Ghé thăm ao cá Bác Hồ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ao cá Bác Hồ là biểu tượng của sự giản dị và tình yêu với thiên nhiên trong cuộc sống đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với không gian yên bình, nơi đây lưu giữ những hình ảnh gần gũi, mộc mạc, gắn liền với tinh thần yêu lao động và triết lý sống cao đẹp của Người.

Giới thiệu về ao cá Bác Hồ 

Ao cá Bác Hồ nằm trong quần thể Khu di tích Phủ chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Ao được xây dựng vào năm 1958, là một phần trong cuộc sống đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ao cá Bác Hồ còn mang ý nghĩa sâu sắc khi trở thành không gian lan tỏa những giá trị tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức, phong cách sống giản dị của Người.

Ao cá Bác Hồ nằm trong khu di tích Phủ chủ tịch
Ao cá Bác Hồ nằm trong khu di tích Phủ chủ tịch (Ảnh: Google Maps)

Đây cũng là nơi từng tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, đoàn chính khách, đông đảo du khách trong và ngoài nước đến viếng thăm, tìm hiểu về cuộc đời và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giá vé tham quan và giờ mở cửa ao cá Bác Hồ

Để đáp ứng nhu cầu tham quan, khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ Hai và chiều thứ Sáu). Vào các dịp lễ và Tết, giờ mở cửa có thể điều chỉnh nhưng vẫn đảm bảo cho du khách có cơ hội tham quan.

Mùa hè (01/04 – 31/10)Mùa đông (01/11 – 31/03 năm sau)
Giờ mở cửaBuổi sáng: 7h30 – 11h00Buổi sáng: 8h00 – 11h00
Buổi chiều: 13h30 – 16h00Buổi chiều: 13h30 – 16h00
Giá véKhách Việt Nam: Miễn phí
Khách Quốc tế: Giá vé 25.000 VNĐ/người/lượt

Lưu ý: Thông tin giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy từng thời điểm. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tại website https://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/

Hướng dẫn đường đi đến thăm ao cá Bác Hồ

Khi đến tham quan ao cá Bác Hồ, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân. 

Di chuyển tự túc bằng xe máy

Di chuyển bằng xe máy cá nhân đến ao cá Bác Hồ tương đối dễ dàng và thuận tiện. Nếu xuất phát từ khu vực Hồ Gươm – Phố Cổ, quãng đường di chuyển chỉ khoảng 3,5km, thời gian đi từ 10-15 phút tùy tình hình giao thông. 

Bạn có thể gửi xe tại bãi giữ xe gần cổng vào Khu di tích, giá vé dao động từ khoảng 5.000 – 10.000 VNĐ/lượt. 

Gợi ý di chuyển bằng xe máy từ Hồ Gươm đến ao cá Bác Hồ
Gợi ý di chuyển bằng xe máy từ Hồ Gươm đến ao cá Bác Hồ (Ảnh: Google Maps)

Di chuyển bằng xe buýt

Xe bus là một lựa chọn tiết kiệm để đến tham quan ao cá Bác Hồ. Giá vé xe buýt dao động từ 8.000 – 20.000 VNĐ/ lượt tùy vào từng chuyến xe. Dưới đây là một số tuyến bus có thể lựa chọn để di chuyển thuận tiện:

  • Tuyến 09A, 09ACT (Bờ Hồ – Cầu Giấy): dừng tại trạm 18A Lê Hồng Phong, cách ao cá chỉ 200m.
  • Tuyến 33 (Bến xe Yên Nghĩa – Xuân Đỉnh): dừng tại đường Hùng Vương, cách ao cá khoảng 5 phút đi bộ
  • Tuyến 50A, 50B (Long Biên – Sân vận động Mỹ Đình): dừng trên đường Ngọc Hà, cách cổng khu di tích khoảng 300m. 

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm một phương án di chuyển tiện lợi, nhanh chóng đến ao cá Bác Hồ, Xanh SM là một lựa chọn tuyệt vời. 

Với hệ thống xe điện hiện đại và không khí thải, đội ngũ tài xế thân thiện, lịch sự, Xanh SM mang đến cho bạn trải nghiệm di chuyển an toàn, thoải mái và tiết kiệm tối ưu. Bên cạnh đó, dịch vụ luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng đặt xe. 

Tải ứng dụng Xanh SM để di chuyển thuận tiện và nhanh chóng
Tải ứng dụng Xanh SM để di chuyển thuận tiện và nhanh chóng (Ảnh: Xanh SM)

Để đặt xe bạn chỉ cần sử dụng ứng dụng Xanh SM hoặc gọi đến hotline 1900 2088 để được phục vụ nhanh chóng. 

Tham quan ao cá Bác Hồ và các di tích khác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến với ao cá Bác Hồ, du khách không chỉ cảm nhận rõ hơn về cuộc sống đầy giản dị của một vị chủ tịch vĩ đại, mà còn học hỏi thêm rất nhiều điều quý báu về nhân cách, đạo đức của Người. Ngoài ra, bạn có có thể đến và tham quan các địa điểm nổi tiếng cũng nằm trong quần thể di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ao cá Bác Hồ –  một phần gắn với cuộc sống thường ngày của Bác

Khi ghé thăm ao cá Bác Hồ, không ít du khách bị cuốn hút bởi khung cảnh thơ mộng và yên bình nơi đây. Ao cá là một phần trong cuộc sống thường ngày rất đỗi giản dị của Hồ chủ tịch. 

Năm 1958, Bác chuyển sang sống trong ngôi nhà sàn gỗ phía bên kia ao. Ao nước trước đó chỉ là một hồ hoang, cỏ dại và rác bùn ngập đáy, được Bác gợi ý cải tạo thành ao nuôi cá. Với diện tích 3.320m² và độ sâu trung bình 2m, ao không chỉ là nguồn thực phẩm phong phú mà còn góp phần tạo môi trường trong lành.

Ao cá Bác Hồ góp phần tạo nên cảnh quan đẹp và môi trường sống trong lành
Ao cá Bác Hồ góp phần tạo nên cảnh quan đẹp và môi trường sống trong lành (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ao cá Bác Hồ được thả các loài cá quen thuộc như rô phi, chép, mè, trôi, trắm cỏ – những loại cá dễ nuôi, sinh sản nhiều, có giá trị kinh tế. Con đường quanh ao được đặt tên là “Đường sáu trăm” để ghi nhớ công lao của đơn vị E600 trong quá trình cải tạo ao.

Du khách đến tham quan ao cá Bác Hồ không chỉ được ngắm nhìn đàn cá tung tăng bơi lội mà còn cảm nhận được sự giản dị, gần gũi trong cuộc sống và tinh thần yêu thiên nhiên của Bác.

Lắng nghe những ý nghĩa câu chuyện ao cá Bác Hồ

Khi tham quan khu nhà sàn ao cá Bác Hồ, du khách có thể nhờ hướng dẫn viên chia sẻ để hiểu thêm về ao cá và những câu chuyện thú vị xoay quanh nơi đây. Kể từ khi có ao cá, dù công việc bận rộn, Bác vẫn luôn dành thời gian sau giờ làm việc để cho cá ăn. 

Thức ăn của cá chủ yếu là cám, ngoài ra còn có lát bánh mì mà Bác giữ lại từ bữa sáng hoặc cơm phơi khô, đựng trong một chiếc hộp đặt cạnh cầu ao. Mỗi lần trước khi cho cá ăn, Bác đều đứng trên cầu vỗ vỗ tay mấy tiếng. 

Ngày trước, thức ăn của cá là cám hoặc cơm khô, vụn bánh mì
Ngày trước, thức ăn của cá là cám hoặc cơm khô, vụn bánh mì (Ảnh: tennguoidepnhat.net)

Những chú cá dần quen thuộc với âm thanh tiếng vỗ tay của Bác. Bác thường nói rằng: “Phải rèn luyện để hình thành thói quen tốt.” Sau một thời gian, đàn cá chỉ nổi lên khi nghe tiếng thấy vỗ tay đặc trưng này. 

Có lần Bác đi công tác dài ngày, các anh em phục vụ vẫn cho cá ăn như cách Bác hay làm. Tuy nhiên, khi Bác trở về và vỗ tay gọi, đàn cá không xuất hiện như trước. Bác thừa hiểu đàn cá không phải bị ai bắt mất, là chỉ là do lâu ngày không được huấn luyện nên dần mất đi thói quen cũ. 

Nhân câu chuyện đó, Bác chia sẻ: “Con người cũng vậy, để tạo nên thói quen tốt cần phải kiên trì và rèn luyện. Nhưng thói quen xấu thì lại dễ dàng tiếp thu lắm!”

Ao cá Bác Hồ gắn liền với những lời dạy của Bác
Ao cá Bác Hồ gắn liền với những lời dạy của Bác (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bác Hồ luôn quan tâm đến đàn cá trong ao, nhớ rõ từng con, thậm chí từng lần cá biến mất. Một lần, sau chuyến công tác, Bác hỏi thư ký Vũ Kỳ về con cá gáy đỏ không thấy xuất hiện, và vài ngày sau, Bác vui mừng khi nó trở lại. 

Vào những ngày rét đậm, Bác nhắc anh em che chắn gió cho cá trú ẩn, nhờ đó đàn cá phát triển tốt, góp phần cải thiện bữa ăn. Những con cá do Bác nuôi thường xuất hiện trong các bữa cơm “cây nhà lá vườn” mời khách, hay được Bác làm quà biếu trong dịp lễ, Tết.

Sau khi Bác mất, ao cá trở thành một phần di sản quý giá tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Những câu chuyện về ao cá Bác Hồ không chỉ gắn liền với đời sống giản dị, thanh cao của Bác mà còn mang giá trị phát triển về kinh tế. 

Ao cá là di sản quý giá tại khu di tích Phủ chủ tịch
Ao cá là di sản quý giá tại khu di tích Phủ chủ tịch (Ảnh: tennguoidepnhat.net)

Năm 1959, cá rô phi giống từ ao của Bác được gửi đến Yên Sở, Thanh Trì, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh trên cả nước. Đặc biệt, năm 1970, tỉnh Quảng Bình đã nhận 1.200 con cá giống theo ý nguyện của Bác, giúp phát triển nuôi cá trong bối cảnh chiến tranh đầy khó khăn.

Phong trào “Ao cá Bác Hồ” được phát động năm 1979, nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Người. Cá giống từ ao được chuyển đi khắp hai miền Nam Bắc, thúc đẩy cải tạo ao hồ, thâm canh nuôi cá, tạo nguồn thực phẩm tại chỗ. Đến cuối năm 1980, diện tích ao nuôi cá ở miền Bắc đạt tới 4,5 vạn hecta, đóng góp lớn vào sản lượng nông nghiệp.

Ngày nay, công tác bảo tồn và cải tạo ao vẫn luôn được chú trọng: nạo bùn, xây bờ kè, cải thiện hệ thống thoát nước, lắp đặt máy sục khí. Việc này không chỉ mang ý nghĩa giữ gìn lịch sử mà còn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái để hấp dẫn khách du lịch đến tham quan.

Công tác bảo tồn và cải tạo ao luôn được chú trọng
Công tác bảo tồn và cải tạo ao luôn được chú trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tìm hiểu và tham quan các di tích khác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một quần thể gồm nhiều công trình gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Nhà 54

Nhà 54 là ngôi nhà nhỏ với 3 gian, mái lợp ngói, nội thất rất mộc mạc và đơn sơ. Từ tháng 10-1954 đến tháng 5-1958, sau khi hòa bình lập lại, nhà 54 là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, Người đã chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.

Khu di tích nhà 54
Khu di tích nhà 54 (Ảnh: bqllang.gov.vn)

Di tích nhà sàn gỗ

Nhà sàn gỗ có hai tầng, được xây dựng năm 1958, mô phỏng theo phong cách nhà truyền thống ở Việt Bắc. Tầng dưới là nơi tiếp khách, tầng trên là phòng ngủ và phòng làm việc của Bác.

Đây là nơi Bác sống và làm việc từ năm 1958 cho đến khi Bác qua đời. Rất nhiều chính sách lớn và các quyết định quan trọng của đất nước đều được bàn thảo tại đây.

Di tích nhà sàn gỗ
Di tích nhà sàn gỗ (Ảnh: bqllang.gov.vn)

Phòng họp Bộ Chính trị

Nằm trong khu vực Phủ Chủ tịch, phòng họp bộ chính trị là một căn phòng rộng rãi với nội thất tối giản. Đây là nơi để Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước họp bàn về các chiến lược lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Di tích Phòng họp Bộ Chính trị
Di tích Phòng họp Bộ Chính trị (Ảnh: nhasanbacho.vn)

Lưu ý các quy định khi tham quan ao cá Bác Hồ

Để chuyến tham quan của du khách được trọn vẹn, thêm phần ý nghĩa, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với lịch sử và văn hóa dân tộc, cần chú ý một số điều dưới đây:  

  • Trang phục: Khi tham quan Ao cá Bác Hồ, du khách cần mặc trang phục chỉnh tề, lịch sự, phù hợp với không gian lịch sử, thể hiện sự tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và giữ gìn sự trang nghiêm của di tích. Những bộ đồ quá ngắn hoặc không phù hợp sẽ không được
  • Gửi hành lý theo quy định: Các hành lý mang theo cần được gửi theo đúng quy định để đảm bảo an ninh và tránh mất mát tài sản cá nhân. 
  • Giữ gìn an ninh, trật tự: Cần đi nhẹ, nói khẽ, tránh tạo tiếng ồn và gây rối trật tự, đặc biệt là vào những ngày đông khách tham quan.
  • Giữ gìn vệ sinh: Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong khu vực, không xả rác bừa bãi hoặc cho cá ăn trái phép. Điều này góp phần giữ gìn cảnh quan xanh sạch đẹp và duy trì hệ sinh thái trong ao.
  • Tuân thủ quy định về chụp ảnh và ghi hình: Du khách chỉ được phép chụp và ghi hình tại các khu vực được chỉ định. Trường hợp vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, có thể bị xử phạt theo quy định. 
  • Trông chừng trẻ nhỏ đi cùng: Nếu đưa trẻ em đi cùng, cần đảm bảo trẻ giữ trật tự và không gây ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời, hãy luôn để mắt đến trẻ để đảm bảo an toàn trong suốt hành trình tham quan. 
  • Tuân thủ hướng dẫn của ban quản lý: Du khách cần tuân thủ các quy định và hướng dẫn từ ban quản lý khu di tích, bao gồm cả việc gửi hành lý hoặc hạn chế tiếp cận một số khu vực đặc biệt.
Cần nghiêm túc tuân thủ quy định khi vào tham quan ao cá
Cần nghiêm túc tuân thủ quy định khi vào tham quan ao cá (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các điểm đến nổi tiếng gần ao cá Bác Hồ Hà Nội

Ngoài ao Cá Bác Hồ, du khách có thể tranh thủ tham quan những địa điểm nổi tiếng, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Mùa hè (01/04 – 31/10):

  • Ngày thường: 07h30 – 10h30
  • Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ: 07h30 – 11h00

Mùa đông (01/11 – 31/03):

  • Ngày thường: 08h00 – 11h00
  • Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ: 08h00 – 11h30

Ngoài ra, lễ viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được tổ chức vào các ngày đặc biệt như 19/05, 02/09 và mùng 1 Tết Nguyên Đán.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trên Quảng trường Ba Đình, là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị lãnh tụ kính yêu, mang một không gian trang nghiêm và rất đỗi yên bình. Du khách có thể đến viếng thăm để bày tỏ lòng tôn kính và hiểu thêm và cuộc đời, sự nghiệp và con người của Bác Hồ. 

Lăng Bác nằm uy nghiêm trên Quảng trường Ba Đình
Lăng Bác nằm uy nghiêm trên Quảng trường Ba Đình (Ảnh: Vinwonders.com)

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sáng: 8:00 – 12:00

Chiều: 14:00 – 16:30

Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý báu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Với kiến trúc độc đáo, không gian trưng bày rộng lớn, du khách có thể dễ dàng khám phá câu chuyện về Người, đồng thời cảm nhận sâu sắc hơn về những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. 

Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý giá về Bác
Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý giá về Bác (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột là một trong những công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông. Ngôi chùa giống như một đóa sen vươn lên từ hồ nước, mang đậm nét tinh hoa Phật giáo. Đây là điểm tham quan lý tưởng để du khách cảm nhận vẻ đẹp cổ kính của vùng đất Thăng Long và tìm kiếm sự thanh tịnh giữa thành phố tấp nập.  

Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột (Ảnh: Crystalbay.com)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về ao cá Bác Hồ

Cùng tìm hiểu một số câu hỏi, thắc mắc của nhiều người khi đến tham quan khu di tích ao cá Bác Hồ:

Ao cá Bác Hồ nuôi cá gì? 

Ao cá Bác Hồ nuôi các loài cá quen thuộc như rô phi, chép, mè, trôi, trắm cỏ – những loại cá dễ nuôi, sinh sản nhiều, có giá trị kinh tế.

Nhà sàn và ao cá Bác Hồ mấy giờ đóng cửa?

Nhà sàn và ao cá Bác Hồ mở cửa đến 16:00 các ngày trong tuần (trừ Thứ Hai và Thứ Sáu đóng cửa).

Thăm quan ao cá Bác Hồ có mất tiền mua vé không?

Đối với khách Việt Nam, tham quan ao cá không mất vé. Còn đối với du khách nước ngoài, giá vé là 25.000 VNĐ/người/lượt.

Ao cá Bác Hồ có gần Lăng Bác không?

Ao cá Bác Hồ nằm ngay cạnh lăng Bác.

Ao cá Bác Hồ ở đâu?

Ao cá Bác Hồ nằm trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuộc Quận Ba Đình, Hà Nội. 

Ao cá Bác Hồ là một phần di sản quý giá, gắn liền với cuộc sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham quan nơi đây, du khách không chỉ tìm hiểu về đời sống thường ngày của Bác mà còn cảm nhận bài học ý nghĩa về tình yêu thiên nhiên và yêu lao động. Đây là điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây