Giữa lòng sông Đồng Nai ẩn mình trên cù lao Ba Xang, Chùa Châu Đốc 3 không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện giữa thiên nhiên và kiến trúc Phật giáo. Với vẻ đẹp độc đáo và bí ẩn, ngôi chùa này đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự thanh tịnh của Quận 9 xưa.
Giới thiệu tổng quan về chùa Châu Đốc 3 Quận 9
Chùa Châu Đốc 3 hay còn gọi là chùa Phước Long mang vẻ đẹp giao thoa cùng sự thanh tịnh của đất trời, sông nước.
Chùa Châu Đốc 3 ở đâu?
Chùa Châu Đốc 3 nằm trên vị trí đắc địa thuộc phường Long Bình, Quận 9 xưa (nay là TP. Thủ Đức), TP. Hồ Chí Minh. Chùa được mệnh danh là ốc đảo tâm linh, bao bọc bởi thiên nhiên sông nước hữu tình. Điều đó tạo cho du khách thập phương cảm giác yên bình và thanh tịnh.
Từ trung tâm thành phố Thủ Đức, du khách di chuyển khoảng 25km để đến bến đò Phước Long. Sau đó, du khách lên thuyền để đến thăm quan chùa, thường sẽ mất 5 – 10 phút. Hành trình di chuyển này rất thú vị, khách du lịch trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Lịch sử hình thành
Khi nhắc đến chùa Châu Đốc 3 thì du khách không thể không liên tưởng hay thắc mắc đến Châu Đốc 1. Đây đều là ngôi chùa thiêng liêng trên núi Sam, quận Châu Đốc, tỉnh An Giang. Sau này, người dân xây thêm ngôi chùa Châu Đốc 2 ở quận 7 và Châu Đốc 3 ở Quận 9.
- Đầu thế kỷ 21, sư thầy Thích Nhất Pháp tạo lập về vùng đất cù lao Ba Xang tu tập và cho xây dựng một chiếc am nhỏ.
- Sau này, các thương nhân người Hoa sinh sống trên cù lao đã cùng sư thầy xây dựng miếu thờ khang trang hơn với khuôn viên rộng rãi, thoáng đạt.
- Thời gian sau, người dân cũng xin tạc tượng bà và chân đèn Bà Chúa Xứ Núi Sam về chùa Châu Đốc 3. Sau khi an vị tượng Bà một thời gian, sư thầy được Bà báo mộng đặt sai hướng nên đã được điều chỉnh hướng tượng.
Chùa Bà Chúa Châu Đốc 3 nằm gần chùa Phước Long nên đã gộp thành một. Bên cạnh tượng Bà Chúa Xứ, chùa thờ cúng nhiều tượng Phật theo tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam.
Kiến trúc chùa Phước Long
Ngôi chùa Châu Đốc 3 nổi bật bởi kiến trúc độc đáo từ đa sắc của cổng chùa đến nét đẹp cổ kính theo thời gian.
Phong cách kiến trúc
Chùa Châu Đốc 3 gây ấn tượng mạnh mẽ với lối kiến trúc rực rỡ và những hạng mục nghệ thuật đặc sắc. Khi thuyền dần cập bến cù lao là tượng rồng uốn lượn oai nghiêm bên bờ sông hiện lên đầy sống động như bao bảo và che chở cho ngôi chùa.
Cổng chùa xây dựng theo lối kiến trúc tam quan với hai trụ cột chính dẫn trực tiếp vào khuôn viên chùa. Phía trước cổng là tượng hai vị hộ pháp sơn màu sắc rực rỡ, nổi bật. Điều này làm nên điểm độc lạ thu hút khách ngay những giây phút đầu.
Đi qua cổng là vào tham quan khuôn viên chùa gồm giảng đường, tòa chính điện, bảo tháp, tượng Phật,… Mỗi công trình tại chùa Châu Đốc đều linh thiêng và mang ý nghĩa riêng.
Các công trình nổi bật
Điều khiến nhiều du khách thích thú khám phá ở chùa Châu Đốc 3 là những bức tượng lộ thiên. Ngay khi vào cổng chùa, bên trái có pho tượng Phật nằm dài 10m mang một dáng vẻ bình yên, uy nghiêm. Cùng với đó là tượng Phật Di Lặc, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, Thập Bát La Hán,… Nổi bật nhất chính là tượng Bà Chúa Xứ.
Sự khác biệt lớn nhất của chùa Châu Đốc 3 là màu sắc tượng vô cùng nổi bật. Tuy nhiên, mỗi du khách khi đến chùa đều thể hiện lòng thành kính, chiêm bái trang nghiêm để cầu bình an, tài lộc.
Các hoạt động tâm linh không thể bỏ lỡ khi đến chùa Bà Châu Đốc 3
Chùa Châu Đốc 3 là chốn linh thiêng giúp mọi người cầu an và phước lành, là nơi chữa lành sau những bộn bề lo toan. Bên cạnh đó, khi đến chùa vào các dịp lễ hội, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc.
Nghi lễ và lễ hội
Khách thập phương đến chùa thường tham gia các hoạt động như:
- Tụng kinh và thắp nến cầu an: Những hoạt động này tổ chức hàng ngày, đặc biệt là ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng. Phật tử sẽ quây quần dưới ánh nến tại chính điện mong cho cuộc sống hạnh phúc và bình an.
- Các hoạt động khác: Nhiều du khách tham gia hoạt động cúng dường như dâng hương, lễ vật. Sau đó, thực hiện nghi lễ phóng sinh, thả cá hoặc chim để gieo duyên lành.
- Đại lễ như Phật Đản, Vu Lan báo hiếu, vía Quan Âm hay Đức Phật A Di Đà: Vào mỗi dịp lễ, Phật tử tụ hội về chùa càng đông với mong muốn cầu bình an và may mắn.
Vai trò trong cộng đồng
Khi dắt duyên đến ốc đảo tâm linh Châu Đốc 3, du khách hòa mình vào hoạt động từ thiện và giáo dục nhân văn. Nơi đây kết nối những người dân với tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam, lan tỏa những giá trị sâu sắc của Đức Phật. Nhờ đó, người dân đoàn kết hơn, tương thân tương ái trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Hướng dẫn tham quan chùa Châu Đốc 3
Chùa Châu Đốc 3 không chỉ là địa điểm du lịch mà còn là chốn tâm linh. Du khách khi tham quan địa điểm này cần biết cách di chuyển và bỏ túi một số lưu ý nhỏ.
Cách di chuyển đến chùa
Đầu tiên, du khách di chuyển từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh xuống bến đò Phước Long. Có nhiều phương tiện thuận tiện cho khách khi di chuyển như xe máy, ô tô, xe bus hoặc taxi.
- Phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô: Du khách di chuyển từ trung tâm theo hướng hầm Thủ Thiêm – Mai Chí Thọ đến đường Nguyễn Duy Trinh rồi rẽ vào Nguyễn Xiển. Sau đó rẽ phải thì đến bến đò chùa Hội Sơn.
- Xe bus: Có nhiều tuyến xe bus di chuyển đến địa danh chùa Châu Đốc 3 như 11, 60-3. Du khách sử dụng google map để tìm tuyến xe phù hợp theo điểm chờ của mình.
- Dịch vụ gọi xe công nghệ: Tham khảo ngay dịch vụ gọi xe cao cấp tại Xanh SM. Bạn có thể đặt qua app điện thoại sau khi lên Google Play/ App Store tải app. Cách nhanh nhất là liên hệ theo hotline 1900 2088 để được hỗ trợ.
Đặt xe qua app Xanh SM có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn giúp tối ưu chi phí di chuyển. Khách hàng vào ngay mục “Ưu đãi” để kiểm tra và sử dụng voucher dành riêng cho mình.
Sau khi đến bến đò, du khách mua vé đò. Giá khứ hồi cho một người là 30.000 VNĐ với khoảng 10 phút di chuyển. Chắc chắn khi trải nghiệm phương tiện đường thủy sẽ giúp khách hàng có thêm phút giây thư giãn.
Những lưu ý khi đến chùa Phước Long Quận 9
Giữa chốn thanh tịnh và bình yên như chùa Bà Châu Đốc Quận 9, khách cần lưu ý để có chuyến thăm quan trọn vẹn:
- Giữ vé đò cẩn thận và chọn đúng tên đò để tránh phụ thu chiều về.
- Mặc trang phục kín đáo, lịch sự, không quá ngắn.
- Hạn chế cười đùa, nói to trong chùa, giữ vệ sinh chung và vứt rác đúng nơi quy định.
- Đặc biệt, không tự ý chạm hoặc di chuyển các đồ vật trong chùa.
- Luôn luôn có ý thức bảo vệ cảnh quan và môi trường xung quanh chùa
Những câu hỏi thường gặp về Chùa Châu Đốc 3
Khi tham quan chùa Châu Đốc 3, nhiều du khách có những thắc mắc. Bỏ túi những bí kíp để có một chuyến đi lý tưởng tới ốc đảo này.
Có địa điểm tham quan nào gần chùa không?
Chùa Châu Đốc 3 nằm trong lòng thành phố Thủ Đức nên khu tham quan chùa du khách có thể di chuyển vui chơi ở một số địa điểm sau:
- VinWonders
- Công viên nước Quận 9
- Khu du lịch văn hóa Suối Tiên
- Hệ sinh thái Song Long
- Khu du lịch nhà vườn Long Phước
- Đầm sen Tam Đa
- Khu TTTM Vincom Thủ Đức/ Vincom Plaza Lê Văn Việt
Chùa có tổ chức quy y Tam bảo không?
Chùa thường tổ chức các lễ quy y Tam Bảo, tạo cơ hội cho phật tử và những người có tâm hướng thiện chính thức nương tựa vào ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.
Chùa Châu Đốc 2 ở đâu?
Chùa Châu Đốc 2 nằm ở hẻm số 908 Đường Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Xuân, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.
Xem bói chùa Châu Đốc 3 có hay không?
Du khách lưu ý khi đến chùa không nên xem bói để tránh lừa đảo vì nhiều người lợi dụng niềm tin của du khách khi đến chùa. Đến chốn linh thiêng như chùa Châu Đốc 3, thành tâm kính lễ và thanh lọc tâm hồn để đón nhận nhiều điều tốt đẹp.
Chùa Bà Châu Đốc mở cửa tới mấy giờ?
Chùa Bà Chúa Châu Đốc 3 mở từ 7:30 – 10:00 nên du khách sắp xếp thời gian thăm quan chùa vào buổi sáng.
Chùa Châu Đốc 3 chắc chắn sẽ mang đến cho du khách cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm và bình an. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được những thông tin hữu ích để khám phá Chùa Phước Long và có thêm ý tưởng cho chuyến du lịch Sài Gòn sắp tới.
Xem thêm: