Chùa ở Hồ Tây không chỉ là chốn tâm linh mà còn là những tuyệt tác kiến trúc ẩn mình bên hồ nước thơ mộng. Mỗi ngôi chùa mang theo dấu ấn lịch sử, không gian thanh tịnh và vẻ đẹp cổ kính, thu hút du khách đến chiêm bái, tham quan. Giữa nhịp sống hối hả, nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng để tìm về sự an yên cho tâm hồn.
Chùa Trấn Quốc: Biểu tượng chùa ở Hồ Tây nghìn năm linh thiêng
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa ở Hồ Tây có lịch sử hàng nghìn năm. Chùa nằm trên một gò đất nhỏ, tựa hòn đảo thanh bình giữa sóng nước mênh mông. Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long dưới các triều đại Lý – Lê, lưu giữ tinh hoa văn hóa và tín ngưỡng dân gian đặc sắc.

Không chỉ là di sản văn hóa quý giá của Việt Nam, chùa Trấn Quốc còn được cộng đồng quốc tế ghi nhận là biểu tượng Phật giáo tiêu biểu. Ngôi chùa từng được vinh danh là một trong 10 công trình lịch sử tiêu biểu của vùng Đông Dương, khẳng định vị thế đặc biệt trong khu vực và giá trị trường tồn qua nhiều thế kỷ.
- Địa chỉ: 46 Đường Thanh Niên, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Giờ mở cửa: 6 :00 – 16:00.
Chùa Phổ Linh – Nơi ôm ấp giấc ngủ vĩnh hằng của những sinh linh bé nhỏ
Là ngôi chùa cổ giữa lòng Hà Nội, chùa Phổ Linh mang vẻ đẹp thanh tịnh, khác biệt hẳn với sự náo nhiệt ở Phủ Tây Hồ ngay bên cạnh. Không gian chùa cổ kính, tán cây rợp bóng tô điểm cho nét tĩnh lặng, bình yên nơi đây. Được xây dựng thế kỷ thứ 10, chùa không chỉ là nơi chiêm bái mà còn ẩn chứa những câu chuyện ý nghĩa.

Trong chùa có “động thờ thai nhi” – một góc an nghỉ thiêng liêng, ôm ấp hàng nghìn linh hồn bé nhỏ chưa kịp chào đời. Những bài vị lặng lẽ nép mình dưới tán cổ thụ như nhắc nhở về sự trân quý sinh mệnh. Với nhiều người, chùa không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là lời thức tỉnh lương tâm, gửi gắm ăn năn và mong mỏi chuộc lỗi.
- Địa chỉ: 9 P. Đặng Thai Mai, Quảng An, Q.Tây Hồ, Hà Nội.
- Giờ mở cửa: Miễn phí.
Chùa Tảo Sách – Ngôi chùa ở Hồ Tây lưu giữ dấu tích hoàng tử nhà Trần
Linh Sơn tự hay Chùa Tảo Sách, là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVI. Tương truyền, nơi đây từng là thư phòng của hoàng tử Uy Linh Lang – con trai vua Trần Nhân Tông. Sau này, ông có công dẹp giặc, được phong làm Dâm Đàm Đại Vương. Khi ông viên tịch, nhân dân lập am thờ, ghi nhớ công lao của vị hoàng tử tài đức.

Trải qua hơn 600 năm, chùa Tảo Sách vẫn giữ vẻ cổ kính, nổi bật với tam quan sừng sững, tòa tam bảo uy nghi, gác chuông ba tầng bề thế,…. Chùa hướng ra Hồ Tây, hòa cùng cảnh sắc yên bình tạo nên không gian thanh tịnh, tươi mát. Bước vào chùa, lòng người như lắng lại để cảm nhận sự an yên và khai sáng thiện tâm.
- Địa chỉ: Số 386, Đ.Lạc Long Quân, P.Nhật Tân, Q.Tây Hồ, Hà Nội.
- Giờ mở cửa: Đang cập nhật.
Chùa Hoằng Ân – Ngôi chùa ở Hồ Tây mang đậm dấu ấn lịch sử và tâm linh
Được người dân quen gọi là chùa Quảng Bá – Chùa Hoằng Ân nằm giữa khung cảnh thơ mộng ở Hồ Tây. Chùa có lịch sử lâu đời, là danh lam thắng tích của kinh thành Thăng Long từ triều đại nhà Lý. Kiến trúc chùa hài hòa với thiên nhiên, nổi bật với các bức chạm khắc tinh xảo, pho tượng cổ và quả chuông đồng đúc từ thời Lê.

Không chỉ là chốn tâm linh, chùa Hoằng Ân còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử. Đây từng là là cơ sở cách mạng thời kháng chiến chống Pháp và được Bác Hồ ghé thăm vào năm 1969. Trải qua bao biến cố, chùa vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa và lịch sử ý nghĩa, được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.
- Địa chỉ: Thôn Quảng Bá, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội.
- Giờ mở cửa: Đang cập nhật.
Chùa Tứ Liên – Dấu ấn cổ kính bên bờ Hồ Tây
Chùa Tứ Liên hay chùa Tam Bảo, là một trong những ngôi chùa ở Hồ Tây mang đậm dấu ấn lịch sử và kiến trúc cổ kính. Được xây dựng từ thời Hậu Lê (1631), hiện chùa vẫn còn dấu tích của tấm bia đá hơn 300 năm tuổi với những hoa văn chạm khắc tinh xảo, lưu giữ tư liệu phản ánh đời sống tín ngưỡng và lịch sử ngôi chùa.

Kiến trúc chùa Tam Bảo hài hòa, thống nhất với các tòa Tam Quan, chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà khách. Mái ngói cong vút, những pho tượng cổ cùng đường nét chạm khắc tinh xảo càng tôn lên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của một ngôi chùa lâu đời bên Hồ Tây.
- Địa chỉ: 167 Đ. Âu Cơ, P.Tứ Liên, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội.
- Giờ mở cửa: 8:00 – 16:00.
Chùa Kim Liên – Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật điêu khắc thời Lý, Trần
Là một trong những ngôi chùa ở Hồ Tây tồn tại suốt hơn 500 năm, chùa Kim Liên đã chứng kiến biết bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước. Được xây dựng từ thời Lý – Trần, chùa lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử, văn hóa quý giá qua các triều đại, trở thành một trong những công trình tôn giáo tiêu biểu của Thủ đô.

Ngôi chùa gây ấn tượng với kiến trúc độc đáo, mái ngói chồng lớp như cánh sen nở, Tam Quan với bốn trụ lớn hiếm hoi còn sót lại từ thời phong kiến. Khuôn viên chùa rộng khoảng 5000m2, bên trong chùa là kho tàng di sản quý giá với hơn 50 pho tượng được chạm khắc tinh xảo, thể hiện tài điêu khắc của nghệ nhân thời xưa.
- Địa chỉ: Phố Từ Hoa, Làng Nghi Tàm, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội.
- Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00.
Chùa Võng Thị – Ngôi chùa bên Hồ Tây “soi bóng lịch sử”
Tọa lạc bên bờ Hồ Tây thơ mộng, chùa Võng Thị là một trong những ngôi chùa cổ kính có niên đại hơn 500 năm, mang đậm dấu ấn kiến trúc và văn hóa thời Lý. Dù từng bị tàn phá trong chiến tranh, nơi đây vẫn lưu giữ được những pho tượng Phật sơn son thiếp vàng cùng hệ thống kiến trúc được chạm khắc tinh xảo.

Không chỉ là nơi tu tập, chùa Võng Thị còn gắn liền với những dấu ấn lịch sử hào hùng. Trong kháng chiến chống Mỹ, hầm chỉ huy của Thành ủy Hà Nội được đặt ngay trong khuôn viên chùa, trở thành “an toàn khu” của quân dân Thủ đô. Ngày nay, chùa vẫn là điểm đến tâm linh, lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá.
- Địa chỉ: 75 Võng Thị, P.Bưởi, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội.
- Giờ mở cửa: Đang cập nhật.
Chùa Vạn Niên – Nét cổ kính trầm mặc bên Hồ Tây thơ mộng
Được xây dựng từ năm 1011 dưới triều vua Lý Công Uẩn, Chùa Vạn Niên là một trong những ngôi chùa ở Hồ Tây cổ kính và linh thiêng bậc nhất Thủ đô. Tên gọi “Vạn Niên” gắn liền với sự kiện dời đô về Thăng Long. Kiến trúc cổ kính cùng bề dày lịch sử đã khiến nơi đây trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé thăm.
Chùa hiện còn lưu giữ hơn 40 pho tượng tròn, 10 đạo sắc phong thần từ thời Lê, Tây Sơn, đặc biệt là bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào thời Gia Long. Những di vật quý giá này không chỉ thể hiện giá trị văn hóa nghệ thuật sâu sắc mà còn minh chứng cho sự linh thiêng và lịch sử lâu đời của chùa.
- Địa chỉ: 364 Đ.Lạc Long Quân, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội.
- Giờ mở cửa: 05:00 – 21:00.

Chùa Trích Sài (Thiên Niên) – Ngôi chùa ở Hồ Tây đẹp “say lòng người”
Tồn tại ít nhất từ thế kỷ XVIII, chùa Thiên Niên là trung tâm văn hóa, tâm linh nổi tiếng của người dân địa phương. Trải qua nhiều lần tu sửa, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo cùng hệ thống tượng Phật quý giá. Ngôi chùa ở Hồ Tây tọa lạc ngay bên bờ non nước, tạo nên một cảnh sắc thơ mộng và thanh bình.

Không chỉ thờ Phật, chùa còn là nơi thờ tự bà Phạm Thị Ngọc Đô – Thứ phi của vua Lê Thánh Tông. Bà là người truyền nghề dệt lĩnh cho dân làng Trích Sài, có công tạo nên một làng nghề nổi tiếng bên Hồ Tây. Chính vì vậy, chùa không chỉ là chốn linh thiêng mà còn là biểu tượng gắn kết đời sống văn hóa, lưu giữ truyền thống của bao thế hệ nơi đây.
- Địa chỉ: Làng Trích Sài, P.Bưởi, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội
- Giờ mở cửa: Mở cửa mỗi ngày.
Chùa Khai Nguyên – Ngôi chùa ở Hồ Tây nghìn năm tuổi
Theo sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, chùa Quán La (Khai Nguyên) được xây dựng từ đời Đường, niên hiệu Khai Nguyên (715). Qua nhiều biến thiên lịch sử, đến thời Lê, chùa được phục dựng với kiến trúc còn lưu giữ đến ngày nay. Cụm di tích đình – chùa Quán La được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và thắng cảnh năm 1992.

Chùa Khai Nguyên cùng đình Quán La sở hữu bề dày lịch sử hàng thiên niên kỷ, là một trong những di tích tiêu biểu trong hệ thống chùa ở Hồ Tây. Ngôi chùa mang nhiều giá trị về cổ sử, lịch sử cách mạng. Các giá trị văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc cũng được nơi đây gìn giữ trong suốt dòng chảy lịch sử của Thủ đô.
- Địa chỉ: Ngõ 38, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội.
- Giờ mở cửa: Đang cập nhật.
Chùa Sải (chùa Tĩnh Lâu) – Vẻ đẹp trầm mặc của ngôi cổ tự bên Hồ Tây
Nằm bên bờ Hồ Tây thơ mộng, chùa Tĩnh Lâu (chùa Sải) là một trong những ngôi chùa cổ kính bậc nhất tại Hà Nội, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Chùa mang đậm dấu ấn của Phật giáo làng xã Việt Nam, vừa thanh tịnh, trầm mặc, vừa lưu giữ nhiều giá trị kiến trúc, nghệ thuật độc đáo qua hàng thế kỷ.

Chùa nổi bật với tòa Cửu Long mang hình dáng lọng che, hiếm thấy trong hệ thống chùa cổ Việt Nam. Nơi đây lưu giữ nhiều pho tượng Phật cổ, phản ánh phong cách nghệ thuật từ thế kỷ XVI – XVII cùng nhiều hiện vật quý giá: quả chuông cổ niên đại Cảnh Thịnh (1799), 15 tấm bia đá, khu vườn Tháp mộ và nhiều hoành phi, câu đối.
- Địa chỉ: 147 P.Trích Sài, P.Bưởi, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội
- Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày.
Chùa Bà Già – Dấu ấn Phật giáo cổ kính giữa lòng Hồ Tây
Nằm bên bờ hữu ngạn sông Hồng, chùa Bà Già thuộc làng Phú Gia là một trong những ngôi chùa cổ kính của Hà Nội. Xuất hiện từ trước năm 1636, chùa từng có quy mô lớn và danh tiếng lẫy lừng, được xếp vào hàng ba ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà Nội thời bấy giờ, cùng với chùa Bà Đá và chùa Bà Đinh.

Chùa có bố cục kiểu chữ “công”, gồm cổng tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà thờ Tổ và điện thờ Mẫu. Trong chùa còn lưu giữ 58 pho tượng quý, trong đó có 46 pho tượng Phật từ thế kỷ XVII – XIX, ngoài ra còn có 2 quả chuông cổ, 8 tấm bia đá có niên đại Dương Hòa thứ hai (1636) cùng nhiều hoành phi, câu đối cổ.
- Địa chỉ: Phú Gia, P.Phú Thượng, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội.
- Giờ mở cửa: Đang cập nhật.
Di chuyển thuận tiện đến chùa ở Hồ Tây cùng Xanh SM
Bạn đang có kế hoạch tham quan danh sách chùa Hồ Tây nhưng đang băn khoăn chuyện tìm đường hay không có phương tiện đi lại? Đừng lo! Xanh SM – dịch vụ đặt xe công nghệ hiện đại, tiện lợi và an toàn, sẽ mang đến cho bạn chuyến đi an toàn, thoải mái cùng nhiều lợi ích vượt trội:
- Giá cước rõ ràng: Phí đặt xe hiển thị minh bạch trên ứng dụng, hoàn toàn không phát sinh thêm phụ phí thu ngoài.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Tài xế được đào tạo bài bản, vững tay lái, luôn tận tâm hỗ trợ khách hàng suốt hành trình.
- Xe điện hiện đại: Dòng xe VinFast sang trọng và tiện nghi, trang bị nhiều tiện ích an toàn như cảnh báo va chạm, camera giám sát, móc cố định ghế trẻ em…
- Ứng dụng thông minh: Ứng dụng thông minh, thao tác đơn giản, xe đến đón nhanh chóng.
- Bảo vệ môi trường: Xe điện hiện đại, không thải khí ô nhiễm, an toàn cho sức khỏe và góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn đặt xe Xanh SM một cách nhanh chóng, thuận tiện:
- Bước 1: Mở ứng dụng Xanh SM, nhấn vào ô “Bạn muốn đi đâu” để nhập điểm đón và điểm đến, sau đó chọn “xác nhận điểm đón”.
- Bước 2: Từ danh sách hiển thị các loại dịch vụ cùng mức giá cụ thể, hãy chọn cho mình một dịch vụ phù hợp với mong muốn.
- Bước 3: Nhấn vào mục “Ưu đãi” để áp dụng mã giảm giá, đồng thời chọn phương thức thanh toán ngay bên cạnh.
- Bước 4: Kiểm tra lại thông tin chuyến đi, nhấn “Đặt xe” để kết nối với tài xế gần nhất.
- Bước 5: Cứ thư giãn và chờ đợi, tài xế Xanh SM sẽ nhanh chóng đến đón bạn!
Tải ứng dụng Xanh SM hoặc gọi hotline 1900 2088 để trải nghiệm dịch vụ di chuyển an toàn, tiện lợi và nhận ngay ưu đãi riêng dành cho khách hàng mới ngay hôm nay!

FAQs – Mọi người thường gặp về các chùa ở Hồ Tây
Chùa quanh Tây Hồ không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn thu hút du khách bởi giá trị lịch sử, kiến trúc độc đáo và khung cảnh thanh bình. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trước khi ghé thăm:
Xung quanh Hồ Tây có bao nhiêu chùa?
Quanh Hồ Tây có hơn 20 ngôi chùa, đình, đền được xếp hạng di tích, trong đó có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như Trấn Quốc, Kim Liên, Phổ Linh, Tảo Sách, Vạn Niên,… Những ngôi chùa ở Hồ Tây không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn mang giá trị văn hóa, kiến trúc đặc sắc.
Chùa nào ở Hồ Tây cổ nhất?
Tọa lạc trên “tiểu ốc đảo” phía Đông Hồ Tây, chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ bậc nhất Hà Nội với lịch sử hơn 1.500 năm.
Nên đi chùa Hồ Tây vào thời gian nào?
Ngoài các dịp đặc biệt của sự kiện lễ Phật hay các ngày Tết, đầu xuân, du khách có thể ghé chùa vào mùng 1 hoặc 15 hàng tháng để chiêm bái và tham quan. Nếu yêu thích thanh tịnh và tĩnh lặng, bạn cũng có thể ghé chùa vào các ngày bình thường, đi buổi sáng hoặc chiều tối sẽ mát mẻ hơn.
Có thể kết hợp đi chùa với các hoạt động gì ở Hồ Tây?
Ngoài việc viếng chùa và chiêm bái, du khách có thể đạp xe, dạo bộ ven hồ hoặc thưởng thức ẩm thực với các món đặc sản như bánh tôm, kem Hồ Tây. Buổi chiều, ngắm hoàng hôn trên hồ cũng là một trải nghiệm đáng nhớ.
Có cần lưu ý gì đặc biệt khi đi chùa Hồ Tây không?
Khi đi chùa quanh Hồ Tây, du khách nên mặc trang phục lịch sự, trang nhã để thể hiện sự tôn kính. Đặc biệt, nơi đây có nhiều ngôi chùa Hồ Tây nổi tiếng, là di tích cần được bảo vệ, bạn không được tùy ý đụng chạm vào các hiện vật của nhà chùa.
Chùa Tây Hồ không chỉ là chốn chiêm bái linh thiêng mà còn mang đến không gian thanh tịnh, thư thái tâm hồn. Mỗi chuyến ghé thăm đều là cơ hội để bạn tìm lại sự an nhiên và cảm nhận vẻ đẹp văn hóa, lịch sử nơi đây. Cùng lên lịch khám phá chùa ở Hồ Tây và đừng quên đặt xe Xanh SM để di chuyển nhanh chóng – an toàn!
Xem thêm: