Bản đồ Lào Cai

Bản đồ Lào Cai giúp du khách dễ dàng khám phá các điểm du lịch nổi tiếng như đỉnh Fansipan, thung lũng Mường Hoa, đèo Ô Quy Hồ hay chợ phiên Bắc Hà. Với thông tin chi tiết về địa hình, giao thông và hành chính, bản đồ tỉnh Lào Cai sẽ là cẩm nang không thể thiếu cho những ai muốn khám phá vùng đất Tây Bắc hùng vĩ. 

Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.364,03km2. Tỉnh này có vị trí chiến lược khi tiếp giáp với tỉnh Hà Giang ở phía Đông, Yên Bái ở phía Nam, Lai Châu ở phía Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ở phía Bắc, với đường biên giới dài 182,086km. Đây là khu vực có địa hình đa dạng, bao gồm cả đồng bằng, thung lũng và núi cao.

Bản đồ Lào Cai có phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bản đồ Lào Cai có phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Về mặt hành chính, tỉnh Lào Cai được chia thành 9 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố trực thuộc là Lào Cai, 1 thị xã Sa Pa và 7 huyện: Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương và Bắc Hà. Bên cạnh đó, bản đồ Lào Cai có tổng cộng 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 phường, 9 thị trấn và 126 xã.

Bản đồ các huyện tỉnh Lào Cai

Lào Cai gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, mỗi nơi mang những đặc trưng riêng về địa lý và văn hóa. Bản đồ các huyện Lào Cai sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về vị trí, ranh giới và sự phân bố của từng khu vực trong tỉnh.

Bản đồ thành phố Lào Cai

Thành phố Lào Cai là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lào Cai, đồng thời là một trong những đô thị quan trọng tại khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam. Được thành lập vào năm 2004 từ sự sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường, thành phố hiện nay là đô thị loại II với tốc độ phát triển mạnh mẽ.

Bản đồ Lào Cai thể hiện thành phố Lào Cai, Thị xã Sa Pa và các 7 huyện trực thuộc (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bản đồ Lào Cai thể hiện thành phố Lào Cai, Thị xã Sa Pa và các 7 huyện trực thuộc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nằm ngay cửa ngõ giao thương với Trung Quốc, thành phố Lào Cai sở hữu Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – một trong những điểm kết nối quan trọng giữa Việt Nam và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Đây không chỉ là trung tâm kinh tế, thương mại sầm uất mà còn đóng vai trò chiến lược trong việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Với diện tích 282,13km2 và dân số khoảng 770.600 người (năm 2022), thành phố Lào Cai có tỷ lệ đô thị hóa cao, khi 81,5% dân số sinh sống tại khu vực thành thị. Thành phố là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 76,4%, bên cạnh 25 dân tộc thiểu số khác, tạo nên một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc.

Bản đồ huyện Bát Xát Lào Cai

Huyện Bát Xát nằm ở phía Tây Bắc trên bản đồ Lào Cai, thuộc vùng Tây Bắc Bộ, với diện tích 1.035,51km2 và dân số khoảng trên 90.000 người (theo thống kê năm 2022), mật độ dân số đạt 72 người/km2. Huyện có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 20 xã. Trung tâm hành chính của huyện là thị trấn Bát Xát, cách thành phố Lào Cai khoảng 12km về phía Tây Bắc.

Bản đồ huyện Bát Xát với các Xã A Lú, Ngải Thầu, Y Tý và nhiều xã khác (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bản đồ huyện Bát Xát với các Xã A Lú, Ngải Thầu, Y Tý và nhiều xã khác (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Huyện Bát Xát có đỉnh Pu Ta Leng cao 3.049m – một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, cùng nhiều dãy núi khác có độ cao trung bình từ 400m đến trên 3.000m. Địa hình đặc trưng này không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên mà còn định hình các tuyến giao thông và phân bố dân cư trong huyện.

Bản đồ huyện Bảo Yên

Huyện Bảo Yên nằm ở phía Đông trên bản đồ Lào Cai. Huyện cách thành phố Lào Cai khoảng 75km và cách Hà Nội 263km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 818,34km2, trải dài từ vĩ độ 22°05’ đến 22°30’ Bắc và kinh độ 104°15’ đến 104°37’ Đông. 

Địa hình huyện chủ yếu là đồi núi với độ cao trung bình từ 300 đến 400 m so với mực nước biển, trong đó đỉnh cao nhất đạt 1.120m tại dãy núi Con Voi (thuộc xã Long Khánh), còn điểm thấp nhất khoảng 50m. Độ dốc trung bình trên toàn địa bàn dao động từ 30 đến 35 độ.

Phố Ràng là thị trấn duy nhất trên bản đồ huyện Bảo Yên (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phố Ràng là thị trấn duy nhất trên bản đồ huyện Bảo Yên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Về vị trí tiếp giáp, huyện Bảo Yên có địa giới hành chính: phía Đông Nam giáp huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), phía Đông giáp huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang), phía Tây Nam giáp huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), còn phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai).

Bản đồ huyện Bảo Thắng

Huyện Bảo Thắng là một trong những huyện biên giới quan trọng của tỉnh Lào Cai. Về vị trí địa lý, huyện có đường biên giới dài 15km tiếp giáp với huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) ở phía Bắc trên bản đồ Lào Cai. 

Huyện Bảo Thắng có phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Bắc Hà và huyện Mường Khương. Phía Nam giáp huyện Bảo Yên và huyện Văn Bàn. Trong khi đó, phía Tây giáp thị xã Sa Pa và phía Tây Bắc tiếp giáp với thành phố Lào Cai.

Huyện Bảo Thắng có thị trấn Phố Lu nằm ngay giữa trung tâm bản đồ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Huyện Bảo Thắng có thị trấn Phố Lu nằm ngay giữa trung tâm bản đồ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay, huyện Bảo Thắng có diện tích hơn 690km2 với dân số trên 112.800 người (thống kê năm 2024), phân bố trong 29.780 hộ gia đình. Trên địa bàn huyện có 20 dân tộc cùng chung sống tại 193 thôn, tổ dân phố, thuộc 11 xã và 3 thị trấn.

Bản đồ huyện Si Ma Cai

Huyện Si Ma Cai thuộc vùng Đông Bắc trên bản đồ Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 95km. Huyện có tổng diện tích 234,94km2 với dân số 37.490 người (theo số liệu năm 2019), đạt mật độ dân số 160 người/km2. Đây là địa bàn sinh sống của 11 dân tộc, trong đó dân tộc H’Mông chiếm đa số với 82,52%, tiếp theo là dân tộc Nùng với 12,25%.

Thị trấn Si Ma Cai nằm ở phía Bắc bản đồ huyện Si Ma Cai (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thị trấn Si Ma Cai nằm ở phía Bắc bản đồ huyện Si Ma Cai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Huyện Si Ma Cai có tổng cộng 10 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 9 xã. Về mặt địa giới, huyện tiếp giáp với nhiều khu vực quan trọng: Phía Đông giáp huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang), phía Tây giáp huyện Mường Khương, phía Nam giáp huyện Bắc Hà. Đặc biệt, phía Bắc huyện giáp huyện Mã Quan (châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) và huyện Mường Khương.

Bản đồ huyện Văn Bàn

Huyện Văn Bàn có diện tích 1.424km2, với dân số khoảng 90.000 người (số liệu năm 2021), đạt mật độ 63 người/km2. Về đơn vị hành chính của bản đồ Lào Cai, huyện Văn Bàn bao gồm 22 đơn vị cấp xã, trong đó có 1 thị trấn và 21 xã. 

Tọa lạc ở phía Nam tỉnh Lào Cai, Văn Bàn là một huyện có diện tích lớn thứ hai trong tỉnh, là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em, bao gồm: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay, và Hà Nhì. Trong đó, dân tộc Tày chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 50% dân số.

Bản đồ huyện Văn Bàn với các xã như Nậm Xây, Nậm Xê, Nậm Tha (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bản đồ huyện Văn Bàn với các xã như Nậm Xây, Nậm Xê, Nậm Tha (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bản đồ hành chính huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai tiếp giáp nhiều khu vực lân cận: Phía Đông giáp huyện Bảo Yên, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Yên Bái, trong khi phía Bắc giáp thị xã Sa Pa và huyện Bảo Thắng. Với địa hình đa dạng và vị trí thuận lợi, Văn Bàn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch sinh thái.

Bản đồ huyện Mường Khương

Huyện Mường Khương có diện tích 554km2, dân số 63.682 người (tính đến ngày 1/4/2019), với mật độ dân số đạt 115 người/km2. Trên địa bàn huyện có 14 dân tộc cùng sinh sống, tạo nên sự đa dạng văn hóa. Về hành chính, trên bản đồ Lào Cai, huyện Mường Khương có 16 đơn vị cấp xã, bao gồm 1 thị trấn và 15 xã. 

Thị trấn Mường Khương nằm ở phía Tây Bắc bản đồ huyện Mường Khương (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thị trấn Mường Khương nằm ở phía Tây Bắc bản đồ huyện Mường Khương (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Huyện Mường Khương có phía Đông và phía Bắc giáp huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà, phía Đông Bắc tiếp giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 86,5km, trong đó có 55km là biên giới trên đất liền. Trong khi đó, phía Tây và phía Nam huyện giáp với huyện Bảo Thắng. Với vị trí chiến lược và đường biên giới dài, Mường Khương có vai trò quan trọng trong giao thương và phát triển kinh tế vùng biên.

Bản đồ huyện Bắc Hà

Huyện Bắc Hà nằm ở khu vực Đông Bắc bản đồ Lào Cai, có diện tích 683km2, dân số đạt 67.035 người (tính đến năm 2020), với mật độ dân số trung bình khoảng 96 người/km2. Về hành chính, huyện Bắc Hà bao gồm 19 đơn vị cấp xã, trong đó có 1 thị trấn và 18 xã. 

Huyện Bắc Hà được tô màu đỏ trên tổng thể bản đồ tỉnh Lào Cai (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Huyện Bắc Hà được tô màu đỏ trên tổng thể bản đồ tỉnh Lào Cai (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Địa bàn huyện Bắc Hà tiếp giáp với nhiều khu vực quan trọng: phía Bắc giáp huyện Si Ma Cai, phía Nam giáp huyện Bảo Yên và huyện Bảo Thắng, phía Đông giáp huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang), trong khi phía Tây giáp huyện Mường Khương. Với vị trí địa lý thuận lợi, Bắc Hà không chỉ là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc mà còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế nông nghiệp.

Bản đồ du lịch Lào Cai 

Lào Cai là điểm đến du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nhiều di tích văn hóa đặc sắc.

Thành phố Lào Cai 

Thành phố Lào Cai là điểm đến hấp dẫn với sự kết hợp giữa du lịch văn hóa, tâm linh và thương mại biên giới. Nơi đây sở hữu nhiều di tích lịch sử quan trọng như quần thể đền Thượng, đền Cấm, đền Quan, đền Đôi Cô và chùa Cam Lộ. Những công trình này không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái và tìm hiểu lịch sử vùng biên cương.

Lễ hội Đền Thượng Tỉnh Lào Cai hàng năm thu hút đông đảo du khách và người dân (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Lễ hội Đền Thượng Tỉnh Lào Cai hàng năm thu hút đông đảo du khách và người dân (Ảnh: Google Maps)

Trên bản đồ Lào Cai, thành phố này còn nổi tiếng với cửa khẩu quốc tế, nơi kết nối với thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc). Du khách có thể dễ dàng sang tham quan, khám phá nét văn hóa và ẩm thực đặc trưng của vùng biên giới. Ngoài ra, cầu Cốc Lếu và chợ Cốc Lếu cũng là những địa điểm không thể bỏ qua, nơi ghi dấu những giá trị thương mại và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.

Khu du lịch Quốc gia Sa Pa

Sa Pa thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm và nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.

Đỉnh Fansipan

Được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”, đỉnh Fansipan có độ cao 3.147,3m, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và chinh phục thiên nhiên. Từ trên cao, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh núi rừng Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đặc biệt là khi biển mây bồng bềnh ôm trọn những ngọn núi.

Đỉnh Fansipan nhìn từ trên cao cùng quần thể kiến trúc tâm linh Phật giáo (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đỉnh Fansipan nhìn từ trên cao cùng quần thể kiến trúc tâm linh Phật giáo (Ảnh: Google Maps)

Không chỉ là một địa điểm du lịch thuộc bản đồ Lào Cai, Fansipan còn mang ý nghĩa tâm linh quan trọng. Trên đỉnh núi, khu quần thể văn hóa tâm linh với các công trình như Đại tượng Phật A Di Đà, Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự… tạo nên không gian thanh tịnh giữa lưng chừng trời.

Bản Cát Cát

Bản Cát Cát là một trong những bản làng đẹp nhất Sapa, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của người H’Mông. Từ trung tâm thị trấn, du khách chỉ cần đi khoảng 2km là có thể đến bản. Con đường dẫn vào Cát Cát uốn lượn giữa những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, những nếp nhà gỗ đơn sơ và những dòng suối róc rách, tạo nên bức tranh thiên nhiên yên bình, thơ mộng.

Bản Cát Cát có con thác nhỏ tạo nên khung cảnh nên thơ thu hút du khách (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bản Cát Cát có con thác nhỏ tạo nên khung cảnh nên thơ thu hút du khách (Ảnh: Google Maps)

Tại bản Cát Cát, du khách có thể trải nghiệm thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh và tham quan những ngôi nhà trình tường đặc trưng. Bên cạnh đó, bạn  còn có cơ hội tìm hiểu nghề dệt vải, chạm bạc truyền thống và thưởng thức các món đặc sản vùng cao như thắng cố, thịt lợn cắp nách, rượu ngô Bắc Hà.

Đèo Ô Quy Hồ

Trên bản đồ Lào Cai, Đèo Ô Quy Hồ là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Với chiều dài gần 50km và độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, đây là cung đường lý tưởng dành cho những ai yêu thích khám phá và thử thách tay lái. Ngoài ra, gần đỉnh đèo còn có cổng trời Ô Quy Hồ – điểm check-in không thể bỏ lỡ với khung cảnh mây trời hòa quyện đầy thơ mộng.

Đền Bảo Hà

Nằm dưới chân đồi Cấm, bên tả ngạn sông Hồng, Đền Bảo Hà (hay còn gọi là Đền Ông Hoàng Bảy) thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Địa điểm này cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về phía Đông Nam và cách Hà Nội 220km về phía Tây Bắc. Đối diện bên kia sông là Đền Cô Tân An, tạo thành một quần thể tâm linh đặc sắc.

Hình ảnh cổng tam quan bề thế bằng gỗ của đền Bảo Hà (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh cổng tam quan bề thế bằng gỗ của đền Bảo Hà (Ảnh: Google Maps)

Đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối thời Lê, dưới niên hiệu Cảnh Hưng, để thờ danh tướng họ Nguyễn – người có công lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương phía Bắc Đại Việt. Năm 1997, đền được công nhận là di tích cấp quốc gia, trở thành một trong những địa điểm tâm linh quan trọng của vùng Tây Bắc.

Huyện Bát Xát

Huyện Bát Xát, nằm ở phía Tây Bắc bản đồ Lào Cai, là vùng đất sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.

Y Tý

Y Tý là điểm săn mây nổi tiếng bậc nhất vùng Tây Bắc, nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển. Với địa hình núi non hùng vĩ, vào mùa đông và mùa xuân, Y Tý thường xuyên chìm trong biển mây trắng xóa, tạo nên khung cảnh huyền ảo, thơ mộng. Đặc biệt, vào mùa lúa chín (tháng 9 – tháng 10), những thửa ruộng bậc thang vàng rực uốn lượn quanh sườn đồi khiến nơi đây trở thành điểm check-in lý tưởng cho du khách và các nhiếp ảnh gia.

Ngã ba Lũng Pô

Ngã ba Lũng Pô là địa danh thiêng liêng, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Đây cũng là nơi đặt cột mốc biên giới số 92, đánh dấu điểm đầu tiên của dòng sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam. Không chỉ mang ý nghĩa địa lý, Lũng Pô trên bản đồ Lào Cai còn là biểu tượng của chủ quyền biên giới quốc gia, thu hút nhiều du khách đến tham quan và chụp ảnh kỷ niệm.

Ngã ba Lũng Pô đánh dấu điểm đầu tiên của dòng chảy sông Hồng vào Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Ngã ba Lũng Pô đánh dấu điểm đầu tiên của dòng chảy sông Hồng vào Việt Nam (Ảnh: Google Maps)

Huyện Si Ma Cai

Dù không quá nổi tiếng như Sa Pa hay Bát Xát, nhưng Si Ma Cai lại sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ với những thung lũng hùng vĩ, các bản làng ẩn mình giữa núi non và nét văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Mông, Nùng, Tày. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, khám phá những phiên chợ vùng cao độc đáo và trải nghiệm cuộc sống bình dị của người dân địa phương.

Khung cảnh ruộng bậc thang độc đáo tại Sín Chéng huyện Si Ma Cai (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Khung cảnh ruộng bậc thang độc đáo tại Sín Chéng huyện Si Ma Cai (Ảnh: Google Maps)

Du lịch Si Ma Cai nổi bật với những cánh đồng hoa tam giác mạch trải dài ở xã Lử Thẩn, rừng đá xám độc đáo tại Sán Chải hay khu rừng sa mộc bạt ngàn ở Thào Chư Phìn. Ngoài ra, ruộng bậc thang ở Sín Chéng cùng mùa hoa lê trắng muốt tại Quan Hồ Thẩn cũng là những điểm nhấn thu hút du khách. 

Huyện Bắc Hà

Được mệnh danh là “cao nguyên trắng” bởi mùa hoa mận nở trắng trời mỗi độ xuân về, Bắc Hà mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo trên hành trình khám phá bản đồ Lào Cai, từ chợ phiên sầm uất đến các di tích lịch sử.

Chợ phiên Bắc Hà

Chợ phiên Bắc Hà được biết đến là khu chợ vùng cao lớn nhất và nhộn nhịp nhất tại Lào Cai, diễn ra vào mỗi Chủ nhật hàng tuần. Đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là điểm gặp gỡ, giao lưu văn hóa của các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng,… Du khách khi đến đây sẽ được chiêm ngưỡng những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, thưởng thức các món đặc sản như thắng cố, phở chua, rượu ngô Bản Phố,…

Dinh thự Hoàng A Tưởng

Dinh thự Hoàng A Tưởng, hay còn gọi là “Nhà vua Mèo Bắc Hà”, là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn lịch sử khi khám phá bản đồ Lào Cai. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 bởi Hoàng Yến Chao – một thổ ty giàu có người Tày, dinh thự này kết hợp tinh tế giữa kiến trúc Pháp và Trung Hoa, tạo nên một vẻ đẹp vừa uy nghi, vừa cổ kính giữa vùng cao nguyên Bắc Hà.

Dinh thự Hoàng A Tưởng xây dựng theo kiến trúc Pháp và Trung Hoa độc đáo (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dinh thự Hoàng A Tưởng xây dựng theo kiến trúc Pháp và Trung Hoa độc đáo (Ảnh: Google Maps)

Bản đồ tỉnh Lào Cai online

Để giúp du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin về các địa điểm du lịch, tuyến đường di chuyển hay các tiện ích khác trong tỉnh, bản đồ Lào Cai online là công cụ hữu ích, cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về địa phương này.

Nhận ưu đãi di chuyển đến các địa điểm ở Lào Cai

Di chuyển tại Lào Cai giờ đây trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết với dịch vụ xe điện Xanh SM. Không chỉ mang đến trải nghiệm di chuyển xanh, an toàn và hiện đại, Xanh SM còn có cước phí minh bạch, không tăng giá trong giờ cao điểm hay thời tiết xấu. 

Tải nhanh ứng dụng Xanh SM bằng cách quét mã QR (Ảnh: Xanh SM)
Tải nhanh ứng dụng Xanh SM bằng cách quét mã QR (Ảnh: Xanh SM)

Xe điện Xanh SM Car được trang bị nhiều tính năng an toàn như khóa cửa tự động, hệ thống cảnh báo điểm mù (BSM), camera 360 độ, cùng móc cố định ghế trẻ em giúp hành trình trở nên an toàn và thoải mái hơn. Bên cạnh đó, Xanh SM còn được đánh giá cao bởi chất lượng dịch vụ 5 sao với đội ngũ tài xế chuyên nghiệp. Đặt Xanh SM trên hành trình khám phá bản đồ Lào Cai bằng 2 cách:

  • Cách 1: Liên hệ trực tiếp đến tổng đài Xanh SM 1900 2088.
  • Cách 2: Sử dụng ứng dụng đặt xe Xanh SM. Tải ngay ứng dụng TẠI ĐÂY.

Để nhận mã giảm giá và ưu đãi hấp dẫn, bạn có thể kiểm tra trong mục “Ưu đãi” trên ứng dụng Xanh SM hoặc theo dõi fanpage chính thức để cập nhật các chương trình khuyến mãi mới nhất.

FAQ – Mọi người cũng hỏi về bản đồ Lào Cai

Việc tra cứu bản đồ tỉnh Lào Cai giúp du khách dễ dàng xác định vị trí, lên lịch trình hợp lý và khám phá các điểm đến hấp dẫn.

Bản đồ du lịch Lào Cai có những điểm tham quan nổi bật nào?

Bản đồ tỉnh Lào Cai hiển thị nhiều điểm du lịch nổi tiếng như thị xã Sa Pa với đỉnh Fansipan, đèo Ô Quy Hồ và chợ phiên Bắc Hà. Ngoài ra, còn có các khu du lịch sinh thái và cộng đồng tại các huyện vùng cao, mang đến trải nghiệm độc đáo về thiên nhiên và văn hóa.

Bản đồ tỉnh Lào Cai cho biết thông tin gì?

Bản đồ Lào Cai cung cấp đầy đủ thông tin về vị trí địa lý, hành chính, giao thông, du lịch và địa hình của tỉnh. Nhờ đó, du khách có thể dễ dàng tra cứu tuyến đường, xác định phương tiện di chuyển phù hợp và khám phá các điểm tham quan nổi bật.

Có thể tìm thấy bản đồ chi tiết của Lào Cai ở đâu?

Du khách có thể tìm thấy bản đồ chi tiết của Lào Cai tại các cửa hàng sách, văn phòng du lịch hoặc các trạm thông tin du lịch địa phương. Ngoài ra, bản đồ cũng có sẵn trên các ứng dụng bản đồ trực tuyến như Google Maps và trên các trang web du lịch của tỉnh.

Lào Cai là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê khám phá với thiên nhiên kỳ vĩ và những cung đường đầy thử thách. Từ đỉnh Fansipan hùng vĩ, chợ phiên Bắc Hà sôi động đến mùa hoa tam giác mạch rực rỡ ở Si Ma Cai, mỗi hành trình đều mang đến trải nghiệm đáng nhớ. Để chuyến đi thuận lợi hơn, đừng quên tham khảo bản đồ Lào Cai và lên kế hoạch khám phá!

Xem thêm: 

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *