Bảo tàng Đắk Lắk là biểu tượng của văn hóa Tây Nguyên, lưu giữ hàng ngàn câu chuyện lịch sử và giá trị truyền thống. Với kiến trúc độc đáo và hiện vật quý giá, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng hiện vật mà còn có cơ hội hiểu thêm về hành trình bảo tồn nét đẹp văn hóa qua thời gian.
Giới thiệu bảo tàng Đắk Lắk: Điểm đến đầy cảm hứng của Tây Nguyên
Địa chỉ: Cổng số 1: 02 Y Ngông, Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Cổng số 2: 12 Lê Duẩn, Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột. Giờ mở cửa: 7h30 – 16h30: Từ thứ Ba đến thứ Sáu hàng tuần 8h00 – 16h00: Thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết Giá vé: Người lớn: 30.000 VNĐ/người Trẻ em trên 1m2: 20.000 VNĐ/người Trẻ em dưới 1m2: miễn phí |
Bảo tàng Đắk Lắk – một trong những bảo tàng hiện đại và phong phú tại Việt Nam. Không chỉ giới hạn ở các hiện vật của Tây Nguyên, nơi đây còn trưng bày nhiều hiện vật quan trọng phản ánh nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.
Bảo tàng mở ra hành trình khám phá quá khứ, với các di sản tự nhiên, văn hóa và lịch sử của các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng đất này. Qua các khu trưng bày phong phú, du khách có cơ hội nhìn lại toàn cảnh sự phát triển của đất nước và con người nơi đây, từ những dấu ấn thời tiền sử cho đến đời sống hiện đại.
Cách di chuyển đến bảo tàng Đắk Lắk: Hành trình bắt đầu từ đâu?
Bảo tàng nằm ở số 02 Y Ngông, Tư An, ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Tùy thuộc vào khoảng cách mà bạn có thể lựa chọn đi bộ, đi xe máy, xe bus hoặc taxi để thăm quan bảo tàng.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Địa chỉ bảo tàng Đăk Lăk nằm ở ngay đường Lê Duẩn – một trong những trục đường chính của thành phố Buôn Mê Thuột. Nếu bạn đi từ Quốc lộ 14, chỉ cần rẽ vào đường Lê Duẩn và tiếp tục đi thẳng đến số 12.
Di chuyển bằng xe buýt
Để di chuyển đến Bảo tàng Đắk Lắk bằng xe buýt, bạn có thể chọn các tuyến xe sau đây:
Tuyến xe buýt gợi ý:
- Tuyến số 1: Đạt Lý – Cư Jút
- Tuyến số 4: Eakao – Bến xe phía Bắc Buôn Ma Thuột
- Tuyến số 6: Buôn Ma Thuột – Xã Ea Kiết huyện Cư M’gar
- Tuyến số 7: Krông Pắc – Buôn Ma Thuột
- Tuyến số 9: Buôn Hồ – Buôn Ma Thuột
- Tuyến số 10: Buôn Ma Thuột – Krông Ana
- Tuyến số 11: Buôn Ma Thuột – Krông Bông
- Tuyến số 12: Buôn Ma Thuột – Lăk
- Tuyến số 13: Buôn Ma Thuột – Krông Nô tỉnh Đắk Nông
- Tuyến số 15: Buôn Ma Thuột – Buôn Đôn
- Tuyến số 23: Buôn Ma Thuột – Ea M’Dróh (Cư Mgar)
- Tuyến số 24: Buôn Ma Thuột – Thị xã Gia Nghĩa Đắk Nông
Giá vé:
- Vé lượt: 10.000 – 100.000 VNĐ (tùy tuyến).
- Vé tháng: 100.000 – 200.000 VNĐ (tùy đối tượng và khu vực).
Lưu ý:
- Kiểm tra lịch trình tuyến buýt trên ứng dụng như “BusMap” để chọn chuyến phù hợp và dừng đúng điểm.
- Trước khi xuống xe cần nhấn nút thông báo muốn xuống ở trạm kế tiếp để bác tài có thể dừng xe đúng điểm.
- Đảm bảo chuẩn bị tiền lẻ hoặc thẻ vé tháng để tránh mất thời gian khi lên xe.
- Cần phải giữ vé xe bus trong suốt hành trình, vì thường xuyên có người kiểm soát vé, nếu làm mất bạn sẽ phải mua lại vé mới.
Di chuyển bằng xe điện Xanh SM
Để bảo vệ môi trường và tận hưởng một chuyến đi tuyệt vời, bạn có thể lựa chọn dịch vụ di chuyển cùng Xanh SM – hãng xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay, Xanh SM đã chính thức có mặt tại thành phố Buôn Mê Thuột giúp hành trình của bạn trở nên thuận tiện và an toàn hơn.
Bạn có thể lựa chọn giữa các loại hình phục vụ sau:
- Xe Xanh SM taxi: Cung cấp các dòng xe 4 chỗ và 7 chỗ, phù hợp cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
- Xe Xanh SM Luxury: Dành cho những ai muốn trải nghiệm dịch vụ cao cấp với không gian sang trọng và thoải mái.
- Xe Xanh SM Bike: Nếu bạn ở gần địa điểm và muốn tiết kiệm, đây là lựa chọn lý tưởng.
Với các tính năng đặt xe nhanh chóng, thân thiện với môi trường và dịch vụ chăm sóc khách tận tình, Xanh SM sẽ giúp bạn di chuyển an toàn, nhanh chóng và thoải mái. Để đặt xe, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 2088 hoặc sử dụng ứng dụng đặt xe Taxi Xanh SM. Tải ứng dụng Xanh SM TẠI ĐÂY.
Lịch sử hình thành bảo tàng Đắk Lắk: Dấu ấn của quá khứ
Vào năm 1977, tỉnh ủy Đắk Lắk đã chính thức xây dựng nhà truyền thống với sứ mệnh bảo tồn và giới thiệu những giá trị lịch sử, văn hoá đặc sắc của các dân tộc. Tọa lạc tại số 12 đường Lê Duẩn, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Y Yung Adrơng, nơi đây khởi đầu với hơn 500 hiện vật giá trị.
Tới năm 1990, trải qua nhiều lần trùng tu, thay đổi, Nhà Truyền thống tỉnh được đổi tên thành “Bảo tàng Đắk Lắk”. Nơi đây đã không ngừng phát triển, trở thành biểu tượng lưu giữ và phát huy văn hóa Tây Nguyên và là một trong những bảo tàng hàng đầu Việt Nam.
Vào tháng 10/2004, bảo tàng đã có dự án hợp tác quốc tế với Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Với mục tiêu nâng cao chất lượng trưng bày hiện vật, cải thiện công tác tiếp đón khách tham quan theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, dự án cũng nhằm phát triển năng lực, kỹ năng và khả năng làm việc độc lập cho đội ngũ cán bộ Bảo tàng.
Ngày 27/02/2008, bảo tàng mới mang phong cách hiện đại xen lẫn nét truyền thống Tây Nguyên được khởi công xây dựng. Với diện tích hơn 9.000m², bảo tàng trở thành không gian giao thoa văn hóa độc đáo, lưu giữ những câu chuyện thiêng liêng của vùng đất bazan.
Bảo tàng Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu đáng kể nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Những cố gắng này đã đưa bảo tàng lên một tầm cao mới, trở thành biểu tượng văn hóa đáng tự hào của Tây Nguyên.
Năm 2012, bảo tàng vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng III và đến năm 2014, chính thức gia nhập ICOM – tổ chức bảo tàng quốc tế. Hiện nay, bảo tàng không chỉ là điểm đến giáo dục mà còn là niềm tự hào của Đắk Lắk, tiếp tục lan tỏa giá trị văn hóa Tây Nguyên ra thế giới.
Chiêm ngưỡng bức tranh đại ngàn thu nhỏ tại bảo tàng Buôn Ma Thuột
Cùng Xanh SM đến Bảo tàng Buôn Ma Thuột để chiêm ngưỡng bức tranh đại ngàn thu nhỏ. Một điểm đến lưu giữ nét đẹp thiên nhiên hoang sơ và văn hóa độc đáo của Tây Nguyên.
Vẻ đẹp ấn tượng của kiến trúc bên ngoài bảo tàng
Tọa lạc trên khuôn viên Biệt điện Bảo Đại – di tích quốc gia linh thiêng. Bảo tàng Đắk Lắk là minh chứng thành công cho dự án hợp tác giữa Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Kiến trúc nơi đây vô cùng hoàn hảo khi kết hợp tinh tế giữa phong cách cổ xưa và hiện đại. Với sự sáng tạo của con người và thiên nhiên, bảo tàng tạo nên một không gian văn hóa độc đáo, phản ánh sâu sắc đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Với diện tích 9.200m², được thiết kế theo mô hình nhà dài truyền thống của người Ê-đê. Tòa nhà được chia thành hai khối giao nhau: một khối dài vuông góc với đất, một khối ngắn làm sảnh đón tiếp khách tham quan. Đặc biệt, sử dụng vật liệu hiện đại trong thiết kế truyền thống, mang tới một công trình vừa hiện đại lại gần gũi với văn hóa bản địa.
Khám phá kiến trúc và dấu ấn độc đáo bên trong bảo tàng
Khu vực trưng bày của Bảo tàng gồm hơn 13.000 tài liệu, hiện vật và tranh ảnh được bố trí theo 6 chủ đề gồm: Không gian văn hoá dân tộc, lịch sử, đa dạng sinh học, dấu ấn thời gian, Quân – Dân Đắk Lắk và những ngôi nhà xưa ở Tây Nguyên.
Không gian văn hoá dân tộc
Tới với Bảo tàng Đắk Lắk, bạn sẽ được dẫn dắt tới một không gian văn hoá đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Tại đây, bạn sẽ hòa mình vào không gian 700m2 với 450 hiện vật tái hiện hoàn hảo về đời sống của các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.
Những vật dụng quen thuộc của người dân tộc Ê Đê, M’nông, Gia Rai như: gùi, thuyền độc mộc, cồng chiêng hay các sản phẩm thủ công như thổ cẩm, nhạc cụ… Giúp bạn dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về cuộc sống hay các giá trị văn hóa đặc trưng của người dân bản địa.
Không gian lịch sử
Khu vực lịch sử nằm ở cánh phải của bảo tàng, với diện tích 700 m2. Tại đây, hơn 400 hiện vật cùng hình ảnh, tư liệu và các đoạn phim sống động tái hiện dòng chảy lịch sử đầy hào hùng của Đắk Lắk, từ thời kỳ đồ đá sơ khai đến những năm tháng hiện đại.
Nổi bật nhất là các hiện vật như trống đồng Đông Sơn, ốc hóa thạch, cồng chiêng, chén đĩa cổ từ thời tiền sử và nhà đày Buôn Ma Thuột trong chiến dịch 1930-1945, súng, giường cách mạng trong chiến dịch 1945-1975, hay sa bàn trận mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Các công cụ như điện thoại, máy đánh chữ, con dấu của các tư lệnh, và cột mốc biên giới Việt Nam – Campuchia từ năm 1975 đến nay cũng góp phần kể lại câu chuyện của một vùng đất kiên cường.
Không chỉ dừng lại ở hiện vật, khu lịch sử còn mang đến những thước phim tái hiện chân thực các trận chiến khốc liệt trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Những hình ảnh ấy không chỉ khơi dậy lòng tự hào, mà còn khiến người xem cảm nhận sâu sắc giá trị của hòa bình và lòng biết ơn vô bờ đối với những hy sinh của cha ông.
Không gian đa dạng sinh học
Khu vực đa dạng sinh học với diện tích 350 mét vuông, đưa bạn vào không gian núi rừng Tây Nguyên hoang sơ, với hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Hơn 200 hiện vật, hình ảnh sinh động sẽ khiến bạn cảm nhận rõ hơn về thế giới tự nhiên.
Tại đây, bạn được chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công tinh xảo, làm từ nguyên liệu tự nhiên của núi rừng. Những món quà lưu niệm như một tác phẩm nghệ thuật, mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất hùng vĩ này, sẽ là món quà tuyệt vời cho chuyến hành trình của bạn.
Không gian chuyên đề dấu ấn thời gian
Vào ngày 19/4/2024, Bảo tàng Đắk Lắk đã khai mạc triển lãm chuyên đề mang tên “Dấu ấn thời gian”. Triển lãm giới thiệu 51 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Phạm Xuân Quang – Phó Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk. Ông cũng là hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk.
34 tác phẩm tranh cổ động có nội dung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. 17 tác phẩm tranh sơn dầu, bột màu và tranh khắc cao su cũng được trưng bày, thể hiện rõ nét sự sáng tạo, kết hợp tinh tế giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, hài hòa bản sắc dân tộc với xu hướng hội nhập.
Không gian chuyên đề Quân – Dân Đắk Lắk
Chuyên đề “Quân và dân Đắk Lắk chung sức đồng lòng” là một dự án nổi bật tại bảo tàng. Đây là sự kiện nhằm tôn vinh sự đoàn kết và cống hiến của dân quân tỉnh nhà trong các giai đoạn lịch sử quan trọng.
Sự kiện khai mạc đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, bao gồm các lãnh đạo địa phương, đại biểu và người dân. Chuyên đề giới thiệu hơn 300 hiện vật, hình ảnh và tư liệu quý giá. Tái hiện toàn bộ dấu ấn lịch sử, từ thời kỳ kháng chiến đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.
Các hiện vật đã thể hiện tinh thần đồng lòng của quân dân Đắk Lắk, trong các trận đánh lớn. Qua từng khu vực, bạn có thể cảm nhận được sự kiên cường, tinh thần yêu nước và ý chí mạnh mẽ của người dân Tây Nguyên.
Không gian chuyên đề những ngôi nhà xưa ở Tây Nguyên
Chuyên đề “Những ngôi nhà xưa ở Tây Nguyên” tại Bảo tàng Đắk Lắk mang đến cho du khách một cái nhìn rõ nét về văn hoá vùng đất Tây Nguyên. Sự kiện trưng bày các mô hình và hiện vật về kiến trúc truyền thống của người dân tộc bản địa (Ê Đê, M’Nông, và Gia Rai).
Điểm nhấn của triển lãm là các ngôi nhà dài của người Ê Đê và nhà rông của người Gia Rai, được tái hiện chi tiết, từ kết cấu đến các vật dụng thường ngày. Qua từng góc trưng bày, bạn sẽ cảm nhận từng kiểu kiến trúc, nơi cư trú và không gian sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.
Triển lãm không chỉ là dịp để tôn vinh di sản văn hóa kiến trúc mà còn là lời nhắc nhở về việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị quý báu này. Đây là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên.
Đầu tư tỉ mỉ để mang tới một bảo tàng Đắk Lắk cổ nhưng rất hiện đại
Mặc dù đã được xây dựng từ lâu, Bảo tàng Đắk Lắk vẫn áp dụng các phương pháp trưng bày tiên tiến và hiện đại nhất, với hệ thống thông tin đa dạng, chính xác và đầy tính tương tác, mang lại trải nghiệm sống động cho khách tham quan.
Đặc biệt, bảo tàng không chỉ sử dụng chú thích bằng ba ngôn ngữ chính là Việt, Anh và Pháp để phục vụ đa dạng đối tượng khách, mà còn tiên phong đưa tiếng Ê đê vào hệ thống thông tin. Đây là một điểm nhấn quan trọng, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm sâu sắc đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, không gian trưng bày còn dành phần lớn diện tích để truyền tải thông điệp mạnh mẽ về việc bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nghiêm trọng do con người gây ra. Đây là một nỗ lực độc đáo nhằm nâng cao ý thức cộng đồng mà không nhiều bảo tàng khác thực hiện.
Đặc biệt, bảo tàng tái hiện các hiện vật giống 100% so với bản gốc. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng với người sáng tạo mà còn góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế một cách chân thực và ấn tượng nhất.
Khám phá xung quanh bảo tàng Buôn Ma Thuột
Nếu bạn có dịp ghé bảo tàng Đăk Lăk thì nhất định phải khám phá những điểm du lịch tại Buôn Mê Thuột dưới đây.
Chụp hình ở phố Phan Đình Giót
Phố đi bộ Buôn Mê Thuột có địa chỉ tại Phan Đình Giót, Tân Tiến, Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk. Nằm ngay cạnh bảo tàng Đăk Lăk, phố đi bộ mang không khí sôi động, thích hợp để chụp hình và tận hưởng các hoạt động giải trí.
Check in tượng đài chiến thắng Buôn Mê Thuột
Tượng đài chiến thắng Buôn Mê Thuột nằm ở Nguyễn Tất Thành, Thắng Lợi, Đắk Lắk (cách bảo tàng 550m), được xây dựng để tri ân những đóng góp và sự hy sinh của các thế hệ trong trận chiến lịch sử giải phóng Buôn Mê Thuột.
Đây không chỉ là công trình ghi dấu ấn lịch sử mà còn là điểm tham quan thu hút du khách, nơi ai đến Buôn Ma Thuột cũng muốn dừng chân khám phá và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Tham quan tòa nhà giám mục Buôn Mê Thuột
Tòa Giám mục Ban Mê Thuột là một công trình kiến trúc cổ có quy mô to lớn, tọa lạc ở 104 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (cách bảo tàng 1,5km).
Tòa nhà nổi bật với kiến trúc mang đậm dấu ấn của nhà dài truyền thống Ê Đê. Nằm trong khuôn viên rộng lớn với nhiều loại cây cỏ độc đáo, công trình này được các nghệ nhân Công giáo Ê Đê thời xưa xây dựng một cách tỉ mỉ và tinh xảo, thể hiện sự khéo léo và tâm huyết trong từng chi tiết.
Thăm quan chợ trung tâm Buôn Mê Thuột
Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột nằm ở đường Nguyễn Công Trứ, phường Tân Tiến, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (cách bảo tàng 600m). Chợ nhộn nhịp với nhiều đặc sản, phù hợp để mua sắm và trải nghiệm đời sống địa phương. Đây là điểm đến không thể bỏ lỡ nếu bạn muốn cảm nhận rõ nét những tập tục và lối sống của người Tây Nguyên.
Mẹo để chuyến thăm bảo tàng Đắk Lắk thêm trọn vẹn
Để có một trải nghiệm tham quan Bảo tàng Đắk Lắk tuyệt vời nhất. Hãy bỏ túi ngay vào mẹo du lịch từ Xanh SM bạn nhé.
- Mặc trang phục thoải mái, chọn giày dễ đi để thuận tiện khi di chuyển.
- Thuê tai nghe hướng dẫn hoặc nhờ nhân viên để hiểu rõ về các khu trưng bày.
- Không chạm tay vào hiện vật, giữ trật tự, không làm ồn, hạn chế dùng đèn flash khi chụp ảnh để bảo quản hiện vật.
- Mang theo nước uống, sổ tay, hoặc máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
FAQ – Mọi người cùng hỏi về bảo tàng Đăk Lăk
Bảo tàng Đắk Lắk thu hút rất nhiều du khách tham quan mỗi năm. Dưới đây là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc trước khi đi.
Dak Lak được mệnh danh là gì?
Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” cà-phê Việt Nam, bởi diện tích và sản lượng luôn đứng đầu cả nước.
Đặc điểm văn hóa đặc trưng của Đắk Lắk là gì?
Đắk Lắk có đặc điểm văn hóa đặc trưng là cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO vinh danh là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại từ năm 2005
Đắk Lắk có bao nhiêu huyện?
Tỉnh Đắk Lắk có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M’Dắk, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Năng, Lắk, Krông Pắc, Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột.
Daklak có những lễ hội gì?
Một số lễ hội ở Daklak: Lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, lễ hội đâm trâu, lễ hội lúa trổ bông, lễ mừng lúa mới, lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột,…
Bảo tàng Đắk Lắk không chỉ là nơi lưu giữ ký ức quý giá của một vùng đất giàu truyền thống mà còn là cầu nối đưa lịch sử, văn hóa Tây Nguyên đến gần hơn với trái tim của mỗi du khách. Hi vọng những thông tin Xanh SM đưa ra sẽ hữu ích để các trải nghiệm thăm quan của bạn sẽ trở nên thật tuyệt vời.
Xem thêm: