Chùa Chantarangsay là một trong những ngôi chùa tiêu biểu, mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử của người Khmer tại Sài Gòn. Dù trải qua bao thăng trầm của thời gian, ngôi chùa vẫn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc Khmer độc đáo và giá trị tâm linh sâu sắc.
Giới thiệu về chùa Chantarangsay
- Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Diện tích: 4.500m2.
- Thuộc hệ phái: Phật giáo Nam tông (Khmer).
- Người sáng lập: Đại đức Lâm Em (năm 1946).
- Các tên gọi: Chantarangsay, Candaransi, chùa Khmer.
Tên gọi “Chantarangsay” trong tiếng Khmer mang ý nghĩa là “Nguyệt Quang”, tức ánh trăng. Đây là công trình chùa chiền Phật giáo Nam tông Khmer đầu tiên được xây dựng tại vùng Sài Gòn – Gia Định xưa.
Trong suốt chiều dài 70 năm hình thành và phát triển, chùa không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa quan trọng của cộng đồng Khmer sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, ngôi chùa chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, không thờ Bồ Tát hay các vị thần linh.
Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Khmer ở Quận 3 Chantarangsay
Chùa Khmer Q3 – Chantarangsay được xây dựng vào năm 1946 bởi Đại đức Lâm Em, một vị sư người dân tộc Khmer quê ở Sóc Trăng. Ngài từng du học ở Campuchia và là Hiệu trưởng của trường Phật học ở Phnôm Pênh.
Trong những lần về thăm Sài Gòn, ngài nhận thấy sự cần thiết của một ngôi chùa Khmer để các sư sãi Nam Tông tu học và có chỗ nghỉ ngơi đúng theo giáo luật. Do đó, ban đầu, Đại đức Lâm Em chỉ cho lấp đầm lầy và dựng một căn nhà sàn đơn sơ để tu hành.
Đến năm 1949, ngài cho xây ngôi chánh điện bằng bê tông, sau đó hoàn thành và tổ chức lễ kết giới vào năm 1953. Trong giai đoạn 1967 – 1969, chùa tiếp tục được xây dựng thêm các công trình phụ trợ như Sala, am, liêu, trường Pali và tháp, góp phần hoàn thiện kiến trúc tổng thể của chùa. Sau bảy lần trùng tu, chùa Chantarangsay hiện nay có diện tích 4.500 m2.
Cách đi đến chùa Chantarangsay
Chùa Khơ me Quận 3 Chantarangsay tọa lạc trên đường Hoàng Sa thuộc phường 7 cũ, nay là phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc, cách trung tâm thành phố khoảng 3 – 5 km, tùy từng điểm xuất phát.
Đi bằng phương tiện cá nhân
Nếu muốn đến chùa Chantarangsay bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể tham khảo lộ trình sau:
- Bắt đầu từ chợ Bến Thành, đi theo đường Lê Lợi và rẽ trái vào đường Pasteur.
- Tiếp tục đi thẳng trên đường Pasteur cho đến ngã tư giao với đường Điện Biên Phủ, sau đó rẽ phải.
- Đi thẳng trên đường Điện Biên Phủ và rẽ trái tại ngã tư giao với đường Trần Quốc Thảo.
- Tiếp tục đi trên đường Trần Quốc Thảo, chùa Chantarangsay sẽ nằm bên tay trái.
Lưu ý: Khu vực xung quanh chùa có chỗ để xe máy. Trong trường hợp di chuyển bằng ô tô, du khách có thể hỏi người dân địa phương để tìm được bãi đậu xe gần nhất.
Di chuyển đến chùa Chantarangsay bằng xe buýt
Khi di chuyển đến chùa Chantarangsay bằng xe buýt, bạn hãy lên tuyến xe số 10 (Đại học Quốc Gia – Bến xe Miền Tây). Xe sẽ dừng tại đường Trần Quốc Thảo, chỉ cách chùa khoảng 200m.
Di chuyển bằng Xanh SM
Để di chuyển một cách an toàn, thoải mái và thuận tiện nhất, du khách nên di chuyển bằng Xanh SM. Là dịch vụ xe thuần điện tiên phong tại Việt Nam, Xanh SM sẽ mang đến trải nghiệm di chuyển chuẩn “5 sao”: Không mùi, không ồn ào và không phát thải.
Ngoài ra, hành khách có thể tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ khi đặt xe hai bánh hoặc bốn bánh qua ứng dụng di động Xanh SM >>> Tải ứng dụng Xanh SM tại đây, hoặc gọi Hotline 1900 2088 để được hỗ trợ đặt xe nhanh nhất!
Kiến trúc chùa Chantarangsay: Hồn văn hóa Khmer trong từng nét chạm trổ
Tương tự những ngôi chùa Khmer khác ở miền Tây, chùa Chantarangsay mang đậm nét kiến trúc độc đáo và không gian thờ tự linh thiêng của Phật giáo Nam tông Khmer. Kiến trúc chùa có sự giao thoa giữa Phật giáo, Bà-la-môn giáo và văn hóa dân gian.
Cổng chùa
Cổng chùa được xây dựng kiên cố bằng xi măng với thiết kế chân đế hình hộp cùng 4 cột vững chắc nâng đỡ mái bằng. Điểm nổi bật của cổng là những tượng Kâyno trang trí trên đỉnh mỗi cột. Đây là hình ảnh đại diện cho sắc đẹp và sức mạnh, đồng thời thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thẩm mỹ và sức mạnh tinh thần trong Phật giáo.
Trước cổng chùa là đôi tượng sư tử uy nghi cao đến 2 mét, tựa như hai vị thần hộ pháp canh giữ nghiêm ngặt. Trong văn hóa Phật giáo, sư tử được xem là hiện thân của trí tuệ và sự giác ngộ, luôn sẵn sàng bảo vệ chánh pháp và xua tan bóng tối.
Chánh điện
Trong quần thể kiến trúc 4.500m2 của chùa Chantarangsay, ngôi chánh điện là công trình kiến trúc quy mô và đặc sắc nhất. Chánh điện có kết cấu 2 tầng với 4 cổng ở hai mặt trước và sau, mặt chính hướng về phía Đông. Hướng này không chỉ là hướng của Mặt Trời mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho Đức Phật thành đạo vào đêm Rằm tháng Vesak.
Chánh điện được thiết kế theo lối vượt cấp, nghĩa là nền cao hơn so với các công trình xung quanh. Dụng ý sâu xa phía sau là nhằm biểu trưng cho ngọn núi Meru thiêng liêng trong truyền thuyết Ấn Độ.
Giữa chánh điện, kim thân Đức Phật được tôn trí trang nghiêm trên năm tầng tòa sen. Từ thấp lên cao, từ lớn đến nhỏ, mỗi tầng như một bậc thang dẫn đến giai đoạn giác ngộ, khắc họa rõ nét từng tư thế tu hành của Đức Phật.
Theo tín ngưỡng Phật giáo Nam Tông Khmer, trong suốt chiều dài vũ trụ, chỉ có năm vị Phật xuất hiện. Bốn trong số đó đã thành Phật, còn vị thứ năm – Phật Di Lặc sẽ thành Phật trong tương lai.
Do mang nét đặc trưng của Phật giáo Nam tông, chánh điện chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca. Trên bốn góc tường và trần mái chánh điện, những bức tranh lớn được khắc họa công phu nhằm kể lại toàn bộ hành trình tu tập đầy gian nan của Đức Phật, từ khi ngài còn là Thái tử Siddhartha cho đến khi đạt được cảnh giới giác ngộ.
Phần mái được thiết kế gồm ba tầng, trên nóc là ba ngọn tháp tượng trưng cho ngôi Tam Bảo. Mỗi ngọn tháp được xây dựng theo kiểu tám cấp, đại diện cho Bát Chính Đạo, con đường tu hành dẫn đến giác ngộ. Chóp cao nhất tượng trưng cho Niết Bàn – trạng thái tối thượng của sự giải thoát và an lạc.
Nhà Tăng và Tháp đựng cốt
Ngoài các công trình chính, chùa còn sở hữu những kiến trúc đặc biệt khác. Trong đó nổi bật là Sala – một ngôi nhà hai tầng dành cho các hoạt động tôn giáo và học thuật.
Tầng trệt của Sala là nơi tổ chức các buổi lễ còn tầng trên là không gian giảng dạy. Bên trong Sala có một bàn thờ trang trọng dành cho Đức Phật Thích Ca và các vị cố Hòa thượng trụ trì chùa.
Tháp đựng cốt gồm hai tầng, có kết cấu hình vuông với bốn cạnh đều nhau. Tầng dưới chứa hài cốt của các Phật tử, còn tầng trên dành cho hài cốt của các Hòa thượng.
Các chi tiết trang trí
Bất kỳ ai đặt chân đến chùa Chantarangsay đều ấn tượng với những bức tượng và phù điêu như tượng Kâyno, chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Phật Thích Ca,… Các chi tiết được chạm khắc tinh xảo, hiện hữu khắp nơi quanh chùa như trên tường, cây cột, và những mái vòm cao vút.
Đặc sắc các lễ hội tại chùa Khmer Quận 3 (Chantarangsay)
Hàng năm, chùa tổ chức cả lễ hội Phật giáo và lễ hội dân gian:
Lễ hội | Thời gian | Ý nghĩa | |
Lễ hội Phật giáo | Lễ Miakha Bôchia | 15/1 Âm lịch | Kỷ niệm ba sự kiện trọng đại: – Đức Phật hứa với Ma vương rằng ba tháng nữa sẽ nhập diệt. – Ngày Thánh Tăng họp đông đủ 1.250 vị mà không cần triệu tập trước. – Ngày Đức Phật thuyết giảng giáo pháp. |
Lễ Visakha Bôchia (Phật đản) | 15/5 Âm lịch | Lễ hội lớn nhất trong hệ thống lễ hội Phật giáo của đồng bào người Khmer. Kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại: – Ngày Đức Phật đắc đạo. – Ngày Đức Phật nhập Niết bàn. – Ngày Đức Phật thuyết pháp đầu tiên. | |
Lễ Chool Vossa (Nhập hạ) | 15/6 Âm lịch | Cộng đồng người Khmer tổ chức lễ này với mong muốn mưa thuận gió hòa, đất nước yên bình, và gia đình hạnh phúc. Đây cũng là dịp để bà con dâng cúng các vật phẩm sinh hoạt cho các sư sãi tại chùa. | |
Lễ Chênh Vossa (Ra hạ) | 14/9 – 15/9 Âm lịch | Trong dịp này, người Khmer tổ chức thả đèn trên các dòng sông ở xóm làng để tưởng nhớ Đức Phật và cũng thành tâm xin lỗi vì đã xâm phạm đến nước và đất trong thời gian tăng gia sản xuất. | |
Lễ Kathăn Na Tean (Dâng y) | 15/9 – 15/10 Âm lịch, sau lễ ra hạ | Lễ hội thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với tăng đoàn, đồng thời cầu cho xóm làng yên ấm, gia đình bình an, mưa thuận gió hòa. | |
Lễ hội dân gian | Lễ Chôl Chnăm Thmây | Giữa tháng 4 Dương lịch | Tết cổ truyền của người Khmer. |
Lễ Đôn ta | 29/8 – 1/9 Âm lịch | Người Khmer tưởng nhớ ông bà tổ tiên đã khuất. | |
Lễ Ok Oom Bok | 15/10 Âm lịch | Cúng trăng vào giữa mùa thu, tạ ơn trời đất, cầu mong mùa màng bội thu và tổ chức các hoạt động vui chơi, gắn kết cộng đồng. |
Mỗi mùa lễ hội, chùa Chantarangsay là trung tâm của những hoạt động văn hóa và tôn giáo đặc sắc của người Khmer. Đồng thời, đây cũng là cầu nối gắn kết cộng đồng người Khmer và người dân thành phố Hồ Chí Minh.
FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Chantarangsay Quận 3
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chùa Khmer ở Quận 3 thì hãy tham khảo chuyên mục “Hỏi – đáp” dưới đây để có thêm thông tin hữu ích!
Chùa Chantarangsay nằm ở đâu?
Chùa Chantarangsay tọa lạc trên con đường Hoàng Sa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên “Chantarangsay” có ý nghĩa gì?
Tên “Chantarangsay” trong tiếng Khmer mang ý nghĩa là “Ánh trăng”.
Chùa Chantarangsay có mở cửa cho khách tham quan không?
Hiện nay, chùa Chantarangsay mở cửa cho khách tham quan để du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Khmer. Tuy nhiên, khách tham quan cần lưu ý tuân thủ các quy định về trang phục và ứng xử để giữ gìn sự tôn nghiêm.
Khoảng cách từ trung tâm TP.HCM đến chùa Chantarangsay là bao xa?
Khoảng cách từ trung tâm TP. HCM đến chùa Chantarangsay là 3 – 5km, tùy vị trí xuất phát. Nếu đi từ chợ Bến Thành, bạn chỉ cần di chuyển khảng 3km là tới chùa.
Chùa Chantarangsay thuộc hệ phái Phật giáo nào?
Chùa Chantarangsay thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer.
Chùa Chantarangsay không chỉ là một công trình tâm linh mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo của người Khmer tại TP. Hồ Chí Minh. Hãy ghé thăm ngôi chùa cổ kính này bằng xe điện Xanh SM để chuyến đi thêm phần trọn vẹn!
Xem thêm: