Với hàng trăm hiện vật quý giá, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh hiện là nơi lưu giữ nhiều ký ức về trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tham quan bảo tàng ngay để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và có những trải nghiệm cảm xúc sâu sắc!
Giới thiệu về Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật quý giá của vùng đất Sài Gòn – Gia Định xưa. Nơi đây đã và đang đóng góp to lớn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc.
Địa chỉ, thời gian tham quan
Đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là cơ hội để bạn kết nối với quá khứ, hiểu rõ hơn về văn hóa và con người Việt Nam qua các thời kỳ. Thông tin chi tiết:
Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Giờ mở cửa: Thứ Ba đến Chủ Nhật: 8:00 – 11:30 và 13:00 – 17:00 (Thứ Hai: Bảo trì, không mở cửa). Hotline: 028.3829.0268. Website: https://www.baotanglichsutphcm.com.vn/. Fanpage: https://www.facebook.com/BTLSQG.VNMH. |
Giá vé Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh cung cấp mức giá vé hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng khách tham quan. Cụ thể giá vé như sau:
Đối tượng | Giá vé |
Người lớn | 30.000 VNĐ |
Học sinh, sinh viên, trẻ em (từ 6 đến 16 tuổi) Người cao tuổi (công dân Việt Nam trên 60 tuổi) Người khuyết tật nặng | 15.000 VNĐ |
Trẻ em dưới 6 tuổi Người khuyết tật đặc biệt nặng Hộ nghèo | Miễn phí |
*Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm tháng 12/2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Lưu ý: Đối với các trường hợp được miễn hoặc giảm giá, du khách cần xuất trình giấy tờ chứng minh phù hợp theo quy định.
Lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh
Ban đầu bảo tàng có tên là Bảo tàng Kháng chiến chuyên trưng bày các hiện vật liên quan đến cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Chi tiết về lịch sử Bảo tàng như sau:
- 1929: Bảo tàng Blanchard de la Brosse được thành lập – đây bảo tàng đầu tiên ở Nam Việt Nam.
- 1956: Đổi tên thành “Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam”, trưng bày mỹ thuật cổ của một số nước châu Á.
- 1979: Chính thức đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 235QĐ-UB.
- 2012: Tòa nhà Bảo tàng được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
- Hiện nay: Bảo tàng sở hữu hơn 40.000 hiện vật từ thời nguyên thủy đến năm 1945, hiện vật từ ngắn hạn tới dài hạn.
Các hiện vật bao gồm đồ gốm, trang sức, vũ khí, nhiều tài liệu lịch sử… Hiện vật được chia thành nhiều bộ sưu tập đa dạng khác nhau để du khách tham quan. Trong đó có 12 bảo vật quốc gia là những món quà tri thức lịch sử – văn hóa vô giá.
Không gian trưng bày của Bảo tàng
Không gian trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh được chia thành nhiều phòng trưng bày. Cụ thể:
Không gian trưng bày ngắn hạn
Phòng trưng bày đặc biệt – Văn hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam. Hiện tại, bảo tàng đang tổ chức một triển lãm về văn hóa các dân tộc phía Nam.
Triển lãm này mang đến những hiện vật độc đáo từ các dân tộc như Khmer, Chăm và Hoa. Mỗi hiện vật đều kể câu chuyện về phong tục tập quán và đời sống của các cộng đồng dân tộc.
Không gian trưng bày thường xuyên
Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh có không gian trưng bày thường xuyên độc đáo và sâu sắc về lịch sử dân tộc qua các thời kỳ Nguyên thủy đến thời Nguyễn.
Phòng 1 – Thời Nguyên thủy: Không gian này giới thiệu các hiện vật khảo cổ từ thời kỳ cách đây khoảng 500.000 năm. Du khách sẽ thấy những công cụ bằng đá thô sơ và các mảnh gốm chứng minh sự sinh sống của tổ tiên người Việt.
Phòng 2 – Thời Dựng nước và Giữ nước (2879 TCN – 938): Những hiện vật từ các nền văn hóa như Đông Sơn và Óc Eo. Các hiện vật cho thấy sự phát triển của các nhà nước cổ đại như Văn Lang và Champa.
Phòng 3 – Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009): Gian trưng bày này tái hiện lại những biến động lịch sử sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền. Các hiện vật thể hiện quá trình thống nhất đất nước dưới triều Đinh và Tiền Lê – một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Phòng 4 – Thời Lý (1009 – 1225): Không gian này nổi bật với các hiện vật văn hóa, nghệ thuật của triều đại Lý. Những chiếc đĩa, ấm trà và hoa sen thể hiện sự thịnh vượng và phát triển của nền văn minh Việt Nam thời kỳ này.
Phòng 5 – Thời Trần – Hồ (1226 – 1407): Gian trưng bày này mô tả sự phát triển rực rỡ của triều Trần, đặc biệt là các chiến thắng lừng lẫy chống quân Nguyên xâm lược. Những hiện vật văn hóa và nghệ thuật từ thời kỳ này phản ánh sự hưng thịnh của đất nước.
Phòng 6 – Văn hóa Chămpa: Bảo tàng hiện đang lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật Chăm Pa tinh xảo. Tượng Devi Hương Quế là điểm nhấn nổi bật của trưng bày. Đây là một trong những biểu tượng văn hóa lớn của nền văn minh Chăm phản ánh sự giao thoa giữa tôn giáo và nghệ thuật.
Phòng 7 – Văn hóa Óc Eo: Triển lãm về nền văn hóa Óc Eo đang thu hút sự chú ý với nhiều hiện vật quý giá. Đồ trang sức bằng vàng, đồng và các loại đá quý thể hiện trình độ tinh xảo của nghệ thuật chế tác.
Phòng 8 – Điêu khắc đá Campuchia: Triển lãm tập trung vào các tác phẩm điêu khắc đá từ thế kỷ 9 đến 13. Những tác phẩm này thể hiện sự giao thoa của Phật giáo và Bà la môn giáo.
Phòng 9 – Thời Lê sơ – Mạc – Lê Trung Hưng (1428 – 1788): Những hiện vật trong không gian này ghi lại giai đoạn khôi phục đất nước của triều Lê. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ và các chính sách kinh tế – xã hội mới đã thúc đẩy sự phát triển của Đại Việt.
Phòng 10 – Thời Tây Sơn (1771 – 1802): Gian trưng bày này cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự tham gia của quần chúng trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Cung cấp hình ảnh các đồng tiền nổi bật của thời kỳ này.
Phòng 12 – Thời Nguyễn (1802 – 1945): Không gian này mô tả triều Nguyễn với những nỗ lực củng cố chính quyền và phát triển văn hóa. Không gian cho khách tham quan thấy nước ta đã đối mặt với nhiều thách thức từ thực dân Pháp. Các hiện vật phản ánh quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam.
Phòng 13 – Sưu tập Dương Hà: Bộ sưu tập độc đáo này được thực hiện bởi Giáo sư Dương Minh Thới và bà Hà Thị Ngọc. Những hiện vật ở Bảo tàng lịch sử Việt Nam HCM sưu tầm từ những năm 30 – 40 của thế kỷ 20.
Phòng 14 – Gốm một số nước Châu Á: Trưng bày này giới thiệu các loại gốm từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Những hiện vật gốm này thể hiện kỹ thuật chế tác độc đáo và phong cách nghệ thuật riêng của từng vùng.
Phòng 16 – Sưu tập Vương Hồng Sển: Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển đã để lại một di sản lớn với hơn 800 cổ vật. Triển lãm này giới thiệu đa dạng hiện vật từ nhiều chất liệu khác nhau. Những hiện vật này phản ánh sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam và các nước láng giềng từ thế kỷ 10 đến 14.
Khu vực ngoài trời – vị trí trưng bày súng thần công
Khẩu súng thần công nằm trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng. Hiện vật này ra đời vào khoảng thế kỷ 18 – 19, lúc này vũ khí quân sự nước ta đang có những bước tiến đáng kể.
Đến tham quan, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng kỹ thuật chế tạo tinh xảo của loại súng. Bạn cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu về vai trò của súng thần công trong các cuộc chiến tranh lịch sử chống lại giặc ngoại xâm.
Khu vực ngoài trời nơi đặt súng thần công cũng là một không gian thoáng đãng, lý tưởng cho việc chụp ảnh. Đây là điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá lịch sử và văn hóa tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử HCM
Để có một chuyến tham quan bảo tàng trọn vẹn bạn nên cân nhắc bỏ túi một số kinh nghiệm sau đây:
- Cân nhắc đi bảo tàng vào buổi sáng sớm: Nếu có thể hãy đến Bảo tàng lịch sử TP HCM vào buổi sáng hoặc giữa tuần để có không gian thoải mái để khám phá.
- Mặc quần áo trang phục nghiêm túc: Nên chọn màu sắc trung tính, quần áo kín đáo để thể hiện sự tôn trọng đối với không gian văn hóa và nghệ thuật.
- Tìm hiểu trước về sơ đồ hiện vật trong bảo tàng: Khi vào bảo tàng bạn sẽ nhận được một sơ đồ tham quan hiện vật, bạn hãy tìm hiểu kỹ sơ đồ để không bỏ lỡ bất kỳ hiện vật nào.
Hướng dẫn di chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh
Để giúp bạn dễ dàng đến Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh, dưới đây là một số cách di chuyển lợi ích nhất:
- Phương tiện cá nhân: Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khi đến ngã tư Pasteur – Nguyễn Bỉnh Khiêm bạn hãy rẽ trái. Viện Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh nằm ngay bên trái đường nên bạn rất dễ dàng nhận thấy.
- Xe buýt: Xe buýt là phương tiện công cộng tiện lợi và tiết kiệm. Nhiều tuyến xe buýt đi qua Bảo tàng HCM bao gồm: 52, 06, 14, 19, 45, 30, 56. Khi đến trạm Pasteur – Nguyễn Bỉnh Khiêm bạn chỉ cần đi bộ khoảng 50m là đến nơi.
- Xe công nghệ: Để đến Bảo tàng Lịch sử Thành phố theo cách đơn giản và thân thiện với môi trường hãy chọn dịch vụ của xe điện Xanh SM.
Bạn có thể đặt xe qua 2 cách:
Cách 1: Đặt xe qua Hotline: 1900 2088.
Cách 2: Đặt xe qua ứng dụng Xanh SM.
Hiện Xanh SM có đa dạng các loại hình xe dịch vụ như: Xanh SM Luxury, Xanh SM Taxi hay Xanh SM Bike phù hợp cho di chuyển cá nhân và di chuyển theo nhóm. Bạn có thể cân nhắc đặt xe phù hợp với nhu cầu của bản thân nhất.
FAQ – Mọi người hay hỏi về Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiều bạn khi tìm hiểu về bảo tàng gặp các câu hỏi thắc mắc, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là:
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm nào?
Bảo tàng chính thức thành lập năm 1929, là bảo tàng đầu tiên của miền Nam.
Ai là người ký quyết định thành lập bảo tàng Lịch sử HCM?
Người ký quyết định thành lập bảo tàng là Thống đốc Nam Kỳ – Blanchard de la Brosse.
Các đời giám đốc bảo tàng là những ai?
Các Giám đốc Bảo tàng (từ 1929 đến nay) gồm có:
- Jean Bouchot: 1928 – 1932
- Louis Malleret: 1932 – 1948
- Pierre Dupont: 1948 – 1950
- Bernard Groslier: 1951 – 1954
- Vương Hồng Sển: 1956 – 1964
- Nguyễn Gia Đức: 1964 – 1969
- Nghiêm Thẩm: 1969 – 1975
- Lâm Bỉnh Tường: 1975 – 1978
- Lê Trung: 1978 – 1984.
- Trần Văn Triệu: 1984 – 1986
- Lê Trung: 1986-1998.
- Trịnh Thị Hòa: 1998 – 2005
- Trần Thị Thúy Phượng: 2005 – 2013
- Hoàng Anh Tuấn: 2013 đến nay.
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh là không gian tái hiện những câu chuyện lịch sử phong phú của dân tộc. Mỗi góc nhỏ của bảo tàng đều mang trong mình một phần hồn cốt của lịch sử Việt Nam. Hãy đến và trải nghiệm một hành trình không thể quên tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM bạn nhé.