Đình Quan Nhân: Nơi khởi đầu của lễ hội 5 làng Mọc nổi tiếng

Đình Quan Nhân hay còn gọi là Đình Trong là một ngôi đình cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa truyền thống của người Việt. Nơi đây không chỉ là biểu tượng tâm linh mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn khám phá kiến trúc độc đáo và những câu chuyện lịch sử hào hùng dân tộc.

Giới thiệu chung về đình Quan Nhân

Đình Quan Nhân (hay còn gọi là đình Trong, đình Mọc) nằm tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đình được xây dựng để thờ Trung Nghĩa đại vương Hùng Lãng Công – cháu đời thứ chín của Hùng Vương và Thánh Bà Trương Mỵ Nương – con gái làng Quan Nhân.

Địa chỉ đình Quan Nhân ở Hà Nội
Địa chỉ đình Quan Nhân ở Hà Nội (Ảnh: Google Maps)

Đây là một ngôi đình có kiến trúc bề thế, mang đậm nét đẹp của một làng quê ven đô với ao sen và nhiều cây cổ thụ. Với những giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật độc đáo, đình Quan Nhân đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật vào năm 1989.

Đình là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa truyền thống
Đình là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa truyền thống (Ảnh: nguoihanoi.vn)

Lịch sử hình thành và phát triển đình Trong

Để hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử và văn hóa của đình Quan Nhân, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của ngôi đình này.

Quá trình hình thành và phát triển

Tương truyền, Đình Quan Nhân được hình thành từ rất sớm. Căn cứ vào tấm bia dựng năm Chính Hòa thứ 22 (năm 1701) đời vua Lê Hy Tông, người ta có thể suy đoán đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII hoặc XVIII

Theo thời gian, ngôi đình đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp để có được diện mạo như ngày nay. Đặc biệt, vào ngày 27/8/2006, đình Quan Nhân (đình Trong) vinh dự được UBND thành phố Hà Nội quyết định gắn biển “Di tích cách mạng kháng chiến”.

Không thể xác định được ngày khởi công chính xác của đình Trong
Không thể xác định được ngày khởi công chính xác của đình Trong (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đình Quan Nhân trong thời kháng chiến

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình Quan Nhân đã trở thành một chứng nhân lịch sử, ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng như:

  • Kho thóc của quân Nhật: Khi quân Nhật chiếm đóng, nơi Voi Tàu của đình là nơi đặt kho thóc thu thuế của Nhật.
  • Kho thóc cứu đói cho dân: Ngày 21/7/1945, các tổ chức thanh niên cứu quốc, đội tự vệ và quần chúng nhân dân đã phá kho thóc của Nhật để chia cứu đói cho dân quanh vùng.
  • Nơi tổ chức lễ tuyên thệ “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”: Ngày 16/12/1946, đồng chí Vương Thừa Vũ đã trực tiếp tổ chức, động viên và thành lập một tiểu đội các chiến sĩ bảo vệ Thủ đô, tuyên thệ để thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập.
Đình là nguồn động viên tinh thần to lớn, củng cố niềm tin của nhân dân vào cách mạng
Đình là nguồn động viên tinh thần to lớn, củng cố niềm tin của nhân dân vào cách mạng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đình Quan Nhân và vai trò trong thời bình

Sau khi đất nước thống nhất, đình Quan Nhân trở lại vai trò là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư.

  • Trung tâm sinh hoạt cộng đồng: Đình là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội, cầu cúng và là nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân trong làng.
  • Biểu tượng kháng chiến: Với những giá trị lịch sử to lớn, đình đã được xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật vào năm 1989 và gắn biển Di tích cách mạng kháng chiến vào năm 2006.
Những đóng góp to lớn của ngôi đình đã được ghi nhận và vinh danh
Những đóng góp to lớn của ngôi đình đã được ghi nhận và vinh danh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc và nghệ thuật đình Quan Nhân

Đình Quan Nhân (đình Trong) được xây dựng trên một khu đất cao ráo, rộng rãi, mang đậm nét kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục của đình có hình chữ “Công” (工) , bao gồm các hạng mục chính sau:

  • Tam quan: Cổng đình được xây dựng theo kiểu Nghi môn, gồm hai trụ biểu lớn và hai bên có hai cửa nhỏ.
  • Đại đình: Gồm bảy gian được xây kiểu “đầu hồi, bít đốc tay ngai” mái lợp ngói đỏ, các đầu đao cong vút. Bên trong đình là các cột trụ lớn được chạm khắc hoa văn tinh xảo.
  • Ống muống (Thiêu hương): Nối giữa Đại đình và Hậu cung, là nơi đặt hương án, đồ thờ cúng. Thiêu hương có ba gian được trang trí đơn giản nhưng trang nghiêm.
  • Hậu cung: Là nơi thờ Thành Hoàng làng và các vị thần với ba gian được xây dựng khang trang.
Một số hình ảnh về kiến trúc đình làng Quan Nhân
Một số hình ảnh về kiến trúc đình làng Quan Nhân (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, đình làng Quan Nhân hiện còn lưu giữ một số hiện vật quý như tấm bia đồng khắc thần tích của Trung Nghĩa Đại vương Hùng Lãng Công. Như vậy, Đình Quan Nhân không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của dân tộc.

Đình thu hút đông đảo du khách gần xa ghé thăm hàng năm
Đình thu hút đông đảo du khách gần xa ghé thăm hàng năm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đình Quan Nhân: Khởi đầu của lễ hội 5 làng Mọc

Lễ hội 5 làng Mọc có nguồn gốc từ tục kết chạ giữa 5 làng: Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân và Phùng Khoang. Theo thời gian, Cự Lộc và Chính Kinh nhập lại thành Cự Chính nên còn 4 làng.

Tương truyền, ngày xưa, do thiên tai, nhân dân trong vùng đói kém, người chết đầy đường và bệnh dịch tràn lan. Làng Phùng Khoang được vua cho nấu cháo, cơm nắm để phát cho dân chúng.

Theo thường lệ, cứ 5 năm lễ hội 5 làng Mọc sẽ được tổ chức
Theo thường lệ, cứ 5 năm lễ hội 5 làng Mọc sẽ được tổ chức (Ảnh: mia.vn)

Một cậu bé khi nhận được nắm cơm đã chia cho 4 cậu bé khác cùng ăn. Sau đó, họ kết nghĩa anh em và khi lớn lên, mỗi người đều lập nghiệp riêng ở vùng này, tạo dựng thành những làng trù phú (chính là 5 làng Mọc sau này).

Như vậy, lễ hội 5 làng Mọc là dịp đặc biệt để người dân tưởng nhớ về nguồn cội. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để gắn kết cộng đồng, tăng cường tình đoàn kết và quảng bá những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương đến với du khách.

Lễ hội là dịp gắn kết cộng đồng các làng ven sông Tô Lịch
Lễ hội là dịp gắn kết cộng đồng các làng ven sông Tô Lịch (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ hội 5 làng Mọc diễn ra chính thức từ ngày 10-12/2 (Âm lịch), tuy nhiên công tác hậu cần đã diễn ra trước đó như:

  • Ngày 8-9/2: Thời gian chuẩn bị cho lễ hội bao gồm các hoạt động như làm lễ trình, bày voi, ngựa, nghi trượng, đưa kiệu và lọng ra sân đình, cắm cờ ngũ sắc, tập duyệt rước kiệu, lễ trình Thánh và tổng duyệt.
  • Ngày 10/2: Bắt đầu lễ hội, các dòng họ dâng lễ cúng Thánh và làm lễ Tiên thường.
  • Ngày 11/2 hoặc 12/2 (tùy thuộc vào làng đăng cai): Ngày diễn ra lễ rước kiệu và tế hội đồng. Riêng ở làng Quan Nhân, lễ hội có thêm lễ rước nước vào ngày 11/2.
  • Ngày 13/2: Ngày làm lễ tạ và lễ yên vị đức Thánh.
Lễ hội 5 làng Mọc là một nét đẹp dân gian giữa lòng Thủ Đô
Lễ hội 5 làng Mọc là một nét đẹp dân gian giữa lòng Thủ Đô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian như múa lân, hát chèo, đấu vật, kéo co,… Những hoạt động này góp phần tạo bầu không khí vui tươi và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Với những giá trị tiêu biểu đó, lễ hội 5 làng Mọc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2021.

Vai trò của lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận theo Quyết định số 1727/QĐ-BVHTTDL
Vai trò của lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận theo Quyết định số 1727/QĐ-BVHTTDL (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn di chuyển đến đình Quan Nhân thuận tiện

Nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 9km, Đình Quan Nhân dễ dàng tiếp cận bằng nhiều phương tiện khác nhau, tùy theo sở thích và điều kiện cá nhân. Dưới đây là một số gợi ý chi tiết về cách di chuyển đến đình Quan Nhân:

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Nếu muốn chủ động thời gian, đồng thời có cơ hội khám phá các cung đường dẫn đến đình làng Quan Nhân, thì việc sử dụng xe cá nhân là một lựa chọn phù hợp. Bạn có thể tham khảo lộ trình di chuyển sau đây:

  • Điểm xuất phát: Từ hồ Hoàn Kiếm, bạn đi theo đường Bà Triệu và Nguyễn Đình Chiểu đến đường Vành Đai 1.
  • Tiếp tục di chuyển: Bạn đi theo đường Giải Phóng, đường Vành Đai 2 và Quốc lộ 6 đến đường Vũ Trọng Phụng tại Thanh Xuân Trung.
  • Cuối cùng: Bạn đi theo phố Quan Nhân đến 144/4 Quan Nhân tại Nhân Chính, điểm đến nằm ở bên trái.
Cách thức di chuyển đến đình Trong cho người ưa thích sự chủ động, linh hoạt
Cách thức di chuyển đến đình Trong cho người ưa thích sự chủ động, linh hoạt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng xe dịch vụ

Để đến đình Quan Nhân một cách nhanh chóng và thoải mái, không cần lo lắng về đường đi, bạn có thể lựa chọn dịch vụ Xanh SM. Đây là đơn vị taxi điện đầu tiên tại Việt Nam mang đến trải nghiệm di chuyển 5 sao với không gian xe sạch sẽ, tài xế chuyên nghiệp.

Thư thái di chuyển đến đình làng Quan Nhân nhờ dịch vụ taxi Xanh SM
Thư thái di chuyển đến đình làng Quan Nhân nhờ dịch vụ taxi Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Không chỉ vậy, Xanh SM còn có mức cước phí rất phải chăng và thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giúp bạn tối ưu chi phí di chuyển. Để tận dụng những ưu đãi này, hãy nhanh tay đặt xe Xanh SM theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Tải, cài đặt và mở ứng dụng đặt xe Xanh SM trên điện thoại của bạn.
  • Bước 2: Trên giao diện ứng dụng, nhập điểm đến là “đình Quan Nhân” và điểm đón là vị trí hiện tại của bạn.
  • Bước 3: Lựa chọn loại xe phù hợp với số lượng người và hành lý (ví dụ: xe 2 bánh, xe 4 bánh).
  • Bước 3: Dùng các mã giảm giá (nếu có) tại mục “Ưu đãi” để được giảm giá cho chuyến đi.
  • Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ thông tin chuyến đi và bấm đặt xe.
  • Bước 5: Sau khi đặt xe thành công, bạn sẽ nhận được thông tin về tài xế và thời gian dự kiến xe đến.
Nhanh tay cài đặt và đặt xe qua ứng dụng để có cơ hội nhận ưu đãi cho chuyến đi
Nhanh tay cài đặt và đặt xe qua ứng dụng để có cơ hội nhận ưu đãi cho chuyến đi (Ảnh: Xanh SM)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về đình Quan Nhân

Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp về đình Trong (đình làng Quan Nhân) mà bạn có thể tham khảo:

Đình Quan Nhân thờ ai?

Đình Quan Nhân được xây dựng để thờ Trung Nghĩa đại vương Hùng Lãng Công – cháu đời thứ chín của Hùng Vương và Thánh Bà Trương Mỵ Nương – con gái làng Quan Nhân.

Kiến trúc đặc trưng của Đình Quan Nhân là gì?

Đình Quan Nhân được xây dựng trên một khu đất cao ráo, rộng rãi, mang đậm nét kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ – bố cục hình chữ “Công”.

Đình Quan Nhân hiện nay được bảo tồn như thế nào?

Đình Quan Nhân là một di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật có giá trị to lớn. Trong những năm qua, chính quyền và người dân địa phương đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Cụ thể:

  • Năm 1989: Đình được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật.
  • Năm 2006: Đình vinh dự được UBND thành phố Hà Nội gắn biển Di tích cách mạng kháng chiến.
  • Lễ hội hàng năm: Mọi người cùng nhau tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao để tưởng nhớ các bậc tiền nhân và cầu cho quốc thái dân an.

Đình Quan Nhân có chỗ để xe không?

Khu vực sân đình Quan Nhân có thể có chỗ để xe, tuy nhiên sẽ hạn chế trong những ngày lễ, Tết hoặc khi có sự kiện đông người. Do đó, bạn có thể cân nhắc đến đình bằng xe ôm công nghệ hoặc tìm các bãi gửi xe lân cận.

Đình Quan Nhân không chỉ là một di tích lịch sử – văn hóa quý báu, mà còn là biểu tượng của tinh thần thượng võ và lòng yêu nước của người dân nơi đây. Để trải nghiệm khám phá ngôi đình cổ kính thêm trọn vẹn, đừng quên sử dụng Xanh SM – dịch vụ taxi điện tiện lợi, luôn sẵn sàng đồng hành và đưa bạn đến bất cứ đâu.

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây