Bót Dây Thép hay Nhà Dây Thép đã từng là trần gian địa ngục đối với người dân khu vực Tăng Nhơn Phú trong giai đoạn lịch sử chống giặc Pháp năm 1945 đến 1947 của dân tộc Việt Nam. Để có thể hình dung rõ ràng hơn tội ác vô nhân đạo của thực dân Pháp đối với đồng bào ta, hãy cùng Xanh SM khám phá Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc Gia Bót Dây Thép.
Giới thiệu đôi nét về Bót Dây Thép Quận 9
Nhà Dây Thép không chỉ là biểu tượng tinh thần đấu tranh anh dũng của người Việt, mà còn là minh chứng lịch sử quý giá, thu hút sự quan tâm của du khách yêu lịch sử và văn hóa dân tộc.
Khu di tích lịch sử Bót Dây Thép ở đâu?
- Địa chỉ Bót Dây Thép: Đường Lê Văn Việt, Khu Phố 2, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM.
- Giờ mở cửa: 7:30 – 17:00 giờ các ngày Thứ hai đến Thứ sáu.
Hướng dẫn di chuyển đến tham quan Di tích lịch sử Bót Dây Thép
Việc lựa chọn phương tiện phù hợp để di chuyển đến di tích lịch sử Nhà Dây Thép sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tận hưởng chuyến tham quan một cách thoải mái hơn.
Phương tiện cá nhân
Bót Dây Thép cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Nếu xuất phát từ Quận 1, bạn có thể bắt đầu từ Bến Bạch Đằng, đi qua cầu vượt Ba Son và tiếp tục theo đường Nguyễn Hữu Cảnh, nối tiếp với Xa Lộ Hà Nội. Khi đến ngã tư giao với đường Lê Văn Việt, bạn rẽ vào, đi thêm khoảng 2km là tới Bót Dây Thép. Để có lộ trình chính xác, bạn nên sử dụng thêm Google Maps.
Phương tiện công cộng (xe buýt)
Các tuyến xe như 55, 56, 99 và 141 có điểm dừng tại trạm Phân hiệu Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, cách di tích khoảng 1km. Vì không có tuyến xe buýt đi thẳng đến di tích, du khách cần đi bộ hoặc sử dụng dịch vụ Xanh SM để di chuyển một cách thuận tiện và thoải mái.
Di chuyển bằng taxi công nghệ Xanh SM
Với đội ngũ tài xế được đào tạo bài bản, cùng các tính năng an toàn như khóa cửa tự động, cảnh báo điểm mù và camera 360 độ, Xanh SM cam kết mang lại cho bạn hành trình di chuyển hiện đại và thoải mái. Đừng quên kiểm tra các ưu đãi giảm giá trong mục “Ưu đãi” trên ứng dụng hoặc trên fanpage chính thức của Xanh SM!
Bạn có thể đặt xe Xanh SM dễ dàng qua các cách sau:
- Gọi tổng đài Xanh SM qua số 1900 2088.
- Sử dụng ứng dụng Xanh SM. Tải app trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tham quan và tìm hiểu về di tích Bót Dây Thép
Bót Dây Thép có lịch sử hơn 80 năm, là minh chứng cho tội ác của thực dân Pháp và tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam.
Bối cảnh lịch sử của Bót Dây Thép
Bót Dây Thép, trước đây được biết đến với tên gọi “Nhà dây thép”, là một công trình quan trọng gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Xây dựng trước năm 1945
Nhà Dây Thép được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp, Hermall và Stéru, với mục đích phục vụ việc gửi và nhận tin tức cho thực dân Pháp. Công trình ban đầu có kiến trúc giống một ngôi nhà sàn, với tầng trệt gồm các cột bê tông cốt thép, không có vách tường và cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên.
Nhật chiếm giữ năm 1945
Tháng 3/1945, phát-xít Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp tại Đông Dương, Nhà dây thép rơi vào tay quân Nhật và bị chiếm giữ.
Pháp tái chiếm và cải tạo thành ngục tù
Sau khi Nhật Bản thất bại trong Thế chiến thứ hai, thực dân Pháp quay lại chiếm giữ Nhà dây thép. Cuối năm 1945, một Đại đội lính Lê Dương do Trung úy Pirolét chỉ huy đã cải tạo công trình, biến nơi này thành một bót giam giữ và tra tấn các chiến sĩ yêu nước. Từ đó, cái tên “Bót Dây Thép” ra đời và trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều người dân thời bấy giờ.
Bót Dây Thép – Nơi địa ngục trần gian
Bót Dây Thép được mệnh danh là “địa ngục trần gian” trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng. Nơi đây không chỉ là trạm giam giữ mà còn là trung tâm tra tấn tàn bạo, nơi hàng trăm chiến sĩ cách mạng đã bị giam cầm, tra khảo dã man.
Công trình này bao gồm hai căn hầm giam giữ và hàng loạt các phòng chức năng phục vụ cho những hành vi tra tấn vô nhân đạo.
- Hầm Biệt giam (Hầm tử): Nơi giam giữ những tù nhân được coi là nguy hiểm nhất. Hầm được đào sâu khoảng 2 mét dưới mặt đất, miệng hầm chỉ rộng 40cm, đủ để thả từng người xuống, được bao quanh bởi 4 bức tường cao 80cm để ngăn tù nhân trốn thoát.
- Hầm Tạm giam (Hầm sinh): Được sử dụng để giam những tù nhân bị cho là phạm tội nhẹ hơn. Nắp hầm làm bằng bê tông, khoét một lỗ nhỏ để thông gió, lấy ánh sáng và thường được đóng kín bằng tấm thép nặng.
Bên cạnh hai căn hầm kiên cố, nơi từng diễn ra những hình thức tra tấn khắc nghiệt, Bót Dây Thép còn lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử, tái hiện chân thực sự tàn khốc và man rợ mà những người dân vô tội và chiến sĩ cách mạng từng phải chịu đựng tại đây:
- Xe bò: Sử dụng để vận chuyển thi thể những nạn nhân vô tội bị sát hại dã man.
- Xuồng ba lá: Thực dân Pháp dùng để truy lùng các chiến sĩ cách mạng, len lỏi qua các con kênh và vùng đồng ruộng.
- Bộ phản: Tấm ván gỗ lớn được dùng để cố định cơ thể tù nhân, khiến họ không thể chống cự trong suốt quá trình bị tra khảo tàn bạo.
- Thùng phuy sắt: Một loại thùng lớn chứa nước pha xà phòng, được sử dụng để ép nạn nhân uống, gây ngạt thở và đau đớn cùng cực.
- Dùi sắt nung đỏ: Dùng để đâm trực tiếp vào cơ thể tù nhân, gây ra những vết thương bỏng rát và đau đớn khủng khiếp.
- Móc sắt: Những chiếc móc được thiết kế để treo tù nhân lên theo nhiều tư thế khác nhau, gây đau đớn và kiệt quệ.
- Lưỡi cuốc nung đỏ: Được nung nóng đến mức đỏ rực, buộc tù nhân phải đứng lên trên, dẫn đến những vết bỏng nghiêm trọng trên bàn chân.
- Cây tầm vông: Là vũ khí để đánh đập tàn nhẫn những người bị giam cầm.
- Dây kẽm gai: Một công cụ gây đau đớn đến cùng cực khi được dùng để xiên qua lòng bàn tay của nạn nhân.
- Dây xích, dây điện, dây thừng: Các loại dây này được sử dụng để trói chặt tù nhân, đồng thời dây điện còn được dùng để chích điện.
Di tích lịch sử cấp Quốc gia
Bót Dây Thép, với giá trị lịch sử to lớn, đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 18/1/1993 bởi Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch).
Đây là một địa điểm có ý nghĩa sâu sắc, ghi dấu những tội ác dã man của thực dân Pháp đối với người dân vô tội trong giai đoạn 1945 – 1947 tại khu vực Thủ Đức, đặc biệt là Tăng Nhơn Phú. Đồng thời, Bót Dây Thép cũng là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Sài Gòn – Gia Định và Dĩ An – Thủ Đức trong cuộc chiến chống lại kẻ thù tàn bạo.
Kinh nghiệm tham quan Bót Dây Thép
Tham quan Nhà Dây Thép là cơ hội để tìm hiểu về lịch sử đau thương và anh dũng của dân tộc. Tuy nhiên, để chuyến đi của bạn suôn sẻ và đáng nhớ, hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây.
Những lưu ý khi đi tham quan
Khi chuẩn bị cho chuyến tham quan Bót Dây Thép, bạn hãy lưu ý một số điều sau để có trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa:
- Đi vào giờ hành chính: Di tích chỉ mở cửa tham quan vào các ngày trong tuần và đóng cửa vào Thứ bảy, Chủ nhật.
- Giữ gìn vệ sinh: Hãy tôn trọng không gian di tích bằng cách không xả rác bừa bãi. Việc giữ gìn sự sạch sẽ giúp bảo vệ giá trị văn hóa của di tích cho các thế hệ sau.
- Di chuyển cẩn thận: Khi tham quan, đặc biệt là ở những khu vực hầm hay nơi có hiện vật lịch sử, cần di chuyển một cách thận trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và bảo vệ hiện vật.
- Thuê hướng dẫn viên: Nếu bạn đam mê lịch sử và muốn hiểu rõ hơn về những sự kiện và hiện vật tại di tích, việc thuê một hướng dẫn viên sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn về Bót Dây Thép.
Khám phá những địa danh nổi bật quanh Bót Dây Thép
Bạn có thể kết hợp khám phá, tham quan các địa điểm nổi bật khác xung quanh khu vực di tích Nhà Dây Thép theo các gợi ý sau:
- Chùa Phước Tường: Đây là một ngôi chùa cổ nổi bật với kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều du khách tìm đến để chiêm bái và chỉ cách di tích 2km.
- Nhà thờ Bình Triệu: Từ Bót Dây Thép bạn đi khoảng 20 phút ngược về hướng Bình Triệu sẽ tới nhà thờ. Công trình này có lịch sử gần 60 năm và là điểm đến của tín đồ Công giáo trong khu vực gần xa.
- Chùa Thiên Minh: Chùa Thiên Minh là một ngôi chùa Bắc Tông có lịch sử từ năm 1972, là điểm đến thích hợp để tìm hiểu về văn hóa Phật giáo và tận hưởng không gian tĩnh lặng. Chùa cách di tích Nhà Dây Thép 6km.
- Chùa Một Cột Thủ Đức: Với tầm 15 phút lái xe từ Bót Dây Thép, bạn có thể kết hợp viếng chùa Một Cột Thủ Đức. Chùa có kiến trúc độc đáo và mô phỏng Chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội.
- Đình Phong Phú: Một ngôi đình cổ với lịch sử lâu đời, đây là nơi người dân địa phương thường đến để cầu bình an, thịnh vượng cho gia đình. Đình cách di tích Bót Dây Thép 3km.
FAQ – Mọi người cùng hỏi về Bót Dây Thép
Dưới đây là một số câu hỏi mọi người cũng thường quan tâm khi tìm hiểu về Di tích Nhà Dây Thép.
Bót Dây Thép bao gồm bao nhiêu căn nhà biệt lập?
Nhà Dây Thép được xây dựng trên một khu đất cao và bao gồm ba căn nhà biệt lập. Những căn nhà này được thiết kế với mục đích phục vụ các hoạt động quân sự và giam giữ tù nhân.
Nhật chiếm đóng Nhà Dây Thép vào năm nào?
Vào tháng 3/1945, khi phát xít Nhật đảo chính và đẩy quân Pháp ra khỏi Đông Dương, Nhà Dây Thép đã bị quân Nhật chiếm đóng. Trước đó, nơi đây là một cơ sở của Pháp dùng để thu nhận tin tức.
Bót Dây Thép là gì?
Bót Dây Thép là một Di tích Lịch sử – Văn hóa ở Thủ Đức, từng là địa điểm giam giữ và tra tấn người dân dưới thời thực dân Pháp năm 1945 – 1947. Đây cũng là biểu tượng của tinh thần bất khuất của người dân vùng Tăng Nhơn Phú.
Dù chiến tranh đã kết thúc, Nhà Dây Thép vẫn ghi dấu và gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử anh hùng, vẻ vang của người Việt Nam. Đây là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai mong muốn tìm về cội nguồn, lịch sử dân tộc. Xanh SM với dịch vụ và đội ngũ tài xế 5 sao tận tâm, sẽ giúp bạn có những hành trình tham quan Bót Dây Thép “xanh” và an toàn.