Chùa Kỳ Viên: Dấu ấn kiến trúc vượt thời gian giữa lòng Sài Gòn

Chùa Kỳ Viên là một trong những ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng linh thiêng của thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ lối kiến trúc độc đáo vượt thời gian, chùa đã thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến tham quan, chiêm bái.

Giới thiệu về chùa Kỳ Viên Quận 3

Tên gọi “Kỳ Viên” bắt nguồn từ một tịnh xá quan trọng, gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là nơi Ngài từng cư ngụ và thuyết pháp trong nhiều năm, truyền bá những giáo lý sâu sắc của đạo Phật. 

Chùa Kỳ Viên từng là Trụ sở Trung ương của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam trước năm 1981. Hiện nay, chùa là trung tâm văn hóa lớn của Phật giáo Nam tông tại Việt Nam, nơi tổ chức các hoạt động hoằng pháp, tu học cho Tăng Ni, Phật tử. Bên cạnh đó, chùa Kỳ Viên còn thường xuyên tiếp đón nhiều phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc hệ phái Theravada. 

Chùa Kỳ Viên Q3 hiện là trung tâm văn hóa Phật giáo Nam tông tại Việt Nam
Chùa Kỳ Viên Q3 hiện là trung tâm văn hóa Phật giáo Nam tông tại Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Kỳ Viên

Dưới đây là các sự kiện tiêu biểu trong quá trình hình thành và phát triển của chùa Kỳ Viên.

Giai đoạn đầu tiên

Chùa Kỳ Viên Quận 3 không có tài liệu rõ ràng về năm thành lập. Tuy nhiên, một bảng chữ Hán treo trước chánh điện có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định niên đại của chùa.

Trên bảng chùa có hai dòng chữ Hán quan trọng: 

  • Dòng chữ thứ nhất phía bên phải: “THIÊN VẬN NHÂM TUẤT NIÊN LỤC NGUYỆT THẬP CỬU NHẬT KÍNH TẠO”.
  • Dòng thứ hai phía bên trái: “THÍ CHỦ LÊ VĂN THỤ THẤT CHUNG NGUYỄN THỊ TRUNG ÐỒNG PHỤNG CÚNG”.

Từ đó, các nhà nghiên cứu đưa ra 2 giả thuyết về thời gian thành lập chùa:

  • Nếu bảng được cúng dường sau khi chùa đã xây xong, thì chùa có thể được thành lập trước năm 1922.
  • Nếu bảng ghi đúng ngày thành lập, thì chùa Kỳ Viên được thành lập vào ngày 19/06/1922.
Chùa Kỳ Viên chưa có thông tin chính thức về năm thành lập
Chùa Kỳ Viên chưa có thông tin chính thức về năm thành lập (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo sách Nghi lễ và tự viện Phật giáo Nam Tông Việt Nam (NXB TP. Hồ Chí Minh, 2002), Tỳ kheo Thiện Minh – Nguyễn Văn Sáu cho biết, ngôi chùa được bà Bùi Thị Ngọc (còn gọi là bà Năm Chùa hoặc bà Năm Ngọc) trụ trì vào năm 1947. Bà tu tập theo truyền thống Phật giáo Bắc tông. 

Thỉnh thoảng, chùa đón tiếp các nhà sư khất sĩ đến giảng đạo. Một trong những vị sư đầu tiên giảng pháp tại đây là sư Năm, người về sau trở thành Tổ sư Minh Đăng Quang – sáng lập hệ phái Phật giáo Khất Sĩ. Đây là dấu mốc quan trọng cho sự chuyển mình của chùa Kỳ Viên theo dòng Phật giáo Nguyên thủy.

Giai đoạn chuyển đổi sang Phật giáo Nguyên Thủy (1948 – 1949)

Năm 1948, do chiến tranh tàn phá nhiều nơi, chùa Bửu Quang cũng không tránh khỏi hư hại. Trước tình thế đó, cụ Nguyễn Văn Hiểu cùng một nhóm cư sĩ chùa Bửu Quang đã tìm đến chùa Kỳ Viên của bà Năm Ngọc, tạm mượn làm nơi luận đạo và thuyết pháp.

Tuy nhiên, không lâu sau, chùa Kỳ Viên bị giải tỏa để mở đường cho xe cứu hỏa lưu thông. Trong lúc tìm kiếm địa điểm mới, nhóm cư sĩ nhận thấy đối diện chùa Kỳ Viên có một khu đất trống thuộc sở hữu của gia đình Hui Bổn Hỏa nằm ở góc đường Phan Đình Phùng và Bàn Cờ. Họ quyết định thuê mảnh đất này với mong muốn xây dựng một ngôi chùa vững chắc hơn, đồng thời đặt nền móng cho trụ sở Phật giáo Nguyên thủy tại Sài Gòn.

Năm 1949, chùa Kỳ Viên chính thức chuyển đổi sang trung tâm sinh hoạt Phật giáo Nguyên Thủy
Năm 1949, chùa Kỳ Viên chính thức chuyển đổi sang trung tâm sinh hoạt Phật giáo Nguyên Thủy (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngày 21/07/1949, chính quyền Đô thành Sài Gòn chính thức cấp phép xây dựng chùa Kỳ Viên mới. Công trình được thi công khẩn trương và hoàn thành chỉ trong vòng ba tháng. Ngày 09/10/1949, lễ nhập tự và lễ An vị Phật được tổ chức trang trọng, đánh dấu sự khởi đầu của chùa Kỳ Viên trong vai trò là trung tâm sinh hoạt Phật giáo Nguyên thủy.

Dù chùa đã được xây dựng, nhưng vẫn nằm trên đất thuê. May mắn thay, hai vị hộ pháp là ông Kim Long và bà Lâm Thị Thiệt đã phát tâm cúng dường, mua lại toàn bộ khu đất để dâng lên Tam Bảo. 

Giai đoạn sau xây dựng lại (1952 – 1954)

Ngày 16/02/1952, ông Kim Long, bà Lâm Thị Thiệt cùng các cư sĩ, thiện tín đã tổ chức một buổi lễ long trọng để dâng cúng đất và chùa Kỳ Viên lên chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy. Hòa thượng Hộ Tông đại diện chư Tăng tiếp nhận ngôi chùa dưới sự chứng kiến của ngài Sư Cả – trụ trì chùa Mahàmontrey ở Campuchia.

Năm 1953, một trận hỏa hoạn lớn xảy ra, thiêu rụi phần lớn khu xóm Bàn Cờ. Ngọn lửa cũng ảnh hưởng đến chùa Kỳ Viên khiến một góc nhà bếp bị cháy xém. Sau trận hỏa hoạn, chính quyền đã mở rộng đường xá trong khu vực, đồng thời kéo dài đường Richaud (nay là đường Phan Đình Phùng). Kết quả là mặt tiền chùa Kỳ Viên bị che khuất bởi những dãy phố mới xây dựng trên phần đất trống trước cửa chùa.

Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu
Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước tình thế đó, nhóm cư sĩ hộ pháp do cụ Nguyễn Văn Hiểu đứng đầu đã lên kế hoạch trùng tu nhằm xoay mặt tiền chùa ra con đường mới, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu. Công trình trùng tu bắt đầu từ ngày 12/02/1954 và kéo dài đến tháng 11/1954 mới hoàn thành. 

Chùa Kỳ Viên Quận 3 sau khi được xây dựng lại có kiến trúc khang trang và trở thành một trong những ngôi chùa đẹp nhất Sài Gòn lúc bấy giờ. Tổng chi phí xây dựng lên đến hơn 800.000 đồng, một con số rất lớn vào thời điểm đó.

Giai đoạn hình thành tổ chức Phật giáo

Sau khi chùa Kỳ Viên Q3 được xây dựng lại, vào ngày 14/05/1957, cụ Nguyễn Văn Hiểu đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam tại chùa Kỳ Viên. Đến ngày 18/12/1957, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam được thành lập và tiếp tục hoạt động cho đến năm 1981.

Cách đi đến chùa Kỳ Viên

Chùa Kỳ Viên chỉ cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 3 – 5 km, tùy vị trí xuất phát. Dưới đây là một số cách di chuyển đến chùa thuận tiện:

Đi bằng phương tiện cá nhân

Trong trường hợp di chuyển tự túc từ trung tâm thành phố đến chùa Kỳ Viên Quận 3, bạn có thể tham khảo lộ trình sau:

  • Xuất phát từ Nhà thờ Đức Bà hoặc Chợ Bến Thành, bạn di chuyển theo đường Lê Duẩn.
  • Tiếp tục đi thẳng đến đường Nguyễn Thị Minh Khai.
  • Sau đó, rẽ vào đường Nguyễn Thiện Thuật, đi thẳng cho đến khi thấy biển chỉ dẫn vào đường Nguyễn Đình Chiểu.
  • Theo hướng Nguyễn Đình Chiểu, bạn sẽ đến chùa Kỳ Viên.
Chùa Kỳ Viên chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 10 phút di chuyển trong điều kiện giao thông thuận lợi
Chùa Kỳ Viên chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 10 phút di chuyển trong điều kiện giao thông thuận lợi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển đến chùa Kỳ Viên bằng xe buýt

Cả hai tuyến xe buýt dưới đây đều có trạm dừng gần chùa Kỳ Viên Q3, giúp bạn dễ dàng di chuyển đến điểm đến: 

  • Tuyến 04: Bến xe buýt Bến Thành – An Sương 
  • Tuyến 28: Chợ Xuân Thới Thượng – Bến xe buýt Sài Gòn.

Di chuyển bằng Xanh SM

Để có một chuyến đi an toàn, tiện lợi và nhanh chóng đến chùa Kỳ Viên Q3, du khách nên lựa chọn xe điện Xanh SM dòng 2 bánh hoặc 4 bánh. Đồng hành cùng Xanh SM, bạn không chỉ chủ động hơn trong việc di chuyển mà còn được tận hưởng những trải nghiệm chuẩn 5 sao: Êm ái, không có tiếng ồn hay mùi khó chịu, không phát thải, bảo vệ môi trường.

>>> Đặt xe đơn giản hơn khi đã có ứng dụng Xanh SM! Bạn hãy tải ứng dụng tại đây để nhận những mã giảm giá hấp dẫn hoặc gọi hotline 1900 2088 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Xanh SM là dịch vụ xe thuần điện lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
Xanh SM là dịch vụ xe thuần điện lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam (Ảnh: Xanh SM)

Khám phá kiến trúc huyền bí của chùa Kỳ Viên

Về mặt kiến trúc, chùa Kỳ Viên từ khi thành lập cho đến năm 1947 hoàn toàn tuân theo phong cách kiến trúc và nghi thức thờ phụng của Phật giáo Bắc Tông. Sau khi chuyển sang Phật giáo Nguyên thủy, kiến trúc và nghi thức thờ phụng cũng thay đổi theo truyền thống Phật giáo Nam Tông.

Vào thời điểm này, kiến trúc của chùa không có nhiều điểm nổi bật, chỉ xây thêm một chánh điện để thờ Phật, một ngọn tháp hình tứ giác ở trên nóc giữa chánh điện cùng một biển hiệu “Kỳ Viên Tịnh Xá” trên mặt tiền của tháp. Đến khi được trùng tu vào năm 1954, kiến trúc mới có dấu ấn của của Phật giáo Nguyên thủy.

Lối vào của chùa Kỳ Viên Quận 3
Lối vào của chùa Kỳ Viên Quận 3 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cổng tam quan chùa Kỳ Viên hiện tại được xây dựng theo kiến trúc Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu, với kiểu dáng hoàn toàn khác biệt so với trước đây.

Chánh điện chùa Kỳ Viên được thiết kế theo hình thức tam cấp:

  • Tầng cao nhất là nơi thờ Xá Lợi Phật. 
  • Tầng thứ hai đặt tượng Phật Thích Ca. 
  • Tầng thứ ba thờ Phật chuyển pháp luân. 

Dưới tầng chánh điện có một bộ ghế sơn đỏ và mạ vàng, dùng để thờ những tượng Phật Thích Ca nhỏ. Bộ ghế này là món quà tặng từ quân đội hoàng gia Thái Lan. Bức tường phía sau nơi thờ xá lợi và Phật được trang trí bằng những hình vẽ ngọn tháp, tạo nên một khung cảnh tựa cõi bồng lai tiên cảnh.

Phía sau chánh điện là một trai đường, và trên trai đường là tăng xá để chư Tăng nghỉ ngơi. Phía trước dãy phòng tăng xá là một hội trường nhỏ, nơi chư Tăng tụ họp để thảo luận về Phật pháp. Trong hội trường này có một tủ thờ, chứa rất nhiều tượng Phật từ khắp nơi trên thế giới do Hòa thượng Bửu Chơn hiến tặng sau mỗi lần tham dự hội nghị Phật giáo.

Hội trường là nơi diễn ra các buổi thảo luận về Phật pháp
Hội trường là nơi diễn ra các buổi thảo luận về Phật pháp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vào năm 2005, chùa Kỳ Viên Quận 3 đã đặt các nghệ nhân ở Nam Định đúc một pho tượng Phật bằng đồng mạ vàng, cao 2,5m và nặng 2 tấn. Bên cạnh đó, chùa cũng sở hữu một bộ lư đồng với các họa tiết chạm khắc hình ảnh của chính chùa Kỳ Viên.

Đặc sắc các hoạt động tại chùa Kỳ Viên

Chùa Kỳ Viên Q3 gây ấn tượng không chỉ vì cảnh sắc thanh tịnh, kiến trúc độc đáo “vượt thời gian” mà còn với những hoạt động phong phú.

  • Thuyết giảng Phật pháp: Thu hút khoảng 500 người tham dự vào Chủ nhật hàng tuần.
  • Khóa tu thiền Tứ niệm xứ: Số lượng người tham gia thường lên đến khoảng 800 người vào mùng 1 và 15 hàng tháng.
  • Lớp giáo lý: Nhiều môn học đa dạng như Vi Diệu Pháp, Thanh Tịnh đạo, Trung bộ kinh, Phật pháp chuyên đề, kinh tụng Pali, Pháp cú kinh.
Chùa thường xuyên tổ chức các hoạt động hoằng pháp
Chùa thường xuyên tổ chức các hoạt động hoằng pháp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các địa điểm tham quan gần chùa Kỳ Viên Q3

Nếu có dịp đến chùa Kỳ Viên Quận 3, du khách đừng bỏ qua 5 địa điểm tham quan thú vị chỉ cách nơi đây khoảng 3km: 

Địa điểmĐịa chỉKhoảng cáchĐiểm nổi bật
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh28 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 32,6kmBảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, được trưng bày trong các chuyên đề như: “Vũ khí ngoài trời”, “Chế độ lao tù”, “Chất độc da cam”, “Những sự thật lịch sử”, và “Tội ác chiến tranh”.
Chùa ChantarangsayĐường Hoàng Sa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 32,8kmNgôi chùa có kiến trúc Khmer đầu tiên ở Sài Gòn.
Nhà Thờ Giáo Xứ Tân Định289 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 33kmNổi bật với màu hồng đặc trưng và phong cách Gothic cổ điển, nhà thờ Giáo Xứ Tân Định là một trong những công trình tôn giáo độc đáo và thu hút giới trẻ check-in tại TP. HCM.
Dinh Độc Lập135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 13kmDi tích lịch sử đặc biệt của quốc gia, nơi diễn ra sự kiện lịch sử Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975.
Chợ Bến ThànhĐường Lê Lợi, Phường Bến Thành, Quận 13,1kmMột trong những chợ lâu đời và nổi tiếng nhất TP.HCM, là điểm mua sắm nhộn nhịp và sầm uất.
Nhà thờ Đức Bà01 Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 13,6kmNhà thờ Công giáo được xây dựng từ những năm 1880, là một trong 4 vương cung thánh đường của Việt Nam.
Các địa điểm tham quan gần chùa Kỳ Viên Quận 3
Một số địa điểm tham quan nổi tiếng xung quanh chùa Kỳ Viên
Một số địa điểm tham quan nổi tiếng xung quanh chùa Kỳ Viên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Kỳ Viên​ Quận 3

Để hiểu rõ hơn về chùa Kỳ Viên, bạn hãy tham khảo một số câu hỏi phổ biến dưới đây.

Chùa Kỳ Viên nằm ở đâu?

Chùa Kỳ Viên tọa lạc tại số 610 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Kỳ Viên có những hoạt động Phật giáo gì?

Chùa Kỳ Viên tổ chức thuyết giảng Phật pháp vào mỗi chủ nhật. Ngoài ra, chùa còn tổ chức khóa tu thiền Tứ niệm xứ và các lớp giáo lý đa dạng môn học như Vi Diệu Pháp, Thanh Tịnh đạo, Pháp cú kinh,…

Chùa Kỳ Viên Quận 3 mở cửa vào thời gian nào?

Chùa Kỳ Viên mở cửa từ 8h sáng đến 5h chiều hàng ngày.

Chùa Kỳ Viên có phải là di tích lịch sử không?

Mặc dù chưa rõ thông tin chính thức về việc chùa Kỳ Viên Q3 là di tích lịch sử, nhưng đây chắc chắn là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua ở Sài Gòn.

Chùa Kỳ Viên Q3 có nhận cúng dường không?

Chùa Kỳ Viên Quận 3 có nhận cúng dường từ các Phật tử và khách thập phương.

Đến chùa Kỳ Viên, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và tìm lại sự thanh tịnh trong tâm hồn. Ngoài ra, trên hành trình khám phá ngôi chùa cổ kính này, bạn đừng quên đặt ngay một chiếc xe điện Xanh SM để tiết kiệm thời gian và di chuyển thuận tiện!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây