Việt Nam là một dải đất hình chữ S với cảnh quan đa dạng, từ núi rừng hùng vĩ đến bờ biển trải dài thơ mộng. Để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp và sự phong phú của từng vùng miền, một tấm bản đồ Việt Nam chi tiết và dễ hiểu là điều không thể thiếu.
Giới thiệu tổng quan về bản đồ Việt Nam
Bản đồ Việt Nam là hình ảnh thu nhỏ của lãnh thổ nước ta trên mặt phẳng, được xây dựng theo một phép chiếu xác định. Nó thể hiện vị trí, ranh giới cũng như các đặc điểm địa lý quan trọng như địa hình, hệ thống sông ngòi, khí hậu, giao thông và dân số. Thông tin trên bản đồ được biểu diễn thông qua hệ thống ký hiệu và màu sắc quy ước, giúp người xem dễ dàng nhận diện và tra cứu.
Tỷ lệ bản đồ phản ánh mối quan hệ giữa khoảng cách trên bản đồ và thực tế ngoài đời. Ví dụ, nếu một bản đồ có tỉ lệ 1:100.000, nghĩa là 1cm trên bản đồ tương đương với 1km ngoài thực địa.

Bản đồ Việt Nam thường bao gồm nhiều yếu tố quan trọng như:
- Biên giới quốc gia: Thể hiện ranh giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
- Thành phố, thị xã: Đánh dấu vị trí các đô thị lớn kèm thông tin cơ bản về diện tích và dân số.
- Địa hình: Sử dụng màu sắc và đường nét để mô tả sự chênh lệch độ cao của các khu vực, từ đồng bằng đến núi cao.
- Sông ngòi, biển hồ: Xác định vị trí các con sông, hồ lớn và vùng biển, kèm theo tên gọi và diện tích.
- Hành chính: Hiển thị ranh giới hành chính của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
- Giao thông: Biểu thị các tuyến đường bộ, đường sắt và đường cao tốc giúp người dùng định hướng di chuyển.
- Di tích, danh lam thắng cảnh: Ghi chú vị trí của các địa danh lịch sử – văn hóa, điểm du lịch nổi bật trên bản đồ.
Nhờ vào những thông tin này, hình ảnh bản đồ Việt Nam là công cụ hữu ích, giúp mọi người có thể nghiên cứu, di chuyển và khám phá đất nước một cách trực quan, dễ hiểu.

Bản đồ hành chính Việt Nam
Bản đồ hành chính Việt Nam giúp xác định ranh giới lãnh thổ, vị trí của 63 tỉnh thành và mối quan hệ địa lý với các nước láng giềng. Nội dung bản đồ hành chính Việt Nam với 63 tỉnh thành được quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, dựa trên các yếu tố về toán học, địa lý và chuyên môn.
Bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, biển và các quần đảo. Bản đồ do Cục Đo đạc và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) công bố với tỷ lệ 1:9.000.000.
Dựa vào bản đồ Việt Nam các tỉnh, có thể thấy: Việt Nam là quốc gia có 63 tỉnh thành, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, được chia thành ba miền: Bắc, Trung và Nam. Đất nước trải dài khoảng 1.650 km từ cực Bắc đến cực Nam, với đường biên giới trên đất liền kéo dài khoảng 4.550 km.

Việt Nam có tổng diện tích khoảng 331.698 km2. Trong đó, đất liền chiếm khoảng 327.480 km2, còn lại hơn 4.500 km2 là vùng biển nội thủy – bao gồm các tuyến sông, kênh rạch và vùng nước ven bờ tính từ đường cơ sở trở vào. . Vị trí hẹp nhất của lãnh thổ nằm ở tỉnh Quảng Bình, với chiều ngang chưa đầy 50 km.
Bản đồ địa chất khoáng sản của Việt Nam
Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam là sơ đồ minh họa sự phân bố của các loại khoáng sản trên khắp lãnh thổ, được biểu thị bằng màu sắc và các ký hiệu chuyên dụng. Đây là tài liệu quan trọng thể hiện đặc điểm địa chất và tiềm năng khoáng sản của lãnh thổ Việt Nam.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền là tài liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, nhằm quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc đo vẽ, điều tra địa chất khoáng sản trên phạm vi đất liền và các đảo nổi.
Dựa trên các quy định pháp luật hiện hành như Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Khoáng sản, cùng các nghị định của Chính phủ, thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 05/03/2013, thay thế Quyết định số 13/2008/QĐ-BTNMT. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện theo quy định.

Việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhằm xây dựng một hệ thống bản đồ chi tiết về địa chất trên phạm vi đất liền và các đảo nổi của Việt Nam. Bản đồ này giúp thể hiện rõ các đặc điểm địa chất, cấu trúc địa tầng cũng như sự phân bố khoáng sản.
Ngoài ra, công tác lập bản đồ còn có mục tiêu phát hiện và đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản, từ đó hỗ trợ khai thác hợp lý và bền vững. Đồng thời, việc nghiên cứu địa chất cũng giúp đánh giá hiện trạng môi trường địa chất, nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn và dự báo các tai biến địa chất như sạt lở, động đất hay ô nhiễm đất.
Bản đồ khí hậu Việt Nam
Bản đồ khí hậu Việt Nam là một dạng biểu đồ mô tả sự phân bố khí hậu trên cả nước dựa trên các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, gió và lượng mưa. Đây là tài liệu quan trọng giúp nghiên cứu, dự báo thời tiết, góp phần đảm bảo đời sống người dân cũng như hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất và kinh doanh.

Khí hậu Việt Nam mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam. Nguyên nhân là do gió mùa Tây Nam từ Biển Đông mang theo lượng hơi ẩm lớn, khiến lượng mưa mùa này chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, ảnh hưởng nhiều đến miền Bắc và miền Trung do tác động của gió mùa Đông Bắc. Trong giai đoạn này, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa trong năm.
Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam dao động từ 23°C đến 27°C, trong khi độ ẩm không khí trung bình nằm trong khoảng 80 – 90%.
Bản đồ giao thông Việt Nam
Mạng lưới giao thông Việt Nam gồm các tuyến đường bộ, đường sắt và đường hàng không chủ yếu chạy theo trục Bắc – Nam. Riêng hệ thống đường thủy nội địa lại có hướng Đông – Tây do hầu hết các con sông lớn như sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai… đều chảy từ phía Tây ra biển.
Hiện nay, giao thông đường thủy chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng hóa vận chuyển trong nước, trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng với 70% hàng hóa được lưu thông trong vùng.

Một số cảng biển lớn góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam có thể kể đến như cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng (miền Bắc), cảng Quy Nhơn, cảng Tiên Sa (miền Trung) và cảng Cát Lái, cảng Sài Gòn (miền Nam).
Bản đồ du lịch Việt Nam
Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Trong năm 2023, Việt Nam đón hơn 12,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 3,4 lần so với năm 2022, đồng thời nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Bản đồ du lịch Việt Nam là công cụ hữu ích giúp du khách dễ dàng định hướng và lên kế hoạch khám phá những địa điểm hấp dẫn trên khắp cả nước. Trên bản đồ thể hiện chi tiết các điểm du lịch, khoảng cách, phương tiện di chuyển và thời gian lý tưởng để tham quan.

Với địa hình đa dạng trải dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với cảnh quan thiên nhiên phong phú và nền văn hóa đặc sắc. Dựa theo vị trí địa lý, bản đồ du lịch Việt Nam có thể chia thành ba khu vực chính:
- Miền Bắc nổi bật với thủ đô Hà Nội cổ kính và vùng núi Tây Bắc hùng vĩ. Các điểm đến thu hút du khách gồm: Vịnh Hạ Long, Sapa, Mộc Châu, Hà Giang,…nơi không chỉ sở hữu cảnh đẹp mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền.
- Miền Trung có lợi thế đường bờ biển dài với những bãi biển nổi tiếng như: Sầm Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng. Ngoài ra, Tây Nguyên cũng là điểm đến lý tưởng với địa hình đồi núi, khí hậu trong lành, đặc biệt là Đà Lạt – thành phố mộng mơ được nhiều du khách yêu thích.
- Miền Nam mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ với cuộc sống bình dị và phong cảnh hữu tình. Đây là khu vực thu hút du khách bởi những trải nghiệm đậm chất miền Tây cùng nhiều hoạt động du lịch độc đáo.

Bản đồ dân số Việt Nam
Bản đồ mật độ dân số là công cụ quan trọng trong nghiên cứu và hoạch định chính sách liên quan đến dân cư, kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam. Dữ liệu mới nhất tính đến đầu năm 2024 cho thấy:
Dân số Việt Nam đạt 99.188.611 người, chiếm khoảng 1,23% tổng dân số thế giới.
- Mật độ dân số trung bình trên cả nước là 320 người/km².
- Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng dân số các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Dân số phân bố không đồng đều, với 38,77% cư dân sống tại thành thị và 61,23% sinh sống ở nông thôn.
Bản đồ này không chỉ giúp theo dõi sự phân bổ dân cư mà còn hỗ trợ các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội một cách hiệu quả.

Bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành dễ hiểu, chi tiết
Việt Nam có tổng cộng 63 tỉnh, thành phố, được chia thành ba miền chính: Bắc, Trung và Nam, cùng bảy vùng kinh tế. Mỗi vùng có đặc điểm riêng về địa lý, địa hình, khí hậu và dân số. Bản đồ Việt Nam các tỉnh cụ thể như sau:
Bản đồ Việt Nam các tỉnh ở miền Bắc
Miền Bắc hay còn gọi là Bắc Bộ, kéo dài từ Hà Giang đến Ninh Bình, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng của cả nước. Khu vực này gồm ba vùng kinh tế chính:
- Đông Bắc Bộ: Gồm 9 tỉnh như Phú Thọ, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Giang và Hà Giang,…
- Tây Bắc Bộ: Có 6 tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La,…
- Đồng bằng sông Hồng: Gồm 10 tỉnh, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định,…
Miền Bắc có địa hình đa dạng với núi cao, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Khí hậu mang đặc trưng gió mùa với nhiệt độ trung bình cao và độ ẩm lớn, phân hóa theo vùng từ khí hậu lục địa đến cận nhiệt đới.

Bản đồ Việt Nam các tỉnh ở miền Trung
Miền Trung là dải đất nối liền Bắc – Nam, có vị trí chiến lược, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Khu vực này được chia thành ba vùng:
- Bắc Trung Bộ: Gồm 6 tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế,…
- Tây Nguyên: Gồm 5 tỉnh như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,…
- Duyên hải Nam Trung Bộ: Gồm 8 tỉnh, trong đó có Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng,…
Địa hình miền Trung thấp dần từ núi xuống đồng bằng, có nhiều cồn cát ven biển. Khí hậu phân hóa rõ giữa Bắc Trung Bộ (chịu ảnh hưởng gió mùa) và Duyên hải Nam Trung Bộ (khô nóng hơn).
Bản đồ Việt Nam các tỉnh ở miền Nam
Miền Nam gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống và hai thành phố trực thuộc trung ương là TP.HCM và Cần Thơ. Khu vực này được chia thành hai vùng:
- Đông Nam Bộ: Gồm TP.HCM và 5 tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…
- Tây Nam Bộ: Gồm Cần Thơ và 12 tỉnh như Long An, An Giang, Cà Mau…
Khí hậu Nam Bộ mang tính nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao, độ ẩm trung bình 80 – 82% và hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Đây là khu vực phát triển mạnh về du lịch nhờ cảnh quan thiên nhiên phong phú.

FAQ – Mọi người cùng hỏi về bản đồ Việt Nam 63 tỉnh thành
Những thắc mắc được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về bản đồ Việt Nam chi tiết gồm:
Diện tích của nước Việt Nam là bao nhiêu?
Theo số liệu, Việt Nam có tổng diện tích khoảng 331.698 km2, trong đó, đất liền chiếm khoảng 327.480 km2, còn lại hơn 4.500 km2 là vùng biển nội thủy – bao gồm các tuyến sông, kênh rạch và vùng nước ven bờ tính từ đường cơ sở trở vào. Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu hơn 2.800 hòn đảo và nhiều bãi đá ngầm rải rác trên biển.
Bản đồ du lịch Việt Nam có các điểm đến nào hấp dẫn?
Việt Nam có nhiều điểm đến hấp dẫn trải dài khắp ba miền. Miền Bắc nổi bật với Hà Nội; Vịnh Hạ Long; Sapa; Tràng An (Ninh Bình); Mộc Châu,…Miền Trung thu hút du khách với Đà Nẵng; Hội An;Huế; Phong Nha – Kẻ Bàng,…Miền Nam nổi tiếng với TP. Hồ Chí Minh; Cần Thơ; Phú Quốc; Côn Đảo và Vũng Tàu – điểm nghỉ dưỡng quen thuộc với biển xanh, cát trắng, nắng vàng.
Việt Nam có tổng cộng bao nhiêu tỉnh thành?
Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương. Các địa phương này được phân bố theo ba miền chính: Bắc, Trung và Nam.
Việt Nam có biên giới với những nước nào?
Việt Nam có đường biên giới đất liền với ba quốc gia: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và phía Tây Nam giáp Campuchia. Bên cạnh đó, phía Đông và Nam của Việt Nam được bao bọc bởi biển Đông, tạo nên đường bờ biển dài và nhiều vùng biển quan trọng.
Khi nhìn vào bản đồ Việt Nam chi tiết, mọi người sẽ thấy được những đường biên giới, địa danh,vùng miền và cảm nhận được sự gắn kết bền chặt của đất nước qua chiều dài lịch sử. Hiểu về bản đồ Việt Nam chính là hiểu thêm về quê hương, về sự đa dạng của văn hóa và thiên nhiên, từ đó thêm yêu và tự hào về Tổ quốc.

Hiện nay, Xanh SM đã có mặt tại nhiều tỉnh thành Việt Nam, sẵn sàng đồng hành cùng bạn khám phá đất nước theo cách hiện đại và xanh sạch hơn. Lựa chọn Xanh SM không chỉ giúp bạn di chuyển tiện lợi mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Xe điện vận hành êm ái, không khói bụi, không tiếng ồn, mang lại trải nghiệm thoải mái trên mọi cung đường.
Cách sử dụng dịch vụ xe điện Xanh SM rất đơn giản:
- Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM và đăng ký tài khoản dễ dàng.
- Bước 2: Nhập điểm đón và điểm đến bạn mong muốn.
- Bước 3: Chọn loại xe phù hợp và phương thức thanh toán thuận tiện.
- Bước 4: Nhấn “Đặt xe” và sẵn sàng cho chuyến đi thú vị.
Xanh SM không chỉ mang lại sự hài lòng mà còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Mỗi chuyến xe không chỉ là một phương tiện di chuyển mà còn là hành động thiết thực vì một hành tinh xanh hơn. Lựa chọn Xanh SM giúp hành trình khám phá Việt Nam thêm phần ý nghĩa.
Xem thêm: