Chùa Bà Già Tây Hồ có cái tên bắt nguồn từ “Đa-da-li” của người Chăm. Nơi đây sở hữu nét đẹp cổ kính với không gian yên bình, kiến trúc độc đáo và cổ vật. Chùa vẫn còn giữ dấu ấn của người Chăm bởi thuở sơ khai, chùa được xây dựng từ một bộ phận người Chăm từ phía Nam, sau có vị sư người Chăm trụ trì.
Chùa Bà Già ở đâu? Hướng dẫn di chuyển đến chùa
Trước kia, chùa Bà Già thuộc địa phận làng Gạ (nay là làng Phú Thượng, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội). Chùa chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 9km, cách cầu Thăng Long khoảng 1km. Để đến chùa, bạn có thể chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc đi xe công cộng.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Chùa Bà Già nằm ở phía Bắc hồ Tây, bạn có thể đi dọc theo đường Vành Đai 1 theo hướng Bắc là sẽ đến chùa. Nếu chưa nắm rõ đường đi, hãy đi theo hướng dẫn dưới đây:
- Đi theo Đi theo P. Mã Mây và P. Hàng Chĩnh đến Đ. Trần Nhật Duật/Đ. Vành Đai 1 tại Lý Thái Tổ.
- Đi tiếp Đ. Vành Đai 1 đến Phú Thượng, rẽ trái vào Đ. Trần Nhật Duật/Đ. Vành Đai 1.
- Chếch sang trái vào Cầu Vượt An Dương/Cầu Vượt Yên Phụ – Nghi Tàm.
- Đi vào An Dương Vương rồi rẽ trái.
- Tiếp tục đi theo P. Phú Gia và An Dương Vương đến Ng. 209 An D. Vương.
- Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 1 vào Âu Cơ, sau đó rẽ phải tại Huy Toàn Auto vào P. Phú Gia.
- Tiếp theo rẽ trái tại Thương Quán vào An Dương Vương, rẽ trái tại Uri coffee vào Ng.209 An Dương Vương.
- Rẽ ở bên phải là đến chùa Bà Già.

Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Hà Nội cũng có hai tuyến xe buýt hướng đi đến chùa Bà Già Quận Tây Hồ, bao gồm tuyến 31 và 58. Hai tuyến xe buýt này sẽ dừng ở lối rẽ vào Ủy ban Nhân dân Xã Phú Thượng – An Dương Vương. Bạn chỉ cần đi tiếp khoảng 4 phút đi bộ là đến được chùa.
Giá vé cho mỗi lượt đi đến chùa khoảng 10.000 đồng và có thể thay đổi tùy thuộc từng thời điểm. Tuy nhiên, do xe buýt không đưa đón tận chùa Bà Già nên bạn có thể xuống xe và tiếp tục thuê xe máy hoặc xe điện Xanh SM để di chuyển đến tận chùa.

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM
Để đến chùa Bà Già nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và thân thiện với môi trường, hành khách có thể chọn dịch vụ xe điện Xanh SM. Khi chọn đi đường với xe điện Xanh SM, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những tiện ích tuyệt vời như:
- Xe điện sử dụng động cơ điện êm ái, không gây tiếng ồn và tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi trên xe.
- Xe không phát thải khí ô nhiễm, không có mùi hôi khó chịu trên xe nên rất thích hợp với những ai dễ bị say xe.
- Hệ thống xe điện rộng khắp thủ đô, hành khách không phải đợi lâu để có chuyến đi đến chùa Bà Già.
- Đội ngũ tài xế dày dặn kinh nghiệm, nắm rõ đường đi và lái xe an toàn, giúp bạn luôn an toàn trên mọi chuyến đi.
- Hãng thường xuyên hỗ trợ khách hàng với các ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn để tiết kiệm chi phí đi đường.
- Hệ thống đặt xe qua app trên điện thoại và hotline thuận tiện, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận dịch vụ.
Khi có nhu cầu đặt xe Xanh SM, chỉ cần liên hệ đến hotline 1900 2088. Ngoài ra, bạn cũng có thể TẢI APP về điện thoại (Android và iOS) và đặt cuốc xe theo nhu cầu.

Tại sao lại gọi là chùa Bà Già? Lịch sử hình thành và phát triển của chùa
Chùa Bà Già được cho là đã tồn tại hơn 1000 năm. Các chứng tích lịch sử của chùa không còn nhiều, chỉ còn một số tư liệu chùa đã tồn tại rất lâu, gắn liền với sự hình thành làng Phú Thượng.
Câu chuyện về cái tên “Bà Già”
Tên gọi “Bà Già” của chùa Bà Già có nhiều dị bản khác nhau. Một trong số đó là câu chuyện người dân địa phương lưu truyền như sau: Khi chùa An Dưỡng bị xuống cấp do thời gian và thời tiết, hai bà cụ trong làng đã phát tâm bồ đề, dùng tiền riêng để tu sửa chùa, tạo thêm tượng Phật, đúc lại chuông đồng và xây gác chuông.
Sau lần trùng tu này, chùa mang tên là Bà Già Tự. Hai bà già làm công quả sau cũng được người dân tạc tượng thờ tại chùa, gọi là tượng hậu Phật.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và giải thích cái tên Bà Già là tên Nôm được Việt hóa từ phiên âm tiếng Chăm DaDali – ĐiLaLề (nghĩa là một vùng đất trù phú). Sau cái tên Bà Già tiếp tục được việt hóa thành Phú Gia.

Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Bà Già
Chưa có tư liệu rõ ràng nào cho thấy năm xây dựng chùa Bà Già, tuy nhiên tư liệu từ tấm bia “Bà Già tự bi ký” cho biết chùa từng được trùng tu lớn vào năm Dương Hòa thứ 2 (1636). Như vậy ngôi chùa này đã tồn tại ít nhất là từ đầu thế kỷ 16.
Đến nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa để nâng cấp, bảo tồn kiến trúc. Vào năm 1996, chùa Bà Già được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.

Kiến trúc chùa Bà Già Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
Bố cục chùa Bà Già kiểu chữ “Công” – (工), từ ngoài vào trong chùa có các công trình như cổng tam quan, nhà tiền đường, thượng điện, nhà thờ tổ, thờ mẫu, tăng phòng, hai nhà dải vũ và các công trình phụ khác. Mỗi công trình được bố trí hài hòa với nhau trong không gian rộng rãi, xung quanh là cây cối tươi mát, mang lại cảm giác bình yên.
Kiến trúc của mỗi công trình mang phong cách Phật giáo, các công trình chính của chùa được thiết kế như sau:
Tam quan chùa
Tam quan chùa Bà Già làm kiểu gác chuông, mái chồng diêm hai tầng làm 8 mái, lợp ngói ta. Cửa tam quan mở thông ra bốn phía, tám đầu đao đắp hình hồi long, vì kèo đỡ mái bằng gỗ theo kiểu “chồng rường” trang trí bào trơn, kẻ soi.
Tầng trên tam quang treo quả chuông lớn. Từ tam quan đến vườn và sân chùa được lát gạch vuông, phía sau sân có kết cấu hình chữ “Đinh” (丁).

Nhà tiền đường
Nhà tiền đường của chùa Bà Già được xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta và bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Phía trước hai hồi xây hai trụ biểu, đỉnh trụ có đắp hình hồi văn cách điệu thành hình bốn con phượng với đầu quay bốn hướng khác nhau.
Bộ khung đỡ mái có tám bộ vì làm kiểu “chồng rường – giá chiêng”. Mặt bằng nội thất tiền đường gồm sáu hàng chân cột gỗ, cột làm kiểu “thượng thu – hạ thách” đặt trên các chân tảng tạo kiểu quả bồng cao 41cm.
Hai bức cốn trong tiền đường được điêu khắc với kỹ thuật chạm nổi chau chuốt, thể hiện đề tài “tùng – cúc – trúc mai”. Đầu bẩy có chạm hình hoa và vân mây.

Thượng điện
Tòa thượng điện của chùa Bà Già gồm ba gian nối liền với tiền đường. Xây dọc phía sau theo kiểu tường hồi bít đốc và mái lợp ngói ta. Bộ khung nhà làm bằng gỗ lim một vì kèo nối liền với gian giữa nhà tiền đường.
Mặt bằng thượng điện gồm bốn hàng chân cột gỗ tròn đỡ mái, có bốn bộ vì kèo đỡ mái theo kiểu “chồng rường” và nền nhà lát gạch vuông.

Một số công trình khác của chùa Bà Già
Ngoài ba công trình chính là cổng tam quan, tiền đường và thượng điện ở trên, chùa còn có các công trình phụ khác như nhà thờ tổ, thờ mẫu, tăng phòng, hai nhà dải vũ,… Đặc biệt, khu vực sân chùa có hai pho tượng hậu Phật (hai tượng Bà Già), gợi nhớ về tích xưa gắn liền với tên chùa.

Hệ thống di vật quan trọng tại chùa
Hiện nay, chùa Bà Già đang lưu giữ 58 pho tượng tròn, trong đó tượng Phật có 46 pho, tượng tổ 1 pho, tượng mẫu và các pho tượng khác là 11 pho. Các pho tượng được chế tác tinh xảo, công phu, một số tượng còn được sơn son thếp vàng lộng lẫy, mang phong cách nghệ thuật độc đáo.

Bên cạnh đó, chùa còn giữ hai quả chuông cổ, một quả là chuông “Trùng tạo trú hồng chung Bà Già tự” niên hiệu Chính Hòa thứ 16 (1665). Chuông này cao 146cm cả quả, đường kính rộng 86cm, bốn mặt chuông đều có khắc chữ Hán, chữ trong chuông khắc trong hình lá đề. Chuông có sáu núm, núm chuông được trang trí với các chấm tròn.
Còn một quả chuông nhỏ hơn có niên đại từ năm Mậu Thìn niên hiệu Bảo Đại thứ ba (1928). Chuông có đường kính 30cm, cao 60cm do phật tử Nguyễn Toàn tiến cúng.

Ngoài ra, chùa còn có 10 đôi câu đối sơn son, trong đó có hai đôi hình lòng mo phủ gấm. Các câu đối có nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa và ca ngợi Phật pháp. Bốn bức hoàng phi và một cỗ kiệu long đình.
Lưu ý khi đến chùa Bà Già Hà Nội
Khi đến thăm chùa Bà Già Hà Nội, bạn cũng cần chú ý một số điều sau để giữ gìn không gian trang nghiêm và thể hiện sự tôn trọng chốn thiền tu:
- Khi đến chùa, nên chọn trang phục giản dị, lịch sự và kín đáo và tránh mặc quần áo hở hang như váy ngắn trên đầu gối, áo hai dây, áo sát nách, áo xuyên thấu,…
- Nên giữ thái độ nghiêm túc, tôn trọng không gian và mọi người xung quanh, tránh nói chuyện ồn ào, làm mất trận tự.
- Chú ý giữ gìn vệ sinh trong khuôn viên chùa, có thể hỏi các Phật tử xung quanh để tìm chỗ vứt rác (nếu có).
- Nếu có ý định chụp ảnh chùa, nên hỏi trước các sư để được hỗ trợ hoặc hướng dẫn chỗ nào nên chụp và chỗ nào không.
- Không tự ý mang thức ăn từ bên ngoài vào chùa, nhất là các món ăn mặn.

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Bà Già Hà Nội
Tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến chùa Bà Già, giúp bạn hiểu rõ về chùa trước khi đến tham quan tại đây:
Chùa Bà Già mở cửa đón khách thời gian nào?
Chùa mở cửa từ sáng sớm đến chiều muộn (khoảng 5:00 – 22:00), thuận tiện cho du khách thập phương tham quan và chiêm bái.
Chùa Bà Già Hà Nội có thu vé vào cửa không?
Chùa Bà Già không thu vé vào cửa cho người dân địa phương và du khách thập phương.
Chùa Bà Già được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa quốc gia khi nào?
Năm 1996, chùa Bà Già được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa quốc gia. Năm 2012, chùa đã được trùng tu mới và tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống ngôi chùa cổ xứ Bắc.
Chùa Bà Già Tây Hồ với lịch sử hơn 1000 năm tồn tại, chứng kiến không ít thăng trầm của người dân làng Phú Gia, Hà Nội. Nếu có dịp ghé thăm thủ đô, đừng quên ghé thăm ngôi chùa này để cảm nhận vẻ đẹp hoài cổ và trải nghiệm không gian yên tĩnh hiếm có. Đừng quên liên hệ đến Xanh SM để có chuyến hành trình khám phá chùa trọn vẹn.
Xem thêm: