Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn của vùng châu thổ sông Hồng và được tổ chức hàng năm từ ngày 7 – 9 tháng 4 Âm lịch. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng – Một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Lễ hội Gióng Sóc Sơn ở đâu & vào ngày nào?
Thông thường lễ hội Thánh Gióng được tổ chức tại Sóc Sơn và Gia Lâm, Hà Nội. Trong năm 2025, lễ hội Gióng Sóc Sơn được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 03 đến ngày 05/02/2025 (mùng 06 đến mùng 08 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Buổi lễ khai hội bắt đầu từ 6h30 sáng với nhiều hoạt động như: Dâng hương, rước lễ, tế lễ của các thôn.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia với các hoạt động văn hóa, thể thao và trò chơi dân gian sôi nổi. Ở Gia Lâm, lễ hội được tổ chức từ ngày 07 – 09 tháng 4 Âm lịch tại Đền Gióng. Cả hai lễ hội đều nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Thánh Gióng – Vị thần biểu tượng của sức mạnh và lòng dũng cảm của dân tộc Việt Nam.
Ngoài Sóc Sơn và Gia Lâm, lễ hội Thánh Gióng còn được nhiều địa phương lân cận tổ chức như Xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, làng Phù Lỗ Đoài, huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh,…

Tìm hiểu về lễ hội Gióng từ nguồn gốc đến ý nghĩa
Lễ hội Gióng không chỉ là dịp để tưởng nhớ Thánh Gióng mà còn là cơ hội để người dân bày tỏ lòng tri ân và cầu mong an lành, thịnh vượng. Lễ hội mang trong mình nhiều giá trị văn hóa như đền ơn đáp nghĩa, phản ánh sự dũng cảm và tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt.
Nguồn gốc lễ hội Gióng
Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức hàng năm tại Sóc Sơn và Gia Lâm, Hà Nội để tưởng nhớ công lao Thánh Gióng – Người đã đánh tan giặc Ân, bay về trời. Theo truyền thuyết về của người Việt, Thánh Gióng thuộc một trong bốn vị Thánh bất tử (tứ bất tử) trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Lễ hội đã tồn tại hàng trăm năm, là biểu tượng của tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, lễ hội cũng là thời điểm thu hút khách du lịch gần xa để truyền tải văn hóa đất nước.

Ý nghĩa văn hóa
Lễ hội Gióng là lễ hội đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Lễ hội đã góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân gian, lưu giữ những nghi lễ truyền thống và giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước.
Lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ và vinh danh anh hùng dân tộc mà còn là sự kiện văn hóa đặc sắc với nhiều hoạt động phong phú, thể hiện đậm nét truyền thống của dân tộc Việt Nam. Qua đó, những giá trị văn hóa tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, góp phần xây dựng và duy trì một nền văn hóa đậm đà bản sắc.

Nghi thức lễ hội đền Gióng Sóc Sơn có những hoạt động gì?
Nghi thức tại lễ hội đền Gióng Sóc Sơn bắt đầu từ sáng sớm và diễn ra trong 3 ngày mùng 06 đến mùng 08 tháng Giêng năm Ất Tỵ. Các hoạt động chính của lễ hội bao gồm lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng và các trò chơi dân gian.
Trước ngày hội diễn ra, 7 thôn làng đại diện của 7 xã sẽ chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nghi lễ đầu diễn ra vào đêm mùng 5 (lễ Dục Vọng) để mời ông Gióng về với lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị đủ.

Vào ngày khai hội, dân làng tổ chức lễ khai quang – tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Dân làng và khách thập phương sẽ dâng hương đúng nửa đêm.
Ngày chính hội diễn ra vào mùng 7, ngày thánh hóa theo truyền thuyết. Nghi lễ chính của ngày hội này là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm từ thanh tre dài 50cm, đường kính 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu.

Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đề cho người dân dự hội lấy để cầu may. Nghi thức chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng (diễn theo truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, người dân sẽ tổ chức thêm các trò chơi như hát ca trù, quan họ, kéo co, đấu vật,…

Kinh nghiệm tham gia lễ hội Gióng Sóc Sơn
Để có trải nghiệm vui chơi và khám phá văn hóa lễ hội Gióng Sóc Sơn trọn vẹn, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây.
Cách di chuyển
Lễ hội Gióng Sóc Sơn được tổ chức tại đền Gióng, để đến được đền, bạn có thể chọn một trong các phương tiện di chuyển như:
- Đi xe máy, ô tô: Di chuyển theo hướng cầu Nhật Tân, sau đó đi tiếp theo quốc lộ 03 để đến Sóc Sơn. Từ quốc lộ 03, bạn đi vào đường lên đền Gióng
- Đi xe buýt: Nếu chọn xe buýt, hãy đi theo tuyến số 07, 15 và 53 để đến Sóc Sơn. Sau đó bạn có thể bắt xe ôm/taxi để đến đền Gióng.
Dịch vụ taxi điện Xanh SM hỗ trợ hành khách khám phá lễ hội Gióng với dòng xe điện VinFast. Với Xanh SM, hãng cung cấp dịch vụ taxi thân thiện môi trường. Xe sử dụng động cơ điện nên không có tiếng ồn, không mùi khói xăng khó chịu nên rất phù hợp với những ai dễ bị say xe.
Khách hàng có nhu cầu di chuyển với Xanh SM, chỉ cần TẢI NGAY ỨNG DỤNG (Android và iOS) về điện thoại hoặc liên hệ hotline 1900 2088.

Những lưu ý quan trọng
Khi tham gia lễ hội Gióng, du khách cũng cần lưu ý một số điều sau để có trải nghiệm trọn vẹn và thuận lợi:
- Đi sớm nhất có thể: Lễ hội Gióng Sóc Sơn thu hút rất đông người tham gia, nhất là ngày chính hội. Vì thế, hãy đi sớm để tránh tình trạng đông đúc.
- Nên mang giày thể thao: Đền Gióng Sóc Sơn nằm trên đồi, có nhiều bậc thang nên phải đi bộ khá nhiều. Việc mang giày thể thao sẽ giúp bạn dễ di chuyển hơn.
- Giữ gìn vệ sinh chung và không chen lấn: Không khí lễ hội khá trang nghiêm, nhất là khi làm lễ nên hãy chú ý giữ gìn không gian sạch sẽ, không la hét hay chen lấn.

FAQ – Mọi người cũng hỏi về lễ hội Gióng
Tổng hợp một số câu hỏi về lễ hội Gióng để bạn có thêm thông tin khi lên kế hoạch tham gia lễ hội Gióng.
Có bao nhiêu lễ hội Gióng được tổ chức?
Có hơn 10 hội Gióng khác nhau được tổ chức trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, lớn nhất là hai lễ hội Gióng tại Sóc Sơn và Gia Lâm.
Lễ hội gióng ở Sóc Sơn diễn ra vào ngày nào?
Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra từ ngày 6 – ngày 8 tháng Giêng Âm lịch.
Lễ hội Gióng ở đâu?
Lễ hội Gióng tổ chức tại Hà Nội với hai lễ lớn nhất là tại Sóc Sơn và Gia Lâm.
Lễ hội Gióng là sự kiện văn hóa đặc sắc, nơi mỗi người dân và du khách có thể cảm nhận trọn vẹn nét đẹp văn hóa, sức mạnh đoàn kết và tinh thần yêu nước của dân tộc. Nếu bạn đang muốn lên đường để khám phá lễ hội này, hãy để Xanh SM đồng hành cùng bạn để có chuyến đi êm ái, thoải mái.
Xem thêm: