Nằm giữa lòng Hà Nội, bảo tàng Phòng không Không quân không chỉ trưng bày những hiện vật lịch sử quý giá, mà còn tái hiện sống động những trận không chiến oanh liệt, ghi dấu tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân ta. Hành trình khám phá bảo tàng không chỉ là chuyến đi ngược dòng lịch sử mà còn là cơ hội để mỗi người hiểu thêm về lòng yêu nước, ý chí kiên cường và sự hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ Phòng không – Không quân Việt Nam.
Giới thiệu về bảo tàng Phòng không Không quân
Bảo tàng Phòng không Không quân trực thuộc Cục Chính trị – Quân chủng Phòng không – Không quân – Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiền thân của bảo tàng Phòng không là Phòng Truyền thống Bộ đội Phòng không, được thành lập từ năm 1958.

Năm 1999, Bảo tàng Phòng không – Không quân được thành lập dựa trên cơ sở sát nhập hai bảo tàng trước đó là Bảo tàng Phòng không và Bảo tàng Không quân. Năm 2004, bảo tàng Không Quân được xây dựng lại và chính thức mở cửa vào ngày 28/8/2007. Đây là nơi lưu giữ những hình ảnh, tư liệu, hiện vật quan trọng về quá trình hình thành, chiến đấu và phát triển của lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam. Với vai trò gìn giữ lịch sử và truyền thống, bảo tàng được xếp hạng Loại Hai trong hệ thống bảo tàng tại Việt Nam.
Vị trí và vai trò của bảo tàng Phòng không
Bảo tàng Phòng không tọa lạc tại một vị trí thuận tiện ngay trên tuyến đường huyết mạch Trường Chinh, dễ dàng tiếp cận từ trung tâm Hà Nội và các khu vực lân cận.
Địa chỉ: Số 173C Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
- Giá vé: Bảo tàng Phòng không Không Quân giá vé như sau:
- Trẻ em dưới 6 tuổi: 2.000 đồng/ vé (phí vệ sinh)
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: 5.000 đồng/ vé
- Người lớn (người Việt Nam): 10.000 đồng/ vé
- Người lớn (khách nước ngoài): 30.000 đồng/ vé
- Phí gửi xe: Xe máy là 3.000 đồng/ chiếc và ô tô là 20.000 đồng/ chiếc.
Lưu ý: Bảo tàng Phòng không Không quân giá vé trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời điểm. Bạn vui lòng liên hệ đến số 069.562322 để biết thông tin cụ thể về giá vé thời điểm hiện tại.
- Giờ mở cửa: Bảo tàng mở cửa hàng ngày, trừ thứ Sáu.
- Buổi sáng: Từ 08:00 đến 11:00 trưa.
- Buổi chiều: Từ 13:00 đến 16:00 chiều
- Cuối tuần (Thứ Bảy và Chủ Nhật): Du khách cá nhân có thể tham quan khu vực ngoài trời từ 16:00 – 18:30.

Bảo tàng Phòng không Không quân không chỉ là một địa điểm tham quan, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và bảo tồn những hiện vật lịch sử quý giá, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và tôn vinh những chiến công của lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam. Đây là nơi:
Lưu giữ và trưng bày các hiện vật lịch sử:
Nơi đây đang bảo quản hàng nghìn hiện vật, từ những chiếc máy bay từng tham chiến, hệ thống radar, tên lửa, pháo phòng không cho đến các bức thư, nhật ký, huân chương của các anh hùng liệt sĩ.
Tái hiện quá trình phát triển của lực lượng Phòng không – Không quân:
Các hiện vật và tư liệu giúp người xem hiểu rõ hơn về sự hình thành, phát triển, cũng như những trận chiến oanh liệt mà lực lượng này đã trải qua để bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
Giáo dục lịch sử và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ:
Bảo tàng là một địa chỉ quen thuộc của học sinh, sinh viên, giúp thế hệ trẻ thêm tự hào về lịch sử dân tộc và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước.
Với những giá trị to lớn về lịch sử và giáo dục, Bảo tàng Phòng không Không quân là một điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích lịch sử quân sự Việt Nam.

Hướng dẫn di chuyển đến bảo tàng Không quân thuận tiện
Bảo tàng Phòng không Không quân nằm trên trục đường Trường Chinh, gần ngã tư Giải Phóng – Tôn Thất Tùng, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau:
Di chuyển đến bảo tàng bằng phương tiện cá nhân
Nếu bạn sử dụng xe máy hoặc ô tô, có thể đi theo tuyến đường Giải Phóng hoặc Nguyễn Trãi để đến đường Trường Chinh. Bảo tàng có khu vực giữ xe thuận tiện cho cả xe máy và ô tô.
Nhìn chung, nếu bạn muốn di chuyển nhanh và linh hoạt, xe máy hoặc ô tô là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm, đường Trường Chinh thường ùn tắc, ô tô có thể khó tìm chỗ đỗ, đặc biệt vào những ngày đông khách. Hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm này để có lựa chọn di chuyển phù hợp.

Di chuyển bằng xe dịch vụ
Nếu ưu tiên tiết kiệm thì xe buýt là phương án hợp lý. Để đến bảo tàng bằng xe buýt, bạn có thể chọn các tuyến 16, 19, 24… Những tuyến xe này dừng tại các trạm gần bảo tàng, như trạm Trường Chinh – Giải Phóng hoặc Ngã Tư Sở. Từ đây, bạn chỉ cần đi bộ khoảng 5 – 10 phút là có thể đến nơi.
Mặc dù khá tiết kiệm và không cần phải lo tìm kiếm tuyến đường nhưng đi xe buýt có thể khiến bạn phải chờ lâu hoặc gặp tình trạng đông đúc. Hãy cân nhắc phương án di chuyển này nếu bạn cần đến bảo tàng gấp.
Hiện nay, Xanh SM là dịch vụ gọi xe công nghệ sử dụng phương tiện chạy điện, mang đến trải nghiệm di chuyển xanh, hiện đại và thân thiện với môi trường. Với nhiều lựa chọn phương tiện từ xe 2 bánh nhanh gọn đến 4 bánh rộng rãi, Xanh SM đáp ứng đa dạng nhu cầu di chuyển của bạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm phương án thuận tiện để đến Bảo tàng Phòng không Không quân thì Xanh SM là gợi ý lý tưởng. Không chỉ giúp bạn tránh khỏi nỗi lo tắc đường và khó tìm chỗ đỗ xe, dịch vụ này còn đảm bảo hành trình êm ái, không khói bụi, phù hợp với những ai yêu thích sự thoải mái và tiện nghi.
Sau khi tải ứng dụng Xanh SM và đăng ký thông tin là bạn có thể đặt xe ngay lập tức. Chọn loại phương tiện phù hợp, theo dõi hành trình trực tiếp trên ứng dụng và thanh toán dễ dàng khi đến nơi.

Dù bạn đi một mình hay cùng gia đình, Xanh SM đều mang đến giải pháp di chuyển an toàn, tiết kiệm và thân thiện với môi trường.
Lịch sử hình thành và phát triển bảo tàng Không quân
Bảo tàng Không quân có tiền thân là Phòng Truyền thống Bộ đội Phòng không, được thành lập vào năm 1958. Khi đó, lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam còn non trẻ, việc lưu giữ và trưng bày các hiện vật lịch sử nhằm mục đích giáo dục truyền thống và nâng cao tinh thần chiến đấu. Phòng Truyền thống ban đầu có quy mô nhỏ, chủ yếu lưu trữ các tư liệu, hiện vật về những trận đánh tiêu biểu của bộ đội phòng không trong kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trước sự phát triển của Quân chủng Phòng không Không quân và nhu cầu mở rộng không gian trưng bày, việc xây dựng một bảo tàng chuyên biệt được đặt ra. Đến năm 2004, công trình bảo tàng mới chính thức được khởi công xây dựng tại một địa điểm mới với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu bảo tồn và giới thiệu các hiện vật lịch sử.

Sau ba năm xây dựng, Bảo tàng Không quân được khánh thành vào ngày 28/8/2007, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử của Quân chủng Phòng không – Không quân.
Từ 2007 đến nay, bảo tàng tiếp tục được bổ sung nhiều hiện vật, nâng cấp không gian trưng bày và mở rộng các hoạt động phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục truyền thống.
Bảo tàng Không quân là nơi lưu giữ, bảo tồn các hiện vật lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam. Không chỉ phục vụ công tác giáo dục chính trị và truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, bảo tàng còn là địa điểm tham quan, nghiên cứu về lịch sử quân sự, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về những chiến công và sự hy sinh của lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam.
Các khu trưng bày chính tại bảo tàng Phòng không
Bảo tàng Phòng không Không quân Việt Nam có hệ thống trưng bày phong phú, phản ánh quá trình hình thành, chiến đấu và phát triển của Quân chủng Phòng không Không quân. Các khu trưng bày chính trong bảo tàng bao gồm:
Khu trưng bày ngoài trời
Với diện tích hơn 15.000m², bảo tàng trưng bày 102 hiện vật khối lớn được bố trí khoa học, tổng hợp sức mạnh của bốn lực lượng chủ chốt trong Quân chủng Phòng không – Không quân: pháo phòng không, máy bay, radar và tên lửa.

Những hiện vật này là vũ khí, khí tài, phương tiện đặc chủng đã đồng hành cùng bộ đội Phòng không – Không quân trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong giai đoạn bảo vệ biên giới và xây dựng đất nước.
Ngoài ra, bảo tàng Không quân còn trưng bày một số máy bay của quân đội Sài Gòn, do bộ đội ta thu giữ và sử dụng hiệu quả trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1979 – 1989).
Những hiện vật tiêu biểu gồm:
- Khẩu pháo 37mm của khẩu đội Tô Vĩnh Diện, từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 – được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
- Khẩu pháo 90mm do Mỹ sản xuất, được sử dụng trong trận đánh thắng lợi đầu tiên chống Mỹ ngày 5/8/1964.
- Máy bay Mi-4, phương tiện chở Bác Hồ đi công tác trong nhiều năm.
- Radar P-35, thiết bị phát hiện máy bay B52 từ xa và cảnh báo sớm 35 phút trước khi không quân Mỹ ném bom Hà Nội.
- Bệ phóng tên lửa, đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên ngay trong đêm 18/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
- Máy bay MiG-21, do phi công Phạm Tuân điều khiển, bắn hạ B52 vào đêm 27/12/1972.
- Máy bay A-37, thuộc phi đội Quyết Thắng, thực hiện cuộc tấn công lịch sử ném bom sân bay Tân Sơn Nhất năm 1975.
- Những chiếc máy bay đầu tiên được người Việt Nam tự chế tạo, đánh dấu sự phát triển của nền công nghiệp hàng không quốc gia.
- Máy bay Su-22, hiện vẫn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ bầu trời, biển và đảo của Tổ quốc.
- Bãi xác máy bay địch, gồm nhiều loại máy bay bị bộ đội Phòng không – Không quân bắn rơi, minh chứng cho những chiến công lẫy lừng của quân đội ta.

Khu trưng bày trong nhà
Khu trưng bày trong nhà của bảo tàng được bố trí trên hai tầng với diện tích hơn 3.000m², trưng bày gần 3.000 hiện vật, hình ảnh và tư liệu. Nội dung được sắp xếp theo tiến trình lịch sử phát triển của bộ đội Phòng không – Không quân (PK-KQ) và chia thành 8 đề mục lớn cùng 4 chuyên đề cố định.
Hệ thống trưng bày theo các tiến trình lịch sử
Bộ đội PK-KQ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954):
- Giới thiệu sự hình thành lực lượng phòng không trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Trận chiến Điện Biên Phủ và những chiến công của bộ đội cao xạ.
Sự ra đời và phát triển của lực lượng Phòng không – Không quân (1954 – 1964):
- Giai đoạn xây dựng và mở rộng lực lượng sau Hiệp định Genève 1954.
- Những bước tiến trong công tác huấn luyện, trang bị vũ khí.
Chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (1964 – 1972):
- Các trận đánh bảo vệ miền Bắc trước không quân Mỹ.
- Những chiến công vang dội trong các trận chiến chống không kích.

Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972:
- Cuộc đối đầu giữa bộ đội phòng không Việt Nam và không lực Hoa Kỳ.
- Chiến thắng 12 ngày đêm đánh bại B-52, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris 1973.
Bộ đội PK-KQ trong cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam (1975):
- Những chiến dịch không kích góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng.
- Phi đội Quyết Thắng – trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất.
Giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước (1977 – 1999):
- Bộ đội PK-KQ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc.
- Quá trình hiện đại hóa, sẵn sàng bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.
Các chuyên đề cố định:
- Đoàn kết Quân Dân – Sức mạnh từ mặt đất: Vai trò của nhân dân trong chiến tranh phòng không.
- Đoàn kết quốc tế: Sự giúp đỡ từ các nước bạn bè, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc.
- Hợp tác hữu nghị trong khối ASEAN: Mối quan hệ hợp tác giữa Không quân Việt Nam và các nước khu vực.
- Chuyến bay vũ trụ hợp tác quốc tế: Sự kiện phi công Phạm Tuân bay vào vũ trụ năm 1980.
Xây dựng Quân chủng PK-KQ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại:
- Những bước tiến trong hiện đại hóa lực lượng phòng không – không quân.
- Các loại vũ khí, khí tài mới được trang bị trong thời kỳ hiện đại.

Những hiện vật tiêu biểu
Bảo tàng sở hữu nhiều hiện vật quý giá, gắn liền với lịch sử chiến đấu và phát triển của Quân chủng PK-KQ:
- Khẩu súng phòng không thu được từ quân đội Pháp, từng bắn rơi máy bay địch trong kháng chiến chống Pháp.
- Trung đoàn pháo cao xạ 367 – đơn vị pháo cao xạ đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, gắn liền với sự hy sinh của anh hùng Tô Vĩnh Diện.
- Chiếc ghế trên máy bay Mi-4 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sử dụng khi đi công tác.
- Hiện vật của trận đánh ngày 5/8/1964, chiến thắng đầu tiên của bộ đội PK-KQ trong cuộc chiến chống Mỹ.
- Những hiện vật về chiến thắng Hàm Rồng (3/4/1965) – nơi Không quân Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Mở mặt trận trên không thắng lợi”.
- Huy hiệu Bác Hồ tặng các phi công Việt Nam khi bắn rơi máy bay Mỹ, trong đó phi công Nguyễn Văn Cốc được trao tặng 9 huy hiệu – phi công bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất.
- Chiến công của phi công Hà Văn Chúc với trận đấu “1 thắng 36” trước không quân Mỹ.
- Trận đánh tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ, thể hiện khả năng phối hợp giữa các lực lượng phòng không – không quân – hải quân.
- Sáng kiến chống nhiễu của Quân chủng PK-KQ (1968 – 1972), được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật.
- Hình ảnh và hiện vật về bảo vệ tuyến giao thông chiến lược trên đường Trường Sơn, nơi bộ đội PK-KQ đã lập nhiều chiến công.
- Chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12/1972, đánh bại cuộc tập kích chiến lược của Mỹ bằng B-52, buộc Washington phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.

Khu vực trải nghiệm đặc biệt
- Một mô hình tái hiện Chiến dịch 12 ngày đêm, giúp khách tham quan hình dung rõ nét về trận đánh trên không vang dội năm 1972.
- Khoang đổ bộ của tàu Liên hợp vũ trụ 36.
Quân chủng PK-KQ trong thời đại mới
Bảo tàng Phòng không Không quân cũng trưng bày những hình ảnh, tư liệu về sự phát triển cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại của Quân chủng Phòng không – Không quân ngày nay. Đây là minh chứng cho sự tiếp nối truyền thống hào hùng, đồng thời khẳng định vị thế sẵn sàng bảo vệ bầu trời, biển đảo và chủ quyền quốc gia trong thời đại mới.
Một số lưu ý khi tham quan bảo tàng Phòng không Không quân
Khi tham quan bảo tàng Phòng không Không quân, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ quy định về chụp ảnh và tiếp xúc hiện vật, không sờ vào hiện vật, chỉ chụp ảnh tại những khu vực được phép.
- Giữ gìn vệ sinh và trật tự, không xả rác bừa bãi, không gây ồn ào làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách tham quan khác.
- Liên hệ trước nếu đi theo đoàn để được sắp xếp hướng dẫn viên và hỗ trợ tốt nhất.
- Không mang theo thức ăn, đồ uống vào khu vực trưng bày để bảo vệ hiện vật và không gian bảo tàng.
- Không leo trèo, tự ý di chuyển hiện vật để tránh gây hư hỏng hoặc làm mất giá trị của hiện vật.
- Tôn trọng các biển báo, hướng dẫn trong bảo tàng, đi theo lối tham quan quy định để tránh làm gián đoạn trật tự chung.
- Giữ khoảng cách an toàn khi tham quan các hiện vật.
- Chú ý bảo vệ tài sản cá nhân, tránh để đồ đạc không có người trông coi trong suốt quá trình tham quan.
- Dẫn theo trẻ nhỏ cần có sự giám sát của người lớn.
- Không hút thuốc trong khuôn viên bảo tàng để giữ môi trường sạch đẹp và an toàn.
- Lắng nghe hướng dẫn viên, tìm hiểu thông tin một cách nghiêm túc để có trải nghiệm tham quan ý nghĩa.

FAQ – Mọi người cũng hỏi về bảo tàng Phòng không Không quân
Một số vấn đề được nhiều người quan tâm về Bảo tàng Phòng không Không quân chính là:
Mục đích chính của bảo tàng lịch sử Phòng không Không quân Việt Nam là gì?
Bảo tàng Không Quân nhằm lưu giữ, trưng bày các hiện vật, tư liệu lịch sử về quá trình xây dựng, chiến đấu và phát triển của lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam. Đồng thời, giúp giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức về lịch sử quân sự.
Bảo tàng Phòng không Không quân có tên tiếng Anh là gì?
Tên tiếng Anh của bảo tàng Phòng không Không quân là Air Force Museum
Phòng không Không quân đóng quân ở đâu?
Địa chỉ đóng quân của Phòng không Không quân ở 166 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội.
Có cần đặt vé trước khi tham quan không?
Không bắt buộc phải đặt vé trước khi tham quan bảo tàng Phòng không Không quân, nhưng nếu đi theo đoàn lớn hoặc muốn có hướng dẫn viên thì bạn nên liên hệ trước để sắp xếp.
Bảo tàng Không quân có hướng dẫn viên không?
Bảo tàng Không quân có hướng dẫn viên để giới thiệu về các hiện vật và lịch sử lực lượng Phòng không – Không quân. Bạn nên liên hệ đến số 069.562322 để được hướng dẫn cụ thể.
Bảo tàng Phòng không Không quân không chỉ là nơi lưu giữ những dấu ấn hào hùng của lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam mà còn là điểm đến ý nghĩa để thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử, tinh thần chiến đấu kiên cường của cha ông. Mỗi hiện vật trưng bày đều kể lại một câu chuyện về lòng yêu nước, ý chí quật cường và sự phát triển của lực lượng bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Nếu bạn yêu thích lịch sử, quân sự hay đơn giản muốn khám phá thêm về những chiến công oanh liệt thì đây chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua.
Xem thêm: