Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh: Hành trình về miền văn hoá cổ

Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh là một điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của vùng đất Quảng Nam. Nơi đây trưng bày gần 1000 hiện vật liên quan đến nền văn hóa cổ đại đã từng tồn tại ở vùng đất này từ khoảng 2000 năm trước.

Đôi nét về bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh được thành lập vào năm 1995. Đây là nơi được giới khoa học đánh giá là một trong những bảo tàng phong phú và độc đáo bậc nhất Việt Nam với gần 1000 hiện vật cổ gồm công cụ lao động, đồ trang sức, mộ chum,…

Bảo tàng là minh chứng thuyết phục cho một giai đoạn lịch sử rực rỡ của dân tộc
Bảo tàng là minh chứng thuyết phục cho một giai đoạn lịch sử rực rỡ của dân tộc (Ảnh: dulichhangkhong.com.vn)

Những hiện vật này đều được tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ học tại Hội An và các vùng lân cận. Chính điều này đã biến Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh trở thành một điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn khám phá lịch sử và văn hóa đặc sắc của vùng đất Quảng Nam.

Bảo tàng Sa Huỳnh ở đâu?

Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh tọa lạc tại số 149 đường Trần Phú, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Bảo tàng mở cửa từ 7:00 – 21:00 tất cả các ngày trong tuần (ngày 10 dương lịch hàng tháng Bảo tàng đóng cửa nhằm thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ).

Địa chỉ bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Quảng Nam
Địa chỉ bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Quảng Nam (Ảnh: Google Maps)

Địa điểm mua vé & giá vé

Vé tham quan Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh Hội An được bán tại các quầy vé trong khu vực Phố cổ Hội An, bao gồm:

  • Quầy vé Quảng trường Sông Hoài: Quầy vé nằm ngay tại quảng trường và gần bờ sông Hoài.
  • Quầy vé phía sau Chùa Cầu: Quầy vé này nằm gần đường Nguyễn Thị Minh Khai và phía sau Chùa Cầu
  • Quầy vé chợ Hội An: Quầy nằm bên trong khu vực chợ Hội An.

Ngoài ra, một số công ty du lịch cũng có cung cấp vé tham quan Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh Hội An trong các tour du lịch của họ. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với các công ty du lịch để biết thêm thông tin chi tiết.

Chỉ nên mua vé tham quan bảo tàng ở những đơn vị uy tín
Chỉ nên mua vé tham quan bảo tàng ở những đơn vị uy tín (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mức giá vé Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh Hội An được quy định như sau:

  • Đối với khách Việt Nam: 80.000 VNĐ/người.
  • Đối với du khách nước ngoài: 150.000 VNĐ/người.

Lưu ý: Thông tin về giá chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian, vui lòng liên hệ đến bảo tàng để được cập nhật chính xác nhất.

Cách di chuyển đến bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh Hội An

Để đến với Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, trước tiên bạn cần di chuyển đến Hội An. Dưới đây là một số gợi ý về phương tiện di chuyển đến Hội An từ các thành phố lân cận:

Phương tiện cá nhân

Từ trung tâm Tam Kỳ, bạn đi theo hướng Phan Châu Trinh đến Trần Quốc Toản, Nguyễn Tất Thành, Võ Chí Công đến Sơn Phong. Tại đây, bạn đi theo Phan Chu Trinh đến Trần Phú tại Cẩm Phô, điểm đến nằm tại  số 149 Trần Phú. Tổng quãng đường dài khoảng 49km, ước tính cần 55 phút di chuyển bằng ô tô cá nhân.

Gợi ý lộ trình di chuyển đến Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh tại Hội An
Gợi ý lộ trình di chuyển đến Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh tại Hội An (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu đi từ trung tâm Đà Nẵng, bạn đi dọc theo Tiểu La, Nguyễn Hữu Thọ, Võ Chí Công, ĐT607 đến Nguyễn Thị Minh Khai tại Cẩm Phô. Tại đây, bạn đi theo đường Phan Chu Trinh đến Trần Phú, điểm đến nằm bên tay trái (số 149). Tổng quãng đường di chuyển dài khoảng 28km, ước tính 38 phút di chuyển bằng ô tô cá nhân.

Phương tiện công cộng

Để tiết kiệm chi phí, từ điểm “Bến Xe Buýt Tam Kỳ”, bạn lên tuyến buýt số 04 đến “đối diện 59 Hùng Vương”. Sau đó, bạn đi bộ khoảng 200m đến “Công viên Hùng Vương”, lên tuyến buýt số 01 đến “Bến xe buýt Hội An” rồi bắt taxi hoặc đi bộ khoảng 1,6km đến 149 Trần Phú. Tổng thời gian di chuyển ước tính khoảng 3 giờ.

Đến bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An tiết kiệm bằng xe buýt
Đến bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An tiết kiệm bằng xe buýt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu xuất phát từ “Bến xe Đà Nẵng”, bạn lên tuyến buýt số 01 đến “Bến xe buýt Hội An” rồi bắt taxi hoặc đi bộ khoảng 1,6km đến 149 Trần Phú. Tổng thời gian di chuyển ước tính khoảng 1 giờ 30 phút.

Xe điện Xanh SM

Để tiết kiệm thời gian di chuyển và không cần bận tâm về đường đi, bạn có thể cân nhắc dịch vụ Xanh SM. Đây là đơn vị xe công nghệ thuần điện thân thiện với môi trường, mang đến chuyến đi êm ái, không mùi xăng dầu và tiếng ồn động cơ.

Trải nghiệm di chuyển 5 sao đến Bảo tàng và các khu vực lân cận tại Hội An
Trải nghiệm di chuyển 5 sao đến Bảo tàng và các khu vực lân cận tại Hội An (Ảnh: Xanh SM)

Đặc biệt, Xanh SM còn mang đến nhiều chương trình hấp dẫn cho mỗi chuyến đi, giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí di chuyển. Do đó, để tận hưởng những ưu đãi này, dưới đây là hướng dẫn chi tiết với 5 bước đơn giản:

  • Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng Xanh SM trên điện thoại (mở ứng dụng nếu đã cài sẵn).
  • Bước 2: Nhập điểm đón và điểm đến là “Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh”, chọn loại xe phù hợp.
  • Bước 3: Nhập mã giảm giá hoặc dùng các voucher (nếu có) tại mục “Ưu đãi”.
  • Bước 4: Kiểm tra lại thông tin một lần nữa và xác nhận đặt xe.
  • Bước 5: Thanh toán, chờ xe đến trong ít phút và bắt đầu hành trình của bạn.
Nhanh tay đặt xe qua ứng dụng để thêm nhiều cơ hội nhận ưu đãi trên chuyến đi
Nhanh tay đặt xe qua ứng dụng để thêm nhiều cơ hội nhận ưu đãi trên chuyến đi (Ảnh: Xanh SM)

Hệ thống hiện vật tiêu biểu

Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh hiện đang trưng bày và lưu giữ gần 1.000 hiện vật quý giá, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Sa Huỳnh cổ xưa. Dưới đây là một số nhóm hiện vật tiêu biểu tại bảo tàng:

  • Chum gốm: Đây là loại hình hiện vật đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh, được dùng để đựng nước, thức ăn và chôn cất người đã khuất.
  • Bát, đĩa, nồi: Các đồ dùng gia dụng hàng ngày của người dân Sa Huỳnh, điều này cho thấy trình độ chế tác gốm khá phát triển của họ.
  • Rìu đá, cuốc, thuổng: Các công cụ bằng đá và kim loại được sử dụng trong nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác.
  • Dao, liềm: Các công cụ dùng trong sinh hoạt hàng ngày và sản xuất.
  • Mũi tên, giáo: Các loại vũ khí được sử dụng trong săn bắn và chiến tranh.
  • Khuyên tai, vòng tay, hạt chuỗi: Làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, thủy tinh, kim loại, thể hiện sự khéo léo và gu thẩm mỹ của người Sa Huỳnh.
  • Đèn gốm: Dùng để chiếu sáng.
  • Bàn mài: Dùng để mài các công cụ.
Những minh chứng cho nền văn hóa cổ xưa đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ trên đất nước ta
Những minh chứng cho nền văn hóa cổ xưa đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ trên đất nước ta (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh còn trưng bày một số hiện vật khác như xương động vật, vỏ sò, và các vật dụng sinh hoạt khác. Các hiện vật này không chỉ có giá trị về mặt khảo cổ học mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đời sống, kinh tế, xã hội và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ xưa.

Các di vật quý hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng
Các di vật quý hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng (Ảnh: hoianheritage.net)

Nét văn hoá Sa Huỳnh độc đáo

Theo thuyết minh bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh, vào tháng 7/1989, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều di tích khảo cổ học quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt trong việc nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh. Các di tích này nằm trong bản đồ phân bố khảo cổ học Tiền – Sơ sử ở miền Trung, bao gồm:

  • Bãi Ông: Được phát hiện vào năm 1989, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật thuộc văn hóa Sa Huỳnh, như đồ gốm, đồ trang sức, công cụ lao động,…
  • Hậu Xá 2: Đây là một khu mộ táng chum lớn dùng để chôn cất người đã khuất cùng với nhiều đồ tùy táng khác.
  • An Bang: Di tích cũng là một khu mộ táng chum khác với nhiều chum gốm và đồ tùy táng.
  • Xuân Lâm: Đây là một khu dân cư cổ với nhiều dấu vết của cuộc sống sinh hoạt của người Sa Huỳnh, như nền nhà, bếp, công cụ lao động,…
  • Đồng Na, Trảng Sỏi, Lăng Bà, Thanh Chiếm, Cẩm Phô: Đây là các di tích cư trú và mộ táng khác, cũng được phát hiện vào năm 1989.
Hình ảnh về các cán bộ và di vật trong khai quật di chỉ Hậu Xá
Hình ảnh về các cán bộ và di vật trong khai quật di chỉ Hậu Xá (Ảnh: qta.org.vn)

Sau hơn 10 năm khảo sát, nghiên cứu bằng các phương pháp khai quật kết hợp với xét nghiệm, tham chiếu,… các nhà khảo cổ học đã làm sáng tỏ nhiều điều thú vị về người Sa Huỳnh cổ xưa. Cụ thể:

  • Phần lớn các di tích được tìm thấy ở Hội An đều tập trung ở các cồn, bàu ven biển và đầm lầy được hình thành qua quá trình bồi tụ trầm tích và biển lùi.
  • Một số ít hiện vật được tìm thấy tại đảo Cù Lao Chàm và Bãi Ông.

Điều này cho thấy, từ thời tiền sử đã xuất hiện cư dân bản địa đã sinh sống ở những khu vực này. Vào thời điểm này, tổ tiên của chúng ta đã biết khai thác, chế biến các sản vật từ biển và rừng, phát triển nghề trồng lúa nước.

Những nét đặc sắc trong văn hóa Sa Huỳnh được khám phá qua nhiều năm
Những nét đặc sắc trong văn hóa Sa Huỳnh được khám phá qua nhiều năm (Ảnh: hoianheritage.net)

Bên cạnh đó, các ngành nghề thủ công như dệt vải, thợ mộc, làm đồ trang sức và rèn cũng bắt đầu phát triển. Điều này đã mở ra cơ hội thương với các quốc gia lân cận. Như vậy, có thể nói rằng, sự phát triển của văn hóa Sa Huỳnh Hội An là tiền đề quan trọng cho sự hình thành cảng thị Hội An vào thế kỷ XVII.

Sự phát triển của văn hóa Sa Huỳnh góp phần làm đa dạng và phong phú văn hóa Việt Nam
Sự phát triển của văn hóa Sa Huỳnh góp phần làm đa dạng và phong phú văn hóa Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nội quy khi tham quan bảo tàng

Khi tham quan Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh tại Hội An, dưới đây là một số nội quy mà bạn cần tuân thủ:

  • Trang phục lịch sự, kín đáo, phù hợp với không gian văn hóa của bảo tàng.
  • Không sờ vào hiện vật.
  • Mọi hành vi gây hư hại tài sản/di vật đều phải bồi thường.
  • Giữ trật tự, không xả rác và không ăn uống trong khu vực trưng bày.
  • Không tự ý hút thuốc hoặc mang đồ vật nguy hiểm vào bảo tàng.
  • Mọi góp ý, yêu cầu vui lòng liên hệ với quản lý bảo tàng hoặc ghi vào sổ góp ý.
Nội quy tham quan bảo tàng nhằm mục đích bảo vệ hiện vật, duy trì không gian văn hóa
Nội quy tham quan bảo tàng nhằm mục đích bảo vệ hiện vật, duy trì không gian văn hóa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các điểm tham quan quanh bảo tàng

Hội An không chỉ nổi tiếng với những công trình kiến trúc cổ kính mà còn là nơi tập trung nhiều bảo tàng lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc. Ngoài Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, bạn có thể khám phá thêm những bảo tàng nổi tiếng khác ở Hội An như:

  • Phố cổ Hội An (cách khoảng 1,1km): Đây là một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, nổi bật với những ngôi nhà cổ kính, những con đường lát gạch và những chiếc đèn lồng lung linh.
  • Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An (cách khoảng 1,5km): Bảo tàng trưng bày các hiện vật, hình ảnh có giá trị văn hóa phi vật thể. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về các phong tục tập quán, nghề truyền thống và văn hóa dân gian đặc sắc của người dân xứ Hội.
  • Tháp Bằng An (cách khoảng 11,5km): Tháp Bằng An là một trong những công trình kiến trúc Chăm Pa nổi tiếng với kiến trúc độc đáo. Từ trên tháp, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực, bao gồm sông Thu Bồn và những cánh đồng lúa xanh mướt.
Đừng quên ghé thăm Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An khi có dịp đến đây
Đừng quên ghé thăm Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An khi có dịp đến đây (Ảnh: qta.org.vn)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh  

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bảo tàng, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp liên quan.

Bảo tàng được thành lập năm nào?

Bảo tàng được thành lập vào năm 1994.

Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh trưng bày những gì?

Bảo tàng trưng bày các hiện vật về đời sống và sinh hoạt của cư dân Sa Huỳnh xưa.

Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh có những điểm đặc biệt gì?

Bảo tàng là một trong những nơi hiếm hoi ở Quảng Nam trưng bày các hiện vật về văn hóa Sa Huỳnh. Đây là một nền văn hóa cổ có quan hệ với cả khu vực Đông Nam Á, Nam Ấn và Trung Hoa.

Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá lịch sử, văn hóa Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung. Và để quá trình di chuyển đến bảo tàng thêm tiện lợi và thoải mái, bạn có thể lựa chọn Xanh SM – dịch vụ xe công nghệ thuần điện tiên phong tại Việt Nam.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin