Chùa Kim Âu – ngôi chùa cổ vùng Kinh Bắc

Chùa Kim Âu là một ngôi chùa cổ kính mang đậm những dấu tích của thời kỳ Phật giáo hưng thịnh. Tọa lạc tại phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, nơi đây trở thành địa điểm du lịch thu hút hàng ngàn khách thập phương. Mời bạn cùng Xanh SM tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc và vẻ đẹp cổ kính chỉ có tại ngôi chùa này nhé! 

Giới thiệu chung về chùa Kim Âu – Am Vàng

Chùa Kim Âu có tên chữ là “Am Vàng tự”. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính, thiêng liêng tại miền Bắc. Ngôi chùa nằm tại thôn Kim Âu, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Tên gọi Kim Âu bắt nguồn từ địa danh của ngôi chùa. Mục đích đặt tên như vậy là để cho khách tham quan dễ tìm đường tới.

Am Vàng tự chủ yếu thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Tổ. Toàn bộ không gian được xây dựng từ thời nhà Trần, cuối thế kỷ 13. Sau khi được trùng tu vào những năm 1990, các nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn được giữ lại cho đến ngày nay.

Vị trí địa lý chùa Kim Âu trên bản đồ
Vị trí địa lý chùa Kim Âu trên bản đồ (Ảnh: Google maps)

Chùa Kim Âu có diện tích lên tới 2000m2. Không gian chùa gồm chùa chính, nhà tổ và nhà khách. Năm 2008, chùa được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là di tích Lịch sử – Kiến trúc nghệ thuật.

Vào những dịp lễ, Tết, ngôi chùa là một điểm đến tâm linh quen thuộc. Nơi đây thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương đến dâng hương cầu bình an. Hằng năm, ngôi chùa còn tổ chức các khóa tu mùa hè dành cho các em học sinh đến từ khắp các tỉnh, thành.

Lịch sử hình thành và phát triển chùa Kim Âu

Chùa Kim Âu là một minh chứng sống động cho lịch sử và văn hóa vùng Kinh Bắc. Trải qua hơn 7 thế kỷ, ngôi chùa thấm đượm nhiều vẻ đẹp của thời gian, ghi dấu ấn khác biệt trong tiến trình hình thành và phát triển.

Thời kỳ xây dựng chùa Kim Âu

Theo các ghi chép lịch sử, Am Vàng tự Gia Lâm được khởi công xây dựng từ thời nhà Trần vào cuối thế kỷ 13. Đây là một thời kỳ đánh dấu sự hưng thịnh của Phật giáo tại Việt Nam.

Bao quanh chùa là tường kiên cố, phía bên ngoài còn có ao hồ. Theo phong thủy, nhà chùa tượng trưng cho phần dương còn ao hồ biểu trưng cho phần âm. Như vậy, âm dương hài hòa giúp cho ngôi chùa bền vững theo thời gian.

Thời kỳ suy tàn và phục dựng

Qua nhiều biến động của lịch sử, chùa Kim Âu không tránh khỏi những hư hại và tổn thất. Đặc biệt là trong những khoảng thời gian xảy ra các cuộc chiến tranh và sự thay đổi của xã hội.

Hình ảnh chùa ngày nay sau nhiều lần trùng tu
Hình ảnh chùa ngày nay sau nhiều lần trùng tu (Ảnh: Chùa Kim Âu – Am Vàng)

Đến những năm 1961-1968, ngôi chùa đã bị dỡ bỏ tiền đình. Sau này, người dân địa phương đứng lên đóng góp để tạm thời khôi phục di tích. Do vậy, quy hoạch mặt bằng hiện nay của đình Kim Âu bao gồm nghi môn, phương đình và hậu cung.

Hiện trạng ngày nay chùa Kim Âu

Trải qua nhiều lần trùng tu, phục dựng, chùa Kim Âu còn được xây thêm một vài hạng mục công trình. Nhìn từ ngoài vào trong, ngôi chùa vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ kính. Ngoài ra, chùa cũng lưu giữ được ác giá trị văn hóa đặc trưng, bao gồm các món đồ gỗ, đồ đá, đồ đồng có từ thời Trần.

Theo đó là cả các bức tượng A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Trí, Đức Ông, Thánh Hiền, Địa Tạng, Tòa Cửu long và Thích ca sơ sinh, bức Đại tự “Thần công”. Nổi bật hơn cả là chuông đồng “Am Vàng tự chung” còn nguyên quai niên hiệu năm 1868.

Đến nay, nhà chùa còn giữ được tới 14 tấm bia đá có niên đại từ năm 1872-1963. Mỗi tấm bia có kích thước khoảng (27×50) cm x (35-84) cm.

Khóa tu mùa hè hằng năm tổ chức tại chùa
Khóa tu mùa hè hằng năm tổ chức tại chùa (Ảnh: Chùa Kim Âu – Am Vàng)

Những nét kiến trúc nổi bật chùa trăm năm tuổi

Ngôi chùa cổ kính được xây dựng trên khu đất cao, trong một không gian xanh thoáng mát. Từ ngoài vào trong là cổng Tam Quan. Qua cổng là khoảng sân rộng rãi dẫn lối vào khu chính của chùa.

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan là lối đi chính để vào chùa Kim Âu. Nhìn từ ngoài vào trong, cổng bao gồm 3 cửa, lần lượt tượng trưng cho Phật, Pháp và Tăng. Trong đó, hai cửa bên có thiết kế nhỏ hơn, tạo nên sự cân đối cho tổng thể kiến trúc.

Một ý nghĩa sâu xa hơn của cổng Tam Quan đó chính là biểu tượng của sự chuyển giao giữa thế giới thường và thế giới tâm Linh. Vì vậy, ngay khi đặt chân vào ngôi chùa, du khách sẽ cảm nhận rõ không khí thiêng liêng, thoảng mùi nhang khói.

Cổng Tam Quan chùa Kim Âu được chạm trổ sắc sảo
Cổng Tam Quan chùa Kim Âu được chạm trổ sắc sảo (Ảnh: Di tích lịch sử – văn hóa Hà Nội)

Khoảng sân phía trong cổng Tam Quan

Đi sâu vào bên trong chùa, du khách sẽ thấy một khoảng sân rộng được trang trí lát gạch và cây xanh. Đây được coi là điểm kết nối giữa thế giới bên ngoài và không gian thờ tự bên trong.

Bao trùm khoảng sân là màu xanh mát mắt, mang đến cảm giác khoan thai và dễ chịu. Tưởng chừng con người đến nơi đây sẽ rũ bỏ hết những trần tục thường ngày, gột rửa tâm thế và thân thể để tiến vào không gian thiêng liêng bên trong.

Lầu Quan Âm và lầu chuông

Lầu Quan Âm và lầu chuông nằm hai bên phải, trái của sân chùa. Đây là cặp đôi kiến trúc mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Trong đó, lầu Quan âm xây để thờ Phật Quan Âm – một vị Bồ tát được người dân Việt Nam vô cùng tôn kính. Lầu chuông là nơi đặt chiếc chuông lớn. Mỗi khi tiếng chuông ngân lên đều mang theo ý nghĩa báo hiệu giờ lễ đã điểm. Đồng thời, tiếng chuông là cách thức xua đuổi tà ma, mong cầu điều thiện lành mau đến.

Kiến trúc chùa chính

Đi qua khoảng sân rộng là tới kiến trúc chùa chính. Kiến trúc của chùa bao gồm 3 gian bố trí theo chiều dọc. Phần mái đỏ tươi uốn uyển chuyển như sóng nước. Bờ nóc và bờ dải được trang trí tỉ mỉ, tinh xảo, tạo nên vẻ đẹp cổ kính hút mắt. 

Hệ thống mái được đỡ bởi bốn bộ vì. Hai bộ vì giữa sử dụng kiểu “chồng rường giá chiêng” và hai bộ vì hồi sử dụng kiểu “kèo kìm quá giang”. Mái được chia thành “thượng nhị hạ tam”. Nhìn từ bên ngoài bạn sẽ thấy một kiến trúc cân đối và vững chắc. Nền nhà lát gạch men kích thước 20x20cm, tạo nên bề mặt phẳng và sạch sẽ.

Kiến trúc trong chùa Kim Âu ngày nay
Kiến trúc trong chùa Kim Âu ngày nay (Ảnh: Chùa Kim Âu – Am Vàng)

Đình Kim Âu

Khi tới chùa Kim Âu, không thể không nhắc đến đình Kim Âu thờ vị thần hoàng làng là Linh Lang Đại Vương được xây dựng bên cạnh chùa. Ngay từ những ngày đầu, đình Kim Âu đã nổi tiếng là một công trình bề thế với kiến trúc chữ “công”. Đình Kim Âu bao gồm tiền đình (nay là nghi môn), phương đình và hậu cung.

Tất cả đều được bố trí theo cấu trúc thẳng, tạo nên không gian cân đối và uy nghiêm. Cụ thể là:

  • Nghi môn: Không gian ngoài cùng là nơi đón tiếp khách tham quan và tổ chức các hoạt động lễ hội.
  • Phương đình: Nằm ở giữa, là nơi đặt ban thờ chính.
  • Hậu cung: Nằm ở phía sau, là nơi để thờ các vị thần và các vị tổ sư.

Kiến trúc chùa thể hiện rõ những quan niệm xưa của của người dân về vũ trụ bấy giờ, gồm trời, đất và con người. Sau bao lần trùng tu, đình Kim Âu vẫn giữ được những nét đẹp vốn có.

Kiến trúc chùa Kim Âu vẫn giữ được nét cổ kính từ thời Trần
Kiến trúc chùa Kim Âu vẫn giữ được nét cổ kính từ thời Trần (Ảnh: Dân Việt)

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Kim Âu – Am Vàng thuận tiện

Để tới được chùa Kim Âu, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân. Ngôi chùa nằm trong khu đô thị Đặng Xá, có hướng dẫn cụ thể nên không khó để tìm tới.

Đi xe máy hoặc ô tô đến chùa

Nếu di chuyển bằng xe máy từ hồ Gươm, bạn sẽ mất khoảng 20-30 phút hoặc lâu hơn nếu vào giờ cao điểm. Bạn có thể đi theo hướng cầu Vĩnh Tuy, hết chân cầu thì rẽ phải ra phố Nguyễn Văn Linh.

Từ đó, bạn tiếp tục đi thẳng cho tới khi tới Khu đô thị Đặng Xá. Sau đó, bạn đi theo chỉ dẫn là tới được cổng chùa. Tại chùa sẽ có nơi gửi xe, giá vé giao động từ 5.000 – 10.000 đồng/xe máy.

Đi xe buýt đến chùa Kim Âu

Xe buýt là phương tiện di chuyển thuận tiện với chi phí rẻ. Tuy nhiên, bạn sẽ mất thời gian hơn vì xe buýt cần dừng nhiều điểm để đón khách.

Tại các điểm đón, bạn có thể đến chùa Kim Âu bằng các tuyến xe số 40, 100, 159. Các điểm này đều cách địa điểm chùa 1-2km. Bạn có thể đi tiếp xe ôm hoặc xe công nghệ để đến chùa.

Tuyến đường tuyến xe buýt 100 đi từ bến Long Biên đến Đặng Xá
Tuyến đường tuyến xe buýt 100 đi từ bến Long Biên đến Đặng Xá (Ảnh: BusMap)

Đặt xe điện Xanh SM đến chùa Kim Âu

Nếu bạn không muốn mất thời gian đợi xe buýt hoặc tự tìm đường thì việc di chuyển bằng xe điện Xanh SM là một lựa chọn phù hợp. Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bạn có thể đặt xe nhanh chóng với nhiều ưu điểm:

  • Xanh SM là dịch vụ đặt xe công nghệ qua điện thoại thông minh chất lượng cao, đảm bảo an toàn bảo mật tuyệt đối.
  • Hệ thống xe điện của Xanh SM đa dạng. Dịch vụ bao gồm Xanh SM Bike, Xanh SM Taxi 4 đến 7 chỗ phù hợp cho cả gia đình đông người hoặc đi theo nhóm.
  • Xanh SM là xe chạy điện, siêu êm ái và có mùi vô cùng dễ chịu. Khi di chuyển đường dài, bạn sẽ không cảm nhận rõ sự rung, xóc gây khó chịu.
  • Đặc biệt, dịch vụ đặt xe của Xanh SM thường xuyên có các chương trình ưu đãi. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng tiết kiệm chi phí đi lại, nhất là khi đi theo nhóm đông người.

Bạn có thể đặt xe bằng cách gọi đến hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM trên App Store hoặc Google Play. Sau đó bạn đăng ký/đăng nhập, nhập địa chỉ, lựa chọn loại xe và theo dõi tài xế qua ứng dụng. Kết thúc chuyến đi, bạn hãy đánh giá 5 sao cho tài xế hoặc góp ý ngay trên ứng dụng nếu có bất cứ điều gì chưa hài lòng nhé!

Xanh SM đồng hành cùng bạn đến điểm Am Vàng tự
Xanh SM đồng hành cùng bạn đến điểm Am Vàng tự (Ảnh: Xanh SM)

Những lưu ý khi tham quan chùa Kim Âu – Am Vàng

Du khách khi tới chùa Kim Âu, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội cần có hành vi ứng xử phù hợp và tuân thủ những quy định tại đó. Đặc biệt với các ngôi chùa lâu năm thì càng cần chú ý tới những vấn đề như sau:

  • Nên mặc trang phục lịch sự kín đáo. Hạn chế đeo những phụ kiện màu mè, cồng kềnh hoặc tạo ra những tiếng động.
  • Cần đi nhẹ nói khẽ, giữ thái độ kính cẩn. Đặc biệt khi bạn ở trong Phật đường hoặc tiếp xúc với các sư tại chùa Kim Âu.
  • Không tự ý chạm vào các hiện vật có giá trị.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi gây ảnh hưởng tới môi trường thờ cúng.
  • Tắt hoặc để điện thoại ở chế độ im lặng. Khi cần liên lạc thì nên đến những nơi vắng người, nói nhỏ.
  • Tôn trọng những người dân địa phương, khách tham quan và cả những người sinh hoạt quanh chùa.

FAQ – Mọi người cùng hỏi về chùa Kim Âu – Am Vàng

Tóm lại, chùa Kim Âu – Am Vàng là một điểm du lịch lý tưởng dành cho những ai muốn tìm về nguồn cội và tìm hiểu về vẻ đẹp của lịch sử. Để giải đáp một số thắc mắc về ngôi chùa, Xanh SM đã tổng hợp các thông tin chi tiết như sau:

Tên gọi khác của chùa Kim Âu là gì?

Kim Âu nghĩa là Am Vàng. Vì thế, có thể gọi chùa Kim Âu là chùa Am Vàng hoặc Am Vàng tự (tự nghĩa là chùa).

Chùa Kim Âu và đình Kim Âu khác nhau như thế nào?

Tuy cùng mang tên địa danh, nhưng đây là hai công trình kiến trúc với chức năng và ý nghĩa khác nhau. Chùa là nơi thờ Phật, tu tập và cầu nguyện còn đình là thờ Thành hoàng làng.

Ngày lễ hội đặc biệt được Am Vàng tự tổ chức thường xuyên là gì?

Đó là ngày 10 đến 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm, chùa tổ chức lễ hội rước kiệu Thành hoàng Linh Lang.

Chùa Kim Âu – Am Vàng tổ chức hoạt động “Khóa tu Mùa hè” trong bao lâu?

Chùa Kim Âu – Am Vàng tổ chức hoạt động “Khóa tu Mùa hè” trong khoảng 5 ngày.

Chùa Kim Âu tổ chức hoạt động “Khóa tu Mùa hè” dành cho đối tượng nào?

Ngôi chùa hoạt động “Khóa tu Mùa hè” dành cho các em học sinh từ 8 đến 16 tuổi đến từ khắp mọi nơi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chùa Kim Âu – Am Vàng tại huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Hy vọng rằng với những chia sẻ hữu ích trên, bạn sẽ có một chuyến tham quan thuận lợi và vui vẻ. Mong rằng Xanh SM sẽ được đồng hành cùng bạn trong những chuyến đi của mình!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây