Chùa Bốn Mặt là hội quán duy nhất của người Hoa tại Sài Gòn thờ tượng Phật Tứ Diện – biểu tượng nổi tiếng của Thái Lan. Chính nét độc đáo này đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và chiêm bái.
Giới thiệu chung về Chùa Bốn Mặt
- Địa chỉ: 17 Trương Đình Hội, Phường 16, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên gọi khác: Chùa Sùng Chính, Hội Quán Sùng Chính, Hội Quán Từ Thiện.

Chùa Bốn Mặt là địa điểm tâm linh nổi tiếng được xây dựng theo phong cách chùa cổ Trung Hoa tại Quận 8. Đồng thời, đây cũng là hội quán duy nhất của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn thờ tượng Phật Tứ Diện – một biểu tượng linh thiêng được thỉnh từ Thái Lan.

Theo tín ngưỡng Phật giáo Thái Lan, Phật Bốn Mặt là một trong những vị Phật được tôn sùng nhất, tượng trưng cho bốn phẩm chất cao quý trong giáo lý nhà Phật: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Chính vì thế, nhiều người tin rằng đến chiêm bái tại chùa sẽ được ban phước lành, bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Hướng dẫn đường đi đến Chùa Bốn Mặt Quận 8
Chùa Bốn Mặt cách trung tâm TP. HCM khoảng 13 – 15 km, tùy vị trí xuất phát.
Di chuyển bằng phương tiện tự lái
Nếu bạn khởi hành từ Quận 1, Quận 3 hoặc Quận 5, có hai tuyến đường thuận tiện để di chuyển:
- Tuyến 1: Đi đường Trần Hưng Đạo → qua Cầu Chữ Y → Nguyễn Thị Tần → Phạm Thế Hiển → Trương Đình Hội.
- Tuyến 2: Đi đường Nguyễn Tri Phương → qua Cầu Nguyễn Tri Phương → Dương Bá Trạc → Tạ Quang Bửu → Trương Đình Hội.
Nếu đi từ Quận 7, bạn có thể di chuyển theo lộ trình Nguyễn Văn Linh → Phạm Hùng → Tạ Quang Bửu → Trương Đình Hội. Còn đối với những ai xuất phát từ Quận Bình Tân, hãy đi theo tuyến Võ Văn Kiệt → Hồ Học Lãm → Quốc lộ 50 → Tạ Quang Bửu → Trương Đình Hội.
Lưu ý: Chùa Bốn Mặt có bãi giữ xe gần cổng lớn. Do đó, bạn có thể yên tâm gửi xe khi đến tham quan và chiêm bái.

Di chuyển bằng xe buýt
Bạn có thể lên các tuyến xe buýt có trạm dừng gần chùa:
- Tuyến 15 (Chợ Phú Định – Đầm Sen): Xe dừng ở Đình Phong Phú – Đối Diện THCS Bình Đông. Từ đây, bạn chỉ cần đi bộ thêm một quãng đường ngắn khoảng 50m là tới chùa.
- Tuyến 46 (Công viên Tôn Thất Thuyết – Bến Mễ Cốc): Xe dừng tại Cầu Rạch Cát – 322 Lưu Hữu Phước. Từ trạm dừng, bạn tiếp tục đi bộ 850m để đến chùa.
Tuy nhiên, bạn hãy xem trước lịch trình và thời gian hoạt động của xe buýt để lên kế hoạch di chuyển phù hợp. Vì xe buýt thường đông khách vào giờ cao điểm nên đây không phải lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn tiết kiệm thời gian.

Di chuyển bằng Xanh SM
Để có hành trình nhanh chóng và an toàn đến Chùa 4 Mặt Quận 8, hành khách hãy sử dụng dịch vụ xe 2 bánh hoặc 4 bánh của Xanh SM. Nhờ công nghệ xe “thuần điện”, Xanh SM sẽ mang đến trải nghiệm di chuyển chuẩn “5 sao”: Không mùi, không ồn, không khói bụi.
Bạn cũng không cần phải lo lắng về chỗ đậu xe hay chi phí đắt đỏ vì đã có ứng dụng đặt xe Xanh SM với hàng loạt mã giảm giá hấp dẫn >>> Tải ứng dụng tại đây, hoặc gọi tổng đài 1900 2088 để được hỗ trợ đặt xe.

Choáng ngợp trước kiến trúc độc đáo của Chùa Bốn Mặt
Chùa Bốn Mặt gây ấn tượng mạnh với kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa Trung Hoa. Đây cũng là điểm nhấn giúp chùa thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương.
Lối kiến trúc truyền thống được thể hiện rõ qua phần mái uốn cong mềm mại, tạo hình đầu đao tinh xảo và lợp bằng ngói ống xanh ngọc bích. Sắc xanh của mái ngói nổi bật trên nền đỏ chủ đạo bao phủ toàn bộ ngôi chùa, tạo nên sự tương phản màu sắc đầy cuốn hút.

Dấu ấn của chùa cổ Trung Hoa nằm tại các bao hàm và hoành phi chạm khắc tinh xảo. Đi cùng với đó là những câu đối chữ Hán mang ý nghĩa sâu sắc về tôn giáo và triết lý Phật giáo.
Kiến trúc tổng thể của chùa bao gồm cổng tam quan, tòa Chính điện, trai đường và khu nhà ở. Nổi bật giữa sân chùa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 9,9m, mang vẻ uy nghiêm nhưng vẫn toát lên sự từ bi, che chở chúng sinh.

Xung quanh tượng Quan Âm là những điện thờ quan trọng như điện thờ Phật Tứ Diện, điện thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, điện thờ Thần Tài và Thổ Địa. Mỗi khu vực thờ cúng đều được bài trí trang nghiêm, tạo không gian tĩnh lặng để Phật tử và du khách chiêm bái, cầu nguyện bình an.
Ý nghĩa của tượng Phật Bốn Mặt
Phật Bốn Mặt còn được gọi là Đại Phạn Thiên Vương, một trong tam đại thần của Bà La Môn giáo tại Ấn Độ. Ngài được tôn vinh là vị thần sáng tạo ra vũ trụ, trời đất và vạn vật. Khi du nhập vào nền văn hóa Phật giáo Đông Nam Á, người dân coi Phật Bốn Mặt là hiện thân của lòng từ bi vô lượng, luôn lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng sinh.
Tượng Phật Tứ Diện tại chùa được thỉnh từ Thái Lan và đặt trang trọng trong khung kính bên trái khuôn viên. Điểm đặc biệt của bức tượng nằm ở bốn khuôn mặt hướng về bốn phương. Mỗi mặt thể hiện một khía cạnh quan trọng trong giáo lý nhà Phật:
- Từ: Tình yêu thương vô điều kiện, ban phát sự che chở.
- Bi: Sự cảm thông, cứu giúp chúng sinh vượt qua khổ đau.
- Hỷ: Niềm hoan hỷ, sự an lạc trong tâm hồn.
- Xả: Buông bỏ phiền muộn, đạt đến trạng thái cân bằng.

Bên cạnh ý nghĩa triết lý, mỗi khuôn mặt của Phật cũng đại diện cho những mong cầu khác nhau trong cuộc sống:
- Mặt trước: Ban phước lành, cầu bình an cho gia đạo.
- Mặt trái: Hỗ trợ sự nghiệp, công danh hanh thông.
- Mặt phải: Mang lại tài lộc, may mắn trong kinh doanh, buôn bán.
- Mặt sau: Cầu duyên, cầu tình cảm thuận hòa, bền vững.
Tượng Phật Tứ Diện còn có tám cánh tay. Mỗi tay cầm một pháp khí, tượng trưng cho pháp lực, giác ngộ, phúc lành, loại bỏ ưu phiền, thành tựu, cầu nguyện, luân hồi và bảo vệ bình an.

Các hoạt động tham quan, chiêm bái không thể bỏ qua tại chùa 4 mặt
Khi đến chùa Phật 4 Mặt Quận 8, du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động ý nghĩa, đồng thời có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về triết lý Phật giáo và đời sống tâm linh.
Chiêm ngưỡng kiến trúc chùa
Chùa sở hữu kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách chùa cổ Trung Hoa. Điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa này là tượng Quan Thế Âm ở mặt trước, tượng Phật Thích Ca ở mặt sau, cùng với tượng Phật Di Lặc và Phật A Di Đà ở 2 bên.
Mái ngói xanh bích – đặc trưng của kiến trúc cổ lại càng làm tăng thêm vẻ trầm mặc, huyền bí cho không gian nơi đây. Khi đến đây, bạn đừng bỏ qua những góc sống ảo đẹp tại cổng Tam Quan, khu vực chánh điện, hồ nước,…

Chiêm bái các tượng Phật và Bồ Tát
Chùa không chỉ nổi danh với tượng Phật Tứ Diện uy nghi mà còn là nơi tôn trí nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát khác. Mỗi bức tượng đều mang một ý nghĩa sâu xa, thể hiện triết lý nhân sinh của nhà Phật.

Trải nghiệm các nghi lễ tôn giáo đặc sắc
Mỗi năm, nơi đây tổ chức nhiều sự kiện tôn giáo ý nghĩa, thu hút đông đảo tín đồ và du khách thập phương.
- Lễ Vu Lan: Ngày lễ diễn ra vào tháng 7 âm lịch, nhằm tôn vinh công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Trong dịp này, chùa tổ chức các nghi thức cầu nguyện, cúng dường và giảng pháp để khuyến khích tinh thần hiếu hạnh, giúp mỗi người có cơ hội bày tỏ lòng tri ân đối với đấng sinh thành.
- Lễ Vesak: Sự kiện đặc biệt, đánh dấu ba cột mốc quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật: Ngày đản sinh, ngày giác ngộ và ngày nhập Niết Bàn. Vào dịp này, chùa tổ chức các hoạt động thiền định, cầu nguyện và giảng pháp nhằm tôn vinh giáo lý của Ngài, giúp Phật tử hướng tâm về trí tuệ và từ bi.
- Lễ Khai Đại Bảo Tháp: Sự kiện mang ý nghĩa trọng đại trong lịch sử của chùa. Buổi lễ thường được tổ chức long trọng với nhiều nghi thức tâm linh và hoạt động văn hóa đặc sắc nhằm tôn vinh công trình kiến trúc đặc biệt này.
Ngoài những ngày lễ quan trọng, Chùa Phật Vàng 4 Mặt Ở Quận 8 còn thường xuyên tổ chức các nghi thức cầu an, lễ hội truyền thống và những khóa tu ngắn ngày. Qua đó, chùa tạo cơ hội cho Phật tử cũng như du khách trải nghiệm đời sống tâm linh và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Phật giáo.

Tục dâng nước ngọt đỏ cầu may
Khi đến chùa, không ít du khách thắc mắc tại sao cúng Sting cho Phật 4 mặt? Bởi lẽ hầu hết người dân đều thành tâm kính dâng những chai nước ngọt đỏ lên xung quanh tượng Phật Tứ Diện.
Tập tục này xuất phát từ quan niệm của người Thái: “Những vật phẩm có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, bình an”. Vì vậy, họ chọn nước ngọt đỏ để dâng cúng, gửi gắm lòng thành và mong cầu phước lành.

Các địa điểm du lịch gần chùa Bốn Mặt
Sau khi chiêm bái và khám phá kiến trúc của Chùa Phật 4 Mặt TPHCM, du khách có thể ghé thăm những địa điểm du lịch lân cận sau đây.
Chùa Quan Âm
- Địa chỉ: 140 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khoảng cách: 1,1km.
Chùa Quan Âm được thành lập vào năm 1965, theo hệ phái Bắc tông. Người dân địa phương vẫn thường truyền tai nhau về sự linh ứng của tượng Quan Âm Bồ Tát. Do đó, nơi đây cũng là điểm đến tâm linh được nhiều Phật tử tìm về để cầu nguyện và chiêm bái.

Công Viên Vành Đai Phường 10
- Địa chỉ: Vành Đai, Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khoảng cách: 2,8km.
Công Viên Vành Đai Phường 10 là một địa điểm lý tưởng để thư giãn và tận hưởng không gian xanh giữa lòng đô thị. Bên cạnh đó, nơi đây còn có khu vui chơi dành riêng cho trẻ em, tạo không gian an toàn và thú vị để các bé vui đùa.

Công viên căn cứ Hố Bần
- Địa chỉ: Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khoảng cách: 2,8km.
Công viên căn cứ Hố Bần lưu giữ những ký ức hào hùng của một thời kháng chiến gian lao. Đồng thời, đây là địa chỉ “đỏ” hun đúc lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ. Vì vậy, đã đến Chùa Bốn Mặt, bạn đừng quên ghé thăm nơi này để cảm nhận sâu sắc hơn về những giá trị lịch sử thiêng liêng!

Chùa Giác Quang
- Địa chỉ: 47 Lương Văn Can, Phường 15, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khoảng cách: 3,3km.
Được xây dựng từ năm 1945, Chùa Giác Quang là ngôi chùa thứ hai của Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam. Chùa còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo chư Tăng có cả tài lẫn đức, góp phần duy trì và phát huy giá trị tinh thần, đạo đức của Phật giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam.

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Chùa Bốn Mặt
Nếu vẫn còn thắc mắc xoay quanh Chùa Phật 4 Mặt Thái Lan Quận 8 thì bạn hãy tham khảo thêm những giải đáp hữu ích dưới đây của Xanh SM!
Chùa 4 Mặt Quận 8 mấy giờ đóng cửa?
Thời gian đóng cửa của Chùa Bốn Mặt vẫn chưa được thông báo trên các kênh thông tin chính thức. Tuy nhiên, theo thông tin từ video giới thiệu chùa của Youtuber Khương Nhật Minh, chùa đóng cửa vào 19h hàng ngày, riêng mùng 1 và 15 Âm lịch đóng cửa vào 21h.
Chùa Bốn Mặt thường tổ chức những lễ hội nào?
Chùa 4 Mặt thường tổ chức lễ hội Vu Lan, lễ Phật Đản Vesak và Khai Đại Bảo Tháp.
Có những địa điểm du lịch nào gần Chùa 4 Mặt để tham quan?
Gần Chùa Phật Bốn Mặt có một số điểm tham quan nổi tiếng như Tổ Đình Giác Quang, Chùa Quan Âm, Công viên căn cứ Hố Bần, Công viên Vành Đai Phường 10,…
Chùa Bốn Mặt Quận 8 không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là điểm đến mang đậm giá trị văn hóa, tâm linh. Đến đây, bạn không chỉ tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn mà còn hiểu hơn về những nét đẹp của Phật giáo và truyền thống tín ngưỡng. Hãy đặt xe điện Xanh SM có cuộc hành trình khám phá chùa an toàn, tiện lợi!
Xem thêm: