Chợ gốm Bát Tràng: Bảo tàng sống động về nghề gốm Việt Nam

Chợ gốm Bát Tràng là một bảo tàng sống động về nghề gốm truyền thống của Việt Nam. Từ xưa đến nay, chợ gốm đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đến chợ gốm Bát Tràng nên ăn gì, chơi gì? Chợ gốm có những hoạt động đặc sắc nào với chi phí ra sao? Cùng Xanh SM đưa bạn đi khám phá địa chỉ du lịch lý thú này ngay sau đây!

Chợ gốm Bát Tràng –  Địa điểm du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hà Nội

Chợ gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng. Đây là một địa điểm du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hà Nội. Nơi đây bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ và những món đồ thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động thực tế đầy hứng thú. 

Địa chỉ chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng là một làng nghề lâu đời của Việt Nam với hơn 700 năm lịch sử. Ngôi chợ có địa chỉ thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chợ nằm cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam.

Địa chỉ chợ gốm Bát Tràng trên bản đồ điện tử
Địa chỉ chợ gốm Bát Tràng trên bản đồ điện tử (Ảnh: Google maps)

Chợ gốm là nơi tập trung của các cơ sở sản xuất gốm sứ từ làng gốm Bát Tràng. Theo thống kê, chợ có tới 300 gian hàng với tổng diện tích lên đến 6000m2. Tại đây, bạn có thể mua sắm các món đồ gốm sứ đa dạng với nhiều mức giá.

Giá vé tham quan chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng không thu phí vào cổng. Bạn có thể tham quan các gian hàng và chỉ cần trả phí cho các hoạt động vui chơi. Chợ gốm có khu vực để xe máy và ô tô. Chi phí dao động từ 5.000 VNĐ/ xe máy và 40.000 VNĐ/ô tô. 

Lịch sử lâu đời của chợ gốm Bát Tràng

Chợ Bát Tràng là một trong những khu chợ lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, nơi đây gắn chặt với sự hình thành và phát triển của làng nghề gốm. Theo sử sách ghi chép, chợ gốm Bát Tràng có thời gian hình thành từ thế kỷ 14-15. Khu chợ nằm ngay bên bờ sông Hồng để người dân thuận tiện trong việc giao thương.

Thế kỷ 15-16 là thời gian phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử làng nghề gốm Bát Tràng. Các thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản… đều ưa chuộng các sản phẩm thủ công này. Các họa tiết, hoa văn đều phản ánh những đặc trưng về văn hóa, nghệ thuật dân tộc.

Hình ảnh chợ gốm Bát Tràng ngày xưa
Hình ảnh chợ gốm Bát Tràng ngày xưa (Ảnh: Gốm sứ Bát Tràng)

Trải qua bao năm lịch sử biến động, chợ Bát Tràng vẫn tồn tại và phát triển cho đến giờ. Gốm Bát Tràng trở thành niềm tự hào của con dân Việt, gìn giữ giá trị tinh túy bao đời.

Hướng dẫn di chuyển đến chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng cách trung tâm Hà Nội hơn 10km về phía Đông Nam. Do đó, du khách sẽ thuận tiện trong việc di chuyển bằng nhiều phương tiện. Tùy theo nhu cầu, điều kiện mà bạn có những lựa chọn như sau:

  • Xe máy, ô tô cá nhân: Bạn có thể đi qua bến đò Khuyến Lương để tiết kiệm thời gian. Hoặc bạn có thể đi qua cầu Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy chỉ trong 20-30 phút.
  • Xe buýt: Xe buýt là lựa chọn giá rẻ cho những ai muốn tiết kiệm chi phí đi lại. Bạn có thể bắt các tuyến xe 47A, 47B và 52B. Giá vé khoảng 7.000 VNĐ/lượt nhưng có thể tốn nhiều thời gian hơn do xe phải dừng tại các điểm.
  • Xanh SM: Xanh SM là dịch vụ di chuyển bằng xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Thương hiệu cung cấp đa dạng các dịch vụ từ Xanh SM Taxi đến Xanh SM Bike.

Để đặt xe, bạn chỉ cần gọi đến Hotline 1900 2088 hoặc tải Ứng dụng Xanh SM trên điện thoại. Tiếp đó là điền các thông tin quan trọng, chọn loại xe phù hợp và chọn mã giảm giá.

Quét mã QR để tải ứng dụng Xanh SM về điện thoại
Quét mã QR để tải ứng dụng Xanh SM về điện thoại (Ảnh: Xanh SM)

Các hoạt động trải nghiệm thú vị tại chợ Gốm Bát Tràng

Chợ Bát Tràng có vô vàn hoạt động vui chơi, ăn uống độc đáo, phù hợp với nhiều lứa tuổi. 

Thăm thú và mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Chợ gốm Bát Tràng bày bán đa dạng các sản phẩm. Du khách có thể thấy đủ các sản phẩm như gốm sứ gia dụng, trang trí, xây dựng, thờ cúng… Tất cả đều làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân làng

Vì vậy, sản phẩm gốm Bát Tràng luôn giữ được độ bền đẹp và an toàn với người dùng. Đây là một lựa chọn thích hợp để mang đi biếu, tặng hoặc sử dụng tại nhà.

Các dòng sản phẩm từ gốm được phát triển và kế thừa từ gốm sứ truyền thống. Do đó, chúng có thiết kế vừa cổ điển vừa hiện đại. Bạn có thể ứng dụng sản phẩm ở nhiều không gian và hoàn cảnh khác nhau. 

Du khách có thể mua về những món đồ gốm sứ với nhiều mức giá
Du khách có thể mua về những món đồ gốm sứ với nhiều mức giá (Ảnh: Báo Lao động)

Ngắm nhìn quy trình làm gốm bắt mắt

Nhiều xưởng gốm tại chợ mở cửa cho du khách tham quan và tìm hiểu quy trình làm gốm. Bạn có thể tận mắt chứng kiến quy trình nung gốm nổi tiếng tại đây.

Trong quá trình tham quan, bạn sẽ được hỏi thêm về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật nơi đây. Đây là cơ hội giúp bạn hiểu hơn về các nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Ngắm nhìn quy trình làm gốm tại chợ gốm Bát Tràng
Ngắm nhìn quy trình làm gốm tại chợ gốm Bát Tràng (Ảnh: Tạp chí điện tử: Môi trường & Cuộc sống)

Trải nghiệm làm gốm thú vị

Chợ Bát Tràng có rất nhiều xưởng gốm mở ra để các bạn tự tay trải nghiệm làm gốm. Đây là một hoạt động thú vị, được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Mỗi buổi trải nghiệm chỉ khoảng 50.000 VNĐ/người và không giới hạn thời gian nặn. Các thợ làm gốm sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn về kỹ thuật nặn gốm sao cho đúng.

Bạn sẽ tự tay thực hiện các thao tác như nhào, nặn, trang trí cho đến hong khô sản phẩm. Thành quả có thể chưa hoàn hảo, nhưng đó là kết quả của sự kiên nhẫn rất thú vị.

Du khách có cơ hội tự tay nặn những món đồ gốm riêng
Du khách có cơ hội tự tay nặn những món đồ gốm riêng (Ảnh: Gốm sứ Bát Tràng)

Khám phá những ngôi nhà cổ

Khi đặt chân đến chợ, bạn sẽ không khỏi rời mắt khỏi những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi. Dạo quanh những con ngõ nhỏ, bạn sẽ tìm được vô vàn địa điểm check-in mang sức hút kiến trúc độc đáo.

Nổi tiếng nhất là nhà cổ Vạn Vân nổi tiếng tại chợ gốm Bát Tràng. Nhà cổ là nơi trưng bày hơn 300 hiện vật gốm cổ có niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Xung quanh nhà cổ là những chõng tre để du khách có thể ngồi nghỉ, thư giãn và thả hồn vào không gian thanh bình xung quanh.

Nhà cổ Vạn Vân với mái phủ kín cây xanh, là nơi chứa hơn 300 món đồ gốm sứ cổ
Nhà cổ Vạn Vân với mái phủ kín cây xanh, là nơi chứa hơn 300 món đồ gốm sứ cổ (Ảnh: VnExpress)

Thăm quan các lò nung

Khi tham quan chợ gốm Bát Tràng, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn các lò nung gốm. Lò nung là cơ sở vật chất – kỹ thuật quan trọng nhất của làng nghề gốm. Người Bát Tràng đúc kết rằng: “Đào phôi tập hỏa lưỡng tương nghi”, nghĩa là “hàng mộc không thể tách rời lò nung”.

Mỗi lò gốm tại Bát Tràng có diện tích tối thiểu trên 1000m2. Tại đây, bạn có thể tận mắt chứng kiến quy trình làm gốm độc nhất vô nhị tại chợ gốm làng cổ Bát Tràng. Một điểm nổi bật ở quá trình nung gốm là dù lò đang ở nhiệt độ cao, người đi bên ngoài vẫn không cảm thấy nóng.

Lò Bầu cổ trăm năm tuổi tại chợ gốm Bát Tràng
Lò Bầu cổ trăm năm tuổi tại chợ gốm Bát Tràng (Ảnh: Visitgialam)

Ghé thăm Đình Bát Tràng

Đình Bát Tràng là một địa điểm du lịch tiêu biểu khi du khách ghé chợ Bát Tràng. Đình có quy mô kiến trúc đồ sộ, tầm nhìn hướng ra phía sông Hồng. Quy hoạch tổng thể của di tích gồm nghi môn, sân đình, hai dãy tả hữu mạc và đình chính.

Tiến vào trong tham quan, bạn sẽ thấy đình vẫn giữ nhiều hiện vật phong phú như long ngai, bài vị. Đặc biệt kể đến là 44 đạo sắc phong thần có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn.

Nếu đến đúng khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 22 tháng hai âm lịch, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội đình Bát Tràng. Ngoài các phần lễ và hội, bạn còn có thể trải nghiệm các hoạt động mua sắm, giao lưu với người dân bản địa.

Quang cảnh lễ rước nước được tổ chức trang nghiêm, đây là phần lễ quan trọng nhất
Quang cảnh lễ rước nước được tổ chức trang nghiêm, đây là phần lễ quan trọng nhất (Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 

Đến chợ gốm Bát Tràng ăn gì?

Không chỉ có các sản phẩm gốm sứ độc đáo, chợ gốm sứ Gia Lâm còn nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã, đặc sắc:

  • Bánh sắn nướng: Bánh sắn nướng là món ăn đặc sản của người Hà Nội, được làm từ những củ sắn tươi ngon cùng với cốt dừa, đường và dừa bào sợi. Món ăn thơm bùi, ngọt béo này chỉ có giá khoảng 10.000 VNĐ/cái.
  • Bánh khoai nướng cốt dừa: Bánh được làm từ khoai tím hoặc khoai vàng, ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy. Món quà quê quen thuộc tại chợ gốm Bát Tràng được bán với giá khoảng 10.000 – 15.000 VNĐ/cái.
  • Chè hột hoa sói: Đây là loại trà độc đáo tại Bát tràng, được làm từ nụ hoa còn phong nhụy của cây chè. Trà có vị thanh mát, thích hợp dùng cùng xôi chè ướp hoa bưởi. 
  • Chè kho Bát Tràng: Chè kho là món ngọt thường được đem ra đãi khách vào dịp Tết. Chè kho thơm mùi đỗ, vàng tươi, sánh mịn, hậu vị đọng lại dịu ngọt.
  • Canh măng mực: Đây được coi là đặc sản truyền thống của người Bát Tràng với giá khoảng 50.000 VNĐ/bát. Canh được chế biến khéo léo để loại bỏ hết vị tanh của mực, ăn cùng măng khô và trứng thái chỉ vừa miệng.
Hình ảnh món canh măng mực nổi tiếng tại chợ gốm Bát Tràng
Hình ảnh món canh măng mực nổi tiếng tại chợ gốm Bát Tràng (Ảnh: VinWonders)

FQA – Giải đáp thắc mắc về chợ gốm Bát Tràng

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông tin khi tới thăm chợ gốm, Xanh SM đã tổng hợp một số thắc mắc sau đây:

Chợ gốm Bát Tràng hoạt động vào giờ nào?

Chợ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội mở cửa từ 06:30 đến 18:00 tất cả các ngày trong năm, bao gồm lễ, Tết và cuối tuần. Để gia tăng trải nghiệm vui chơi, bạn nên đến đây từ sớm để không bỏ lỡ bất cứ hoạt động nào.

Những điểm tham quan nào gần chợ gốm Bát Tràng?

Đến chợ gốm Bát Tràng, bạn có thể tham quan một vài điểm lân cận cho chuyến đi thêm phần trọn vẹn. Trong đó phải kể đến một số điểm đến nổi bật sau:

  • Bảo tàng gốm Bát Tràng: Đây là trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt cách chợ Bát Tràng khoảng 550m. Công trình này là những tòa tháp nối liền nhau, lấy cảm hứng từ hình dáng của đất nặn trên bàn xoay.
  • Biển nhân tạo Vinhomes Ocean Park: Với quy mô đồ sộ và mức đầu tư khủng, Vinhomes Ocean Park mang cả biển xanh cát trắng về ngay giữa lòng Hà Nội. 
  • Công viên giải trí VinWonders Wave Park & Water Park: Công viên có nhiều hoạt động thú vị như tắm biển, chèo thuyền… giúp bạn thỏa sức trải nghiệm các trò chơi dưới nước. Công viên cách khu chợ khoảng 10km.
  • Khu đô thị Ecopark Gia Lâm: Bạn có thể tổ chức dã ngoại cùng bạn bè, tận hưởng không gian xanh mát. Các hoạt động thể thao như đạp xe, chèo thuyền kayak là lựa chọn tuyệt vời để rèn luyện sức khỏe khi tới đây.
  • Thảo nguyên hoa Long Biên: Thảo nguyên hoa Long Biên như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với vô vàn loài hoa khoe sắc. Chỉ với 70.000 VNĐ/vé, bạn sẽ được khám phá những góc phố cổ Hội An thu nhỏ.
  • Chợ hoa, cây cảnh Xuân Quan: Ngay cạnh chợ gốm là chợ hoa Xuân Quan đẹp như một bức tranh sống động. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội mang về một góc thiên nhiên xanh mát cho ngôi nhà của mình.
Hình ảnh chợ hoa Xuân Quan với đa dạng màu sắc
Hình ảnh chợ hoa Xuân Quan với đa dạng màu sắc (Ảnh: Nhà vườn Trung Kiên)

Khi tham quan chợ gốm Bát Tràng cần lưu ý gì?

Để chuyến tham quan thêm phần trọn vẹn, bạn nên chuẩn bị chỉn chu mọi thứ từ trang phục đến phương tiện di chuyển. 

  • Thời gian: Bạn nên đi vào buổi sáng hoặc chiều mát để tránh tắc đường và nắng nóng. Tránh đi về vào khung giờ cao điểm từ sau 5 giờ chiều.
  • Trang phục: Bạn nên ưu tiên mặc quần áo thoải mái, dễ vận động. Nếu bạn muốn trải nghiệm làm gốm thì không nên mặc đồ quá ngắn vì khó để ngồi xuống.
  • Tiền mặt: Hãy chuẩn bị đủ tiền mặt cho chuyến đi phòng trường hợp thẻ ngân hàng hoặc tài khoản của bạn không sử dụng được.
  • Di chuyển: Bạn cần chú ý quan sát trong quá trình di chuyển do đường vào chợ gốm Bát Tràng khá nhỏ và đông đúc. Đặc biệt nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì hãy hỏi đường thật cẩn thận.
  • Hỏi giá trước khi mua: Để không bị mua “hớ”, bạn nên hỏi kỹ giá các sản phẩm gốm trước khi đưa ra quyết định.

Trên đây là những thông tin về chợ gốm Bát Tràng để bạn có một chuyến tham quan trọn vẹn. Bạn có thể đến để tận hưởng không khí trong lành cách xa trung tâm thành phố, hoặc mua sắm thả ga những món đồ gốm sứ dành cho gia đình và những người thân yêu. Mong rằng Xanh SM sẽ có cơ hội đồng hành cùng bạn trong những hành trình sắp tới!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây