Chùa Duệ Tú: Di sản lịch sử và văn hóa tâm linh tại Hà Nội

Chùa Duệ Tú (Quảng Khai Tự) ẩn mình giữa những con phố nhộn nhịp của quận Cầu Giấy. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XI dưới thời Lý Nhân Tông, nổi bật với mái ngói đỏ cong vút, công trình Đại Hùng Bảo Điện, Tam Quan,… Nơi đây còn gắn liền với câu chuyện huyền thoại về Thiền sư Đại Điên, vị thiền sư đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người dân.

Chùa Duệ Tú ở đâu? Thờ ai?

Chùa Duệ Tú mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử lâu đời, là điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến Hà Nội. Chùa không chỉ nổi bật với kiến trúc uy nghiêm mà còn là nơi thờ phụng vị Thiền sư Đại Điên đáng kính.

Địa chỉ chùa Duệ Tú ở đâu?

Chùa Duệ Tú trên bản đồ.
Chùa Duệ Tú trên bản đồ. (Nguồn: Google Maps)

Chùa Duệ Tú thờ ai?

Chùa Duệ Tú thờ Thiền sư Lê Nghĩa, hiệu Đại Điên. Ngài không chỉ là đại sư đắc đạo mà còn là một lương y, công thần có công giúp nước trong thời Lý. Sau này, Thiền sư Đại Điên được các triều vua phong tước Thượng đẳng thần.

Bên cạnh Thiền sư Đại Điên, ngôi chùa này còn thờ các vị thần linh trong tín ngưỡng Phật giáo khác như Đức thánh Trần Hưng Đạo, Thanh Long, Sơn Trang. Mỗi pho tượng đặt tại chùa mang phong cách nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ XVIII – XIX, thể hiện sự kính trọng và lòng thành kính đối với các vị thánh.

Chân dung Thiền sư Đại Điên được thờ tự tại chùa Duệ Tú.
Chân dung Thiền sư Đại Điên được thờ tự tại chùa Duệ Tú. (Nguồn: Thư Viện Hoa Sen)

Lịch sử hình thành và ý nghĩa của Chùa Duệ Tú

Chùa Duệ Tú là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự phát triển của Phật giáo thời Lý.

Quá trình xây dựng chùa

Chùa được xây từ thời vua Lý Nhân Tông (1073–1129) bởi Thiền sư Lê Nghĩa. Theo bản ngọc phả năm 1579 và bản sao 1737, sau khi cha mẹ mất, Lê Nghĩa đã tự hiến đất nhà mình để dựng chùa Quảng Khải Tự làm nơi tu hành, tĩnh tâm.

Chùa Duệ Tú được xây dựng vào thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh mẽ dưới triều đại nhà Lý. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết việc Thiền sư Đại Điên giết chết Từ Vinh, sau đó bị Từ Đạo Hạnh (con trai Từ Vinh) báo thù.

Đồng thời, chùa còn là một trong những trung tâm Phật giáo, thu hút các tín đồ đạo Phật và bảo tồn các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của người dân.

Những lần trùng tu và bảo tồn

Từ các năm 1936, 1985 và 1994, chùa Duệ Tú đã trải qua nhiều lần tôn tạo, sửa chữa để phục vụ nhu cầu thờ cúng và giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Qua nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp kiến trúc cổ kính thời Nguyễn.

Các tòa nhà chính được xây dựng theo kiến trúc ngũ môn, tiền đường 5 gian họa tiết tinh xảo. Mỗi pho tượng thờ trong chùa được bảo tồn nguyên vẹn, giữ trọn nét đẹp của sự uy nghiêm.

Sau nhiều lần tu sửa, chùa Duệ Tú vẫn giữ được nét đẹp cổ kính.
Sau nhiều lần tu sửa, chùa Duệ Tú vẫn giữ được nét đẹp cổ kính. (Nguồn: Phật Sự Online)

Kiến trúc và di vật tại Chùa Duệ Tú

Mỗi chi tiết tại Chùa Duệ Tú, từ cổng chùa tam quan đến những gian nhà, pho tượng, bia đá đều chứa đựng những câu chuyện lịch sử, văn hóa đặc sắc. Cụ thể:

Kiến trúc độc đáo của chùa

Cổng chùa tam quan được xây theo kiểu ngũ môn, hai bên là cửa phụ và 3 gian giữa bên dưới có bàn ghế để tiếp khách. Tường trong gắn bia hậu, trên gác treo một quả chuông đồng đúc năm Gia Long 14 (1815).

Mặt ngoài tam quan có đắp nổi câu đối chữ Hán và đại tự bằng Quốc ngữ. Du khách bước vào cửa “Chính tâm” của tam quan sẽ thấy sân gạch và 5 gian nhà Tổ liền. Nhà Tăng nằm ngay bên tay phải, đối diện là tòa nhà Mẫu rộng 5 gian. Hai dãy nhà này đều có hàng hiên, cột nhỏ và thềm lún 2 bậc.

Trước tam quan chùa Duệ Tú.
Trước tam quan chùa Duệ Tú. (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Tòa tam bảo quay hướng Đông Nam, được xây lại theo kiểu 2 tầng 4 mái. Chỗ cổ diềm có lắp kính để lấy ánh sáng tự nhiên. Phía tiền đường được chia làm 5 gian nhưng thềm cao tới 7 bậc. Trên hai đầu bờ nóc có đắp hình luân xa.

Bên trong, các vì kèo được xây theo kiểu kèo cầu quá giang với 4 cột chạm hình rồng, phượng sơn son thếp vàng. Đầu hồi treo một quả chuông đồng đúc năm 1920.

Hậu cung chùa xây theo kiểu “tường hồi bít đốc”, kết nối tiền đường thành hình chuôi vồ. Trần nhà xây cao, các cột đều có treo câu đối, cửa võng được sơn son thếp vàng vô cùng lộng lẫy.

Khuôn viên chùa với nhiều kiến trúc cổ.
Khuôn viên chùa với nhiều kiến trúc cổ. (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Hệ thống tượng và di vật quý

Chùa Duệ Tú Hà Nội là nơi lưu giữ rất nhiều di vật quý giá, đặc biệt là các pho tượng Phật mang phong cách nghệ thuật từ thế kỷ XVIII – XIX. Trong đó, nổi bật nhất là pho tượng Thiền sư Đại Điên ngồi trong khám thờ, được tạc theo kích thước người thật.

Ngoài tượng Thiền sư Đại Điên, chùa còn lưu giữ các pho tượng Phật giáo khác như ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, Thanh Long, Sơn Trang,…

Chùa cũng giữ tấm bia đá khắc ghi 3 đạo sắc phong của Đại Điên từ các vị vua Gia Long, Duy Tân và Khải Định. Những sắc phong này không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là minh chứng cho sự tôn vinh, kính trọng mà các vị vua dành cho ông.

Một trong những vị trí thờ tự tại chùa Duệ Tú.
Một trong những vị trí thờ tự tại chùa Duệ Tú. (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Lễ hội truyền thống tại Chùa Duệ Tú – Giỗ tổ Thiền sư Đại Điên 

Không chỉ là nơi lưu giữ văn hóa, lịch sử, chùa Duệ Tú còn thường xuyên tổ chức các lễ hội, sự kiện như giỗ tổ Thiền sư Đại Điên vào ngày 6 – 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Ý nghĩa lễ hội

Lễ Giỗ tổ Thiền sư Đại Điên không chỉ là dịp để tưởng niệm vị Thiền sư tôn kính, mà còn là nơi để cộng đồng Phật tử thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với những đóng góp to lớn của ngài cho Phật giáo và dân tộc.

Lễ hội được tổ chức chủ yếu bởi người dân thôn Tiền, các Phật tử và du khách thập phương. Chính quyền địa phương và các tổ chức tôn giáo cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì và tổ chức lễ hội, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trang trọng và suôn sẻ.

Nghi thức và các hoạt động lễ hội

Nghi thức đầu tiên của lễ hội Giỗ tổ Thiền sư Đại Điên là dâng hương và niêm hương bái Phật. Trong quá trình diễn ra nghi lễ, các Phật tử và người tham gia cùng dâng hương, thể hiện lòng tôn kính với vị Thiền sư.

Sau buổi lễ còn có các hoạt động cộng đồng đặc sắc, thu hút đông đảo người dân tham gia. Ở phần “Hội”, mọi người có thể tham gia các trò chơi dân gian như cờ tướng, hát quan họ, dân cao,… được tổ chức ngay tại sân chùa. 

Giỗ tổ Thiền sư Đại Điên tổ chức ngày 6 - 7 tháng 3 Âm lịch.
Giỗ tổ Thiền sư Đại Điên tổ chức ngày 6 – 7 tháng 3 Âm lịch. (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn tham quan và lưu ý khi đến Chùa Duệ Tú

Để có trải nghiệm tham quan chùa Duệ Tú trọn vẹn nhất, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn và lưu ý dưới đây.

Thời điểm thích hợp để đến thăm chùa

Chùa Duệ Tú Hà Nội mở cửa tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày lễ. Tuy nhiên, để có trải nghiệm tốt nhất, bạn có thể ghé thăm chùa vào những thời điểm sau:

  • Dành cho người muốn yên tĩnh: Mùa hè (từ tháng 4 – tháng 6) hoặc mùa thu (từ tháng 9 – tháng 11) là thời điểm khá thích hợp để ghé thăm chùa vì thời tiết tương đối mát mẻ, ít khách du lịch, không bị ảnh hưởng bởi sự đông đúc như mùa lễ hội.
  • Dành cho người muốn tham gia lễ hội sôi động: Ngày 6 – 7 tháng 3 Âm lịch có lễ hội Giỗ tổ Thiền sư Đại Điên và Tết Nguyên Đán vào mùng 1 đầu năm. Hai thời điểm đẹp nhất để thăm chùa Duệ Tú nếu bạn là người muốn tham gia lễ hội, vui chơi và cầu tài lộc.
Hình ảnh chùa Duệ Tú với lễ rước kiệu khai hội.
Hình ảnh chùa Duệ Tú với lễ rước kiệu khai hội. (Nguồn: Phật Sự Online)

Hướng dẫn di chuyển

Để đến chùa Duệ Tú từ các tuyến phố lớn Hà Nội, bạn có thể sử dụng xe máy, ô tô hoặc các dịch vụ di chuyển khác. Cụ thể như sau:

Di chuyển bằng xe máy, ô tô:

Nếu đi bằng xe máy, ô tô cá nhân, du khách có thể đi theo hướng dẫn từ các tuyến phố lớn sau:

  • Từ phố Nguyễn Văn Cừ (Cầu Giấy): Đi vào Đ. Nguyễn Văn Huyên > rẽ phải tại Gia Hoàng Tech vào Đ. Nguyễn Khánh Toàn > rẽ phải vào ngõ 79/40 P. Dương Quảng Hàm.
  • Từ phố Trần Duy Hưng: Đi lên Đ. Trần Duy Hưng hướng P. Hoàng Đạo Thúy, vòng ngược tại Kecredit HO > rẽ trái tại Công ty Cổ phần Đầu Tư Phát Triển 18 vào Đ. Nguyễn Khang > rẽ phải vào Đ. Cầu Giấy > rẽ trái vào đoạn đường nối tới Đ. Bưởi > đi bên phải để đi tiếp Đ. Bưởi > rẽ trái vào Cầu Dịch Vọng/Đ. Nguyễn Khánh Toàn > vào Dương Quảng Hàm.
  • Từ khu vực Hồ Tây: Đi về hướng Đông Bắc lên P. Quảng An > rẽ trái vào Đ. Xuân Diệu > rẽ trái vào Đ. Tô Ngọc Vân > đi thẳng vào Ng. 52 Đ. Tô Ngọc Vân > rẽ trái vào Sen Hồ Tây > rẽ trái vào P. Nhật Chiêu > rẽ phải vào Đ. Nguyễn Hoàng Tôn > tại vòng xuyến vào Đ. Lạc Long Quân > tại vòng xuyến vào Đ. Bưởi > rẽ phải vào vào Cầu Dịch Vọng/Đ. Nguyễn Khánh Toàn > rẽ trái vào Dương Quảng Hàm.

Di chuyển bằng xe bus:

Nếu bạn muốn ghé thăm Chùa Duệ Tú Nguyễn Khánh Toàn bằng xe bus, hãy đi các tuyến 142, 27, 32, 38 và E08. Sau khi đến điểm gần nhất ở quận Cầu Giấy, bạn chỉ cần đi bộ thêm 5 – 10 phút là đến ngõ chùa.

Di chuyển bằng dịch vụ đặt xe:

Ngoài các phương tiện công cộng và xe cá nhân, bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển đến chùa Duệ Tú bằng xe Xanh SM với đa dạng lựa chọn như Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury hoặc Xanh SM Bike.

Xanh SM sở hữu hệ thống xe điện êm ái, không gây tiếng ồn động cơ và không có mùi khó chịu trên xe. Đặc biệt, đội ngũ tài xế được Xanh SM đào tạo, tuyển chọn từ những người giàu kinh nghiệm, có thâm niên trong nghề.

Khách hàng có thể đặt xe điện Xanh SM thông qua hai cách sau:

  • Cách 1: Liên hệ tổng đài Xanh SM 1900 2088.
  • Cách 2: Tải ứng dụng đặt xe của Xanh SM về điện thoại TẠI ĐÂY.
Xanh SM cung cấp dịch vụ di chuyển bằng xe điện tiết kiệm, an toàn, bảo vệ môi trường.
Xanh SM cung cấp dịch vụ di chuyển bằng xe điện tiết kiệm, an toàn, bảo vệ môi trường. (Nguồn: Xanh SM)

Những điều cần lưu ý khi đến thăm chùa Duệ Tú

Chùa Duệ Tú là không gian linh thiêng, vì thế Phật tử và khách du lịch ghé thăm cần lưu ý một số điều sau:

  • Trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc quần áo ngắn, hở hang như áo dây, khoác xuyên thấu,…
  • Giữ yên tĩnh, không tạo tiếng ồn lớn, nhất là lúc làm lễ.
  • Không xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
  • Không tự ý làm hư hại cây cối, ngắt cành cây để “hái lộc”.
  • Giữ thái độ hòa nhã, tôn trọng các Phật tử khác.
  • Nếu không biết làm gì khi chùa đang tổ chức lễ, có thể nhờ hướng dẫn từ các sư thầy hoặc người dân địa phương xung quanh.

FAQ – Câu hỏi thường gặp về Chùa Duệ Tú

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chùa Duệ Tú đã được Xanh SM tổng hợp và giải đáp ngay sau đây:

Điểm đặc biệt của Chùa Duệ Tú là gì?

Chùa Duệ Tú nổi bật với những đặc điểm như:

  • Lịch sử lâu đời từ thời nhà Lý, kiến trúc độc đáo và lễ hội truyền thống.
  • Nơi lưu giữ giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời của Hà Nội.
  • Khám phá kiến trúc cổ kính và không gian tâm linh thanh tịnh.
  • Tham dự lễ hội để trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống.

Chùa Duệ Tú có mở cửa vào ngày thường không?

Chùa Duệ Tú mở cửa từ sáng đến chiều mỗi ngày và miễn phí vé tham quan.

Có nên đi chùa vào dịp lễ hội không?

Lễ hội là thời điểm lý tưởng để tham gia các hoạt động và cảm nhận không khí văn hóa sôi động. Do đó, nếu bạn là người muốn tham gia các hoạt động về Phật giáo thì ghé thăm chùa Duệ Tú vào các dịp lễ là lựa chọn đáng cân nhắc.

Lễ hội được chủ trì bởi Trụ trì chùa Duệ Tú.
Lễ hội được chủ trì bởi Trụ trì chùa Duệ Tú. (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Sở hữu kiến trúc, không gian cổ kính và những hiện vật quý giá, chùa Duệ Tú là điểm đến lý tưởng nếu bạn đang tìm kiếm một nơi bình yên trong tâm hồn. Để  trực tiếp khám phá vẻ đẹp của chùa Duệ Tú, hãy liên hệ ngay đến Xanh SM qua hotline 1900 2088 và có trải nghiệm chuyến đi trọn vẹn nhất nhé!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây