Chùa Bà Thiên Hậu là điểm đến tâm linh mang nhiều dấu ấn người Hoa đặc sắc tại Sài Gòn, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và cầu nguyện. Vậy Chùa Bà Thiên Hậu có gì, cách di chuyển đến đó như thế nào? Hãy cùng Xanh SM khám phá chi tiết!
Giới thiệu chung về Chùa Bà Thiên Hậu
Thông tin chi tiết: Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Giờ mở cửa Chùa Bà Thiên Hậu: 6h30 – 16h30 hàng ngày Vé tham quan: Miễn phí |
Chùa Bà Thiên Hậu (hay còn gọi là Hội quán Tuệ Thành) nằm ở giữa khu Chợ Lớn nhộn nhịp của TP. Hồ Chí Minh. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn, mang giá trị tâm linh và văn hoá sâu sắc.
Lịch sử Chùa Bà Thiên Hậu
Theo truyền thuyết, Bà Thiên Hậu có tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh vào ngày 223 tháng 3 năm 1044. Bà được cho là có khả năng thiên bẩm trong việc dự báo thời tiết và nhiều lần dùng phép để cứu người dân gặp nạn, đặc biệt là những ngư dân gặp bão trên biển.
Chính vì thế, khi mất đi, Bà được người dân tôn thờ như một vị thần bảo hộ mang lại bình an, may mắn trong cuộc sống.
Chùa Bà Thiên Hậu được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1760, bởi cộng đồng người Hoa gốc Tuệ Thành (Trung Quốc) khi họ di cư đến Sài Gòn. Chùa được lập nên nhằm tưởng nhớ và tôn kính Bà Thiên Hậu – một vị nữ thần nổi tiếng trong văn hóa dân gian người Hoa.
Mặc dù, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng du khách vẫn có thể cảm nhận được rõ nét dấu tích xưa vẫn còn đọng lại nơi đây. Đặc biệt, vào ngày 7/1/1993, chùa vinh dự được công nhận là “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia”.
Kiến trúc Chùa Bà Thiên Hậu Quận 5
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Trung Hoa, với cấu trúc hình ấn đặc trưng. Ngôi chùa là một tổ hợp gồm bốn ngôi nhà nối liền, tạo thành mặt bằng giống chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”.
- Bên trong có ba dãy nhà chính, lần lượt là tiền điện, trung điện và hậu điện.
- Nằm giữa các dãy nhà là khoảng trống gọi là “thiên tỉnh” (giếng trời), giúp không gian chùa thông thoáng, đón đủ ánh sáng tự nhiên và là nơi thoát mùi hương khói.
Các gian điện trong chùa đều được trang trí công phu với họa tiết hoa lá, chim thú, hoành phi, câu đối và biển tự sơn son thếp vàng.
Ngoài ra, khuôn viên chùa còn nổi bật với các bức tranh đắp nổi liên hoàn cùng những hình ảnh của “tứ linh” – long, lân, quy, phụng – tạo nên không gian cổ kính, trang nghiêm và giàu giá trị văn hóa.
Các khu vực trong Chùa Bà Thiên Hậu
Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến trúc Chùa Bà Thiên Hậu:
Tiền điện
Hai bên cửa vào tiền điện có hai bàn thờ trang nghiêm: bên phải là bàn thờ Phúc Đức Chánh Thần, bên trái là bàn thờ Thần Cửa. Ngoài ra, tiền điện của Chùa còn có bức tranh lớn vẽ cảnh Bà hiển linh trên sóng nước và một bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Bia công đức đặt tại tiền điện ghi nhận những đóng góp trùng tu chùa qua các thời kỳ như: Đạo Quang thứ 8, Đạo Quang thứ 10, Hàm Phong thứ 9,…
Trung điện
Trung điện của chùa đặt bộ lư “Phát lan” từ thời Quang Tự thứ 12, được xem là lớn nhất so với những bộ lư ở các miếu khác trong thành phố. Hơn nữa, Trung điện còn có hình ảnh chiếc thuyền rồng cổ, kiệu lớn bằng gỗ, sơn son thếp vàng, dùng để rước Bà trong ngày vía.
Hậu điện (chính điện)
Khi bước vào chính điện của chùa, bạn sẽ được chào đón tại Thiên Hậu Cung với không gian ba gian thờ uy nghiêm.
Tại gian giữa, pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu cao 1 mét, được tạc từ khối gỗ cổ, toát lên vẻ trang nghiêm đầy huyền bí. Bên phải là nơi thờ Kim Hoa Nương Nương, còn bên trái là Long Mẫu Nương Nương.
Hai gian phụ của chính điện là nơi đặt tượng Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài, mỗi vị thần đều mang ý nghĩa che chở và bảo hộ bá tánh.
Điều đặc biệt, tất cả các pho tượng tại đây đều được khoác lên những tấm áo thêu lộng lẫy, như tô điểm thêm cho không khí linh thiêng của nơi chốn thờ tự này.
Những bảo vật quý giá tại Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu là điểm đến linh thiêng và đầy ấn tượng bởi những bảo vật vô giá nơi đây. Hiện tại, chùa đang lưu giữ khoảng 400 hiện vật cổ quý báu – mỗi món đồ đều thể hiện sự tỉ mỉ và tinh hoa trong chế tác, in đậm dấu ấn văn hóa người Hoa:
- Các hiện vật độc đáo như: 10 bức hoành phi uy nghiêm, 9 bia đá cổ kính, 41 bức tranh đối, 2 chiếc chuông nhỏ trang nhã, 6 tượng đá công phu và 7 pho tượng thần thiêng liêng…
- Chùa còn sở hữu bộ sưu tập pháp khí độc nhất, bao gồm: lư trầm, đỉnh trầm và lư hương được tạc từ đá sa thạch quý hiếm. Những pháp khí này là minh chứng cho lòng thành kính sâu sắc của cộng đồng người Hoa, hướng đến sự bình an, may mắn và phước lành cho gia đình.
Hoạt động văn hóa và tâm linh tại chùa
Chùa Bà Thiên Hậu không chỉ nổi tiếng là một điểm đến tâm linh linh thiêng, mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa phong phú. Cụ thể phải kể đến:
Lễ hội “vía Bà”
Lễ hội vía Bà là sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất trong các lễ hội tại Chùa Bà Thiên Hậu, thu hút hàng nghìn tín đồ và du khách tham dự.
Diễn ra từ ngày 22 – 24 tháng 3 âm lịch, lễ hội này là dịp tưởng nhớ và tri ân Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị thần mang biểu tượng của bình an, luôn che chở và bảo vệ loài người khỏi thiên tai, hoạn nạn.
Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, du khách thập phương sẽ được hòa mình vào các hoạt động truyền thống đặc sắc như: múa lân, múa rồng, rước kiệu Bà qua nhiều phố lớn lân cận…
Dâng hương cầu nguyện
Một trong những hoạt động đặc trưng tại đây là dâng hương cầu nguyện. Đây là dịp để mỗi người gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng và cầu xin sự bảo vệ, bình an từ Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Xin xăm tại Chùa Bà Thiên Hậu
Xin xăm cũng là hoạt động truyền thống lâu đời, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia. Người xin xăm sẽ nhận được một quẻ xăm, kèm theo lời giải thích giúp họ hiểu rõ hơn về vận mệnh, công việc, tình duyên và các vấn đề trong cuộc sống.
Với niềm tin rằng mỗi quẻ xăm là một “lời khuyên” mà Thiên Hậu ban tặng, hoạt động này đã trở thành một phần không thể thiếu của những ai đến đây.
Cách di chuyển đến Chùa Bà Thiên Hậu Quận 5
Có nhiều cách đến Chùa Bà Thiên Hậu, dưới đây là một số phương tiện chính mà bạn có thể tham khảo:
- Ô tô, xe máy cá nhân: Bạn có thể qua đường Trần Hưng Đạo, đi thẳng đến cầu Nguyễn Văn Cừ để đến khu vực Chợ Lớn, lúc này chùa ở bên tay phải. Hoặc bạn có thể chọn đi đường Lý Tự Trọng, đến giao lộ với Nguyễn Trãi, đi thêm một đoạn đến 710 Nguyễn Trãi.
- Xe bus: Bạn có thể bắt xe buýt tuyến số 1, số 150 và xuống tại Ngã tư Nguyễn Trãi – Châu Văn Liêm hoặc gần chợ Lớn. Sau đó, bạn chỉ cần đi bộ thêm một đoạn ngắn khoảng 5 – 10 phút là sẽ đến chùa.
- Đặt Xanh SM: Nếu bạn muốn có một chuyến đi dễ dàng và thoải mái, dịch vụ xe điện Xanh SM là lựa chọn hoàn hảo. Xanh SM sẽ đưa bạn tận nơi, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tận hưởng chuyến đi mà không phải lo lắng về việc tìm đường hay đỗ xe.
Với ứng dụng Xanh SM, bạn chỉ cần nhập điểm đến “Chùa Bà Thiên Hậu“, chọn xe và đặt chuyến đi một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nếu bạn có nhu cầu đặt xe, hãy thực hiện bằng cách đơn giản sau:
Cách 1: Liên hệ trực tiếp đến tổng đài Xanh SM 1900 2088
Cách 2: Sử dụng ứng dụng đặt xe Xanh SM.
Tổng hợp hình ảnh đẹp tại Chùa Bà Thiên Hậu
Đến Chùa Bà Thiên Hậu Quận 5, du khách sẽ bị thu hút bởi vẻ huyền bí, trầm mặc của ngôi chùa. Dưới đây là tổng hợp một số hình ảnh tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo:
FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Bà Thiên Hậu
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến về chùa mà có thể bạn cũng quan tâm.
Chùa Bà Thiên Hậu có từ khi nào?
Chùa Bà Thiên Hậu được thành lập vào năm 1760. Tính đến năm 2024, chùa đã xây dựng được 264 năm.
Tại sao người Hoa thờ Bà Thiên Hậu?
Người Hoa thờ Bà Thiên Hậu vì theo truyền thuyết, Thiên Hậu là một cô gái sinh ra trong một gia đình nghèo ở Trung Quốc.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu nằm suy tôn ai?
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng về những giá trị văn hóa, lịch sử và các hoạt động đặc sắc tại Chùa Bà Thiên Hậu. Đừng quên đặt xe Xanh SM qua hotline 1900 2088 để tận hưởng chuyến du lịch, hành hương an toàn, trọn vẹn và thuận tiện nhất!
Nguồn tham khảo: