Chùa Kim Liên Hà Nội: Địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua!

Chùa Kim Liên là một công trình kiến trúc độc đáo nằm giữa lòng Hà Nội, thu hút đông đảo du khách và Phật tử tìm về chiêm bái. Trong bài viết này, Xanh SM sẽ cùng bạn khám phá những nét đẹp cổ kính của ngôi chùa lâu đời này.

Giới thiệu về chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên tọa lạc tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa nằm ngay gần hồ Tây – một trong những hồ nước lớn nhất và đẹp nhất thủ đô. Với khung cảnh hữu tình, nằm giữa lòng thủ đô, chùa Kim Liên là nơi lý tưởng để tĩnh tâm và trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Chùa Kim Liên là ngôi chùa cổ kính với hơn 500 năm lịch sử tại Hà Nội.
Chùa Kim Liên là ngôi chùa cổ kính với hơn 500 năm lịch sử tại Hà Nội. (Ảnh: Google Maps)

Với bề dày lịch sử hơn 500 năm, chùa Kim Liên không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính mà còn là nhân chứng sống cho những bước chuyển mình của Thủ đô: 

  • Thời nhà Lý (1138): Ban đầu đây là nơi vua đã cho lập trại Tằm Tang để công chúa và các cung nữ có thể trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải. Sau khi công chúa qua đời, trại Tằm Tang được dựng thành một ngôi chùa tưởng niệm, khắc ghi công lao của bà trong việc phát triển nghề tơ tằm.
  • Thời nhà Trần (1225): Qua triều Trần, nơi đây được đổi tên thành trại Tích Ma.
  • Thời nhà Lê (1771): Chùa được vua Lê Cảnh Hưng trùng tu và đặt tên là Kim Liên Tự.
  • Đến thời vua Quang Trung (1792 – 1793): chùa tiếp tục được mở rộng và cải tạo thành một công trình uy nghi với lối kiến trúc cổ kính và trở thành một trong 10 di tích kiến trúc tôn giáo độc đáo nhất Việt Nam.
Chùa Kim Liên Hà Nội là ngôi chùa cổ kính với bề dày lịch sử hơn 100 năm.
Chùa Kim Liên Hà Nội là ngôi chùa cổ kính với bề dày lịch sử hơn 100 năm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc độc đáo của chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên nổi bật với kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý – Trần. Ngôi chùa có được thiết kế dạng chóp nhọn, tầng tầng lớp lớp như những cánh hoa sen nở. Những nét đặc sắc trong kiến trúc của chùa Kim Liên có thể kể đến như:

  • Cổng Tam Quan là công trình hiếm hoi còn giữ được nét đặc trưng thời phong kiến. Cổng Tam Quan gồm 4 trụ lớn gọi là Tứ trụ, trong đó 2 trụ chính ở giữa cao và lớn hơn hai trụ ngoài, tạo thành ba lối đi dẫn vào chùa.
  • Tiến sâu vào bên trong là kiến trúc chính của chùa Kim Liên, được xây dựng theo kiểu chữ Tam, gồm 3 khu vực: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Cấu trúc này tạo nên tổng thể hình chữ nhật liên kết và hài hòa.
  • Mái ngói được thiết kế 2 tầng với 8 nếp mái xếp chồng, các lớp ngói vảy úp lên nhau, để lại khoảng trống giúp ánh sáng tự nhiên len lỏi vào không gian bên trong.
  • Từng chi tiết điêu khắc, từ hình ảnh long, ly, quy, phượng cho đến các hoa văn và họa tiết, đều được chạm khắc vô cùng tinh xảo.
  • Đây còn là nơi lưu giữ một kho tàng di sản quý giá với hơn 50 pho tượng. Trong đó đáng chú ý nhất là tượng công chúa Từ Hoa và tượng chúa Trịnh – hai pho tượng được lập nên để tôn thờ, ghi nhớ công lao to lớn của các vị.
  • Bên trong chùa còn đặt các tượng Phật, tượng Quan Thế Âm, tượng A-di-đà và tượng Ngọc Hoàng. Mỗi pho tượng đều thể hiện tinh hoa nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân xưa.
bên trong chùa Kim Liên thể hiện sự tinh xảo.
Các chi tiết điêu khắc bên trong chùa Kim Liên thể hiện sự tinh xảo. (Ảnh: Bietthungoctrai.vn)

Hướng dẫn tham quan chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên hàng năm thu hút du khách và Phật tử thập phương bằng những hoạt động mang đậm sắc thái văn hóa tâm linh. Vậy hành trình tham quan chùa Kim Liên diễn ra như thế nào?

Thời gian mở cửa và phí tham quan

Chùa Kim Liên đón khách từ 8:00 sáng đến 17:00 hàng ngày. Hiện tại, du khách có thể vào cổng miễn phí.

Cách thức di chuyển đến chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên nằm ngay trung tâm Hà Nội nên du khách có thể dễ dàng tiếp cận bằng nhiều phương tiện như xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Dưới đây là một số cách di chuyển phổ biến:

  • Di chuyển bằng xe buýt: Các tuyến xe buýt đi qua hoặc có điểm dừng tại chùa Kim Liên bao gồm các tuyến 33, 31, 41, 86, 146…
  • Di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy: Từ hồ Hoàn Kiếm, du khách có thể di chuyển theo hướng Lý Thái Tổ, rẽ phải vào phố Hàng Trống. Tiếp tục di chuyển theo các tuyến đường: Hàng Gai – Hàng Tre – Trần Nhật Duật, sau đó rẽ vào ngõ 1 Âu Cơ để đến chùa.

Để di chuyển nhanh chóng và tiện lợi, bạn có thể chọn Xanh SM – dịch vụ đặt xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Với các lựa chọn linh hoạt như: Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury đến Xanh SM Bike, bạn sẽ có những trải nghiệm di chuyển thoải mái, tiết kiệm thời gian tối đa và dễ dàng vi vu khắp Hà Nội.

>> Hãy tải ứng dụng Xanh SM hoặc gọi ngay Hotline 1900 2088 để đặt xe dễ dàng và nhận ưu đãi đặc biệt cho chuyến đi của bạn.

Xem thêm: Tham quan Di tích lịch sử thành phố Gò Ô Môi, quận 7

Trải nghiệm ngay những chuyến xe Xanh không khói bụi, không tiếng ồn cùng nhiều ưu đãi (Ảnh: Xanh SM)
Trải nghiệm ngay những chuyến xe Xanh không khói bụi, không tiếng ồn cùng nhiều ưu đãi (Ảnh: Xanh SM)

Một số lưu ý khi tham quan chùa Kim Liên

Khi ghé thăm chùa Kim Liên, du khách nên lưu ý các điều sau:

  • Ăn mặc quần áo lịch sự, gọn gàng và tránh mặc trang phục hở hang.
  • Giữ gìn sự yên tĩnh, không chạy nhảy và tránh nói chuyện ồn ào.
  • Không nên sờ vào các tượng Phật hoặc hiện vật để bảo tồn vẻ đẹp cổ kính của chùa.
  • Tránh xả rác bừa bãi hay đặt đồ cá nhân lên bàn thờ.
  • Vào những ngày lễ lớn, chùa thường đông người nên cần có kế hoạch tham quan sớm để tránh tình trạng quá tải.
lưu ý khi đi chùa kim liên.
Du khách đảm bảo tuân thủ sự trang nghiêm khi tham quan chùa Kim Liên. (Ảnh: Theochanphat.com)

Những điểm tham quan khác gần chùa Kim Liên

Sau khi tham quan chùa Kim Liên, bạn có thể ghé qua các địa điểm gần đó như:

Bốt Hàng Đậu

Công trình mang kiến trúc Pháp cổ, từng là nơi cung cấp nước sạch cho Hà Nội xưa, thu hút du khách yêu thích lịch sử và kiến trúc.

  • Địa chỉ: Ngã sáu Hàng Đậu, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Thời gian hoạt động: Tự do tham quan bên ngoài.
  • Khoảng cách: Cách chùa Kim Liên 2,9 km.
Bốt Hàng Đậu Hà Nội.
Bốt Hàng Đậu là công trình kiến trúc với nét đẹp quyến rũ gần chùa Kim Liên. (Ảnh: Crystalbay.com)

Hồ Tây

Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất Hà Nội, nổi tiếng với phong cảnh thơ mộng và không gian yên bình. Đây là nơi lý tưởng để thư giãn, đi dạo hoặc thưởng thức đặc sản như bánh tôm.

  • Địa chỉ: Thuộc Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.
  • Thời gian hoạt động: Mở cửa tự do cả ngày.
  • Khoảng cách: Cách chùa Kim Liên khoảng 1,7 km.
Hồ Tây Hà Nội là địa điểm thơ mộng với phong cảnh hữu tình.
Hồ Tây Hà Nội là địa điểm thơ mộng với phong cảnh hữu tình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chợ hoa Quảng Bá

Chợ hoa lớn nhất Hà Nội, nổi tiếng với nhiều loại hoa tươi từ khắp nơi đổ về. Khu chợ sẽ làm bạn choáng ngợp trong vô vàn màu sắc rực rỡ cùng hương thơm nức mũi của các loại hoa khác nhau.

  • Địa chỉ: số 236 đường Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.
  • Thời gian hoạt động: 24/24, sôi động nhất từ 23h đến sáng sớm hôm sau.
  • Khoảng cách: Cách chùa Kim Liên 1,7 km.
Chợ hoa Quảng Bá là nơi bày bán các loại hoa tươi chất lượng và đẹp mắt.
Chợ hoa Quảng Bá là nơi bày bán các loại hoa tươi chất lượng và đẹp mắt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phủ Tây Hồ

Địa danh tâm linh nổi tiếng, nơi thờ Bà chúa Liễu Hạnh với kiến trúc cổ kính. Nơi đây mang lại cảm giác yên bình bởi không gian thanh tịnh và phong cảnh hữu tình bên Hồ Tây.

  • Địa chỉ: 52 P. Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
  • Thời gian hoạt động: 5h – 19h hàng ngày.
  • Khoảng cách: Cách chùa Kim Liên 2,4 km.
Phủ Tây Hồ cách chùa Kim Liên khoảng 2,4km.
Phủ Tây Hồ cách chùa Kim Liên khoảng 2,4km. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đền Quán Thánh

Ngôi đền cổ thờ thần Trấn Vũ, nổi bật với bức tượng đồng đen nặng 4 tấn và không gian tôn nghiêm, linh thiêng.

  • Địa chỉ: Số 190 phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Thời gian hoạt động: 8h – 17h hàng ngày.
  • Khoảng cách: Cách chùa 2,2 km.
Đền Quán Thánh là ngôi chùa cổ kinh và uy nghiêm tại Hà Nội.
Đền Quán Thánh là ngôi chùa cổ kinh và uy nghiêm tại Hà Nội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Trấn Quốc

Ngôi chùa cổ hơn 1.500 năm tuổi, tọa lạc trên bán đảo nhỏ Hồ Tây, nổi tiếng với không gian thanh tịnh và kiến trúc mang dấu ấn Phật giáo Việt Nam.

  • Địa chỉ: 46 Thanh Niên, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.
  • Thời gian hoạt động: 7h30 – 18h hàng ngày.
  • Khoảng cách: Cách chùa Kim Liên 3,4 km.
Chùa Trấn Quốc cổ kính có bề dày lịch sử hơn 1500 năm tuổi.
Chùa Trấn Quốc cổ kính có bề dày lịch sử hơn 1500 năm tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên là một ngôi chùa cổ kính tại Hà Nội nổi bật với kiến trúc độc đáo và giá trị tâm linh sâu sắc. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp khi đến nơi đây.

1. Chùa gì thiêng ở Hà Nội?

Hà Nội nổi tiếng với nhiều ngôi chùa cổ kính và linh thiêng, bao gồm:

  • Chùa Một Cột.
  • Chùa Trấn Quốc.
  • Chùa Hà.
  • Chùa Láng.
  • Chùa Kim Liên.
  • Chùa Pháp Vân.
  • Chùa Phổ Quang.
  • Chùa Hương.

2. Xã Kim Liên có bao nhiêu thôn?

Xã Kim Liên được chia thành 7 thôn: Cổ Phục Bắc, Cổ Phục Nam, Cống Khê, Lương Xá Bắc, Lương Xá Nam, Phương Tân và Vân Dương.

3. Chùa Kim Liên còn có tên gọi khác là gì?

Chùa Kim Liên từng mang tên “Đại Bi” vào thời Lê. Năm 1443 (năm Thái Hòa thứ nhất), chùa được xây dựng và lấy tên Đại Bi. Đến năm 1771, đời vua Lê Cảnh Hưng, chùa được trùng tu và đổi tên thành Kim Liên Tự.

4. Đến đền Kim Liên cầu gì?

Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn Đại Vương, nổi tiếng với công đức hiển linh. Thần Cao Sơn luôn ban phước lành và ứng nghiệm mọi lời cầu nguyện. Đặc biệt giúp vượt qua vận hạn, đem lại bình an và may mắn.

5. Chùa Kim Liên Hà Nội ở đâu?

Chùa Kim Liên tọa lạc tại làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Trước đây, khu vực này thuộc xã Quảng An, huyện Từ Liêm.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có chuyến tham quan chùa Kim Liên ý nghĩa và nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Nếu có dịp đến Hà Nội, đừng quên liên hệ với Xanh SM để tận hưởng hành trình di chuyển tiện lợi và tiết kiệm nhất nhé!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây