Chợ Bình Tây: Tọa độ ăn uống, khu chợ mua sắm sầm uất tại Sài Gòn

Nằm ngay giữa trung tâm Quận 6, Chợ Bình Tây được biết đến là khu chợ người Hoa có lịch sự lâu đời nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây còn là địa điểm tham quan, mua sắm sầm uất bậc nhất Sài Gòn. Hãy cùng Xanh SM khám phá khu chợ này trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về Chợ Bình Tây Quận 6, Tp.HCM

Chợ Bình Tây được mệnh danh là “thiên đường mua sắm” ngay giữa lòng Quận 6 với rất nhiều mặt hàng chất lượng và mẫu mã phong phú. Ghé thăm khu chợ truyền thống này, bạn sẽ cảm nhận rõ nét hơn về các hoạt động và văn hoá buôn bán thường ngày của người dân địa phương.

Chợ Bình Tây ở đâu?

Chợ Bình Tây từ lâu đã nổi tiếng là một khu chợ sỉ lớn bậc nhất Sài Gòn. Phần lớn người dân sinh sống ở Sài Gòn lâu đều biết tới khu chợ này. Vậy chợ Bình Tây nằm ở đâu?

Vị trí Chợ Bình Tây (Ảnh: Google Maps)
Vị trí Chợ Bình Tây (Ảnh: Google Maps)

Khu chợ nằm ngay trung tâm khu vực Chợ Lớn, đối diện là bến xe Chợ Lớn, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Với diện tích rộng khoảng 25.000 m², Chợ Bình Tây được bao quanh bởi 4 tuyến đường bao gồm: Lê Tấn Kế, Tháp Mười, Trần Bình và Phan Văn Khỏe. 

Mặt bằng chợ được quy hoạch trên mảnh đất hình chữ nhật với lối kiến trúc mang đậm nét Á Đông truyền thống. Chợ có tới 13 cổng ra vào, bao gồm cả cổng chính và cổng phụ.

Khung cảnh Chợ Bình Tây nhìn từ ngoài vào (Ảnh: Go2Joy)
Khung cảnh Chợ Bình Tây nhìn từ ngoài vào (Ảnh: Go2Joy)

Chợ Bình Tây mở cửa đến mấy giờ?

  • Giờ mở cửa: Khoảng 2:00 sáng 
  • Giờ đóng cửa: Khoảng từ 22:00 – 23:00 tối

Thời gian sôi động nhất của khu chợ thường diễn ra vào buổi sáng, khi các tiểu thương tập trung nhập và giao hàng sỉ. Buổi chiều sẽ trở nên yên tĩnh hơn và bớt náo nhiệt hơn. Do vậy, đây là khoảng thời gian phù hợp nhất để khách lẻ tham quan và mua sắm.

Quang cảnh bên ngoài cổng chợ Bình Tây (Ảnh: VinWonders)
Quang cảnh bên ngoài cổng chợ Bình Tây (Ảnh: VinWonders)

Lịch sử Chợ Bình Tây​

Chợ Bình Tây có phải Chợ Lớn không?

Trên thực tế, Chợ Bình Tây không phải là Chợ Lớn, nhưng nó nằm trong khuôn viên khu vực chợ Lớn. Do vậy mà nhiều người thường nhầm hai khu chợ này là một. 

Chợ Lớn là tên gọi chung của các khu vực tập trung đông người Hoa sinh sống từ thời Pháp thuộc đến này. Khu chợ này bao gồm các chợ và khu vực kinh doanh sầm uất như: Chợ Bình Tây, Chợ Kim Biên, Chợ Soái Kình Lâm.

Chợ Bình Tây nằm trong khuôn viên Chợ Lớn (Ảnh: VinWonders)
Chợ Bình Tây nằm trong khuôn viên Chợ Lớn (Ảnh: VinWonders)

Lịch sử hình thành Chợ Bình Tây

Trước đây, khu vực Chợ Mới ở Sài Gòn là nơi tập trung hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa sầm uất của các thương lái. Sau một thời gian hoạt động, khu chợ này trở nên chật hẹp và không còn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh nữa. 

Vì vậy, một thương lái người Trung Quốc tên Quách Bình đã tự bỏ tiền xây dựng một khu chợ mới. Chợ được lấy tên là Chợ Lớn Mới, hay còn gọi là Chợ Bình Tây như ngày nay. 

Chợ Bình Tây được khởi công xây dựng vào năm 1928 và hoàn thành vào năm 1930. Sau đó, vào năm 1992, chợ được tu sửa để khắc phục tình trạng xuống cấp, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Đến năm 2006, khu chợ được mở rộng thêm với hai dãy hàng mới nằm trên đường Trần Bình và Lê Tấn Kế.

Chợ Bình Tây ngày xưa (Ảnh: MIA)
Chợ Bình Tây ngày xưa (Ảnh: MIA)

Chợ Bình Tây có gì?

Khám phá kiến trúc người Hoa độc đáo ở chợ Bình Tây

Được biết đến là khu chợ tập trung đông người Hoa sinh sống, kiến trúc Chợ Bình Tây mang đậm dấu ấn và nét đẹp của Trung Hoa. Chợ Bình Tây có thiết kế giống như một hình bát quái với không gian rộng rãi, thoáng mát, khuôn viên khang trang, sạch đẹp.

Mặc dù vậy, khu chợ lại được xây dựng theo kỹ thuật của người Pháp với mái ngói xếp tầng đặc trưng. Điều này không chỉ tạo nên vẻ đẹp độc đáo mà còn giúp không gian bên trong trở nên thoáng mát hơn. 

Chợ Bình Tây nhìn từ trên cao xuống (Ảnh: OnTripquest)
Chợ Bình Tây nhìn từ trên cao xuống (Ảnh: OnTripquest)

Đến với Chợ Bình Tây, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước toà tháp cao nổi bật được đặt ngay giữa chợ. Bốn mặt bao quanh đều được nắp một chiếc đồng hồ, tạo nên một tổng thể rất đồng bộ.

Chính giữa chợ là một khoảng sân trời rộng rãi và thoáng mát, nơi đặt bức tượng ông Quách Đàm, người có công xây dựng khu chợ sỉ Bình Tây. Xung quanh sân là hồ sen nuôi cá, cùng những ghế đá dành cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn và chụp ảnh. 

Một góc cổng chợ được treo đồng hồ (Ảnh: Vinpearl)
Một góc cổng chợ được treo đồng hồ (Ảnh: Vinpearl)

Khu vực gần chợ cũng là China Town (Phố người Hoa), điểm đến yêu thích của nhiều du khách khám phá văn hóa đặc sắc ở Sài Gòn. 

Các bức tường của chợ được trang trí bằng những hoa văn tinh xảo, với những chi tiết nhỏ được khắc tỉ mỉ, thu hút sự chú ý. Đặc biệt, bức phù điêu khảm sành hình “lưỡng long chầu châu” ở mặt trước tòa tháp và hình rồng đắp nổi trên đỉnh tháp là những biểu tượng Á Đông nổi bật, tạo điểm nhấn đặc sắc cho kiến trúc nơi đây.

Kiến trúc bên trong chợ Bình Tây (Ảnh: MIA)
Kiến trúc bên trong chợ Bình Tây (Ảnh: MIA)

Thỏa sức mua sắm tại chợ Bình Tây

Hiện nay, Chợ Bình Tây là một trong những đầu mối sỉ hàng hóa quan trọng và lớn bậc nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Từ khu chợ này, hàng hóa được phân phối đi khắp các tỉnh thành trong cả nước và sang cả những quốc gia lân cận như Lào, Campuchia,…

Hàng hoá được bán tại Chợ Bình Tây rất đa dạng, từ thực phẩm tươi sống, gia vị, đặc sản vùng miền, đến các mặt hàng thời trang, vải vóc, đồ gia dụng và quà lưu niệm. Khu chợ chủ yếu buôn sỉ nhưng vẫn chào đón cả khách mua lẻ.

Mặt hàng đa dạng tại Chợ Bình Tây (Ảnh: VinWonders)
Mặt hàng đa dạng tại Chợ Bình Tây (Ảnh: VinWonders)

Thưởng thức ẩm thực trong chợ

Không chỉ nổi tiếng với hoạt động buôn bán sôi động, Chợ Bình Tây còn thu hút lượng khách du lịch lớn bởi nền ẩm thực đường phố đa dạng và phong phú. Ghé thăm khu chợ, du khách có thể thường thức hầu hết các món ăn đặc trưng của Sài Gòn, tạo nên trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Một số món ăn đường phố nổi tiếng của Sài Gòn mà du khách nào cũng phải thử khi tới Chợ Bình Tây như:

  • Bánh tráng trộn: Món ăn vặt “quốc dân” hấp dẫn với bánh tráng dai giòn kết hợp hoàn hảo cùng xoài xanh chua nhẹ, trứng cút bùi béo, bò khô đậm đà và nước sốt thần thánh, chắc chắn sẽ đánh thức mọi giác quan của bạn.
  • Bún Thái: Thưởng thức hương vị chua cay đặc trưng từ nước dùng đậm đà, hòa quyện cùng bún tươi, tôm, mực, thịt bò và rau sống tươi mát, tạo nên món ăn khó lòng chối từ.
  • Gỏi đu đủ ba khía: Món gỏi đầy lôi cuốn với vị chua ngọt từ đu đủ xanh giòn giòn, kết hợp cùng ba khía mằn mặn, cay nồng, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo và kích thích vị giác.

Ngoài ra, nơi đây còn rất nhiều món ăn ngon khác nữa như chè, phá lấu, ốc,… Hãy tới Chợ Bình Tây và tự mình trải nghiệm các bạn nhé!

Ẩm thực được phố Chợ Bình Tây (Ảnh: Flane)
Ẩm thực được phố Chợ Bình Tây (Ảnh: Flane)

Cách di chuyển đến chợ Bình Tây

Hướng dẫn đường đi tới Chợ Bình Tây: Từ Dinh Độc Lập, bạn đi thẳng theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, sau đó rẽ phải vào đường Võ Văn Kiệt. Tiếp tục, rẽ phải vào đường Ngô Nhân Tịnh, rồi rẽ trái qua đường Phan Văn Khỏe. Lúc này, nhìn sang phải, bạn sẽ thấy khu chợ sỉ Bình Tây.

Để đến Chợ Bình Tây, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như xe đạp, xe máy, ô tô cá nhân, xe buýt hoặc xe công nghệ. 

Chợ Bình Tây - Khu chợ lâu đời bậc nhất Sài Gòn (Ảnh: VinWonders)
Chợ Bình Tây – Khu chợ lâu đời bậc nhất Sài Gòn (Ảnh: VinWonders)

Di chuyển bằng xe buýt

Để tiết kiệm chi phí nhất và có cơ Nếu di chuyển bằng xe buýt, các bạn có thể lựa chọn một các các tuyến xe sau:

  • Xe buýt số 01: Điểm dừng tại Công trường Mê Linh – Bến xe Chợ Lớn.
  • Xe buýt số 25: Điểm dừng tại Bến xe bus Quận 8 – Kdc Vĩnh Lộc A.
  • Xe buýt số 68: Điểm dừng tại Đại Học Tài Chính Marketing – Bến Xe Buýt Chợ Lớn – B.
  • Xe buýt số 61: Điểm dừng tại bến xe buýt Chợ Lớn – Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
  • Xe buýt số 94: Điểm dừng tại bến Xe Củ Chi – Bến Xe Chợ Lớn.
  • Xe buýt số 103: Bến Xe Ngã Tư Ga ‎– Bến Xe Buýt Chợ Lớn – A.
  • Xe buýt số 101: Điểm dừng tại bến xe buýt Chợ Lớn – Chợ Tân Nhật 

Các bạn có thể lựa chọn các tuyến bus gần vị trí mình xuất phát để di chuyển đến chợ Bình Tây. Sau đó hãy xuống tại điểm dừng gần Chợ Bình Tây nhất và di chuyển vào chợ.

Hướng dẫn viên giới thiệu về bảo tàng với khách tham quan (Ảnh: Sưu tầm)
Bến xe buýt Chợ Lớn ngay gần Chợ Bình Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Phương tiện cá nhân 

Nếu bạn có các phương tiện cá nhân như xe máy hay ô tô, bạn cũng có thể chủ động trong việc di chuyển tới Chợ Bình Tây. Dưới đây là các hướng đi tới Chợ Bình Tây bạn có thể tham khảo:

Ngoài xe buýt bạn cũng có thể lựa chọn các phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô để đến chợ. Dưới đây là các hướng di chuyển mà bạn có thể tham khảo:

  • Xuất phát từ quận 1, quận 2 và quận 4: Di chuyển theo tuyến đường từ phố đi bộ Nguyễn Huệ – đường Võ Văn Kiệt – đường Cao Văn Lầu – đường Phạm Đình Hổ – Tháp Mười.
  • Xuất phát từ quận 10 hay và 3: Bạn di chuyển theo tuyến đường Ba Tháng Hai – đường Lê Hồng Phong – đường Ngô Gia Tự – đường Ngô Quyền – đường Võ Văn Kiệt – Cao Văn Lầu – Phạm Đình Hổ – Tháp Mười.

Trong quá trình di chuyển, các bạn có thể kết hợp với tra Google Maps hoặc hỏi đường người dân địa phương để tránh đi sai đường hoặc đi đường vòng.

Di chuyển bằng xe cá nhân tới Chợ Bình Tây (Ảnh: Việt Architect Group)
Di chuyển bằng xe cá nhân tới Chợ Bình Tây (Ảnh: Việt Architect Group)

Di chuyển bằng xe công nghệ

Để di chuyển nhanh chóng và thuận tiện hơn, các bạn có thể đặt xe qua ứng dụng Xanh SM – dịch vụ đặt xe điện đầu tiên tại Việt Nam với nhiều lựa chọn linh hoạt như Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury hay Xanh SM Bike. 

Hướng dẫn đặt xe Xanh SM đơn giản với 4 bước:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM trên điện thoại.
  • Bước 2: Mở ứng dụng Xanh SM, lựa chọn loại xe bạn muốn đi.
  • Bước 3: Lựa chọn điểm xuất phát của bạn và điểm đến là Chợ Bình Tây.
  • Bước 4: Lựa chọn phương thức thanh toán, đừng quên áp dụng ưu đãi nếu có.
  • Bước 5: Xác nhận đặt xe và đợi xe tới đón. 
Tài xế Xanh SM thân thiện với khách hàng (Ảnh: Kênh 14)
Tài xế Xanh SM thân thiện với khách hàng (Ảnh: Kênh 14)

Các câu hỏi thường gặp về Chợ Bình Tây

Chợ Bình Tây chuyên bán gì?

Chợ Bình Tây chủ yếu bán các mặt hàng sỉ với các sản phẩm như quần áo, giày dép, đồ gia dụng, thực phẩm khô, hải sản khô, đồ lưu niệm và đặc sản… Bên cạnh đó, Chợ Bình Tây cũng là một địa điểm ẩm thực đường phố vô cùng độc đáo và đa dạng tại Sài Gòn.

Chợ Bình Tây có bao nhiêu cổng?

Chợ Bình Tây có khoảng 12 cổng, bao gồm các cổng chính và cổng phụ dẫn vào nhiều khu vực khác nhau trong chợ.

Ai xây dựng chợ Bình Tây?

Chợ Bình Tây được xây dựng bởi Quách Đàm, một thương gia người Hoa giàu có vào những năm 1920. Ông đầu tư kinh phí để xây dựng chợ nhằm đáp ứng nhu cầu buôn bán và phát triển thương mại trong khu vực.

Chợ Bình Tây có phải Chợ Lớn không?

Chợ Bình Tây không phải là Chợ Lớn mà là một ngôi chợ nằm trong khu vực Chợ Lớn. Chợ Lớn là tên gọi chung cho khu vực người Hoa buôn bán sầm uất tại TP. Hồ Chí Minh.

Tổng kết

Với lối kiến trúc cổ xưa, Chợ Bình Tây ngày nay là một trong những địa điểm trải nghiệm không thể bỏ qua tại Sài Gòn. Khi tới đây, bạn không chỉ được khám phá văn hoá buôn bán của người dân địa phương mà còn được thỏa sức mua sắm và thường thức nhiều món ăn ngon. Xanh SM hy vọng bài viết đã mang tới những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây