Chùa Thiên Niên – ngôi chùa cổ kính hàng trăm năm tuổi bên Hồ Tây, mang trong mình bề dày lịch sử và giá trị văn hóa đặc sắc. Chùa nổi bật với kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh và hệ thống tượng Phật quý giá. Nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa, chiêm bái Phật và tận hưởng bình yên.
Chùa Thiên Niên ở đâu?
Nằm bên bờ Hồ Tây thơ mộng, chùa Thiên Niên tọa lạc tại làng Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội (xưa là trang Thiên Niên, làng Trích Sài), được biết đến với tên gọi khác là “Thiên Niên cổ tự” hay “chùa Trích Sài”. Tiền thân chùa là Chùa Bát Tháp – một cổ tự có niên đại hàng trăm năm.

Làng Trích Sài xưa có một hệ thống thờ tự gồm Đền thờ Phúc Lộc, Đàn Bát Tháp và Chùa Bát Tháp. Trải qua thời gian, hiện nay chỉ còn lại Đền thờ Phúc Lộc và Chùa Thiên Niên. Chùa thờ Phật và Bà Chúa dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô, thứ phi của vua Lê Thánh Tông, người có công truyền dạy nghề dệt lĩnh cho nhân dân trong vùng.
Chùa không chỉ là chốn thờ tự mà còn gắn liền với đời sống văn hóa của người dân. Thiên Niên cổ tự cùng hệ thống chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh và nhiều di tích xung quanh Hồ Tây đang là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.

Lịch sử và kiến trúc đặc biệt của chùa Thiên Niên Tây Hồ
Chùa Trích Sài là một ngôi chùa làng có ít nhất từ đầu thế kỷ XVIII. Trải qua nhiều lần tu sửa, nơi đây dần trở thành trung tâm sinh hoạt tâm linh và văn hóa của người dân. Kiến trúc độc đáo, hệ thống tượng Phật quý giá cùng không gian thanh tịnh đã làm nên nét đặc trưng của ngôi chùa, thu hút nhiều du khách và Phật tử ghé thăm.
Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển chùa
Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (544 – 548) tại vùng đất có tên là trang Thiên Niên, ở làng Trích Sài. Ban đầu, chùa có tên là “Chùa Bát Tháp”, do hai vị Công chúa phụng lễ trụ trì.

Đến thời Lê Thánh Tông, vua cho lập trang Thiên Niên ở đây và cho di dời chùa Bát Tháp lên nền đất cao hơn. Sau khi tu sửa, thiền tự được đổi tên thành “chùa Thiên Niên” – mang ý nghĩa “tồn tại mãi cùng thời gian”.
Vào cuối triều Lê, quan Thái bảo Đà Quốc Công đã cho trùng tu chùa và làm lễ cúng ruộng, dấu tích còn lưu lại trên bia đá. Đến năm Thành Thái thứ 5 (1893), dân làng tiếp tục mời nhà sư về để mở rộng phòng ở, trùng tu chùa, tô tượng Phật và đúc lại chuông đồng, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của ngôi chùa qua nhiều thế hệ.

Trải qua bao biến thiên, chùa vẫn sừng sững giữa dòng chảy thời gian, lưu giữ những giá trị tâm linh và văn hóa truyền thống. Giữa không gian tĩnh lặng, từng mái ngói rêu phong như kể lại câu chuyện về một vùng đất linh thiêng và huyền bí.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo tại chùa Thiên Niên Trích Sài
Chùa Trích Sài quay lưng hướng Nam nhìn ra Hồ Tây mênh mang sóng nước. Ngôi cổ tự có đầy đủ các công trình kiến trúc của một khu chùa: tam quan, sân vườn, chùa chính, nhà mẫu, nhà tổ, tăng phòng, khu bếp và vườn tháp của các sư tổ đã viên tịch. Công trình sở hữu kiến trúc đặc sắc, mang đặc trưng dấu ấn Phật Giáo.

Cổng tam quan
Tam quan chùa có hai tầng mái kiểu kiến trúc cổng thành, gồm 3 cửa, cửa giữa chiếu thẳng vào tiền đường. Hoa văn trên mái chủ yếu là những hình rồng, vân triện hóa hổ phù, lá cúc. Những đường nét chạm khắc tinh xảo kết hợp với sắc rêu phong bên bờ vách cổ kính càng làm nổi bật vẻ uy nghiêm, trầm mặc của chốn thiền môn.

Khuôn viên
Hiện nay, lối đi vào chùa không phải từ tam quan mà đi cổng ở phía đường Lạc Long Quân, đi về phía nhà bếp. Bên trong cổng chùa là khuôn viên rộng rãi, xanh mát với nhiều cây cối. Các bậc thềm và lối đi sạch sẽ, gọn gàng, tạo không gian thanh tịnh, trang nghiêm.

Chùa chính
Bên trong sân vườn là chùa chính, được xây theo kiểu chữ “Đinh” bao gồm hai khu vực: Tiền đường và Thượng điện. Tiền đường ở phía trước, được dựng trên nền cao 60cm so với sân vườn. Bốn mái lợp ngói ta, bờ nóc thẳng, ở chính giữa đề ba chữ “Thiên Niên Tự “.

Thượng điện gồm bốn gian dọc nối với tiền đường, xây theo kiểu giá chiêng – chồng rường. Từ ngoài vào điện xây các bệ gạch bao quanh, bên trong đặt tượng thờ Phật và chư vị Bồ tát.

Nhà tổ, nhà mẫu
Nhà tổ, nhà mẫu nối dọc với thượng điện, quay đầu nhìn ra Hồ Tây. Kiến trúc nhà thờ gồm năm gian, trong đó có hai gian thờ chính và hai tăng phòng ở phía sau. Tất cả hạng mục được thiết kế hài hòa, tạo nên hình ảnh của chùa Thiên Niên với một thể thống nhất, cân đối, đặc trưng cho phong cách kiến trúc cuối thế kỷ XVIII – XIX.

Chùa Thiên Niên Hà Nội thờ ai? Hệ thống di vật và tượng thờ quý giá
Không chỉ thờ Phật và thờ Mẫu, chùa Thiên Niên còn là nơi thờ tự bà chúa dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô – thứ phi của vua Lê Thánh Tông. Bà là người truyền nghề dệt lĩnh cho dân làng Trích Sài, góp phần hình thành làng nghề nổi tiếng bên Hồ Tây. Chính vì vậy, chùa vừa là điểm tựa tâm linh, vừa là điểm gắn kết đời sống văn hóa người dân qua nhiều thế hệ.
Bên trong chùa vẫn lưu giữ nhiều di vật quý giá, trong đó có 34 pho tượng tròn từ thế kỷ XVIII – XX, 6 bức hoành phi, 10 câu đối, 2 cửa võng, 2 nhang án, 1 khám gỗ, 5 ngai thờ, 1 chuông đồng, 1 lư hương đồng và 7 bia đá cổ. Đặc biệt, tấm bia có niên hiệu Vĩnh Thịnh 5 (1709) là minh chứng cho bề dày lịch sử của chùa.

Ngày 31/1/1992, chùa Thiên Niên được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Kể từ đây, ngôi cổ tự càng thu hút nhiều sự quan tâm, trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách và Phật tử mỗi khi ghé thăm Hồ Tây.
Hướng dẫn di chuyển đến chùa Thiên Niên
Chùa Thiên Niên cổ tự nằm trong khu di tích làng cổ Trích Sài, ven Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Từ trung tâm thành phố, chùa cách khoảng 8km về hướng Tây Bắc. Đây là khu vực giao thông thuận tiện, dễ dàng tiếp cận bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Du khách có thể đi xe cá nhân đến chùa Trích Sài bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân, thời gian di chuyển khoảng 30 – 40 phút. Di chuyển bằng Google Maps sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được tuyến đường ngắn và phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo lộ trình gợi ý từ trung tâm Hà Nội đến chùa như sau:
Từ trung tâm Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm) – P.Lê Thái Tổ – rẽ trái vào P.Tràng Thị – đi vào đường Điện Biên Phủ – đi vào Đ.Độc Lập – rẽ trái vào P.Hoàng Văn Thụ – rẽ phải vào Hùng Vương – rẽ trái vào Đ.Thụy Khuê – rẽ phải vào P.Trích Sài – đi dọc bờ hồ theo Đ.Vành Đai 1 – qua điểm dừng trạm buýt 312 Lạc Long Quân là đến nơi.

Sử dụng phương tiện cá nhân giúp bạn chủ động về thời gian, có thể tiện đường đi dạo Hồ Tây mát hoặc tham quan nhiều địa điểm lân cận. Tuy nhiên, cung đường đến chùa có nhiều ngã rẽ, bạn cần chú ý để tránh đi nhầm đường. Ngoài ra, chùa không có bãi đỗ xe lớn, du khách nên tìm hiểu trước điểm gửi xe phù hợp.
Di chuyển bằng xe buýt công cộng
Có nhiều tuyến xe buýt đi quan làng Trích Sài, gần điểm đến chùa Trích Sài. Dưới đây là danh sách tham khảo lộ trình, giá vé các tuyến buýt phổ biến để du khách tiện tham khảo:
Tuyến xe | Điểm lên xe | Điểm dừng | Thời gian di chuyển (phút) | Quãng đường đi bộ (m) | Giá vé (đồng) |
146 | Đối diện 16 Hai Bà Trưng (Ngã 4 Hai Bà Trưng – Ngô Quyền) | Trường Tiểu Học Xuân La | 69 | 1.550 | 12.000 |
33 | Đối diện Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng (Cột trước) | 312 Lạc Long Quân | 38 | 161 | 10.000 |
25 | Bến xe Giáp Bát | 312 Lạc Long Quân | 53 | 42 | 7.000 |
2A → 25 | Bến xe Yên Nghĩa (xuống Ga Yên Nghĩa đi bộ đến ga Cát Linh để chuyển sang xe buýt 25) | 312 Lạc Long Quân | 74 | 141 | 37.000 |
Bảng thông tin các tuyến xe buýt phổ biến đến chùa Trích Sài
Lưu ý: Thông tin lộ trình, giá vé tham khảo cập nhật theo thông tin trên Google Maps và có thể thay đổi tùy theo chính sách của đơn vị vận tải.
Di chuyển bằng xe buýt giúp tiết kiệm chi phí và không phải lo lắng vấn đề cất giữ xe. Tuy nhiên, thời gian di chuyển đến chùa sẽ lâu và phụ thuộc vào lịch trình xe buýt. Ngoài ra, tùy tuyến xe, bạn sẽ phải đi bộ thêm một quãng đường mới có thể đến nơi.

Di chuyển bằng xe điện Xanh SM
Bạn đang có kế hoạch tham quan chùa Thiên Niên Tây Hồ nhưng đang băn khoăn chuyện tìm đường hay không có phương tiện đi lại? Xanh SM – dịch vụ đặt xe công nghệ hiện đại, tiện nghi và thân thiện với môi trường sẽ mang đến cho bạn chuyến đi an toàn, thoải mái cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn dễ dàng đặt xe và tận hưởng hành trình suôn sẻ:
- Bước 1: Mở ứng dụng Xanh SM, nhập điểm đón và điểm đến vào ô “Bạn muốn đi đâu?”, sau đó nhập và xác nhận điểm đón.
- Bước 2: Màn hình sẽ hiển thị các loại dịch vụ xe kèm mức giá cụ thể, bạn chỉ cần chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu.
- Bước 3: Nhấn vào mục “Ưu đãi” phía dưới màn hình để sử dụng mã giảm giá, đồng thời chọn phương thức thanh toán ngay bên cạnh.
- Bước 4: Kiểm tra lại thông tin chuyến đi rồi nhấn “Đặt xe” để kết nối với tài xế gần bạn nhất.
- Bước 5: Thư giãn chờ đợi, tài xế Xanh SM sẽ nhanh chóng đến đón bạn và bắt đầu hành trình.
Nhanh tay tải ứng dụng Xanh SM hoặc gọi hotline 1900 2088 để trải nghiệm dịch vụ di chuyển an toàn, tiện lợi và nhận ngay ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng mới.

Những lưu ý khi tham quan chùa Thiên Niên Tây Hồ
Để có một chuyến tham quan Thiên Niên cổ tự trọn vẹn, du khách nên lưu ý những quy tắc ứng xử tại chốn linh thiêng. Dưới đây là những điều quan trọng giúp bạn có trải nghiệm tham quan ý nghĩa và thể hiện sự tôn kính khi đến nơi thiền tự.
- Thời điểm tham quan: Mùa xuân là thời gian lý tưởng để viếng chùa vì thời tiết dễ chịu và nhiều lễ hội diễn ra. Ngoài ra, các ngày rằm, mùng một hay sự kiện lễ Phật thường niên cũng thu hút đông đảo Phật tử đến cầu nguyện.
- Trang phục phù hợp: Nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, tránh quần áo quá ngắn hoặc hở hang. Chọn giày dép dễ tháo để tiện vào các gian điện thờ.
Ứng xử khi vào chùa: Giữ thái độ trang nghiêm, không nói chuyện lớn tiếng, cười đùa hay làm ồn. Khi thắp hương, chỉ nên thắp số lượng vừa đủ để tránh khói quá nhiều. - Dâng lễ vật đúng cách: Nếu mang lễ vật như hoa quả, bánh kẹo hay tiền công đức, hãy đặt vào đúng vị trí quy định và tránh dâng những vật phẩm không phù hợp (điện thờ Phật chỉ cúng đồ chay, không dùng giấy tiền vàng).
- Chụp ảnh, quay phim: Hỏi ý kiến nhà chùa trước khi chụp ảnh, đặc biệt là trong các gian thờ và khi tiến hành các nghi lễ.
- Giữ gìn vệ sinh: Không xả rác bừa bãi để giữ gìn không gian chùa luôn sạch đẹp, thanh tịnh.
- Bảo vệ cảnh quan: Không ngắt hoa, bẻ cành hay chạm vào các công trình kiến trúc trong chùa để góp phần giữ gìn vẻ đẹp cổ kính của nơi đây.

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Thiên Niên
Nếu bạn đang có thắc mắc về chùa Trích Sài, dưới đây là những câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm. Những thông tin này sẽ giúp bạn có một chuyến tham quan thuận lợi và đầy đủ nhất:
Chùa Thiên Niên có thu phí vào cửa không?
Thiên Niên cổ tự – chùa Trích Sài không thu phí vào cửa. Du khách và Phật tử có thể tự do đến tham quan, chiêm bái. Nếu muốn đóng góp cho chùa, bạn có thể tùy tâm công đức để góp phần duy trì và bảo tồn ngôi chùa.
(Lưu ý: Thông tin giá vé có thể thay đổi tùy thời điểm, vui lòng liên hệ trực tiếp ban quản lý di tích để cập nhật chính xác nhất!)
Các lễ hội tại chùa Thiên Niên
Chùa không chỉ là chốn linh thiêng mà còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội và sự kiện quan trọng, thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương:
- Lễ Phật Đản (Rằm tháng Tư âm lịch): Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh với các nghi lễ rước Phật, tắm Phật, cầu kinh và thuyết giảng giáo lý.
- Lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy âm lịch): Ngày lễ báo hiếu, cầu siêu cho tổ tiên, thả hoa đăng và giảng pháp về lòng hiếu thảo.
- Lễ hội chùa Thiên Niên: Kỷ niệm sự hình thành và phát triển của chùa, gồm lễ cúng Phật, cầu an, sự kiện thuyết pháp và các hoạt động văn hóa – nghệ thuật truyền thống.
- Các hoạt động khác: Chùa tổ chức các khóa tu, thuyết giảng Phật pháp và nhiều hoạt động Phật giáo khác trong năm.
Du khách có thể tham quan chùa Thiên Niên không?
Chùa luôn mở cửa đón du khách và phật tử đến tham quan, chiêm bái. Nhiều người ghé thăm không chỉ để cầu may, cầu phúc mà còn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của ngôi chùa.
Nép mình bên Hồ Tây thơ mộng, ngôi cổ tự linh thiêng lặng lẽ chứng kiến bao thăng trầm, gìn giữ nét đẹp văn hóa ngàn đời. Nếu có dịp, bạn nhớ ghé thăm chùa Thiên Niên để cảm nhận vẻ đẹp cổ kính và tìm lại sự an yên trong tâm hồn. Đừng quên đặt xe Xanh SM để di chuyển nhanh chóng – thuận tiện – bảo vệ môi trường.
Xem thêm: