Khám phá chùa Am Cây Đề – Ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời nhà Lý

Chùa Am Cây Đề là một trong những di tích lịch sử lâu đời gây ấn tượng bởi kiến trúc cổ kính mang đậm phong cách thời nhà Lý. Nơi đây là điểm đến tâm linh và du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo phật tử và du khách thập phương. 

Giới thiệu về chùa Am Cây Đề

Nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội, chùa Am Cây Đề – ngôi chùa cổ kính gần 1000 năm tuổi là lựa chọn không thể bỏ qua cho bất cứ ai đang tìm kiếm địa điểm để tham quan, chiêm bái. Không chỉ mang giá trị lịch sử to lớn, chùa còn sở hữu khuôn viên ấn tượng và kiến trúc độc đáo.  

Chùa Am Cây Đề ở đâu?

Chùa Am Cây Đề còn được biết với cái tên chùa Thanh Ninh hay Thanh Ninh Tự tọa lạc tại số 2 phố Lê Trực, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội. Chùa nằm ngay cạnh mặt đường lớn, gần các điểm du lịch nổi tiếng nên rất thuận tiện cho việc di chuyển.

Chùa Am Cây Đề tọa lạc tại số 2 Lê Trực, Ba Đình, Hà Nội
Chùa Am Cây Đề tọa lạc tại số 2 Lê Trực, Ba Đình, Hà Nội (Ảnh: Google Maps)

Lịch sử hình thành chùa Am Cây Đề

Chùa Am Cây Đề có niên đại từ thời nhà Lý và là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất giữa lòng Thủ đô. Tương truyền, chùa được xây dựng vào đầu thế kỉ 18, năm Thiên Thành (1031) khi vua Lý Thái Tông trị vì. 

Khu vực xung quanh chùa bấy giờ là nghĩa trang của kinh thành, vì vậy vào năm 1746, một viên quan họ Trịnh đã cho xây dựng một cái am thờ dưới gốc cây bồ đề trước cổng chùa. Tên gọi “Am Cây Đề” cũng ra đời từ đó. 

Chùa Am Cây Đề được xây dựng vào năm Thiên Thành 1031
Chùa Am Cây Đề được xây dựng vào năm Thiên Thành 1031 (Ảnh: UBND quận Ba Đình)

Không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, chùa còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách gần xa. Trải qua không ít lần trùng tu, chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm vốn có. Năm 1989, chùa được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. 

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Am Cây Đề

Để đến tham quan và chiêm bái tại chùa, từ trung tâm Hà Nội bạn có thể di chuyển theo trục đường Kim Mã – Nguyễn Thái Học sau đó rẽ vào Trần Phú để đi sang Lê Trực. Tùy vào nhu cầu và điểm xuất phát bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình phương tiện dưới đây:

Di chuyển tự túc bằng xe máy 

Chùa Am Cây Đề nằm ngay tại quận Ba Đình, Hà Nội nên bạn có thể di chuyển dễ dàng bằng xe máy. Từ Hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể đi dọc theo đường Tràng Thi – Điện Biên Phủ sau đó rẽ vào Hoàng Diệu – Trần Phú để đến chùa. 

Bạn có thể di chuyển dễ dàng đến chùa bằng xe máy
Bạn có thể di chuyển dễ dàng đến chùa bằng xe máy (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng xe bus

Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chủ động tra cứu lộ trình và di chuyển bằng xe bus. Dưới đây là thông tin một số tuyến bus đi qua chùa giúp bạn đi lại dễ dàng hơn.

Tuyến xeĐiểm đếnThời gian di chuyểnGiá vé
146Gia Lâm – KĐT Trung Văn25 – 30 phút10.000 VNĐ
02Bác cổ – BX Yên Nghĩa25 – 35 phút12.000 VNĐ
09AĐại học Mỏ – Bờ Hồ30 – 40 phút10.000 VNĐ
45Long Biên – KĐT An Lạc30 – 45 phút10.000 VNĐ

Lưu ý: Thông tin giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.

