Núi Yên Tử (Yên Tử Sơn) là dãy núi thuộc khu vực ranh giới tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang. Dãy núi ẩn mình giữa những ánh mây trắng bồng bềnh, tạo nên bức tranh sơn cảnh hữu tình tuyệt đẹp. Tại đây, du khách còn có cơ hội khám phá Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Chùa Đồng, Chùa Trình,…
Núi Yên Tử ở đâu?
Núi Yên Tử nằm ở khu vực ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang, cách trung tâm Hà Nội khoảng 130km. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và các khu di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của phái Trúc Lâm Yên Tử.
Đến núi Yên Tử, du khách không chỉ được khám phá thiên nhiên tươi đẹp mà còn được hòa mình vào không gian linh thiêng. Mỗi ngôi chùa bên núi Yên Tử đều thu hút không ít du khách tham quan, nhất là vào các dịp lễ tết.

Hướng dẫn cách di chuyển đến núi Yên Tử
Nếu bạn đang bắt đầu hành trình khám phá núi Yên Tử, hãy di chuyển theo hướng dẫn dưới đây.
Cách di chuyển đến chân núi Yên Tử
Để di chuyển đến chân núi Yên Tử, du khách có thể đi bằng phương tiện cá nhân hoặc di chuyển bằng xe khách, taxi, cụ thể:
- Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Hầu hết mọi người đến Yên Tử từ Đền Trình bằng cách vào thành phố Uông Bí qua Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng > Quốc lộ 18 > Phả Lại > Sao Đỏ > rẽ phải chạy vào đền Trình > Núi Yên Tử (đi vào Đông Yên Tử).
- Di chuyển bằng xe khách, taxi: Nếu đi xe khách, du khách nên đi hướng Tây Yên Tử theo hướng thị xã Đông Triều, sau đó bắt taxi đến cáp treo Ngọa Vân. Nếu đi chặng Đông Yên Tử, hãy xuống thành phố Uông Bí đoạn gần Chùa Trình và bắt taxi đến Bến xe Hạ Kiệu.
Hầu hết du khách thập phương sẽ chọn di chuyển bằng xe khách và di chuyển giữa các chặng bằng taxi. Ưu điểm của cách di chuyển này là giúp bạn không phải loay hoay tìm đường và di chuyển cũng nhanh hơn.
Để khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp núi Yên Tử trọn vẹn, du khách có thể lựa chọn dịch vụ di chuyển bằng taxi điện Xanh SM. Tại Xanh SM, hãng xe mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho hành khách với những ưu điểm như:
- Đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm, nắm rõ đường đi và đảm bảo an toàn.
- Xe điện êm ái, không có tiếng động cơ hay khói xăng khó chịu.
- Giá cả phải chăng với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
- Xe không mùi nên ít gây cảm giác say xe.
Du khách có nhu cầu đặt taxi xanh SM chỉ cần TẢI NGAY ỨNG DỤNG về điện thoại (Android và iOS) hoặc liên hệ hotline 1900 2088.

Cách di chuyển lên đỉnh núi Yên Tử
Đoạn đường từ chân núi Yên Tử lên đến các chùa, thiền viện khá dài và nhiều thử thách. Do đó, du khách có thể chọn một trong các cách di chuyển như đi bộ, đi cáp treo hoặc kết hợp cả hai, cụ thể:
Đi bộ
Đoạn đường từ chân núi Yên Tử đến đỉnh khoảng 6km với thời gian di chuyển là 3 – 5 tiếng với các bậc thang bằng đá. Để đi bộ khám phá núi Yên Tử, bạn có thể đi theo lộ trình sau:
- Đi từ bãi đỗ xe, qua suối Giải Oan – Nơi có câu chuyện về hàng trăm cung tần mỹ nữ trẫm mình để tỏ lòng trung với vua Trần Nhân Tông khi ông tu hành tại Yên Tử.
- Đến chùa Giải Oan, đường tùng cổ hơn 700 năm và Tháp Tổ – Trung tâm vườn tháp Huệ Quang.
- Qua chùa Hoa Yên – Nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từng giảng đạo và tu hành.
- Qua chùa Một Mái và chùa Bảo Sái, qua khu dịch vụ cộng đồng.

Đi cáp treo
Núi Yên Tử cũng có hệ thống cáp treo dài 1,2km với độ cao 4,5m. Dịch vụ này rất thích hợp với những du khách muốn ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, chùa chiền mà không phải tốn nhiều công sức leo núi.

Đối với những ai có sức khỏe tốt, bạn có thể chọn đi bộ để tạo “thử thách” cho mình. Nhưng nếu bạn là người thường ngày không hay tham gia các hoạt động thể chất thì lựa chọn đi bằng cáp treo sẽ phù hợp nhất. Đặc biệt, bạn cũng có thể đi bộ lên núi và chọn cáp treo cho lượt về để bảo vệ sức khỏe.
Những trải nghiệm thú vị khi đến núi Yên Tử
Đến núi Yên Tử, du khách có cơ hội thử thách bản thân với hành trình leo núi, ngắm nhìn không gian kỳ vĩ của tự nhiên, khám phá các khu di tích, tham gia lễ hội và thưởng thức đặc sản Yên Tử.
Thử thách bản thân với hành trình leo núi Yên Tử
Một trong những trải nghiệm thú vị khi đến Yên Tử là hành trình chinh phục đỉnh núi. Với độ cao 1068m so với mực nước biển, núi Yên Tử là con đường lên núi không hề dễ dàng và mất nhiều thời gian.
Dù vậy, trải nghiệm đi bộ đến đỉnh núi là một trong những thử thách thú vị với những ai yêu thích vận động và khám phá. Với con đường lên núi Yên Tử, bạn được vượt qua những con dốc, bậc đá hiểm trở, những đoạn rừng núi có phần cheo leo và không khí mát mẻ.

Chiêm bái, tham quan khu di tích chùa Yên Tử
Núi Yên Tử là nơi gắn liền với lịch sử phái Trúc Lâm Yên Tử và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông. Đến đây, du khách được tham qua những ngôi chùa cổ nổi tiếng như Chùa Đồng, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái,…
Mỗi công trình kiến trúc đều mang dáng dấp Phật giáo, hòa hợp với thiên nhiên để tạo nên không gian vừa thơ mộng, vừa yên bình.

Chìm đắm trong không gian lễ hội Yên Tử dịp đầu năm
Vào dịp Tết Nguyên Đán, núi Yên Tử thường xuyên tổ chức lễ hội, thu hút khách du lịch và phật tử từ khắp nơi. Như lễ hội chùa Yên Tử tổ chức từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Lễ hội này là dịp để người dân bắt đầu cuộc hành hương theo từng dòng lên đỉnh núi Yên Tử bằng đường bộ. Đoạn đường khá gập ghềnh nhưng là cơ hội để người dân cùng nhau cầu chúc bình an, may mắn cho gia đình.

Chiêm ngưỡng những khung cảnh kỳ vĩ của đất trời
Trong suốt hành trình khám phá núi Yên Tử, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những khung cảnh kỳ vĩ của đất trời, thiên nhiên hoang sơ. Nếu lên đến đỉnh núi, bạn sẽ được ngắm nhìn một không gian rộng lớn với mây trắng, dãy núi trùng điệp.
Dưới chân núi là những khu rừng nguyên sinh xanh mướt, con suối róc rách chảy và dòng người nối đuôi nhau hành hương. Tất cả tạo nên cảnh sắc nên thơ, yên bình đầy mê hoặc mà bất kỳ ai cũng cảm thấy thích thú.

Tham quan và đắm chìm với kiến trúc đặc sắc trên đỉnh Yên Tử
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên, núi Yên Tử cũng là nơi sở hữu nhiều công trình kiến trúc Phật giáo lâu đời. Nổi bật có thể kể đến như:
- Chùa Giải Oan (chùa Hạ): Chùa là nơi cầu may mắn, tình duyên và buôn bán. Cấu trúc chùa gần giống với các chùa tại Nhật Bản với tiểu cảnh là hồ cá, cây cảnh, sen vườn.
- Chùa Hoa Yên: Chùa cách mực nước biển khoảng 516m. Nơi đây vốn nổi tiếng là ngôi chùa “thiêng” với lời đồn “cầu được ước thấy”.
- Chùa Đồng: Chùa nằm trên đỉnh cao nhất núi Yên Tử. Chùa làm bằng đồng lớn nhất cả nước và cách mặt nước 1068m.
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Thiền viện là nơi vua Trần Nhân Tông quy y cửa Phật và là nơi Phật Hoàng thường xuyên tụng kinh giảng đạo cho các vị thiền sư.

Thưởng thức đặc sản của vùng núi Yên Tử
Khi đến núi Yên Tử, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món đặc sản nổi tiếng như:
- Măng trúc Yên Tử: Loại măng thân nhỏ, dài, giòn và có vị ngọt nhẹ đặc trưng. Bạn có thể chế biến nhiều món ngon với măng Yên Tử như luộc, xào, kho thịt.
- Bánh chè lam: Bánh có vị ngọt, thơm mùi bột nếp. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dai dai và ngọt nhẹ.
- Rau dớn: Rau dớn mọc trên núi Yên Tử nhìn giống như cây dương xỉ. Khi ăn, rau có vị hơi nhờn, thanh mát.
- Nem chua Quảng Yên: Nem chua Quảng Yên có kích thước lớn hơn nem chua Thanh Hóa. Bên trong nem gồm bì lợn, thính từ đỗ hoặc gạo rang giã dập.
- Bánh tài lồng ệp: Đây là loại bánh đặc trưng của người Sán Dìu. Bánh có mùi thơm ngọt từ mật mía, dẻo quánh và có màu cánh gián.

Một số kinh nghiệm khi chinh phục núi Yên Tử
Để có trải nghiệm chinh phục núi Yên Tử vừa an toàn vừa ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp tự nhiên và kiến trúc các ngôi chùa trên núi, bạn có thể “bỏ túi” một số kinh nghiệm nhỏ sau.
Thời gian lý tưởng để tham quan
Thời gian lý tưởng nhất để tham quan núi Yên Tử là vào mùa lễ hội Yên Tử và tầm đầu hè đến cuối thu. Đối với mùa lễ hội diễn ra từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch, Yên Tử tổ chức hội Yên Tử kéo dài 3 tháng với nhiều buổi lễ dâng hương, tổ chức trò chơi và nhất là hành hương lên chùa.
Vào tầm đầu hè đến cuối thu từ tháng 4 – 10, núi Yên Tử có phần bình yên và không khí mát mẻ hơn. Thời điểm này là lúc lý tưởng dành cho những ai muốn tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên và tránh xa sự ồn ào.

Các lưu ý về sức khỏe và chuẩn bị
Núi Yên Tử cách mực nước biển hơn nghìn mét nên dù đi bằng đường bộ hay cáp treo, du khách cũng cần lưu ý một vài điều về sức khỏe, an toàn và chuẩn bị một số món đồ sau:
- Chuẩn bị về thể trạng: Nếu chọn đi bộ lên núi, hãy tập thể thao với những bài tập như chạy bộ, đạp xe khoảng 1 tháng trước đó để đảm bảo đáp ứng về thể chất.
- Về trang phục: Nên mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt và đặc biệt là giày thể thao phải có độ bám cao. Không gian chùa linh thiêng nên tránh mặc váy ngắn, đồ xuyên thấu.
- Chuẩn bị: Mang theo nước uống, đồ ăn nhẹ như bánh, lương khô, nước uống để bổ sung năng lượng kịp thời. Có thể mang thêm 1 – 2 cây gậy chống vì càng lên cao, bạn sẽ càng khó đi.
- Nên đi đông người: Đường đi trên núi khá trắc trở nên dù đi cáp treo hay đi bộ, bạn cũng nên đi theo nhóm đông người. Nếu đi một mình, hãy ưu tiên đi cùng những nhóm du lịch khác để phòng trừ nếu gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ ngay.

FAQ – Mọi người cùng hỏi về núi Yên Tử
Tìm hiểu thêm về núi Yên Tử thông qua một số câu hỏi đã được tổng hợp và giải đáp ngay dưới đây.
Núi Yên Tử thuộc tỉnh nào?
Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và nằm ở ranh giới giữa Quảng Ninh và Bắc Giang.
Núi Yên Tử cao bao nhiêu mét?
Núi Yên Tử cao 1068m so với mực nước biển.
Đi bộ lên núi Yên Tử tốn bao nhiêu thời gian?
Nếu đi bộ lên núi Yên Tử, bạn sẽ mất khoảng 3 – 5 tiếng còn kết hợp giữa đi bộ và cáp treo thì mất khoảng 3 – 4 tiếng.
Núi Yên Tử là nơi hội tụ linh khí đất trời, gắn liền với lịch sử Phật giáo của Việt Nam. Hành trình chinh phục ngọn núi có phần gian nan nhưng cũng tạo không ít trải nghiệm tuyệt vời. Nếu bạn đang bắt đầu lên kế hoạch khám phá núi Yên Tử, hãy liên hệ đến Xanh SM để bắt đầu trải nghiệm hành trình khám phá vẻ đẹp của bình yên ngay.
Xem thêm: