Chùa Hồng Phúc (chùa Hòe Nhai) – ngôi chùa lớn nhất kinh đô Thăng Long xưa và được cho có từ đời nhà Lý. Trải qua bao biến cố của lịch sử và tự nhiên, chùa vẫn giữ được những giá trị tinh hoa truyền thống và là một không gian tâm linh cổ kính, xứng đáng để ghé thăm khi đến Hà Nội.
Giới thiệu về chùa Hồng Phúc Hà Nội
Chùa Hồng Phúc còn có tên gọi là chùa Hòe Nhai, Hồng Phúc Tự. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng vào thời hậu Lý với lịch sử hơn 150 năm và là ngôi chùa lớn nhất kinh đô Thăng Long xưa.
Ngôi chùa cổ này là chốn đại tổ đình của Phật giáo miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung từ thế kỷ 17. Theo nhiều ghi chép, chùa Hòe Nhai là nơi xuất thân của hai vị Quốc sư, năm vị Tăng thống và Pháp chủ đức Đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận.
Theo văn bia năm Chính hòa 24 (1703) đời vua Lê Hy Tông (1676 – 1705) do Tiến sĩ Hồ Tông Mục soạn ghi “chùa xây tại Hòe Nhai bến Đông Bộ Đầu). Văn bia còn ghi đoạn miêu tả vị thế chùa như sau:
“Hồng Phúc ở Hà Thành
Núi Nùng như vạt áo
Sông Nhị như giải lưng
Hồ Trúc Bạch chắn ngang
Dòng Tô Lịch vòng lại
Đây thực là chốn Tùng Lâm lâu đời của đất Thăng Long…”
Đến cuối thế kỷ 17, có bà bảo mẫu vua Lê Hy Tông quê ở phường này đứng ra tôn tạo chùa rồi mời Hòa thượng Thủy Nguyệt – Vị tổ thứ nhất của phái Tào động đến trụ trì.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tại nhà Tổ chùa đã diễn ra cuộc họp của các tăng ni Phật tử thủ đô để cử một đoàn đại biểu đến yết kiến chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây cũng là nơi thành lập Hội Phật giáo cứu quốc và Hòa thượng Thích Đức Nhuận – Pháp chủ Hội Phật giáo Việt Nam cũng từng trụ trì tại chùa.
Ngày 21/01/1989, chùa Hồng Phúc được xếp vàng hạng di tích cấp quốc gia và trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Hành trình tham quan chùa Hòe Nhai Hồng Phúc Tự
Nằm trên mảnh đất của cố đô Thăng Long, chùa Hòe Nhai có diện tích 3000m2 với nhiều không gian cổ kính kết hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng.
Khám phá không gian và kiến trúc cổ độc đáo
Chùa Hồng Phúc được xây dựng theo kiểu chữ công trên diện tích khoảng 3.000 m2, gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian, nhà tổ 7 gian. Phía trước thượng điện vẫn còn lưu giữ nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Phía sau chùa là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang.
Ngoài cùng chùa là Tam quan được xây với cột trụ không mái. Phía trước sân chùa có hai tháp kỷ niệm các nhà sư đã viên tịch. Nằm trước rước sân và chếch về góc trái trước chùa có tháp Ấn Quang mới xây năm 1963 để tưởng niệm Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn nhằm tố cáo tội ác của Mỹ – Ngụy.
Tổng thể kiến trúc chùa hình chữ Công (工), với phía trước là hai Bái đường liền mái với nhau, mỗi nhà có 5 gian; phía sau là nhà Tổ gồm 7 gian. Gần kề đó có ngôi nhà 13 gian với tên gọi là Kinh viện (Nhà để kinh sách).
Chiêm ngưỡng nhiều hiện vật quý giá
Chùa Hòe Nhai là một trong những ngôi chùa cổ, vì thế nơi đây lưu giữ không ít bức tượng và hiện vật có giá trị lịch sử to lớn.
Bức tượng Vua sám hối “độc nhất vô nhị”
Ngay giữa gian chính điện sẽ thấy có pho tượng kép thể hiện một vị vua quỳ bên dưới tượng Phật, bức tượng này có tên gọi là Vua sám hối.
Theo các nhà sử học, năm 1678 vào thời vua Lê Hy Tông, vua thi hành chính sách chống Phật giáo hà khắc, khiến Phật giáo thời kỳ này không được phát triển. Thiền sư Chân Dung Tông Diễn đã dâng lên vua một chiếc hộp, nói là ngọc quý nhưng bên trong thực chất là một tờ sớ ghi lại những điều lợi cho xã hội mà Phật giáo mang lại.
Sau khi đọc xong, nhà vua chợt bừng tỉnh, cho mời nhà sư vào triều để cúi mình tạ lỗi và thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo. Vua cũng là người hứa với thiền sư Tông Diễn sẽ sửa mình và cho tạc tượng Phật ngồi lưng vua.
Nhiều pho tượng quý hiếm khác
Ngoài bức tượng vua cõng Phật, chùa Hòe Nhai còn có 68 pho tượng khác nhau. Mỗi bức tượng được làm từ nhiều chất liệu như đồng hun, gỗ quý, đất nện và được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Những tấm bia cổ mang nhiều ý nghĩa lịch sử
Trong chùa còn có đến 28 tấm bia cổ, trong đó có tấm bia dựng năm Chính Hòa 24 (1703) ghi rõ vị trí chùa. Nhờ tấm bia này, giới sử học ngày nay mới xác định được vị trí trận chiến thắng ngày 29/01/1258 của trận Đông Bộ Đầu đuổi quân Nguyên, giải phóng kinh thành.
Tham gia và tìm hiểu lễ rước Phật tại chùa
Chùa Hòe Nhai cũng là nơi tổ chức lễ rước Phật với quy mô lớn. Thời gian tổ chức lễ rước từ tối ngày 12/5 (tức 5/4) vào lúc 19 giờ. Sau ba hồi chuông trống bát nhã, ban nghi lễ đã cung rước chư tôn đức quang lâm chính điện và cử hành nghi thức Phật đản hành chính.
Đại lễ được diễn ra theo nghi thức Phật đản truyền thống, với bức Thông điệp Phật đản, Diễn chùa Hồng Phúc và Ý nghĩa Phật đạt do Thượng tọa tại chùa tuyên đọc.
Gần 21 giờ, đi đầu đội hình rước Phật là đội múa lân, múa rồng, đội cờ, đội phướn và kiệu hoa rước Phật. Theo sau là đội bát âm, đội múa sen và hàng xe hoa rước Phật. Tại những con phố mà đoàn rước Phật đi qua, ánh sáng từ xe hoa, kiệu Phật hòa cùng tiếng niệm hồng danh Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tạo nên không gian an yên trong lòng phật tử.
Ngoài ra hàng năm, vào các dịp đầu năm mới, chùa chuyên trì kinh Dược Sư, cầu bình an tới chúng sinh. Vào ngày lễ Phật Đản và rằm tháng 7, chùa tổ chức xá tội vong nhân và nhiều nghi lễ Phật giáo trang trọng khác.
Hướng dẫn di chuyển đến chùa Hồng Phúc
Chùa Hồng Phúc nằm ở trung tâm quận Ba Đình nên rất thuận tiện để tìm đường đến chùa. Du khách có thể chọn tự đi bằng xe máy, xe buýt hoặc xe điện Xanh SM.
Di chuyển tự túc bằng xe máy
Du khách có thể ghé thăm chùa bằng xe máy với các tuyến đường sau:
- Đi từ Quận Tây Hồ: Thời gian di chuyển khoảng 11 phút với quãng đường 4,6km.
- Đi từ Quận Thanh Xuân: Thời gian di chuyển khoảng 24 phút với quãng đường 8km.
- Đi từ Quận Cầu Giấy: Thời gian di chuyển khoảng 25 phút với quãng đường 8,8km.
- Đi từ Huyện Gia Lâm: Thời gian di chuyển khoảng 32 phút với quãng đường 14,9km.
- Đi từ Quận Hà Đông: Thời gian di chuyển khoảng 37 phút với quãng đường 14,1km.
- Đi từ Quận Thanh Trì: Thời gian di chuyển khoảng 46 phút với quãng đường 16km.
Di chuyển bằng xe buýt
Nếu đi chùa Hồng Phúc bằng xe buýt, bạn có thể chọn một trong các tuyến xe sau:
- Tuyến số 10A, 17, 08A, 08B, 08ACT, 10B, 100, 54, 58, E07, 24, 36 và 36CT: Trạm dừng (A) Long Biên.
- Tuyến số E05: Trạm dừng Long Biên – E05.
- Tuyến số 10 – 20 Quán Thành: Trạm dừng 10 – 12 Quán Thành.
- Tuyến số 98: Trạm dừng (A) Yên Phụ.
- Tuyến số 26 – 28 Hàng Than: Trạm dừng 26 – 28 Hàng Than.
Giá vé sẽ dao động từ 7.000 – 20.000 VNĐ/vé/lượt, tùy thuộc vào tuyến xe bạn đi. (Thông tin giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy từng thời điểm).
Di chuyển bằng xe điện Xanh SM
Ngoài cách di chuyển bằng xe máy cá nhân và xe buýt, bạn cũng có thể đến chùa Hồng Phúc bằng dịch vụ xe điện Xanh SM. Với Xanh SM, đơn vị cung cấp đa dạng các loại hình vận chuyển, như xe điện 2 bánh đến 4 bánh. Bên cạnh đó, xe không có tiếng ồn hay mùi hôi, đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm, giúp bạn có trải nghiệm đi đường an toàn.
Tải ứng dụng Xanh SM hoặc liên hệ hotline 1900 2088 để đặt dịch vụ di chuyển bằng xe điện sớm nhất để đến chùa Hòe Nhai.
Lưu ý khi tham quan tại chùa Hòe Nhai Hà Nội
Khi tham quan tại chùa Hòe Nhai Hà Nội, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để có trải nghiệm du lịch tâm linh trọn vẹn và tôn trọng không gian linh thiêng:
- Trang phục phải lịch sự, kín đáo, tránh mặc quần áo ngắn, hở hang như áo hai dây, váy ngắn trên đầu gối, áo xuyên thấu,…
- Không nói chuyện lớn tiếng, nhất là khi đang làm lễ.
- Hành xử đúng mực, nhã nhặn khi giao tiếp với mọi người, đặc biệt là với sư thầy.
- Xếp hàng khi dâng lễ, không chen lấn, xô đẩy nhau.
- Không chạm tay hoặc tự ý di chuyển các tượng Phật, hiện vật trong chùa.
- Không tự ý viết, vẽ lên tường, bia đá hoặc xả rác thải.
- Hạn chế mang lễ vật quá cầu kỳ khi làm lễ.
- Không tự ý quay phim, chụp ảnh tại các khu vực cấm.
- Không mang thức ăn hoặc đồ uống vào khu vực thờ tự.
Các địa điểm tham quan nổi tiếng gần chùa
Chùa Hòe Nhai nằm ở trung tâm Ba Đình, nên rất gần nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Một số điểm đến có cảnh quan thu hút mà bạn có thể ghé thăm như:
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – Vị thần trấn giữ phương Bắc trong tín ngưỡng dân gian. Đền được xây dựng để bảo vệ kinh thành Thăng Long khỏi tà ma và tai họa.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm giữa hồ Tây mênh mông và là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long dưới thời Lý – Lê. Nơi đây theo hệ phái Bắc Tông, mang đậm dấu ấn Phật giáo truyền thống Việt Nam.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 1 Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ là công trình kiến trúc lịch sử mà còn là biểu tượng của độc lập, tự do và hạnh phúc của người Việt Nam.
Di tích Cửa Bắc
- Địa chỉ: 46 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội.
Di tích Cửa Bắc được thiết kế dạng vọng lâu và là nơi chứng kiến 2 trận chiến ác liệt trong lịch sử chống Pháp. Di tích này cũng là nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử của kinh đô Thăng Long xưa.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Hồng Phúc
Chùa Hòe Nhai Hồng Phúc Tự là ngôi chùa cổ, được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôi chùa này, cùng tham khảo tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi sau:
Tên gọi khác của chùa Hồng Phúc là gì?
Chùa Hồng Phúc còn có tên gọi là chùa Hòe Nhai hoặc Hồng Phúc Tự.
Ai trụ trì tại chùa Hồng Phúc?
Kể từ ngày 12/04/2021, Đại đức Thích Giác Đạt giữ chức trụ trì tại chùa Hồng Phúc Hà Nội.
Chùa Hòe Nhai ở đâu?
Chùa Hòe Nhai Hà Nội có địa chỉ 19 Hàng Than, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội.
Chùa Hồng Phúc có gì đặc biệt?
Chùa Hồng Phúc tại Hà Nội nổi tiếng với bức tượng Phật ngồi trên lưng vua với tên gọi Vua sám hối.
Chùa Hồng Phúc vốn nổi tiếng bởi sự cổ kính và bức tượng Phật ngồi trên lưng vua, phản ánh vẻ đẹp của Phật giáo trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Để chuyến hành trình ghé thăm ngôi chùa này thêm trọn vẹn, hãy liên hệ đến Xanh SM để được tận hưởng dịch vụ đi xe điện êm ái, an toàn nhất.