Bạn có thể bắt tuyến xe bus 02 để di chuyển đến chùa
Bạn có thể bắt tuyến xe bus 02 để di chuyển đến chùa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Bên cạnh 2 phương tiện kể trên, bạn có thể trải nghiệm dịch vụ xe điện của Xanh SM để di chuyển vừa thuận tiện vừa thân thiện với môi trường. Ngoài dòng xe máy điện, bạn có thể chọn xe ô tô 4 hoặc 7 chỗ nếu đi theo nhóm từ hai người.

Xanh SM là lựa chọn thân thiện và thuận tiện để di chuyển đến chùa Am Cây Đề
Xanh SM là lựa chọn thân thiện và thuận tiện để di chuyển đến chùa Am Cây Đề (Ảnh: Xanh SM)

Với dịch vụ 3 KHÔNG: Không khí thải, không mùi xăng dầu, không tiếng ồn động cơ, Xanh SM sẽ mang đến cho bạn chuyến đi trọn vẹn nhất. Tất cả những gì bạn cần là tải xuống ứng dụng Xanh SM sau đó mở ứng dụng để đặt xe với một vài thao tác đơn giản:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản.
  • Bước 2: Nhấn vào biểu tượng 3 gạch phía trên bên trái màn hình, chọn đặt xe. Nhập thông tin vị trí và điểm đến, sau đó lựa chọn loại xe phù hợp.
  • Bước 3: Lựa chọn hình thức thanh toán và hoàn tất việc đặt xe.

Tham quan và chiêm bái chùa Am Cây Đề

Chùa Am Cây Đề sở hữu khuôn viên rộng với cảnh quan thanh tịnh. Không chỉ thu hút Phật tử tới chiêm bái, chùa còn được du khách lựa chọn để tham quan bởi kiến trúc độc đáo. 

Khám phá kiến trúc và cảnh quan của chùa

Kiến trúc chùa Am Cây Đề hiện nay mang đậm phong cách thời nhà Nguyễn do ảnh hưởng từ lần trùng tu năm 1949. Cổng chùa được xây dựng theo kiểu tam quan, cửa bên hữu dẫn vào nhà dân, cửa bên tả được lấp kín gắn bảng đá khắc tên chùa.

Công trình chính của chùa gồm đền Ngọc Thanh và tòa Tam bảo. Cả đền và chùa đều được lợp ngói mũi hài, xây theo kiểu tường hồi bít đốc. Tại khu tiền đường, các vì kèo được thiết kế theo kết cấu chồng rường – giá chiêng, chạm trổ hình hoa lá, mây vân, tứ linh,… đẹp mắt.

Vì kèo được thiết kế theo kết cấu chồng rường - giá chiêng, chạm trổ đẹp mắt
Vì kèo được thiết kế theo kết cấu chồng rường – giá chiêng, chạm trổ đẹp mắt (Ảnh: UBND quận Ba Đình)

Bái đường có 5 gian nối với 3 gian hậu cung tạo thành hình chuông vồ. Ngoài công trình chính, khách tham quan có thể tản bộ, vãn cảnh chùa dưới tán cây cổ thụ xanh mát và chiêm ngưỡng công trình ấn tượng khác như tháp mộ, điện thờ Mẫu,… 

Chiêm ngưỡng nhiều hiện vật quý giá

Chùa Am Cây Đề hiện đang lưu giữ tổng cộng 35 pho tượng, trong đó 12 pho tượng đặt tại đền Ngọc Thanh. Bên cạnh các pho tượng quý giá, chùa còn có nhiều cổ vật giá trị như: 3 đôi lộc bình sứ, 1 đôi chóe sứ trắng vẽ lam, 4 long ngai, 2 cửa võng, 5 hoành phi, 1 ống bút, 1 quả chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh (1797).

Chùa Am Cây Đề hiện lưu giữ tổng cộng 35 pho tượng cùng nhiều cổ vật quý giá
Chùa Am Cây Đề hiện lưu giữ tổng cộng 35 pho tượng cùng nhiều cổ vật quý giá (Ảnh: UBND quận Ba Đình)

Thành tâm mong cầu sức khỏe và bình an

Nổi tiếng là địa điểm cầu tự linh thiêng, nhiều du khách và Phật tử đã đến chùa Am Cây Đề để dâng hương và chiêm bái, nhất là ngày rằm hàng tháng và các dịp lễ đặc biệt. Bạn có thể đến chùa đặt lễ để cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc. 

Chùa thờ Phật và các vị thần bảo hộ vùng đất Ba Đình. Bên cạnh đến đền Cẩu Nhi cầu tự, bạn có thể ghé đền Ngọc Thanh nơi thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo cùng thân quyến để thắp hương bày tỏ lòng thành kính.

Nhiều du khách và Phật tử đến chùa để dâng hương cầu tự
Nhiều du khách và Phật tử đến chùa để dâng hương cầu tự (Ảnh: UBND quận Ba Đình) 

Lưu ý khi tham quan tại chùa Thanh Ninh (chùa Am Cây Đề)

Khi đến tham quan, chiêm bái chùa Thanh Ninh, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, ưu tiên màu sắc nhã nhặn. Tránh mặc trang phục màu sắc quá sặc sỡ, quá ngắn, hở hang như quần đùi, váy ngắn, áo sát nách,…
  • Nói chuyện nhỏ nhẹ, tránh gây ồn ào, cười đùa lớn tiếng khi tới chùa làm lễ dâng hương.
  • Đọc kỹ bảng hướng dẫn và tuân thủ nội quy của chùa, không xả rác bừa bãi, không trỏ tay vào tượng Phật, chạm tay vào đồ cúng.
  • Hỏi ý kiến trước khi chụp ảnh nhất là các khu vực linh thiêng.
Nên lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo khi đến chùa dâng hương
Nên lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo khi đến chùa dâng hương (Ảnh: Sưu tầm Internet) 

Tham quan các địa điểm nổi tiếng gần chùa Am Cây Đề

Bên cạnh điểm đến tâm linh cổ kính là chùa Am Cây Đề, bạn có thể tham quan các địa điểm nổi tiếng khác như:

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột – biểu tượng kiến trúc và văn hóa độc đáo, nổi bật với thiết kế điện thờ đặt trên cột trụ duy nhất. Nơi đây thu hút du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, cầu bình an, may mắn.

Chùa Một Cột thu hút du khách đến tham quan, cầu bình an, may mắn
Chùa Một Cột thu hút du khách đến tham quan, cầu bình an, may mắn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu Quốc Tử Giám được ví như trường đại học đầu tiên của Việt Nam, biểu trưng cho tri thức và văn hóa dân tộc. Không chỉ là điểm tham quan hấp dẫn, văn miếu còn là chốn quen thuộc để cầu may mắn trong học hành, thi cử.

Văn miếu là điểm đến quen thuộc để cầu may mắn trong học hành, thi cử
Văn miếu là điểm đến quen thuộc để cầu may mắn trong học hành, thi cử (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới, nơi lưu giữ giá trị lịch sử ngàn năm của kinh thành Thăng Long. Tại đây, du khách được tham quan các công trình kiến trúc đồ sộ, chiêm ngưỡng cổ vật quý giá gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Hoàng Thành Thăng Long gây ấn tượng với công trình kiến trúc đồ sộ
Hoàng Thành Thăng Long gây ấn tượng với công trình kiến trúc đồ sộ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Am Cây Đề

Dưới đây là một số câu hỏi về chùa Am Cây Đề mà Xanh SM đã tổng hợp được để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngôi chùa cổ kính này. 

Chùa Am Cây Đề thờ ai?

Chùa Am Cây Đề thờ Phật và các vị thần bảo hộ vùng đất Ba Đình. Bên cạnh đó, đền Ngọc Thanh còn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo cùng thân quyến.

Chùa Thanh Ninh xây dựng năm nào? 

Tương truyền, chùa Thanh Ninh được xây dựng vào năm Thiên Thành (1931) thời vua Lý Thái Tông.

Từ chùa Am Cây Đề ra hồ Tây bao xa?

Chùa Am Cây Đề cách hồ Tây khoảng 6km. Sau khi dâng hương, vãn cảnh chùa, bạn có thể dạo quanh hồ Tây để thưởng cảnh và tận hưởng không khí trong lành.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm du lịch tâm linh độc đáo – chùa Am Cây Đề. Nếu bạn có ý định tham quan, chiêm bái tại chùa, đừng quên lựa chọn Xanh SM là bạn đồng hành để chuyến hành trình thêm trọn vẹn.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây