Khám phá Cầu Long Biên nơi gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại của Hà Nội

Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” ghi dấu những thăng trầm cùng Thủ đô Hà Nội. Cây cầu này không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là điểm đến thu hút du khách bởi kiến trúc cổ kính và cảnh quan ấn tượng. Hãy cùng chúng tôi khám phá cây cầu đặc biệt này nhé!

Giới thiệu chung về cầu Long Biên

Thoạt nhìn, cầu Long Biên có vẻ cũ kỹ, nhưng ít ai biết rằng đây chính là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang sông Hồng, kết nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm của Thủ đô Hà Nội. 

Giới thiệu sơ lược về cầu Long Biên – Di sản văn hóa tại Nhà Nội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử hình thành của cầu Long Biên

Cầu được xây từ năm 1898 đến 1902 bởi công ty Daydé & Pillé. Hiện nay, trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc thời gian thi công và nhà thầu xây dựng là “1899 – 1902 – Daydé & Pillé – Paris”.

Sau ngày Thủ đô Hà Nội được giải phóng, cây cầu được đổi tên thành Long Biên và giữ tên ấy đến tận ngày nay. Hiện nay, cầu Long Biên không chỉ là điểm đến yêu thích của du khách quốc tế, mà còn trở thành biểu tượng trường tồn cùng dân tộc Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chứng kiến bao sự kiện hào hùng và những khoảnh khắc lịch sử khó quên. 

Hình ảnh cầu Long Biên trong những ngày đầu khánh thành. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vào ngày 2/9/1945, cây cầu đã dẫn lối cho đồng bào từ mọi miền về Thủ đô để chứng kiến thời khắc lịch sử – Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Quảng trường Ba Đình.

Tháng 10/1954, cầu Long Biên chứng kiến lính Pháp rút khỏi Hà Nội, nhường đường cho bộ đội tiếp quản Thủ đô sau Hiệp định Geneva. Trong kháng chiến chống Mỹ, cây cầu là tuyến giao thông huyết mạch chi viện miền Nam và mục tiêu không kích ác liệt của không quân Mỹ. Quân dân Hà Nội kiên cường bảo vệ, biến cầu thành “pháo đài” chống trả từng đợt không kích.

Giải mã cầu Long Biên dài bao nhiêu km. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngày nay, cầu Long Biên và sông Hồng giữ vai trò quan trọng trong giao thương và đi lại, đồng thời là một điểm đến gợi nhớ về quá khứ kiên cường của dân tộc.

Lịch sử cầu Long Biên Hà Nội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vị trí và cách di chuyển đến cầu Long Biên

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, nối liền các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Long Biên của Hà Nội. Dù chỉ cách khu phố cổ một quãng ngắn, nhưng việc di chuyển đến cầu có thể hơi bất tiện vào giờ cao điểm (từ 6:00 – 9:00 sáng và 16:00 – 19:30 tối) do tình trạng giao thông đông đúc.

Tránh đến cầu Long Biên và sông Hồng vào giờ cao điểm. (Ảnh: vovgiaothong.vn)

Bởi vậy, khi đi đến cầu Long Biên, bạn cần lưu ý:

  • Đi bộ hoặc xe đạp: Bạn có thể gửi xe ở các bãi giữ trong khu vực phố cổ, sau đó thong thả đi bộ lên cầu. Đây không chỉ là cách di chuyển tiện lợi mà còn giúp bạn cảm nhận nhịp sống Hà Nội chậm rãi và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, nhuốm màu thời gian của cây cầu.
  • Xe buýt: Nếu muốn di chuyển tiết kiệm, bạn có thể lựa chọn các tuyến buýt như 01, 18, 34, 36 CT, 41, 50 và 55B. Các tuyến buýt này đều dừng ngay gần chân cầu, giúp bạn đến cầu an toàn, dễ dàng.
  • Đi Xanh SM: Đến cầu Long Biên Hà Nội bằng Xanh SM là một lựa chọn lý tưởng, vừa thân thiện với môi trường, vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, không cần lo lắng về nơi đậu xe đông đúc.

Để trải nghiệm dịch vụ, bạn cần tải ứng dụng Xanh SM sau đó nhập điểm đến “Cầu Long Biên”, chọn xe là đã có một chuyến đi nhanh chóng.

Đặc biệt, với mỗi chuyến đi, bạn có thể kiểm tra các gói giảm giá, khuyến mãi dành riêng cho người dùng qua mục “Ưu đãi” để tiết kiệm chi phí khi đặt xe.

Nên đi xe Xanh SM đến điểm tham quan cầu Long Biên. (Ảnh: Xanh SM)

Kiến trúc đặc sắc của cầu Long Biên

Cầu Long Biên không đơn thuần là công trình giao thông, mà còn là chứng nhân lịch sử, biểu tượng của Hà Nội suốt hơn một thế kỷ qua. Nơi đây mang vẻ đẹp vừa cổ kính vừa uy nghiêm, hòa quyện giữa nét tinh tế của kiến trúc Pháp giúp bạn ngắm trọn vẻ đẹp lộng lẫy của sông Hồng vào bình minh hay lãng mạn khi hoàng hôn buông xuống.

Biểu tượng cầu Long Biên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thiết kế và cấu trúc

Cầu Long Biên được thiết kế theo phong cách kiến trúc của Pháp nối liền hai bờ sông Hồng. Với tổng chiều dài 2.290 mét và 896 mét cầu dẫn, 19 nhịp dầm thép và 20 trụ cao vươn lên kiên cố, cầu Long Biên xứng đáng là một trong những công trình ấn tượng của Hà Nội.

Kết cấu vững chãi, kiên cố của cầu. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cầu được thiết kế hài hòa với kết cấu xếp tầng chặt chẽ, giống dáng rồng uốn lượn, vừa mạnh mẽ, vừa mềm mại. Khi khánh thành, cầu Long Biên từng được ví von là “tháp Eiffel nằm ngang”. Chưa kể, ở thời điểm đó, cầu đứng thứ hai thế giới về độ dài chỉ sau cầu Brooklyn ở Mỹ.

Với chiều rộng 4,75 mét, cầu Long Biên bao gồm ba làn đường chính: đường sắt đơn ở giữa, hai làn dành cho xe ô tô, xe máy, xe đạp, và một luồng đi bộ ở ngoài cùng. Thiết kế này không chỉ đảm bảo tính vững chắc cho cầu mà còn tạo nên vẻ đẹp thanh thoát giữa khung cảnh sông nước, góp phần làm tăng thêm giá trị kiến trúc của cầu.

Kiến trúc cầu Long Biên. (Ảnh: traveloka.com)

Vật liệu xây dựng

Toàn bộ thân cầu đều được làm bằng thép chất lượng cao, ứng dụng kỹ thuật thi công hiện đại, nhờ đó đảm bảo độ bền vững và an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài ra, các chi tiết như đinh tán thép và trụ cầu được gia công kỹ lưỡng, mang đến sự kiên cố nhưng cũng không làm mất đi vẻ thanh thoát, tinh tế của công trình.

Ý nghĩa kiến trúc

Về mặt kiến trúc, cầu ghi dấu ấn đặc biệt với thiết kế hài hòa trên kết cấu xếp tầng chặt chẽ, tựa như dáng rồng uốn lượn vừa mạnh mẽ, vừa hiên ngang lại vô cùng mềm mại. Hơn nữa, kiến trúc của cầu phản ánh nét giao thoa văn hóa Pháp – Việt, mang trong mình sự giản dị mà mạnh mẽ như tinh thần của người dân Hà Nội qua các thời kỳ.

Ý nghĩa kiến trúc cầu Long Biên gắn liền với tinh thần bất khuất dân tộc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc điểm nổi bật

Dù ngày nay, Hà Nội đã có rất nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng như cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy,… nhưng biểu tượng cầu Long Biên vẫn luôn nổi bật và không thể thay thế của Thủ Đô.

Với hơn 120 năm lịch sử, cầu Long Biên di sản văn hóa không chỉ nổi bật bởi kiến trúc cổ kính mà còn vì những giá trị lịch sử quý báu mà nó lưu giữ. Đặc biệt, khi vừa mới xây dựng, cầu Long Biên được công nhận là cây cầu thép đầu tiên tại Hà Nội và từng là cây cầu dài nhất Đông Nam Á. Nhờ đó, đây cũng là một điểm đến lý tưởng để các cặp đôi ngắm bình minh và hoàng hôn trên sông Hồng.

Cầu Long Biên lịch sử. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử thăng trầm cùng đất nước

Hơn cả một cây cầu, cầu Long Biên như một cuốn sử sống, gắn bó mật thiết với những biến cố lịch sử của Việt Nam. Cây cầu đã chứng kiến bao thăng trầm, từ thời kỳ thuộc địa, chiến tranh đến giai đoạn hòa bình và phát triển nước nhà.

Khởi đầu thời kỳ thuộc địa (1899 – 1945)

Như đã đề cập, cầu Long Biên được khởi công vào năm 1899 và hoàn thành năm 1902, là cây cầu sắt đầu tiên bắc qua sông Hồng. Đây không chỉ là minh chứng cho kỹ thuật xây dựng tiên tiến của người Pháp, mà còn thể hiện tham vọng khai thác thuộc địa Việt Nam lúc bấy giờ.

Trong giai đoạn này, cầu đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Hà Nội với các vùng kinh tế phía Bắc, đặc biệt là tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Đồng thời, nó cũng chính là huyết mạch vận chuyển hàng hóa, quân sự trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai.

Cầu đóng vai trò giao thông chiến lược những năm 1945. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Cầu Long Biên trong chiến tranh chống Pháp trở thành tuyến đường quan trọng phục vụ việc vận chuyển lương thực, vũ khí cho chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là nơi chứng kiến những trận đánh ác liệt giữa quân dân ta và thực dân Pháp, trong nỗ lực bảo vệ Hà Nội.

Những lần cầu bị phá hoại bởi bom đạn của quân đội Pháp càng khắc sâu hình ảnh kiên cường của nhân dân Việt Nam trong việc giữ vững huyết mạch giao thông này.

Cầu Long Biên là tuyến đường tiếp tế kháng chiến. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955 – 1975)

Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu Long Biên liên tục bị không quân Mỹ ném bom nhằm cắt đứt tuyến vận chuyển chiến lược Bắc – Nam. Hơn 10 lần bị tấn công, cầu từng mất đi nhiều nhịp, trở nên chắp vá và tàn tạ.

Dù bị phá hoại nặng nề, cầu Long Biên luôn được khôi phục nhanh chóng bởi những người thợ sửa cầu và nhân dân Hà Nội. Hình ảnh những người dân bám trụ dưới bom đạn để bảo vệ cây cầu đã phần nào lột tả được lòng yêu nước và ý chí kiên cường của dân nhân ta.

Cầu được hồi sinh diệu kỳ nhờ lòng dân yêu nước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giai đoạn hòa bình và đổi mới (1975 – nay)

Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, cầu Long Biên dần mất đi vai trò chính trong giao thông. Các cây cầu mới như cầu Chương Dương, Nhật Tân đã được xây dựng và thay thế phần lớn nhiệm vụ vận chuyển của cây cầu lịch sử này.

Dẫu vậy, cầu Long Biên vẫn hiên ngang tồn tại, lưu giữ ký ức về một Hà Nội đau thương nhưng chan chứa tinh thần yêu nước. Những nhịp cầu cũ kỹ phủ màu thời gian đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật, thơ ca và nhiếp ảnh. Mặt khác, cây cầu còn là điểm đến quen thuộc của những ai muốn khám phá lịch sử và cảm nhận nhịp sống yên bình, sâu lắng giữa lòng thủ đô.

Cây cầu trở thành di sản văn hóa và du lịch. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trải nghiệm không thể bỏ qua khi ghé thăm cầu Long Biên

Dưới đây là những trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm cây cầu Long Biên mang đậm dấu ấn thời gian này:

Check-in và chụp ảnh ở cầu Long Biên

Chụp ảnh cầu Long Biên là một trong những hoạt động không thể bỏ lỡ khi ghé thăm cây cầu này. Khung cảnh mênh mông sông nước và bãi đá Sông Hồng với những mảng xanh bát ngát sẽ là tiền đề tuyệt vời cho những bức ảnh ấn tượng. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý quan sát kỹ và cẩn thận với các phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn khi chụp ảnh.

Điểm check-in siêu hot tại cầu Long Biên. (Ảnh: dantri.com.vn)

Hẹn hò và hóng gió trên cầu

Với không gian thoáng đãng, cầu Long Biên Hà Nội là một địa điểm lý tưởng để hẹn hò, tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn, hóng gió. Để tận hưởng không khí lãng mạn trên cầu, đôi bạn có thể dạo bước và ngắm nhìn dòng người, xe cộ qua lại. Đặc biệt, nếu bạn đến vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà, không gian trên cầu sẽ càng lãng mạn hơn với ánh sáng dịu dàng của bình minh hoặc hoàng hôn.

Hẹn hò tại điểm tham quan cầu Long Biên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngắm khung cảnh tuyệt đẹp từ cầu

Ngắm nhìn cầu Long Biên về đêm mang đến cho mỗi người những cảm xúc riêng biệt. Khi đứng trên cầu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bãi lau lách bạt ngàn bên bờ sông Hồng cuộn chảy, hòa cùng tiếng gió rít bên tai và bầu trời thênh thang rộng lớn. 

Nếu bạn muốn tìm những điểm ngắm cảnh và hoàng hôn đẹp nhất, hãy thử dừng chân ở các khu vực giữa cầu hoặc ở những nhịp cầu gần với bãi đá Sông Hồng. Từ đây, bạn sẽ có được những góc nhìn tuyệt vời của dòng sông mênh mông, của phố phường Hà Nội và những cảnh sắc thay đổi theo từng thời khắc trong ngày.

Ngồi trên cầu ngắm nhìn sông Hồng lung linh, ảo diệu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám phá cà phê và ẩm thực gần cầu

Khi đến tham quan cầu Long Biên, một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua chính là khám phá cà phê và ẩm thực xung quanh khu vực này. Bạn có thể ghé cà phê Trần Nhật Duật để thưởng thức một tách cà phê trong không gian thoáng đãng, ngắm cảnh cầu Long Biên và sông Hồng. Hoặc, thưởng thức các món ăn vặt như ngô, khoai nướng thơm ngon, dễ tìm trên các gánh hàng rong.

Gần cầu có nhiều quán ăn đáng khám phá. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kinh nghiệm và lưu ý khi thăm cầu Long Biên

Khi thăm cầu Long Biên, bạn cần lưu ý một số điểm sau để có một trải nghiệm an toàn và trọn vẹn:

  • Không nên đu vịn vào những thanh sắt của cầu để tránh tai nạn đáng tiếc.
  • Đường cầu khá hẹp và nhiều đoạn sạt lún, vì vậy hãy di chuyển chậm và luôn quan sát kỹ trước khi sang đường.
  • Tránh đi vào giờ cao điểm (6h-9h sáng và 4h-7h tối) khi cầu đông đúc và giao thông tắc nghẽn.
  • Thời gian lý tưởng để thăm cầu là vào sáng sớm hoặc chiều tối, lúc này không khí mát mẻ, bạn có thể ngắm cảnh bình minh hoặc hoàng hôn tuyệt đẹp. 
  • Cần giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác và tránh làm ồn ào, gây mất trật tự khi trên cầu.
  • Hãy chú ý và lắng nghe tiếng còi tàu để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp tàu chạy qua mà bạn không kịp di chuyển.
  • Nên đi bộ hoặc xe máy để có thể dừng lại bất cứ đâu trên cây cầu để ngắm cảnh, khám phá dấu tích lịch sử và vẻ đẹp thời gian.
  • Nếu muốn thưởng thức ngô, khoai nướng ven cầu, bạn nên hỏi giá đồ ăn và giá thuê chiếu trước khi mua để tránh bị “chém” giá cao.
Nên hỏi giá trước khi mua đồ tại cầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những hình ảnh đẹp nhất khi check-in tại cầu Long Biên

Dưới đây là tổng hợp những bức ảnh ấn tượng và cách chụp ảnh độc đáo tại cầu Long Biên mà bạn có thể tham khảo.

Cầu Long Biên về đêm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cầu Long Biên trong chiến tranh. (Ảnh: mia.vn)
Gợi ý địa điểm chụp ảnh siêu hot tại cầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cách chụp ảnh độc đáo tại di sản văn hóa cầu Long Biên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về cầu Long Biên

Để bạn hiểu rõ hơn về cầu Long Biên, dưới đây là phần giải đáp cho những thắc mắc thường gặp liên quan đến cây cầu lịch sử này:

Cầu long biên bao nhiêu tuổi?

Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902. Do đó, tính đến năm 2024, cầu Long Biên đã 122 tuổi.

Cầu long biên bắc qua sông nào?

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng – con sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là cây cầu sắt đầu tiên nối liền hai bờ sông Hồng tại Hà Nội.

Cầu long biên dài bao nhiêu mét?

Chiều dài ban đầu của cầu Long Biên là 2.290 mét (chưa kể phần đường dẫn). Đây từng là một trong những cây cầu thép dài nhất thế giới tại thời điểm nó được xây dựng.

Hình ảnh của cầu Long Biên cực đẹp qua lăng kính người đi đường. (Ảnh: mia.vn)

Cầu long biên do ai thiết kế?

Cầu Long Biên được thiết kế bởi công ty Daydé & Pillé, một công ty nổi tiếng của Pháp vào cuối thế kỷ 19. Chính vì vậy, cây cầu mang đậm dấu ấn kiến trúc và kỹ thuật đặc trưng của thời kỳ này.

Cầu long biên do ai xây dựng?

Cầu được xây dựng bởi người Pháp trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị Việt Nam. Quá trình thi công chủ yếu do công nhân Việt Nam thực hiện dưới sự giám sát của các kỹ sư Pháp.

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có một cái nhìn sâu sắc về vẻ đẹp và giá trị văn hóa của cầu Long Biên. Nếu bạn muốn tận mắt khám phá cây cầu này hoặc những địa danh nổi tiếng khác, hãy để Xanh SM đồng hành cùng bạn. Liên hệ ngay hotline 1900 2088 để đặt xe nhanh chóng và tận hưởng những trải nghiệm ấn tượng, độc đáo với Xanh SM!

Xem thêm

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây