Ẩn mình giữa lòng Hà Nội tấp nập, chùa Hà từ lâu đã nổi tiếng là chốn linh thiêng, nơi các bạn trẻ tìm đến để cầu duyên, mong tình duyên bền chặt. Nơi đây còn thu hút nhiều du khách bởi không gian yên bình, giúp tâm hồn thư thái, gạt bỏ mọi lo toan đời thường.
Tổng quan về chùa Hà
Chùa Hà từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân Hà Nội và du khách thập phương, đặc biệt là vào những dịp lễ Tết hay rằm, mùng một hàng tháng.
Chùa Hà ở đâu?
Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với những lời cầu duyên linh nghiệm, chùa Hà Hà Nội thu hút đông đảo phật tử, người dân và du khách ghé thăm hàng năm.
- Địa chỉ: số 86, phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
- Thời gian mở cửa: 8:00 – 18:00 hằng ngày, riêng vào các ngày rằm, mùng 1 và ngày lễ thì mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn hơn.
Cách di chuyển
Để đến chùa Hà, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau. Với phương tiện cá nhân như ô tô hoặc xe máy, bạn chỉ cần sử dụng Google Maps để tìm lộ trình nhanh nhất tùy vào điểm xuất phát. Đường đến chùa dễ đi, phù hợp cho cả những ai chưa quen thuộc với khu vực Cầu Giấy.
Trong trường hợp bạn lựa chọn phương tiện di chuyển là xe buýt, có thể tham khảo một số tuyến xe buýt phổ biến dành cho bạn:
- Xuất phát từ Cầu Giấy: Tuyến 7, 20C, 20B.
- Xuất phát từ Trần Khánh Dư: Tuyến 35 và 49.
- Xuất phát từ Mai Động: Tuyến 26.
- Xuất phát từ bến xe Giáp Bát: Tuyến 16, 28 và 32.
- Xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa: Tuyến 27.
- Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình: Tuyến 34.
Nếu bạn muốn có cho mình một chuyến đi an toàn, thân thiện với môi trường, hãy thử trải nghiệm Xanh SM – dịch vụ di chuyển bằng xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Với Xanh SM, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí mà có thể còn tận hưởng hành trình thoải mái, góp phần bảo vệ môi trường thủ đô thêm xanh sạch.
Chỉ cần tải ứng dụng Xanh SM, đăng ký tài khoản trong vài bước đơn giản, bạn sẽ có vô vàn các dịch vụ cùng ưu đãi hấp dẫn như Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury hay Xanh SM Bike để lựa chọn.
Lịch sử và ý nghĩa
Được xây dựng từ thời phong kiến, chùa Hà gắn liền với hai truyền thuyết dân gian xưa.
Truyền thuyết đầu tiên kể rằng, dưới thời vua Lý Thánh Tông, nhà vua đã ghé qua một ngôi chùa để cầu tự, mong muốn có người nối dõi. Ước nguyện thành hiện thực khi hoàng hậu sinh hạ Thái tử Càn Đức. Để tỏ lòng biết ơn, vua đã trùng tu ngôi chùa và đặt tên là Thánh Đức tự, chính là chùa Hà ở Hà Nội ngày nay.
Truyền thuyết thứ hai gắn với thời vua Lê Thánh Tông. Chùa được xây dựng để tưởng nhớ công lao của các đại thần như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt, những người đã phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa ngài lên ngôi vua vào năm 1460.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, ngôi chùa từng bị phá hủy cũng như được tu bổ nhiều lần, từ một ngôi chùa khiêm nhường lợp lá gồi, chùa Hà đã được xây dựng lại khang trang và trở thành biểu tượng tâm linh quan trọng của vùng đất thủ đô Hà Nội.
Nhắc đến chùa Hà, không thể không nói đến câu truyền miệng “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Lời truyền ấy xuất phát từ niềm tin mãnh liệt rằng chùa Hà là nơi linh thiêng nhất để cầu tình duyên. Những ai mang trái tim cô đơn tìm đến đây đều gửi gắm niềm hy vọng sẽ gặp được mối nhân duyên trọn vẹn cả đời.
Dù chỉ là một niềm tin, nhưng chính sự linh thiêng và không gian tĩnh lặng của chùa đã giúp những ai đến đây tìm thấy sự an yên trong tâm hồn, tìm thấy niềm tin vào tình yêu.
Kiến trúc chùa Hà có gì nổi bật?
Kiến trúc chùa Hà đậm nét cổ kính xa xưa, là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật truyền thống và giá trị tâm linh, tạo nên một không gian đặc biệt khiến bất kỳ ai ghé thăm cũng phải trầm trồ:
Cổng Tam Quan
Cổng gồm hai tầng, tầng trên được xây dựng theo phong cách chồng diêm, mái lợp giả ngói, trang trí hình mặt trời lửa, hố phù và hai đầu rồng đuôi xoắn, có cầu thang bên trái dẫn lên.
Khuôn viên chùa
Khuôn viên có không gian xanh mát với cây đa, hồ Bán Nguyệt, bia đá khắc chữ Hán và chữ quốc ngữ, cùng 18 tấm bia hậu từ thời Nguyễn ghi lại lịch sử tu sửa.
Tòa Phật Điện
Nơi đây được thiết kế nhiều lớp, tầng trên cùng đặt ba pho Tam Thế, tầng tiếp theo là các tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, tầng dưới cùng là tượng A Nan Bà và Đức Ông.
Chính điện
Chính điện có tượng Thích Ca sơ sinh cùng tượng Thiên Tướng Hộ Pháp mặc áo giáp vàng, và 8 vị Thần Vương Hộ Pháp bố trí hai bên đầu hồi.
Trong phương đình có đỉnh hương, hai hạc lớn cũng như nhà bái đường phía sau được xây dựng theo kiểu năm gian cổ điển.
Điện Mẫu
Nằm phía sau chính điện, có Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy được thờ trong trang phục đặc trưng màu đỏ, xanh và trắng.
Điện Mẫu còn có bàn thờ Ngũ Hổ thần quan với năm mãnh hổ được thể hiện bằng năm màu sắc khác nhau, bên trái hồi có bức phù điêu Bát Tiên.
Nhìn vào tổng thể, có thể khẳng định rằng kiến trúc chùa Hà là bảo tàng sống động của văn hóa, nghệ thuật và lịch sử Việt Nam, thu hút du khách bằng những nét đẹp chân thực, tinh xảo nhất.
Chùa Hà thờ cúng vị thần nào?
Chùa Hà nổi tiếng linh thiêng, đặc biệt là lời đồn về khả năng cầu duyên như ý, khiến nhiều người tìm đến để gửi gắm nguyện vọng tình cảm của mình. Tuy nhiên, khi hỏi chùa Hà thờ ai, câu trả lời không phải là ông Tơ hay bà Nguyệt như nhiều người lầm tưởng.
Thực tế, chùa Hà là nơi thờ cúng các vị Phật, Đức Ông, Tam Tòa Thánh Mẫu, Đức Thánh Hiền, tướng Triệu Việt Vương và Thành hoàng làng Triệu Chí Thành. Mỗi vị thần, Phật tại đây đều đại diện cho những giá trị tâm linh thiêng liêng, bảo hộ cuộc sống của người dân, mang lại bình an và may mắn.
Dù không thờ ông Tơ, bà Nguyệt, nhưng việc tới chùa Hà cầu duyên vẫn rất nổi tiếng, bởi không gian tĩnh lặng, yên bình tại đây đã trở thành nơi giúp mọi người gửi gắm niềm tin và hy vọng vào tình yêu chung thủy, bền lâu.
Kinh nghiệm cầu duyên linh ứng tại chùa Hà
Nhiều người đến chùa Hà để gửi gắm những mong ước về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, mong cầu bình an. Vậy làm thế nào để những điều này được linh ứng, bạn hãy tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:
Chuẩn bị lễ vật cầu duyên
Chuẩn bị lễ vật là một phần không thể thiếu khi đến chùa Hà cầu duyên. Để lời cầu khấn được linh nghiệm, người đi lễ cần chuẩn bị lễ vật tỉ mỉ, thành tâm. Mâm lễ không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng phải thể hiện được tấm lòng chân thành của người dâng lễ, bao gồm ba phần lễ chính cho ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ Mẫu
Ban Tam Bảo: Đây là nơi thờ Phật nên lễ vật cần chuẩn bị là hoa tươi, nhang đèn, hoa quả và bánh kẹo. Những món lễ này đều phải là đồ chay, biểu trưng cho sự thanh tịnh, thành kính. Ngoài ra, bạn nên soạn một sớ khấn để trình bày nguyện vọng. Lưu ý, tuyệt đối không dâng lễ bằng tiền bạc hay của cải tại ban này.
Ban Đức Ông: Để dâng lễ tại ban Đức Ông, bạn cần chuẩn bị trà, rượu, thuốc lá cũng như có thể kèm thêm lễ mặn hoặc tiền vàng. Đây là những vật phẩm tượng trưng cho sự chu đáo, lòng tôn trọng với vị thần bảo hộ. Đừng quên chuẩn bị một sớ khấn riêng để dâng lên ban này.
Ban thờ Mẫu: Ban thờ Mẫu được xem là quan trọng nhất, nên các lễ vật tại đây cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài bánh kẹo, hoa quả và tiền vàng, bạn cần mang thêm trầu cau và 5 bông hồng đỏ – biểu tượng cho tấm lòng gửi gắm hy vọng cùng tình yêu bền chặt. Sau khi dâng lễ và đọc sớ, đừng quên đặt thêm tiền công đức để hoàn tất buổi lễ.
Quy trình lễ khấn đúng cách
Khi đến chùa, bạn cần sắp xếp lễ vật tại gian thờ chính, dâng lễ lần lượt tại ban Tam Bảo, ban Đức Ông (cả hai ban đều ở gian chính), và ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu tại Điện Mẫu.
Tiếp đó, bạn tiến hành thắp hương theo thứ tự như sau: 1 nén ở ban Đức Ông để cầu công danh, tài lộc; 1 nén ở ban Tam Bảo để cầu bình an; 1 nén ở ban Thánh Hiền và 1 nén ở ban thờ Mẫu.
Trong lúc thắp hương, bạn đồng thời thực hiện khấn lễ với lời cầu nguyện phù hợp từng ban. Sau khi thắp hương xong, vái lạy hai Đức Hộ Pháp và các vị Thập Nhị Diêm Vương ở hai bên.
Tiếp theo, bạn di chuyển đến ban Tam Tòa Thánh Mẫu để dâng sớ cầu duyên, hãy giữ thái độ nghiêm túc, thành tâm khi khấn cầu. Cuối cùng, bạn hóa sớ, tiền vàng tại ban Ngũ Hổ, Quan Âm Dinh, Sư Tổ, Địa Tạng Vương Bồ Tát, rồi ra ngoài vái 3 vái trước hai vị trông coi cổng chùa để hoàn thành.
Thời điểm lý tưởng để cầu duyên
Thời điểm lý tưởng để cầu duyên tại chùa Hà là vào các buổi sáng sớm, khi không gian còn thanh vắng và tĩnh lặng. Những ngày trong tuần, đặc biệt là từ thứ 2 đến thứ 5, thường ít người lui tới nên bạn sẽ có nhiều không gian riêng tư hơn để thực hiện nghi lễ cầu duyên.
Bạn nên tránh tới đây vào các ngày rằm, mùng 1 âm lịch vì chùa rất đông đúc. Nếu muốn cầu duyên hiệu quả, hãy chọn những thời điểm như đầu năm, tiết Xuân hoặc vào các dịp lễ Vu Lan, Phật Đản – những thời điểm mà không gian tâm linh và năng lượng tích cực của chùa đang ở mức cao nhất, gia tăng khả năng linh ứng cho lời nguyện cầu của bạn.
Lưu ý khi tham quan và cầu duyên tại chùa Hà
Để chuyến đi của bạn thực sự may mắn và linh nghiệm, dưới đây là một vài điều quan trọng mà bạn cần lưu ý khi đến chùa Hà:
- Khi đi lễ tại chùa Hà, bạn cần mặc trang phục kín đáo, lịch sự với áo có cổ và quần dài. Tránh mặc đồ quá hở hang, không phù hợp với không gian tại đây.
- Giữ thái độ tôn trọng và yên lặng khi vào chùa. Hãy tránh nói chuyện to, gây ồn ào hay làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh của chùa. Tắt chuông điện thoại và không sử dụng điện thoại trong khuôn viên chùa.
- Không nói những lời báng bổ hay thể hiện thái độ thiếu kính trọng đối với các vị thần, Phật trong chùa.
- Buổi sáng sớm là thời điểm lý tưởng để đi lễ, vì khi đó chùa vắng vẻ, bạn sẽ có không gian yên tĩnh để cầu nguyện. Nếu đi vào những ngày như mùng 1 hoặc rằm, chùa sẽ rất đông, bạn cần chuẩn bị tâm lý vì có thể không có nhiều thời gian cho việc làm lễ.
- Khi cầu duyên tại chùa Hà, hãy làm lễ một cách nghiêm túc, không khấn quá to mà hãy giữ giọng nhỏ nhẹ, tập trung vào lời cầu nguyện. Chú ý dâng lễ vật một cách thành tâm và chỉn chu.
- Nếu bạn muốn có một chuyến đi yên bình, tránh xa sự đông đúc, hãy chọn các ngày không phải lễ lớn hoặc rằm để tránh tình trạng chen chúc. Tâm thái thành tâm khi cầu duyên sẽ giúp bạn đạt được điều mà bạn hằng mong muốn.
Các lễ hội đặc sắc tổ chức tại chùa Hà
Nếu bạn là người yêu thích việc tìm hiểu văn hóa dân tộc, chùa Hà là một điểm đến không thể bỏ qua khi thường xuyên có các lễ hội cổ truyền được tổ chức tại đây:
Lễ kỷ niệm ngày sinh Thành hoàng Triệu Chí Thành (11/01 âm lịch)
Đây là một lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao của Thành hoàng Triệu Chí Thành. Lễ hội thu hút sự tham gia của nhiều người dân và du khách đến dâng lễ, cầu nguyện cho một năm mới bình an, thịnh vượng.
Lễ cầu phúc (12/02 âm lịch)
Vào ngày này, lễ hội cầu phúc được tổ chức với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sức khỏe cùng tài lộc. Đây là dịp để mọi người đến chùa cầu nguyện cho gia đình và bản thân, đồng thời tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí như thi kéo co, múa lân, đánh cờ người hay hát cửa đình.
Lễ kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng Triệu Chí Thành (12/08 âm lịch)
Là ngày lễ đặc biệt tưởng nhớ ngày hóa của Thành hoàng Triệu Chí Thành, lễ hội này cũng thu hút rất đông người tham gia, với nhiều hoạt động sôi động cùng các nghi thức trang nghiêm.
Ngoài những lễ hội trên, đình chùa Hà cũng tổ chức các hoạt động văn hóa và giải trí đặc sắc trong các dịp sóc vọng (mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng). Mỗi dịp lễ hội tại chùa Hà đều là cơ hội để du khách trải nghiệm không khí sôi động, náo nhiệt của các hoạt động văn hóa truyền thống.
Những điểm đến tham quan gần chùa Hà
Thông thường bạn sẽ chỉ mất khoảng nửa ngày để dâng hương, làm lễ và tham quan chùa Hà. Vì vậy, để tận hưởng trọn vẹn 1 ngày ý nghĩa bạn có thể tham khảo một vài điểm đến nổi tiếng khác tại quận Cầu Giấy dưới đây:
- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với nhiều tư liệu, hiện vật về văn hóa và lịch sử của 54 dân tộc ở Việt Nam cách khoảng 800m.
- Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam – khám phá thế giới động thực vật đa dạng cách khoảng 2,1km.
- Chợ Nhà Xanh – “thiên đường mua sắm” của sinh viên cách 1,3km.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về chùa Hà – nơi mà bao nhiêu tâm hồn đơn côi lẻ bóng tìm đến để cầu duyên. Chúc bạn có một chuyến tham quan đầy ý nghĩa tại chùa Hà, khám phá vẻ đẹp của Hà Nội và tìm được người thương bên cạnh, cùng sẻ chia niềm vui trong cuộc sống.
Hãy nhớ tận hưởng những dịch vụ tiện ích và thân thiện với môi trường của Xanh SM, lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trên hành trình khám phá tâm linh này nhé!
>>> Xem thêm: