Khám phá điểm đến: Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là một trong những bảo tàng quốc gia nổi tiếng, nơi lưu giữ và tôn vinh di sản văn hóa của 54 dân tộc trên khắp mọi miền tổ quốc. Trước khi ghé thăm bảo tàng, bạn hãy cùng theo chân Xanh SM trở về nguồn cội, cùng tìm hiểu thêm thông tin nơi này qua bài viết nhé!

Giới thiệu về bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam là nơi lưu giữ, tôn vinh nét đẹp đời sống, phong tục, tập quán của 54 dân tộc. Vậy bảo tàng này ở đâu? Lịch sử hình thành và phát triển như thế nào?

Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở đâu?

Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nơi hội tụ, lưu giữ, trưng bày và giới thiệu những tư liệu lịch sử và bản sắc văn hóa các dân tộc tại Việt Nam. Bảo tàng tọa lạc tại đường Đội Cấn, phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên và cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km.

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái Nguyên
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái Nguyên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để tiếp cận bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện như tàu điện ngầm, xe buýt, ô tô, xe máy. Dưới đây là một số cách di chuyển phổ biến, bao gồm:

  • Di chuyển bằng xe máy: Du khách đi xe máy từ Hà Nội đến bảo tàng sẽ mất khoảng 1 – 1,5 giờ. 
  • Di chuyển bằng xe buýt: Xe buýt khá linh hoạt, chi phí rẻ, có các tuyến 07, 142, 38, 39 và 68 từ Hà Nội. Du khách có thể đi từ bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát hoặc Gia Lâm với cước phí 50.000 – 100.000 VND, tiếp tục đi taxi hoặc xe buýt nội tỉnh (tuyến 03) khoảng 5 – 7 km để đến bảo tàng.
  • Di chuyển bằng ô tô, xe máy: Dịch vụ thuê xe Xanh SM là lựa chọn mà bạn nên cân nhắc nếu bạn ưu tiên sự thoải mái, muốn trải nghiệm an toàn, tiện nghi, bảo vệ môi trường nhưng vẫn nhanh chóng.

Với Xanh SM, du khách có thể di chuyển linh hoạt, không phải cố định thời gian như đi tàu điện ngầm hay xe buýt. Bạn có các lựa chọn linh hoạt, bao gồm Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury. Thời gian di chuyển trong khoảng 30 – 45 phút, cước phí từ 12.500 – 21.000 VND/ 1km đầu, chiết khấu cước chiều về chỉ 60%.

TẢI APP XANH SM để đặt xe nhanh chóng và dễ dàng!

Xanh SM giúp du khách di chuyển nhanh chóng, tiện lợi và an toàn
Xanh SM giúp du khách di chuyển nhanh chóng, tiện lợi và an toàn (Ảnh: Xanh SM)

Lịch sử hình thành và phát triển

Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng năm 1960 với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Việt Bắc. Nhiệm vụ chính của bảo tàng là nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử khu Việt Bắc.

Năm 1976, khu tự trị Việt Bắc giải thể, bảo tàng Việt Bắc chuyển giao về trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin quản lý. Ở giai đoạn này, bảo tàng chuyển hướng nội dung hoạt động từ Bảo tàng tổng hợp sang Bảo tàng chuyên ngành Văn hóa dân tộc.

Năm 1990, nơi đây được đổi tên thành Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam theo phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Văn hóa.

Bảo tàng Việt Bắc đổi thành bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 1990
Bảo tàng Việt Bắc đổi thành bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 1990 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các lưu ý quan trọng khi tham quan bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Khi tham quan bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, du khách cũng cần lưu ý chọn thời gian tham quan để tránh đông đúng, chuẩn bị trang phục phù hợp, một ít vật dụng mang theo và cẩn thận với hiện vật.

Nếu chưa có kinh nghiệm, có thể thuê hướng dẫn viên và phải tham khảo trước giá vé. Cụ thể:

Thời gian tham quan lý tưởng

Giờ mở và đóng cửa tại bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được cố định như sau:

  • Giờ mở cửa: 7:00 – 11:30 sáng và 13:30 – 17:00 chiều hằng ngày, kể cả ngày lễ.
  • Thời gian đóng cửa: Các ngày thứ Hai hàng tuần.

Lưu ý: Để tránh tình trạng đông đúc, nhất là mùa du lịch cao điểm, du khách nên cân nhắc đi vào buổi sáng. Thời điểm tháng 9 – 11 là lúc bảo tàng ít đông khách nhất, không khí tương đối mát mẻ, thuận lợi cho việc tham quan.

Trang phục và vật dụng mang theo

Bảo tàng không có yêu cầu đặc biệt về trang phục của khách tham quan. Tuy nhiên du khách cũng nên chuẩn bị quần áo và các vật dụng cá nhân phù hợp bởi diện tích khu vực tham quan khá lớn (gần 40.000m2). 

Trang phục phù hợp và vật dụng cần mang theo bao gồm:

  • Trang phục: Ưu tiên trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi, nhã nhặn, lịch sự như áo thun, áo sơ mi, quần tây, váy ngắn vừa phải,… đặc biệt nên chọn giày thể thao hoặc giày đế thấp.
  • Vật dụng cá nhân: Mang theo nước lọc, mũ nón, kem chống nắng, áo khoác chống nắng, nhất là vào mùa nắng nóng để tránh bị sốc nhiệt, mất nước.
Trang phục tham quan bảo tàng nên gọn gàng, thoải mái
Trang phục tham quan bảo tàng nên gọn gàng, thoải mái (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn viên 

Bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện lịch sử thú vị mà có thể bạn chưa từng biết đến. Vậy nên, việc thuê hướng dẫn viên sẽ giúp hành trình tham quan thêm phần ý nghĩa và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, khi thuê hướng dẫn viên du lịch, du khách sẽ nhận được một số lợi ích như:

  • Cập nhật thông tin lịch sử, nguồn gốc, giá trị văn hóa của từng hiện vật. Một số hiện vật còn có câu chuyện riêng mà chỉ có hướng dẫn viên mới có thể chia sẻ.
  • Giải đáp thắc mắc bất kỳ lúc nào, giúp du khách hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán và lịch sử các dân tộc một cách trực quan, thú vị nhất.
  • Hướng dẫn viên lựa chọn khu vực tham quan đẹp nhất, phù hợp nhất theo quỹ thời gian mà du khách mong muốn, đảm bảo du khách không bị bỏ sót địa điểm tham quan đẹp nhất.
  • Du khách tập trung hơn vào hiện vật, dễ dàng tiếp thu kiến thức, cảm nhận được nét đẹp văn hóa mà không có cảm giác nhàm chán.
Hướng dẫn viên giúp chuyến đi tham quan thú vị, thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn
Hướng dẫn viên giúp chuyến đi tham quan thú vị, thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cẩn thận với các hiện vật quý

Mỗi hiện vật tại bảo tàng đều có giá trị văn hóa, lịch sử và là minh chứng cho đời sống và truyền thống các dân tộc Việt Nam. Do đó, để đảm bảo hiện vật được lưu giữ tốt nhất, du khách nên tuân thủ các quy định như:

  • Không chạm tay vào hiện vật, tranh ảnh, nhất là những đồ vật có giá trị văn hóa, lịch sử cao.
  • Tuân thủ quy định về chụp ảnh, ghi âm tại một số khu vực đặc biệt.
  • Chú ý đến các biển báo chỉ dẫn hoặc hỏi thêm thông tin từ nhân viên.
Chỉ nên ngắm nhìn, theo dõi hoặc nghe thông tin về hiện thay vì cố tình chạm tay
Chỉ nên ngắm nhìn, theo dõi hoặc nghe thông tin về hiện thay vì cố tình chạm tay (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giá vé tham quan và ưu đãi

Giá vé tham quan được bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam quy định như sau:

Đối tượngGiá vé (VNĐ/người/lượt)
Người lớn40.000
Sinh viên20.000
Học sinh10.000
Người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật nặng.Giảm 50%
Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, thẻ Người bạn Bảo tàng của BTDTHVN, người có thẻ ICOM, thẻ nhà báo, nhà tài trợ.Miễn phí

Lưu ý: Bảo tàng còn có hai dịch vụ khác là thuyết minh và chụp ảnh với mức phí gồm:

  • Phí thuyết minh: 50.000 – 100.000 VNĐ (gồm thuyết minh trong nhà tiếng Việt, ngoài trời tiếng Việt, toàn bộ bảo tàng tiếng Việt và trong nhà tiếng Anh/Pháp).
  • Phí chụp ảnh: 50.000 VNĐ/máy (máy ảnh du lịch) và 500.000 VNĐ/máy (máy ảnh chuyên nghiệp.

Kinh nghiệm tham quan và trải nghiệm tại bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Để có trải nghiệm tham quan bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam trọn vẹn, du khách có thể tham khảo các kinh nghiệm sau:

Các khu trưng bày đặc sắc

Hiện nay, hệ thống trưng bày tại bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam có 5 phòng trưng bày và một gian long trọng tại sảnh A với tổng diện tích gần 40.000m2. Các phòng trưng bày của bảo tàng được phân chia theo nhóm ngôn ngữ và vùng văn hóa, bao gồm:

  • Phòng số 1: Trưng bày, giới thiệu về văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Đồng bào sống chủ yếu với nghề trồng lúa nước, đánh cá, đời sống tâm linh có tục thờ cúng ông bà, tổ tiên. Nghề thủ công truyền thống phát triển ở trình độ cao.
  • Phòng số 2: Trưng bày, giới thiệu về văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Đồng bào sống chủ yếu ở nhà sàn, trồng lúa, có hệ thống dẫn nước bằng mương, mai, lái, lín, cọn nước.
  • Phòng số 3: Trưng bày, giới thiệu văn hóa các dân tộc thuộc 3 nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao, Tạng Miến và Ka Đai. Đồng bào giỏi canh tác nương rẫy, có chợ phiên, văn hóa ẩm thực, thêu thùa,…
  • Phòng số 4: Trưng bày, giới thiệu văn hóa 21 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me. Đồng bào chủ yếu làm nương rẫy, phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • Phòng số 5: Trưng bày, giới thiệu văn hóa các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo và nhóm ngôn ngữ Hán. Đồng bào cư trú chủ yếu trên cao nguyên đất đỏ và ven biển.

Mỗi phòng trưng bày đều có đầy đủ các hiện vật, tài liệu, hình ảnh gần gũi như: Phiên chợ vùng cao, lễ hội cồng chiêng của người Ê đê, các nghề thủ công truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hóa,..

Một phần trưng bày khu vực bên trong tại bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam
Một phần trưng bày khu vực bên trong tại bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc biệt, bảo tàng còn có hệ thống trưng bày ngoài trời với không gian 6 vùng văn hóa, bao gồm:

  • Vùng cao phía Bắc: Nơi tái hiện không gian sống, kiến trúc nhà ở của các dân tộc vùng núi.
  • Vùng thung lũng: Giới thiệu văn hóa, sinh hoạt của dân tộc sống tại thung lũng.
  • Vùng Trung du – Bắc Bộ: Trưng bày hiện vật, hình ảnh thể hiện văn hóa đặc trưng của trung du, đồng bằng Bắc Bộ.
  • Vùng miền Trung – Ven biển: Phản ánh đời sống, văn hóa, làng nghề các dân tộc ven biển miền Trung.
  • Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên: Phản ánh đời sống, không gian văn hóa các dân tộc Tây Nguyên như nhà rồng, cồng chiêng, nhà mồ.
  • Vùng Đồng bằng Nam Bộ: Giới thiệu văn hóa, sinh hoạt các dân tộc đồng bằng Nam Bộ.
Nhà rồng trong khuôn viên bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
Nhà rồng trong khuôn viên bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám phá văn hóa các dân tộc qua hiện vật

Mỗi hiện vật được trưng bày tại bảo tàng đều mang trong mình một câu chuyện văn hóa, truyền thống và lịch sử các dân tộc Việt Nam. Tại vị trí mỗi hiện vật, bảo tàng sẽ đề chú thích đầy đủ như công dụng, thời gian phát hiện, thể hiện nét văn hóa nào,…

Các hiện vật như nhạc cụ, trang phục dân tộc, đồ vật sinh hoạt được tìm kiếm, tổng hợp thành các bộ sưu tập. Qua đó, du khách có cái nhìn sống động hơn về cuộc sống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc.

Mỗi hiện vật tại bảo tàng đều mang dấu ấn văn hóa dân tộc Việt Nam
Mỗi hiện vật tại bảo tàng đều mang dấu ấn văn hóa dân tộc Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham gia các chương trình đặc biệt

Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các chương trình triển lãm, sự kiện văn hóa đặc biệt. Đây là cơ hội để du khách có thể trải nghiệm, tìm hiểu sâu hơn về văn hoá các dân tộc anh em bằng cách tham gia lớp dệt vải, làm gốm hoặc nghe trình diễn dân tộc.

Ví dụ: Sự kiện trưng bày và tuyên truyền “Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam” với 200 hiện vật, hình ảnh. Du khách được trực tiếp nghe ca trù, quan họ bởi những nghệ sĩ gạo cội và chụp ảnh cùng hiện vật lịch sử, mô hình.

Du khách được thăm quan, chụp ảnh trực tiếp với hiện vật tại các khu trưng bày
Du khách được thăm quan, chụp ảnh trực tiếp với hiện vật tại các khu trưng bày (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trải nghiệm văn hóa các dân tộc thông qua âm nhạc và múa

Bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn nhạc cụ dân tộc và múa truyền thống. Điển hình như đàn tính, khèn, cồng chiêng,… hoặc các điệu múa dân tộc đặc trưng.

Tại những buổi biểu dẫn văn hóa, du khách sẽ có một trải nghiệm trọn vẹn cả về thị giác, xúc giác và thính giác về sự phong phú của văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Du khách được xem trực tiếp các buổi biểu diễn văn hóa dân tộc tại bảo tàng
Du khách được xem trực tiếp các buổi biểu diễn văn hóa dân tộc tại bảo tàng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ di sản văn hóa mà còn là cầu nối giúp thế hệ trẻ và du khách quốc tế hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa mỗi dân tộc. Nếu bạn đang muốn tìm đường ghé thăm bảo tàng với giá phải chăng, chuyến đi an toàn và tiết kiệm thì hãy liên hệ đến Xanh SM. Đội ngũ nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây