Tìm hiểu bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám: Danh sách 82 tiến sĩ

Nhắc đến Văn Miếu Thăng Long, hẳn ai cũng biết đến 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám, một di sản văn hóa vô cùng quý giá của Việt Nam có niên đại 300 năm. Trong bài viết này, hãy cùng Xanh SM tìm hiểu về bia tiến sĩ trong Văn Miếu để hiểu hơn về giá trị lịch sử và ý nghĩa văn hóa của di tích này nhé!

Giới thiệu về bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám là các tấm bia khắc tên những người đỗ tiến sĩ trong các khoa thi dưới thời Lê Sơ, Mạc và Lê Trung hưng. 82 tấm bia tương ứng với 82 kỳ thi khoa cử, trên mỗi bia đá có khắc một bài ký ghi lại lịch sử khoa thi năm đó. Đây là những pho sử đá độc nhất, lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và giáo dục của Việt Nam.

Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám khắc tên các vị tiến sĩ đậu khoa cử giai đoạn 1442-1779 (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám khắc tên các vị tiến sĩ đậu khoa cử giai đoạn 1442-1779 (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lịch sử của bia tiến sĩ Quốc Tử Giám

Bia đá Văn Miếu Thăng Long được dựng để vinh danh tên tuổi những nhân tài đỗ đạt khoa cử trong giai đoạn 1442-1779. Tấm bia đầu tiên được dựng vào năm 1484 dưới thời vua Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. Tấm bia cuối cùng được dựng vào năm 1780, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1779.

Có bao nhiêu bia tiến sĩ ở Văn Miếu? Có tổng cộng 91 tấm bia Tiến sĩ từng được xây dựng tại Văn Miếu. Tuy nhiên, do biến thiên lịch sử, chỉ còn 82 tấm bia được bảo tồn đến nay, trên đó lưu giữ đầy đủ thông tin về họ tên và quê quán của 1.304 nhà trí thức khoa bảng. Trong đó, có 85 vị là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; 283 vị hoàng giáp cùng 939 vị đỗ tiến sĩ.

Bia đá đặt tại Văn Miếu ngày nay có được chủ yếu từ 3 đợt xây dựng lớn:

  • Năm 1484 – niên hiệu Hồng Đức 15: Dựng 10 bia.
  • Năm 1653 – niên hiệu Thịnh Đức 1: Dựng 25 bia.
  • Năm 1717 – niên hiệu Vĩnh Thịnh 13: Dựng 21 bia.

Các tấm bia còn lại được dựng cùng niên đại với khoa thi hoặc sau khoa thi một năm. Ngày 9/3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Toàn bộ 82 bia đá được Chính phủ nước ta công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 1/2015.

Bia đá có niên đại khoảng 300 năm (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bia đá có niên đại khoảng 300 năm (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đặc điểm của bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám là những bản gốc duy nhất còn tồn tại ở Văn Miếu, có giá trị tư liệu phong phú. Qua việc tìm hiểu đặc điểm các bia tiến sĩ, chúng ta sẽ hiểu hơn về đặc trưng văn hóa, giáo dục, pháp luật,… trong từng giai đoạn phát triển của đất nước (từ 1442-1779).

Cấu tạo bia đá

Mỗi tấm bia Văn Miếu Quốc Tử Giám là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và độc đáo, được xây dựng theo cùng một cấu trúc: Bia dẹp, trán cong, hình vòm, được đặt trên lưng rùa đá vững chãi. Thông tin khắc trên mỗi bia đá bao gồm 3 phần chính: tiêu đề, bài ký, họ tên và quê quán các vị tiến sĩ.

Bia được làm bằng chất liệu đá có nguồn gốc từ núi An Hoạch, thuộc huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Hiện nơi đây  vẫn còn một tấm bia ghi chép quá trình lấy đá để làm 25 bia tiến sĩ vào năm 1653.

Bia đá khắc tiêu đề, bài ký, danh sách các vị tiến sĩ bằng Hán tự (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bia đá khắc tiêu đề, bài ký, danh sách các vị tiến sĩ bằng Hán tự (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hoa văn bia đá

Không chỉ khác biệt về nội dung, mỗi tấm bia Văn Miếu còn sở hữu những họa tiết trang trí phong phú, phản ánh sự phát triển và quan niệm nghệ thuật qua từng thời kỳ. Nhờ đó, chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.

Bia loại 1: Gồm 14 tấm, ghi chép khoa thi giai đoạn 1442 – 1529. Bia đá được dựng với hình ảnh “rùa đội bia tiến sĩ”, trán bia hẹp, phần thân và đế rùa cân đối hài hòa. Phần tượng rùa được khắc tinh tế, mềm mại, khoan hòa và trang nghiêm. Trên các bia đá thời kỳ này chưa xuất hiện hình ảnh của rồng.

Bia tiến sĩ mang dấu ấn mỹ thuật Phật Giáo với họa tiết hoa sen, Phật tọa liên (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bia tiến sĩ mang dấu ấn mỹ thuật Phật Giáo với họa tiết hoa sen, Phật tọa liên (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bia loại 2: Gồm 25 tấm, ghi chép khoa thi các năm 1554 đến 1652. Đây được coi là thời kỳ đỉnh cao của kỹ thuật chạm khắc bia đá và bắt đầu xuất hiện hình ảnh chạm rồng uy nghi. Ngoài ra, trên các bia còn xuất hiện các linh vật như Kỳ Lân, Nghê, Phượng,… với đa dạng  đề tài điêu khắc như dân gian, muôn thú, hoa văn..

Bia đá khắc hình cặp Kỳ Lân - một trong tứ linh (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bia đá khắc hình cặp Kỳ Lân – một trong tứ linh (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bia loại 3: Gồm 43 tấm, ghi chép khoa thi các năm 1713 – 1780. Đặc trưng bia khá to, phần khắc chữ được chú trọng trở nên rõ nét và đẹp mắt. Phần chạm khắc đầu rùa, trán bia, dìa bia lại được tối giản và không quá nổi bật như ở bia loại 2. Hình rồng nguyên thể và các loại linh thú cũng không còn xuất hiện trên bia đá thời gian này.

Tấm bia đá thuộc giai đoạn 3 nổi bật với phần chữ được khắc đậm và rõ nét, hoa văn tinh tế (Ảnh: vanmieu.gov.vn)
Tấm bia đá thuộc giai đoạn 3 nổi bật với phần chữ được khắc đậm và rõ nét, hoa văn tinh tế (Ảnh: vanmieu.gov.vn)

Dãy nhà đặt bia

Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm 2 khu vực chính Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Khu vực Văn Miếu, nơi đặt 82 bia tiến sĩ, nằm trong khu thứ ba của khuôn viên có chiều dài 300m và rộng 70m.  

Để hình dung vị trí cụ thể đặt các bia đá, bạn có thể tham khảo cấu trúc tổng thể của Văn Miếu với các phần chính sau:

  • Khu thứ nhất: Tính từ cổng chính Văn Miếu đến cổng Đại Trung Môn.
  • Khu thứ hai: Khuê Văn các (nằm ngay sau Đại Trung Môn).
  • Khu thứ ba: Nhà bia tiến sĩ với hồ nước Thiên Quang Đỉnh nằm giữa, hai bên hồ là khu nhà đặt bia tiến sĩ.
  • Khu thứ tư: Trung tâm Văn Miếu, gồm Bái Đường và Thượng cung.
  • Khu thứ năm: Nhà Thái Học.

Nhà che bia được xây dựng từ năm 1994 để bảo vệ sự nguyên vẹn của 82 bia đá tiến sĩ. Hai dãy nhà bia gồm 8 nhà che bia chia đều thành 2 bên, mỗi bên 4 nhà, mỗi nhà đặt 10 bia. Đặt giữa hai tòa Bi Đình là 2 tấm bia khắc nội dung khoa thi năm 1442 và 1448. Các nhà che được dựng theo kiểu nhà mái đao, lợp ngói mũi hài và nền lát gạch bát.

Khu nhà bia tiến sĩ nằm ngay bên hồ Thiên Quang Đỉnh (Ảnh: Facebook)
Khu nhà bia tiến sĩ nằm ngay bên hồ Thiên Quang Đỉnh (Ảnh: Facebook)

Ý nghĩa của 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bia đề danh tiến sĩ để lại cho thế hệ sau một di sản vô giá trên nhiều phương diện: Sử học, văn hóa, nghệ thuật, triết học, giáo dục,… Trong đó, 3 phương diện giá trị quan trọng của bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám là:

Ý nghĩa gốc

Những tấm bia được dựng lên để vinh danh những hiền nhân đỗ đạt trong các kỳ khoa cử từ năm 1442-1779. Điều này cho thấy được sự quan tâm, chú trọng đào tạo hiền tài và đề cao giáo dục của nước ta trong thời kỳ này.

Bia đá vinh danh tên các vị tiến sĩ đỗ khoa cử năm 1736 - niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (Ảnh: vanmieu.gov.vn)
Bia đá vinh danh tên các vị tiến sĩ đỗ khoa cử năm 1736 – niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (Ảnh: vanmieu.gov.vn)

Ý nghĩa lịch sử

82 bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám là 82 chứng tích lịch sử quý giá, có niên đại khoảng 300 năm, ghi lại quá trình phát triển giáo dục của đất nước. Mỗi thông tin trên bia đá đều hết sức quý giá, giúp các nhà sử học nghiên cứu về cuộc đời và  sự nghiệp của nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng.

Có rất nhiều thông tin về danh nhân được tìm thấy ở đây. Tiêu biểu như các vị: Nguyễn Trãi (khắc trên 2 bia khoa thi năm 1442 và 1448, với tư cách là quan chấm thi), Nguyễn Trực, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm…

Ý nghĩa văn hóa

Kỹ thuật chạm khắc trên từng bia đá ở Văn Miếu là những khắc họa về thẩm mỹ và quan điểm nghệ thuật của người xưa. Qua đó, thế hệ hôm nay có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng bàn tay tài hoa của những bậc thầy điêu khắc thời kỳ trước. 

Mỗi bài ký khắc trên bia là một áng văn chương mẫu mực, thể hiện cho quan điểm triết học, sử học, giáo dục của giai đoạn lịch sử tương ứng. Chính điều này đã làm nên sự độc nhất và quý giá của bia tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám có giá trị văn hóa - lịch sử to lớn (Ảnh: vanmieu.gov.vn)
Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám có giá trị văn hóa – lịch sử to lớn (Ảnh: vanmieu.gov.vn)

Danh sách 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám 

Văn Miếu có bao nhiêu bia tiến sĩ theo từng thời kỳ lịch sử? 82 bia tiến sĩ đặt ở Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày nay gồm có:

  • 13 tấm bia ghi chép khoa cử của triều đại Lê Sơ.
  • 01 bia ghi chép khoa cử thuộc triều đại nhà Mạc.
  • 68 bia ghi chép khoa cử của triều Lê Trung hưng.
 Bia tiến sĩ khoa thi năm 1475 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Ảnh: vanmieu.gov.vn)
Bia tiến sĩ khoa thi năm 1475 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Ảnh: vanmieu.gov.vn)

Những bia đá đầu tiên được xem như chuẩn mực cho việc xây dựng bia đá và ghi chép sử liệu về các khoa cử cho sau này. Trong số đó, bia tiến sĩ khoa thi Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức 6 (1475), là một trong những bia đá nổi bật. Dưới đây là danh sách các tiến sĩ được ghi chép trên bia Văn Miếu về khoa thi năm Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6:

STTTênĐịa chỉ (huyện, phủ)STTTênĐịa chỉ (huyện, phủ)
I. Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ22NGUYỄN QUAN HIỀNTừ Liêm, Quốc Oai
1VŨ TUẤN CHIÊUQuảng Đức, Phụng Thiên23HOÀNG THIỆUTừ Liêm, Quốc Oai
2ÔNG NGHĨA ĐẠTTừ Liêm, Quốc Oai24ĐỖ TƯƠNGNgọc Sơn, Tĩnh Ninh
3CAO QUÝNHĐông Thành, Diễn Châu25NGUYỄN MINH KHANGNgự Thiên, Tân Hưng
II. Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân26NGUYỄN TRINHLập Thạch, Tam Đới
4PHẠM XÁNĐường An, Thượng Hồng27VŨ TRIỆU DUNGPhụ Dực, Thái Bình
5TRẦN THÂMThiện Tài, Thuận An28NGUYỄN CUNGBình Hà, Nam Sách
6ỨNG NGẠN LƯỢNGThượng Phúc, Thường Tín29NGUYỄN ĐẠCVũ Ninh, Từ Sơn
7VƯƠNG HIỂNThanh Lâm, Nam Sách30NGUYỄN TĨNHKim Hoa, Bắc Giang
8NGUYỄN TẤN VĨCẩm Giàng, Thượng Hồng31PHAN QUÝSiêu Loại, Thuận An
9LÊ QUẢNG DULôi Dương, Thiệu Thiên32THÁI THUẬNSiêu Loại, Thuận An
10PHẠM HƯNG VĂNThanh Lan, Tân Hưng33NGUYỄN SÙNG NGHÊVĩnh Xương, Phụng Thiên
11ĐỖ TRÍ TRUNGTừ Liêm, Quốc Oai34TRẦN MÔĐan Phượng, Quốc Oai
12KIỀU PHÚNinh Sơn, Quốc Oai35ĐOÀN MẬUAn Lão,  Kinh Môn
13NGUYỄN KIMTiên Du, Từ Sơn36NGUYỄN LI CHÂUYên Lãng, Tam Đới
14ĐỖ TUYỀNPhụ Dực, Thái Bình37NGUYỄN LỄ KÍNHYên Dũng, Lạng Giang
15VŨ MẪN TRÍKim Thành, Kinh Môn38TẠ ĐỨC HẢIVũ Ninh, Từ Sơn
16NGUYỄN TUẤNĐông Yên, Khoái Châu39TẠ THÔNGSùng Yên, An Bình
III. Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân40NGUYỄN DƯƠNG HIẾNKim Hoa, Bắc Giang
17ĐỖ VINHTrường Tân, Hạ Hồng41ĐỖ CHÍNH LẠCĐường An, Thượng Hồng
18ĐỖ VINHTrường Tân, Hạ Hồng42NGÔ LUÂNĐông Ngàn, Từ Sơn
19PHAN PHÚC CẨNLa Giang, Đức Quang43NGUYỄN TƯ PHỤChí Linh, Nam Sách
20NGUYỄN DUY TIẾUVĩnh Lại, Hạ Hồng44NGUYỄN TƯ PHÚCLập Thạch, Tam Đới
21NGUYỄN ẤU MIỄNQuế Dương, Từ Sơn

Bảng danh sách 44 vị đỗ tiến sĩ khoa thi Ất Mùi niên hiệu Hồng Đức 6 (1475)

Những lưu ý khi tham quan bia đá Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Từ thứ 2 đến thứ 6, Văn Miếu mở cửa từ 7h30 đến 18h, riêng thứ 7 và Chủ Nhật mở cửa từ 8h đến 21h. Để có một chuyến đi thuận lợi nhất, Xanh SM có một vài lưu ý dành cho bạn khi di chuyển và tới tham quan di tích:

Lưu ý tìm đường đến Văn Miếu

Văn Miếu có địa chỉ tại số 58 Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Vị trí ngay trung tâm thành phố nên sẽ khá dễ dàng cho bạn tìm đường đến đây. Có nhiều cách để bạn di chuyển đến khu di tích này như đi xe riêng, xe buýt hoặc đặt xe công nghệ nội thành.

Đi xe tự túc

Bạn có thể tra Google Maps tuyến đường phù hợp để tự di chuyển đến Văn Miếu. Giá vé gửi xe khu vực này giao động từ 10.000 – 20.000 đồng. Hãy nhớ hỏi giá vé trước khi gửi để tránh bị “hét giá” nhé!

Bản đồ tuyến đường quanh khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ảnh: vforum.vn)
Bản đồ tuyến đường quanh khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Ảnh: vforum.vn)

Đi xe bus

Các tuyến buýt số 02 (Giáp Bát – Mỹ Đình), E08 (Khu liên cơ quan Sở Ngành HN – Times City), 50 (TT hội nghị Quốc gia – Bến Xe Yên Nghĩa),… Đây là các chuyến buýt phổ biến đi qua Văn Miếu Quốc Tử Giám. Sau khi xuống trạm dừng gần Văn Miếu, bạn chỉ cần đi bộ thêm 5 – 10 phút là đến nơi.

Đặt xe công nghệ

Di chuyển bằng xe công nghệ trong nội thành vô cùng tiện lợi và nhanh chóng, giúp bạn tránh được cảnh “bon chen” hay phải chờ đợi lâu như đi xe buýt. Trong số các dịch vụ hiện có, Xanh SM tự hào là đơn vị đặt xe thuần điện đầu tiên của Việt Nam.

  • 100% xe của Xanh SM là phương tiện mới, chạy bằng điện nên rất êm ái, không hơi mùi xăng dầu.
  • Giá cước công khai trên ứng dụng đặt xe, hiển thị rõ lịch trình di chuyển để khách hàng nắm được.
  • Có nhiều gói dịch vụ để bạn lựa chọn đăng ký như: Xanh SM Taxi (gói tiêu chuẩn), Xanh SM Luxury (gói cao cấp), Xanh SM Bike (xe máy điện).
  • Tài xế lái xe là những người vững tay lái, thái độ chuyên nghiệp – lịch sự với khách hàng.
  • Ứng dụng đặt xe thường xuyên cập nhật các chương trình giảm giá, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí di chuyển.
  • Sử dụng phương tiện di chuyển của Xanh SM là bạn đang hưởng ứng bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng phương tiện xả khí thải ra đô thị.

Các bạn hãy tải app đặt xe Xanh SM NGAY TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ hotline 1900 2088 để được tư vấn chi tiết về hành trình và dịch vụ nhé!

Đặt xe công nghệ qua ứng dụng Xanh SM:Di chuyển nhanh chóng - an toàn - nhiều ưu đãi! (Ảnh: Xanh SM)
Đặt xe công nghệ qua ứng dụng Xanh SM:Di chuyển nhanh chóng – an toàn – nhiều ưu đãi! (Ảnh: Xanh SM)

Lưu ý khi tham quan bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di tích Quốc gia đặc biệt. Vì vậy, mỗi du khách đến đây cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ di tích, di vật lịch sử. Khi đến tham quan Văn Miếu, bạn lưu ý một số điều sau:

  • Mua vé và xuất trình vé tham quan cho ban quản lý di tích Văn Miếu.
  • Luôn có ý thức bảo vệ môi trường, kiến trúc, cảnh quan trong khu vực. Không được nằm, ngồi, sờ, vẽ lên hiện vật, tượng, bia đá; không giẫm lên cỏ, hái hoa, bẻ cây xanh.
  • Giữ gìn trật tự an ninh và tuân thủ các quy định phòng chống cháy nổ.
  • Không được hút thuốc, không mang chất cháy nổ và vũ khí vào khu tham quan.
  • Khi đến tham quan nơi thờ tự, cần mặc trang phục lịch sự (không đội nón, mũ, mặc áo ngắn, áo hai dây, quần đùi,…).
  • Du khách phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu gây ra tổn thất đối với di tích.

Để chung tay bảo vệ di tích, du khách có thể tố cáo các hành vi phá hoại Văn Miếu qua SĐT: 0243.7471322 hoặc 0243.2115793.

Một số lưu ý khi đến tham quan bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám (Ảnh: Sưu tầm internet)
Một số lưu ý khi đến tham quan bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vậy là chúng ta đã cùng nhau  tìm hiểu về bia đá Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị  lịch sử – văn hóa của di tích quý giá này. Nếu có bất kỳ chia sẻ thú vị nào khác về bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám, hãy để lại bình luận bên dưới để cùng Xanh SM thảo luận nhé!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây