Chùa Bà Thiên Hậu: Điểm check-in tâm linh nổi tiếng ở Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương hay còn gọi là Thiên Hậu Cung, là một trong những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng nhất khu vực Nam Bộ. Chùa được cộng đồng người Hoa xây dựng, hàng năm thu hút khách du lịch tứ phương tới chiêm bái và cầu bình an, tài lộc. 

Giới thiệu về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Đây không chỉ là nơi thờ tự tôn nghiêm mà còn là biểu tượng cho sự giao thoa văn hóa giữa nhiều dân tộc. 

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương ở đâu?

Tại Bình Dương, có hai ngôi Chùa Bà Thiên Hậu. Tuy nhiên khi nhắc tới Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Bình Dương, du khách thường nghĩ tới Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương. 

Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị nữ thần bảo trợ cho những người đi biển. Chùa có vị trí gần với Chùa Ông (hay còn gọi là Chùa Ông Ngựa), thờ phụng Quan Vân Trường – một nhân vật lịch sử người Hoa sống ở thời Tam Quốc. 

Chùa Bà Thiên Hậu có vị trí gần với Chùa Ông Ngựa (Ảnh: Google Maps)
Chùa Bà Thiên Hậu có vị trí gần với Chùa Ông Ngựa (Ảnh: Google Maps)

Với kiến trúc cổ kính, cảnh quan thiên nhiên ấn tượng cùng giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương được công nhận là Di tích văn hóa của tỉnh Bình Dương. Đây cũng là điểm hành hương quen thuộc của người dân Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. 

Chùa Bà Thiên Hậu TP Mới Bình Dương

  • Địa chỉ: Lô K6A đường Lê Hoàn, Hoà Phú, trung tâm TP Mới, Bình Dương.  
  • Năm khánh thành: Năm 2013. 

Tính đến năm 2025, Chùa Bà Thiên Hậu TP Mới Bình Dương được xem là nơi thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu lớn nhất Việt Nam với kinh phí đầu tư lên đến 30 tỷ đồng. Cây xanh được trồng nhiều trong khuôn viên rộng 1.000 mét vuông tạo nên không gian xanh mát, thanh tịnh.  

Chùa Bà Thiên Hậu tại TP Mới Bình Dương có quy mô lớn hơn Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chùa Bà Thiên Hậu tại TP Mới Bình Dương có quy mô lớn hơn Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời điểm thích hợp tham quan Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương mở cửa quanh năm để đón du khách hành hương. Tuy nhiên thời điểm đông lượt khách ghé thăm nhất của chùa là vào những dịp lễ hội và vào ngày rằm hàng tháng.  

Đặc biệt, lễ hội lớn nhất của chùa sẽ được tổ chức vào ngày 15/1 hàng năm. Do vậy nếu muốn trải nghiệm hết những hoạt động đặc sắc tại ngôi chùa này, bạn nên tham quan vào dịp lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu

Khi hành hương vào mùa lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn (Ảnh: thanhnien.vn) 
Khi hành hương vào mùa lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn (Ảnh: thanhnien.vn) 

Truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu

Theo học giả Vương Hồng Sển, Thiên Hậu Thánh Mẫu (hay còn gọi là Ma Tổ, Mẫu Tổ, Thiên Thượng Thánh Mẫu) tên thật là Lâm Mặc Nương. Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm 1044 tại đảo Mi Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ngay từ nhỏ, bà đã thể hiện sự thông minh vượt trội, biết đọc khi mới 8 tuổi và bắt đầu tu theo Phật giáo ở tuổi 11. 

Một trong những sự tích Chùa Bà Thiên Hậu là câu chuyện cứu cha và hai anh trai khỏi bão biển. Khi cha và anh trai gặp nạn trên biển, bà đã xuất hồn để cứu họ. Tuy nhiên, do mẹ gọi thức giấc, bà chỉ cứu được hai anh mà không thể cứu cha. Từ đó, mỗi khi gặp khó khăn ngoài khơi, người dân thường gọi vái và xin bà phù hộ bình an. 

Hình tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu gắn liền với biển khơi (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu gắn liền với biển khơi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu du nhập sang Việt Nam cùng với cộng đồng người Hoa từ hàng trăm năm trước. Các ngôi chùa thờ bà được xây dựng ở nhiều nơi, trong đó có Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1500 ngôi đền Thiên Hậu26 quốc gia

Thiên Hậu Thánh Mẫu được xem là một trong những vị thần quan trọng nhất trong tín ngưỡng của người Hoa, cùng với Quan Thánh, Bắc ĐếQuan Âm. Các miếu thờ Bà Thiên Hậu có nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là Thiên Hậu Miếu, ngoài ra còn có Thiên Hậu Cung, Miễu A Má, Pò Miễu hoặc Chùa Bà

Bà Thiên Hậu được thờ phụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Ảnh: afamily.vn) 
Bà Thiên Hậu được thờ phụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Ảnh: afamily.vn) 

Hướng dẫn đường đi đến Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương cách Thành phố Hồ Chí Minh chưa tới 25km. Dưới đây là gợi ý phương tiện di chuyển và một số tuyến đường dành cho du khách. 

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân là sự lựa chọn phù hợp cho những ai ưu tiên sự chủ động. Có hai tuyến đường di chuyển tới Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương từ Sài Gòn: 

  • Tuyến 1: Trường Chinh → Xa lộ Hà Nội → Xa Lộ Đại Hàn → Lê Văn Khương → Hà Duy Phiên/TL9 → CMT8 (Thủ Dầu Một) → Nguyễn Du → Chùa Bà.
  • Tuyến 2: Trường Chinh → Xa lộ Hà Nội → Xa Lộ Đại Hàn → Tô Ngọc Vân → Hà Huy Giáp → CMT8 (Thủ Dầu Một) → Nguyễn Du → Chùa Bà.
Nếu sở hữu phương tiện cá nhân, bạn có thể chủ động hành hương tới chùa (Ảnh: VinFast) 
Nếu sở hữu phương tiện cá nhân, bạn có thể chủ động hành hương tới chùa (Ảnh: VinFast) 

Di chuyển bằng Xanh SM

Nếu bạn ưu tiên sự nhanh chóng, tiện lợi và an toàn thì di chuyển bằng Xanh SM là lựa chọn tối ưu. Xanh SM là dịch vụ đặt xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, giúp giảm thiểu tiếng ồn và khói bụi, góp phần xây dựng tương lai xanh. 

Trên mỗi chuyến xe, hành khách có thể theo dõi được lịch trình di chuyển mang lại sự an tâm khi sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, cước phí luôn được hiển thị minh bạch trên ứng dụng, giúp hành khách không lo bị ép giá.  

>>> Bạn có thể gọi tới số tổng đài 1900 2088 để đặt xe hoặc tải ứng dụng Xanh SM tại đây.  

Xanh SM là sự lựa chọn của nhiều du khách khi đến Chùa Bà Thiên Hậu (Ảnh: Xanh SM)
Xanh SM là sự lựa chọn của nhiều du khách khi đến Chùa Bà Thiên Hậu (Ảnh: Xanh SM)

Lịch sử hình thành Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Theo lịch sử Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ XIX tại rạch Hương Chủ Hiếu. Theo quan niệm dân gian, việc xây dựng Miếu thờ Bà thường tuân theo nguyên tắc kiến trúc điện mẫu, tức là mang tính nữ. Chùa Bà thường được xây gần sông, suối, ao, hồ, những nơi có nước vì nước tượng trưng cho âm và âm mang tính nữ.

Năm 1923, bốn nhóm người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) đã cùng nhau đóng góp để xây dựng lại chùa và dời đến vị trí hiện tại. Tại vị trí đặt Chùa Bà Bình Dương cũ hiện nay đã được người dân dựng nên một ngôi miếu mới. 

Vị trí hiện tại của Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương (Ảnh: VinShop) 
Vị trí hiện tại của Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương (Ảnh: VinShop) 

Khám phá nét kiến trúc độc đáo của Chùa Bà Thiên Hậu

Kiến trúc Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Bình Dương mang đậm phong cách văn hóa người Hoa. Ngôi chùa được xây dựng theo kiểu chữ Tam gồm ba dãy nhà: Chính điện là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, hai dãy hành lang Đông – Tây được trưng dụng làm nơi hội họp và lưu trữ đồ đạc.  

Bên ngoài chính điện 

Mái nhà chính giữa chánh điện được lợp bằng ngói đông dương với các đường chỉ đắp nổi và trang trí hình tượng lưỡng long tranh châu cùng cá chép hóa rồng. Hai bên viền mái là tượng Bà Mặt Trăng cùng các quan văn, quan võ

Đằng trước chính điện có một chiếc đỉnh lớn để du khách chiêm bái và thắp nhang (Ảnh: mia.vn) 
Đằng trước chính điện có một chiếc đỉnh lớn để du khách chiêm bái và thắp nhang (Ảnh: mia.vn) 

Bên trong chính điện 

Tượng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được đặt uy nghi ở chính giữa không gian. Hai bên là khu vực thờ Ngũ Hành Nương NươngÔng Bổn. Những câu đối Hán tự được treo khắp nơi nhằm ca ngợi công đức của Bà, tạo nên một không gian linh thiêng và trang trọng.

Bên trong chính điện Chùa Bà Thiên Hậu được bài trí trang trọng (Ảnh: Lễ Hội Chùa Bà Bình Dương) 
Bên trong chính điện Chùa Bà Thiên Hậu được bài trí trang trọng (Ảnh: Lễ Hội Chùa Bà Bình Dương) 

Tìm hiểu lễ Chùa Bà – Lễ hội văn hóa lớn nhất Bình Dương

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất tại Bình Dương, bên cạnh lễ hội Miếu Ông Bổn và lễ hội Kỳ Yên. 

  • Thời gian diễn ra lễ Chùa Bà: Ngày 15/1 âm lịch hàng năm. 
  • Các nghi thức trong lễ Chùa Bà: Cúng vía Bà, rước kiệu Bà, đấu giá lồng đèn. 

Nghi thức cúng vía Bà 

Lễ hội bắt đầu với nghi thức cúng vía Bà vào nửa đêm 14 tháng Giêng và kéo dài đến sáng 15 tháng Giêng. Trong suốt thời gian này, chùa được trang hoàng lộng lẫy với cờ và đèn lồng, trong đó có 12 chiếc đèn lớn tượng trưng cho 12 tháng trong năm.

Khung cảnh nhộn nhịp tại lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương (Ảnh: Lễ Hội Chùa Bà Bình Dương) 
Khung cảnh nhộn nhịp tại lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương (Ảnh: Lễ Hội Chùa Bà Bình Dương) 

Nghi thức rước kiệu Bà

Nghi thức rước kiệu Bà đi qua các tuyến đường chính của thành phố Thủ Dầu Một là điểm nhấn của lễ hội, diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng. Kiệu Bà được di chuyển qua các đường phố chính của trung tâm Thủ Dầu Một cùng với đoàn múa lân sôi động. 

Trong khi nghi lễ rước kiệu Bà diễn ra, người dân thực hiện các nghi lễ cúng bái, cầu mong những điều tốt lành, tài lộc cho năm mới tại chùa và ngay trước nhà mình khi đoàn rước kiệu đi qua. Lễ rước kiệu Bà thu hút đông đảo tín đồ và du khách hành hương. 

Tâm điểm của lễ hội là nghi thức rước kiệu Bà Thiên Hậu (Ảnh: daibieunhandan.vn)
Tâm điểm của lễ hội là nghi thức rước kiệu Bà Thiên Hậu (Ảnh: daibieunhandan.vn)

Hoạt động đấu giá lồng đèn 

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu tại Bình Dương không chỉ nổi bật với các nghi thức tôn vinh vị thần bảo hộ mà còn có hoạt động đấu giá lồng đèn rất đặc sắc. Mục đích của hoạt động nhằm gây quỹ cho các hoạt động từ thiện và công ích như xây nhà tình nghĩa và hỗ trợ y tế cho người dân. 

Người chiến thắng trong cuộc đấu giá không chỉ nhận được chiếc lồng đèn mà còn được coi là nhận lộc từ Bà, mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình. Trong những năm gần đây, số tiền thu được từ đấu giá lồng đèn đã lên đến hàng tỷ đồng, góp phần vào các chương trình từ thiện xã hội tại địa phương, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng. 

Hoạt động đấu giá lồng đèn trong khuôn khổ lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương nhằm gây quỹ cho các hoạt động từ thiện (Ảnh: baobinhduong.vn) 
Hoạt động đấu giá lồng đèn trong khuôn khổ lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương nhằm gây quỹ cho các hoạt động từ thiện (Ảnh: baobinhduong.vn) 

Các địa điểm du lịch gần Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Nếu có dịp ghé thăm Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, du khách có thể ghé thăm một số địa điểm lân cận. Dưới đây là một vài gợi ý. 

Du khách có thể tham quan một vài địa điểm có tọa độ gần với Chùa Bà Thiên Hậu (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Du khách có thể tham quan một vài địa điểm có tọa độ gần với Chùa Bà Thiên Hậu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu TP Thủ Dầu Một Bình Dương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất do người Hoa xây dựng tại Việt Nam. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chùa. 

Chùa Bà Bình Dương cầu gì?

Từ lâu, Chùa Bà Bình Dương đã thu hút khách thập phương tới chiêm bái, hành lễ cầu tài lộc, may mắn, bình an và sức khỏe. Đặc biệt, vào dịp đầu năm, nhiều người thực hiện nghi thức “vay vàng” từ Bà Thiên Hậu, với niềm tin rằng việc này sẽ mang lại tài lộc cho công việc kinh doanh trong năm mới. 

Chùa Bà Thiên Hậu mấy giờ đóng cửa?

Chùa Bà Thiên Hậu đóng cửa vào 19 giờ tối các ngày trong tuần. 

Tại sao người dân lại tôn thờ Bà Thiên Hậu?

Người dân tôn thờ Bà Thiên Hậu vì bà được coi là vị thần bảo trợ cho những người đi biển và ngư dân. Thiên Hậu Thánh Mẫu là biểu tượng của sự bình an, tài lộc và may mắn trong cuộc sống. Bà được xem như một vị thần có khả năng giúp đỡ và cứu vớt những người gặp nạn trên biển, mang lại sự an toàn cho các chuyến đi biển. 

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương mang đặc trưng lối kiến trúc độc đáo của người Hoa. Nơi đây mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là chốn hành hương quen thuộc của du khách gần xa. Nếu có nhu cầu tham quan Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, hãy để Xanh SM đồng hành cùng bạn. 

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin