sức khỏe, bình an, may mắn,… cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, nhiều người cũng đến chùa để cầu tài lộc, học hành thi cử hay thậm chí cầu duyên, mong tìm được bạn đời phù hợp. 

chùa láng cầu nguyện
Nhiều người đến chùa để cầu mong bình an và các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Ảnh: Sưu tầm Internet

Chính vì vậy, cứ mỗi dịp lễ hội chùa Láng diễn ra hàng năm thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan, dâng hương, cầu nguyện và tham gia các hoạt động tâm linh như lễ tắm tượng, thỉnh chuông, cầu an.

Kiến trúc đặc sắc của chùa Láng

Chùa Láng không chỉ nổi bật với giá trị tâm linh mà còn thu hút du khách bởi kiến trúc đặc sắc, là sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính và tôn nghiêm của Phật giáo.

Cổng tam quan và kiến trúc đền thờ

Khi đến thăm chùa, cổng tam quan là công trình đầu tiên mà du khách nhìn thấy. Cổng tạo ấn tượng mạnh với thiết kế vững chãi và hoành tráng với bốn cột vuông và ba mái vòm được xây dựng độc đáo. Ngoài ra, mái chính của cổng tam quan cao hơn các mái phụ, tạo ra một dáng vẻ uy nghi, mang đậm ảnh hưởng của kiến trúc cung đình. 

Cổng tam quan chùa
Cổng tam quan chùa. Ảnh: Sưu tầm Internet

Qua cổng là một sân rộng lát gạch Bát Tràng, nơi đặt sập đá để đặt kiệu thánh vào dịp lễ hội. Kiến trúc của chùa mang đậm dấu ấn của lối thiết kế “nội công ngoại quốc” phổ biến trong các ngôi chùa xưa, với cấu trúc gồm 2 hành lang dài kết nối giữa nhà tiền đường và hậu đường, tạo thành một không gian hình chữ nhật kín vô cùng ấn tượng.

Nhà Bát Giác và các công trình kiến trúc nổi bật khác

Chùa Láng còn nổi bật với nhà Bát Giác, đây là công trình nổi bật giữa sân chùa với mái chồng hai tầng. Nhà Bát Giác có 16 mái, trên đầu được đắp 8 con rồng tượng trưng cho 8 đời vua Lý.

Nhà Bát Giác chùa láng
Nhà Bát Giác với nét kiến trúc cổ kính. Ảnh: Sưu tầm Internet

Khi đến thăm Chùa Láng, du khách đừng quên ghé qua các công trình đặc sắc khác như Bái Đường, Thượng Điện, nhà thiêu hương, nhà Tổ và Tăng phòng. Đây đều là những công trình còn lưu giữ dấu ấn của triều đại vua chúa, là minh chứng cho sự phát triển của nghệ thuật xây dựng và tín ngưỡng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Cây cổ thụ và hoa trắng

Khi bước vào khuôn viên chùa Láng, bạn sẽ cảm nhận ngay một không gian mát mẻ nhờ hàng cây cổ thụ trăm tuổi tỏa bóng mát. Cùng với đó là tán cây muỗm cao lớn rợp bóng khắp sân chùa, như đưa du khách trở về với không gian cổ kính của đất Thăng Long xưa.

cây cổ thụ chùa láng
Gốc cổ thụ trên 700 tuổi đời. Ảnh: Sưu tầm Internet

Bên cạnh những cây cổ thụ, khu vườn hoa sứ rợp bóng cũng góp phần tạo nên nét đẹp đặc trưng của chùa Láng. Cứ mỗi độ hoa nở vào tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, khu vườn tràn ngập sắc trắng tinh khôi, trải dọc theo lối đi gạch đỏ dẫn vào nhà Bát Giác. Đồng thời, đây cũng là dịp diễn ra nhiều lễ hội Chùa, nên du khách có thể ghé đến để chiêm ngưỡng cũng như hòa mình vào không khí lễ hội đầy thú vị.

Lễ hội và sự kiện tại chùa Láng

Cứ vào ngày 6 – 8 tháng 3 âm lịch hàng năm, lễ hội Chùa Láng thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia. Đây là dịp để mọi người trải nghiệm các hoạt động đặc sắc như rước kiệu, dâng hương, múa rồng và lễ tế để tôn vinh Thiền sư Từ Đạo Hạnh và các vị thần thờ tại chùa.

Hội Chùa Láng
Hội Chùa Láng là dịp để lưu truyền và gìn giữ màu bản sắc dân tộc. Ảnh: Sưu tầm Internet

Hội chùa Láng không chỉ là dịp để cầu nguyện cho quốc thái dân an mà còn là cơ hội để người dân thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần và bảo vệ những giá trị tâm linh của địa phương.

Ẩm thực và món ngon gần chùa Láng

Khi đến Chùa Láng, du khách đừng quên khám phá những quán ăn gần chùa để thưởng thức ẩm thực đậm đà hương vị Hà Nội như:

Ốc luộc và thịt xiên nướng

Khi đến đường Chùa Láng, du khách không thể bỏ qua món ốc luộc và thịt xiên nướng. Ốc luộc nổi tiếng với vị tươi ngon, thấm đẫm gia vị từ lá chanh, sả và ớt, cùng nước chấm đặc trưng. Thịt xiên nướng thơm lừng, thịt mềm, mỡ giòn, ăn kèm dưa góp tươi, tạo nên một món ăn nhẹ nhàng mà không bị ngấy. 

Địa chỉ tham khảo:

  • Số 4, ngõ 121, Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Số 57, ngõ 82, Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
  • 55 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Ốc luộc gần chùa Láng
Ốc luộc gần chùa Láng. Ảnh: Sưu tầm Internet

Bánh xèo và bún sườn chua

Chùa Láng không chỉ nổi tiếng với những món ăn vặt quen thuộc như ốc luộc và thịt xiên nướng, mà còn là điểm đến lý tưởng để thưởng thức bánh xèo và bún sườn chua. Bánh xèo tại đây có lớp vỏ giòn tan, nhân đầy thịt heo, tôm, giá đỗ, hành. Bún sườn chua lại có nước dùng thanh mát từ dứa, cà chua kết hợp với sườn hầm mềm là lựa chọn lý tưởng cho bữa trưa hoặc tối nhẹ nhàng. 

Địa chỉ tham khảo:

  • 28 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
  • 75 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Số 9 Ngõ 33 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Bún sườn chua
Bún sườn chua. Ảnh: Sưu tầm Internet

Mì hải sản

Nếu bạn là tín đồ của các món hải sản, mì hải sản chắc chắn là một lựa chọn lý tưởng để thử. Tô mì hải sản nổi bật với nước dùng đậm đà và topping đa dạng như tôm, bề bề, chả cá và các loại rau xanh tươi mát. Mì hải sản mang vị ngọt tự nhiên của hải sản, được chế biến sao cho giữ nguyên độ dai, tươi của từng loại topping, tạo nên một món ăn vừa đầy đặn vừa hấp dẫn.

Địa chỉ tham khảo: 

  • Số 10 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Số 2, ngõ 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Số 120 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Mì hải sản gần chùa láng
Mì hải sản là món ăn được nhiều bạn trẻ yêu thích. Ảnh: Sưu tầm Internet

Địa điểm tham quan gần chùa Láng

Sau khi ghé thăm chùa Láng, bạn có thể khám phá một số điểm đến nổi bật gần chùa như:

  • Gò Đống Đa: Cách chùa Láng 3km, toạ lạc tại phố Tây Sơn, P. Quang Trung, Q. Đống Đa, đây là địa danh nổi tiếng với trận đánh Đống Đa lịch sử vào năm 1789, nơi vua Quang Trung đánh bại quân xâm lược nhà Thanh. Gò Đống Đa là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích lịch sử.
  • Văn Miếu Quốc Tử Giám: Nằm tại 58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, cách Chùa Láng chỉ khoảng 4km, Văn Miếu là một ngôi đền cổ được xây dựng vào năm 1070 để thờ Khổng Tử. Đây là nơi khai sinh ra Đại học đầu tiên của Việt Nam là một di tích văn hóa quan trọng của thủ đô Hà Nội​. 
  • Bảo tàng Hà Nội: Chỉ cách Chùa Láng khoảng 2km, thuộc đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, bảo tàng Hà Nội trưng bày các hiện vật lịch sử, văn hóa của Hà Nội qua các thời kỳ. Đây là một không gian hiện đại, phù hợp cho những ai muốn tìm hiểu thêm về quá khứ của thủ đô. 
bảo tàng Hà Nội
Nét đẹp cổ kính của bảo tàng Hà Nội. Ảnh: Sưu tầm Internet

Kinh nghiệm du lịch và lưu trú khi thăm chùa Láng

Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch và lưu trú giúp bạn có chuyến tham quan chùa Láng trọn vẹn.

Kinh nghiệm và mẹo nhỏ khi thăm chùa Láng

Khi đến thăm chùa Láng, có một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ sẽ giúp chuyến đi của bạn thêm trọn vẹn hơn:

  • Ăn mặc kín đáo, lịch sự: Đây là một địa điểm tôn nghiêm, vì vậy du khách nên chọn trang phục phù hợp, tránh ăn mặc hở hang.
  • Chuẩn bị lễ vật: Nếu tham gia các nghi lễ tại chùa, bạn có thể chuẩn bị hương, hoa, trái cây để dâng lên, thể hiện lòng thành kính.
  • Tránh ồn ào: Lưu ý không làm ồn, nói chuyện lớn tiếng hay làm ảnh hưởng đến không gian yên tĩnh và tôn nghiêm của chùa.
  • Tham gia lễ hội: Lễ hội của Chùa thường diễn ra vào ngày 7/3 âm lịch, nếu có dịp, du khách nên tham gia để trải nghiệm các hoạt động truyền thống đặc sắc.
Kinh nghiệm và mẹo nhỏ khi thăm chùa Láng
Khách tham quan chùa nên lưu ý về trang phục kín đáo. Ảnh: Sưu tầm Internet

Khách sạn và nơi lưu trú gần chùa

Dưới đây là gợi ý 3 khách sạn gần chùa Láng ở Hà Nội sở hữu không gian sang trọng, bạn có thể tham khảo như:

Khách sạn Danly

  • Khách sạn yên tĩnh, tiện nghi với nhà hàng và trung tâm hội nghị hiện đại.
  • Địa chỉ:  22 – 24 Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
  • Mức giá: Khoảng 1.300.000 VND/đêm

Khách sạn Quốc Tế Bảo Sơn

  • Khách sạn 4 sao với phòng nghỉ sang trọng, có nhà hàng và hồ bơi.
  • Địa chỉ: 50 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Hà Nội
  • Mức giá: Khoảng 1.500.000 VND/đêm

Khách sạn Hà Nội Regal của HANZ

  • Lựa chọn 3 sao phù hợp cho du khách tham quan các điểm nổi tiếng gần chùa.
  • Địa chỉ: 90 Phạm Huy Thông, Ba Đình, Hà Nội
  • Mức giá: Khoảng 800.000 VND/đêm

Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến để trải nghiệm vẻ đẹp tín ngưỡng và văn hóa Hà Thành thì Chùa Láng chính là lựa chọn lý tưởng. Chùa không chỉ là nơi có không gian linh thiêng mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử cùng kiến trúc độc đáo, giúp bạn hòa mình vào nhịp sống an yên giữa lòng thủ đô. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ Xanh SM sẽ giúp hành trình đến Chùa Láng của bạn thêm trọn vẹn hơn.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây